K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

(1,0 điểm)  Cái lý gì mà một nắm bánh phở dẻo quẹo như thế lại cho hòa hợp với một thứ thịt ăn cứng đờ đờ, mà lại nhạt, mà lại đoảng vị, không thể nào “sánh đôi” được với cái nước dùng để làm thành một “đại thể” nhịp nhàng? Việc nhà văn mượn lời của người bán phở bò đánh giá về phở gà như trên có tác dụng gì? Bài đọc: Phở gà      Ở Hà Nội, có hai ngày trong tuần mà những người...
Đọc tiếp

(1,0 điểm) 

Cái lý gì mà một nắm bánh phở dẻo quẹo như thế lại cho hòa hợp với một thứ thịt ăn cứng đờ đờ, mà lại nhạt, mà lại đoảng vị, không thể nào “sánh đôi” được với cái nước dùng để làm thành một “đại thể” nhịp nhàng?

Việc nhà văn mượn lời của người bán phở bò đánh giá về phở gà như trên có tác dụng gì?

Bài đọc:

Phở gà

     Ở Hà Nội, có hai ngày trong tuần mà những người “chuyên môn ăn phở” bực mình: thứ Sáu và thứ Hai. Hai ngày đó là hai ngày không thịt bò. Anh nào nghiện thịt bò, nhớ phở bò hai hôm ấy như gái nhớ trai, như trai nhớ gái.

     Đặc biệt nhất là phở Tráng, hai ngày đó, nhất định “treo đòn gánh” không chịu bán miếng phở nào, trong khi các bạn đồng nghiệp của anh thay đổi phương thức xoay ra bán phở gà cả bọn. Phở gà? Tráng phản đối ra mặt. Cái lý gì mà một nắm bánh phở dẻo quẹo như thế lại cho hòa hợp với một thứ thịt ăn cứng đờ đờ, mà lại nhạt, mà lại đoảng vị, không thể nào “sánh đôi” được với cái nước dùng để làm thành một “đại thể” nhịp nhàng?

     Có một số người thạo phở cũng nghĩ như Tráng vậy. Họ không chịu ăn phở gà. Nhưng đa số đã mắc nghiện phở rồi, buổi sáng, không có bát phở nóng để ăn không chịu được, nên cũng cứ phải ăn và rồi cũng quen đi.

     Thật ra công việc so sánh phở bò và phở gà không thể thành được vấn đề, nhưng một buổi sáng mùa thu rỗi rãi, trời hơi lành lạnh, mà ngồi ăn một bát phở gà, có đủ rau mùi, hành sống, vừa ăn vừa nghĩ thì phở gà cũng có một phong vị riêng của nó, khác hẳn phở bò. Điều người ta nhận thấy trước nhất là phở gà thanh hơn phở bò: thịt dùng vừa đủ chứ không nhiều quá; ở giữa đám bánh phở nổi lên mấy miếng thịt gà thái nhỏ xen mấy sợi da gà vàng màu nhạt, điểm mấy cuộng hành sống xanh lưu ly, mấy cái rau thơm xanh nhàn nhạt, vài miếng ớt đỏ: tất cả những thứ đó tắm trong một thứ nước dùng thật trong đã làm cho bát phở gà có phong vị của một nàng con gái thanh tân - nếu ta so sánh bát phở bò với một chàng trai mà hào khí bốc lên ngùn ngụt.

     Thường thường, ngoài thịt gà thái mỏng ra, một bát phở gà vẫn có những miếng gan, mề, lòng, tiết, thái nhỏ để đệm vào cho thêm vui mắt vui miệng.

     Những thứ đệm này, thường ra, vẫn luộc như thịt mà thôi; nhưng có một hai hàng phở, muốn cải cách, đã đem thái hạt lựu tất cả những thứ đó, gia thêm mộc nhĩ và hành tây, đem xào lên vừa chín để điểm vào mỗi bát phở từng thìa nhỏ một.

     Ăn như thế thì thơm, nhưng có người không ưa vì ngấy; ngoài ra, khi chan nước vào không còn vẻ gì thanh nhã - một điểm mà những người thích phở gà mong đợi.

     Chính cũng vì thế mà phong trào “phở gà xào nhân” như nhân bánh cuốn không được tiến triển mấy, và bây giờ tất cả Hà Nội chỉ còn có hai hàng làm theo phương pháp ấy mà thôi.

     Hầu hết đều chú ý về cái phần “thanh” của phở: nước ngọt mà không ngọt mì chính, nhưng ngọt bằng xương; thịt không xác, nhưng béo mềm, mà không ngấy.

     Vì thế, những hàng phở gà ngon vẫn thường dùng gà mái, ăn thơm mà mềm. Về điểm này, có một hàng phở gánh, đỗ ở dưới một gốc si phố Huyền Trân Công Chúa đặc biệt lưu ý tới, mà cũng đặc biệt nữa là người hàng phở này quanh năm chỉ bán phở gà, nhất quyết làm khác hẳn phở Tráng, không bán phở bò, “dù có thể làm được phở bò ngon”.

(Trích Miếng ngon Hà Nội, Vũ Bằng)​

1
Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu: Các em chẳng có gì đặc biệt. Đúng vậy đó! Chúng tôi đã ở bên cạnh các em trong các trò chơi, vở kịch, các cuộc diễn âm nhạc, hội chợ khoa học. Những nụ cười toả sáng khi các em bước vào phòng, đáp lại mỗi tin nhắn trên Twitter của các em là những tiếng hô hào hứng. Và các em đã chinh phục được trường trung học. Nhưng đừng lầm tưởng rằng các em...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu:

Các em chẳng có gì đặc biệt. Đúng vậy đó! Chúng tôi đã ở bên cạnh các em trong các trò chơi, vở kịch, các cuộc diễn âm nhạc, hội chợ khoa học. Những nụ cười toả sáng khi các em bước vào phòng, đáp lại mỗi tin nhắn trên Twitter của các em là những tiếng hô hào hứng. Và các em đã chinh phục được trường trung học. Nhưng đừng lầm tưởng rằng các em là đặc biệt. Mỗi năm có ít nhất 3,2 triệu học sinh tốt nghiệp từ hơn 37.000 trường trung học trên toàn quốc. Người Mĩ chúng ta giờ đây yêu danh hiệu hơn những thành công thực sự. Chúng ta coi danh hiệu là mục tiêu và ta sẵn sàng thoả hiệp, tự hạ thấp các chuẩn mực hoặc phớt lờ thực tế khi cho rằng đó là cách nhanh nhất hoặc duy nhất để có được những thứ có thể đem ra khoe mẽ, để có một vị thế tốt hơn trong xã hội.

Trước khi các em toả đi khắp nơi, tôi kêu gọi các em làm những gì mình thích, tin tưởng. Hãy kháng cự lại sự thoả mãn nhất thời, vẻ lóng lánh bề ngoài của vật chất, sự tê liệt của lòng tự mãn. Hãy làm như vậy một cách nhanh chóng, bởi mỗi giây phút đều quý giá. Cuộc sống hạnh phúc có ý nghĩa là một thành tựu đòi hỏi nỗ lực chứ không phải thứ từ trên trời rơi xuống. Đừng mong chờ cảm hứng và niềm đam mê sẽ tự tìm đến các em. Hãy đứng dậy, bước ra bên ngoài, tự mình khám phá, tìm kiếm cảm hứng cùng niềm đam mê  và hãy giữ chắc nó bằng cả hai bàn tay… Và khi đó các em sẽ phát hiện sự thật vĩ đại và lạ lùng của cuộc sống. Đó là lòng vị tha, sống vì người khác mới là điểu tốt đẹp nhất các em có thể làm được cho bản thân. Những niềm vui ngọt ngào nhất trong cuộc sống chỉ đến khi các em nhận ra rằng mình không có gì đặc biệt.

                                                                            (Trích bài phát biểu của David Mc Cullough

trong lễ tốt nghiệp trung học trường Wellesley 2012, theo Tuổi trẻ)

Câu 1. Xác định phép liên kết có trong đoạn trích sau: “Và khi đó các em sẽ phát hiện sự thật vĩ đại và lạ lùng của cuộc sống. Đó là lòng vị tha, sống vì người khác mới là điểu tốt đẹp nhất các em có thể làm được cho bản thân”.

Câu 2. Anh (chị) hiểu thế nào về câu: “Hãy kháng cự lại sự thoả mãn nhất thời, vẻ lóng lánh bề ngoài của vật chất, sự tê liệt của lòng tự mãn”?

Câu 3. Tại sao tác giả lại nói: “Đừng mong chờ cảm hứng và niềm đam mê sẽ tự tìm đến các em”?

Câu 4. Anh (chị) rút ra được những bài học nào trong cuộc sống từ bài phát biểu trên?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: “Những niềm vui ngọt ngào nhất trong cuộc sống chỉ đến khi các em nhận ra rằng mình không có gì đặc biệt”.

Câu 2 (5,0 điểm)

Hãy phân tích bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh để làm rõ “Cảnh thiên nhiên thay đổi nhẹ nhàng mà rõ rệt trong khoảnh khắc giao mùa và cảm nhận của tác giả cũng hết sức tinh tế”.

 

 

0
Câu 1. (4,0 điểm) Có một cậu bé ngỗ nghịch thường bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cạnh khu rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu hét lớn: “Tôi ghét người”. Từ khu rừng có tiếng vọng lại: “Tôi ghét người”. Cậu hoảng hốt quay về sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu không sao hiểu được từ trong khu rừng lại có người ghét cậu. Người mẹ nắm tay con, đưa trở lại khu...
Đọc tiếp

Câu 1. (4,0 điểm) Có một cậu bé ngỗ nghịch thường bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cạnh khu rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu hét lớn: “Tôi ghét người”. Từ khu rừng có tiếng vọng lại: “Tôi ghét người”. Cậu hoảng hốt quay về sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu không sao hiểu được từ trong khu rừng lại có người ghét cậu. Người mẹ nắm tay con, đưa trở lại khu rừng. Bà nói: “Giờ thì con hãy hét thật to: Tôi yêu người”. Lạ lùng thay, cậu vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại: “Tôi yêu người”. Lúc đó người mẹ mới giải thích cho con hiểu: “Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì con sẽ nhận điều đó. Ai gieo gió thì gặt bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con” (Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Trẻ, 2004)

Từ câu chuyện trên, em hãy viết một đoạnvăn nghị luận (có độ dài không quá 150 từ) nói lên suy nghĩ của mình về mối quan hệ giữa “cho” và “nhận” trong cuộc sống?

p { line-height: 115%; margin-bottom: 0.25cm; background: transparent }

Câu 1. (4,0 điểm) Có một cậu bé ngỗ nghịch thường bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cạnh khu rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu hét lớn: “Tôi ghét người”. Từ khu rừng có tiếng vọng lại: “Tôi ghét người”. Cậu hoảng hốt quay về sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu không sao hiểu được từ trong khu rừng lại có người ghét cậu. Người mẹ nắm tay con, đưa trở lại khu rừng. Bà nói: “Giờ thì con hãy hét thật to: Tôi yêu người”. Lạ lùng thay, cậu vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại: “Tôi yêu người”. Lúc đó người mẹ mới giải thích cho con hiểu: “Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì con sẽ nhận điều đó. Ai gieo gió thì gặt bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con” (Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Trẻ, 2004)

Từ câu chuyện trên, em hãy viết một đoạnvăn nghị luận (có độ dài không quá 150 từ) nói lên suy nghĩ của mình về mối quan hệ giữa “cho” và “nhận” trong cuộc sống?

p { line-height: 115%; margin-bottom: 0.25cm; background: transparent }

1
13 tháng 4

Trong cuộc sống, có một sự thật không thể phủ nhận: "Cho đi là nhận lại ". Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ ý nghĩa đích thực của câu chân lý này. Khi nhắc đến "cho" và "nhận", nhiều người nghĩ rằng hai khái niệm này đối lập nhau. Tuy nhiên, nếu ta suy nghĩ kỹ hơn, ta sẽ nhận ra rằng "khi cho đi, ta sẽ nhận lại rất nhiều". Việc "cho" đồng nghĩa với việc trao đổi giá trị với người khác mà không cần đòi hỏi sự trả lại. Điều này có nghĩa là "nhận" là tiếp nhận giá trị đó. Sự liên kết giữa "cho" và "nhận" rất chặt chẽ và không thể tách rời. Chúng ta tồn tại nhờ vào những gì ta nhận được, nhưng chúng ta sống nhờ vào những gì ta đã cho đi. Khi ta biết cách "cho", giá trị đó sẽ mang lại ý nghĩa tốt đẹp cho người khác, giúp họ vượt qua khó khăn và nghịch cảnh. Đồng thời, giá trị mà ta đã "cho" đi cũng tăng lên nhiều lần. Hành động "cho" có nghĩa là cống hiến, đóng góp cho một cuộc sống tốt đẹp hơn. Ngược lại, khi ta "nhận", ta chỉ lấy những thứ mà ta cần, không tham lam, không lợi dụng lòng tốt của người khác. Ta nhận để tồn tại và có thể cống hiến nhiều hơn, chứ không phải để tận hưởng. Con người sẽ hạnh phúc và thành công nhất khi biết cống hiến cho một mục đích cao cả hơn là thỏa mãn nhu cầu cá nhân. Hãy biết "cho" đúng cách, đúng người và biết "nhận" đúng cách, đúng người, chứ không phải "nhận" tất cả mà không phân biệt. Cuộc sống luôn công bằng. Ai biết "cho" sẽ được "nhận" lại. Ngược lại, những người chỉ biết "nhận" mà không bao giờ "cho" thì sẽ không bao giờ đạt được thành công và hạnh phúc trong cuộc sống này.

 

13 tháng 4

Tính giá trị biểu thức A = ( 121 x 46 - 242 x 23 ) x ( 1 x 1 + 2 x 2 + 3 x 3 + ... + 100 x 100 )

 

13 tháng 4

chủ ngữ là mấy con chim chào mào trạng ngữ là từ hốc cây nào đó vị ngữ là bay ra hót râm ran 

 

13 tháng 4

Mấy con chim chào mào từ hốc cây nào đó / bay ra hót râm ran./

                      CN                                                       VN

 

- Chúc cậu học tốt nhée !✨

Mùa trong Mùa lễ hội, mùa mưa, mùa nhãn, vụ mùa, cấy mùa ...

13 tháng 4

được mùa bố mẹ mới mua đồ chơi cho em

nếu đúng thì tik cho mik nhé

Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ Mùng Mười Tháng Ba

Trong khu rừng nọ, một đàn kiến sa vào vũng nước. Ở trên cành cây gần bên, có một chú chim nhỏ vừa ra khỏi tổ, thấy động lòng thương, chú bay vụt ra nhặt mấy cọng rác thả xuống làm cầu cho đàn kiến đi qua. Ngày tháng trôi qua, chú chim ấy cũng không còn nhớ đến đàn kiến nọ. Loài chim nhỏ này rất thích làm tổ trên cành sơn trà bởi vì cành cây tua tủa những gai nhọn hoắt. Sơn trà dùng gai làm vũ khí chống kẻ...
Đọc tiếp
Trong khu rừng nọ, một đàn kiến sa vào vũng nước. Ở trên cành cây gần bên, có một chú chim nhỏ vừa ra khỏi tổ, thấy động lòng thương, chú bay vụt ra nhặt mấy cọng rác thả xuống làm cầu cho đàn kiến đi qua. Ngày tháng trôi qua, chú chim ấy cũng không còn nhớ đến đàn kiến nọ. Loài chim nhỏ này rất thích làm tổ trên cành sơn trà bởi vì cành cây tua tủa những gai nhọn hoắt. Sơn trà dùng gai làm vũ khí chống kẻ thù và khi ấy sơn trà che chở luôn cho cả tổ chim. Mèo, quạ to xác nhưng khó mà len lỏi vào giữa những mũi gai sắc nhọn để đến được gần tổ chim. Nhưng một hôm con mèo rừng xám bất chấp gai góc cứ tìm cách lần mò tới gần tổ chim nọ. Bỗng từ đâu có một đàn kiến dày đặc đã nhanh chóng tản đội hình ra khắp cành sơn trà nơi có tổ chim đang ở.. Mèo rừng hốt hoảng bỏ chạy ngay bởi nó nhớ có lần kiến lọt vào tai đốt đau nhói. Đàn kiến bị sa vào vũng nước ngày ấy đã không quên ơn chú chim đã làm cầu cứu thoát mình khỏi vũng nước.
TRẢ LỜI CÂU HỎI :
Câu 1 : Hành động của chú chim nhỏ trong câu văn " Ở trên cành cây gần bên, có một chú chim nhỏ vừa ra khỏi tổ, thấy động lòng thương, chú bay vụt ra nhặt mấy cọng rác thả xuống làm cầu cho đàn kiến đi qua." có ý nghĩa gì ?
Câu 2 : Bài học tâm dắc nhất em rút ra từ văn bản trên ?
0
13 tháng 4

ddiefu => điều

Đây là 1 lỗi sai chính tả.

13 tháng 4

điều chứ k ph ddiefu nhé
và câu hỏi là gì vậy

13 tháng 4

Bạn muốn hỏi gì?

13 tháng 4

Trích dẫn trên của Nguyên Ngọc đã mô tả rõ vai trò của nghệ thuật và người nghệ sĩ trong việc khơi dậy những giá trị tốt đẹp nhất trong con người. Qua trải nghiệm văn học, ta có thể thấy rõ hơn điều này.

Văn học, như mọi hình thức nghệ thuật khác, là một cách để chúng ta khám phá và hiểu rõ hơn về bản thân mình. Mỗi tác phẩm văn học đều mang trong mình một thông điệp, một giá trị mà tác giả muốn truyền đạt. Khi đọc một tác phẩm văn học, chúng ta không chỉ đơn thuần là người tiêu dùng, mà còn trở thành một phần của quá trình sáng tạo, khi hiểu và phân tích thông điệp mà tác giả muốn truyền đạt.

Nghệ sĩ, qua công việc của mình, đã đánh thức những giá trị quý báu nhất trong chúng ta. Họ giúp chúng ta nhìn nhận lại bản thân, cuộc sống xung quanh, và thế giới một cách sâu sắc hơn. Họ giúp chúng ta nhận ra những điều tốt đẹp nhất thường bị lãng quên trong cuộc sống hàng ngày.

Vì vậy, qua trải nghiệm văn học, chúng ta có thể thấy rõ hơn giá trị của nghệ thuật và người nghệ sĩ. Họ không chỉ tạo ra những tác phẩm nghệ thuật để thưởng thức, mà còn giúp chúng ta mở rộng tầm nhìn, hiểu rõ hơn về bản thân và thế giới xung quanh.

tk