K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 4 2019

Robots produce more accurate and high quality work. Robots rarely make mistakes and are more precise than human workers.They can produce a greater quantity in a short amount of time.They also can work at a constant speed with no breaks, days off, or holiday time.and perform applications with more repeatability than humans. Robots save time by being able to produce a greater magnitude of products.They reduce the amount of wasted material used due to their accuracy, too

\(\frac{3}{4}\)của 76 là: 76: 4x 3= 57

Vậy \(\frac{3}{4}\)của 76 là 57.

16 tháng 4 2019

\(\frac{3}{4}\)*76=57

16 tháng 4 2019

\(\frac{1}{8}\div\frac{27}{-20}+\left(75\%-\frac{5}{16}\right)\div\frac{7}{2}\)

\(=\frac{1}{8}\times\frac{-20}{27}+\left(\frac{75}{100}-\frac{5}{16}\right)\times\frac{2}{7}\)

\(=\frac{-10}{108}+\left(\frac{12}{16}-\frac{5}{16}\right)\times\frac{2}{7}\)

\(=\frac{-5}{54}+\frac{7}{16}\times\frac{2}{7}\)

\(=\frac{-5}{54}+\frac{2}{16}\)

\(=\frac{-5}{54}+\frac{1}{8}\)

\(=\frac{-20}{216}+\frac{27}{216}\)

\(=\frac{7}{216}\)

16 tháng 4 2019

2222 là nhân à

16 tháng 4 2019

A=7n + \(2222..22\)

A =n.(7+2) 

A=n.9\(⋮\)9

16 tháng 4 2019

\(A=1.2+2.3+3.4+...+n\left(n+1\right)\)

\(\Rightarrow3A=1.2.3+2.3.3+3.4.3+...+n\left(n+1\right).3\)

\(\Rightarrow3A=1.2.3+2.3.\left(4-1\right)+3.4.\left(5-2\right)+...+n\left(n+1\right).\)\(\left(n+2-n+1\right)\)

\(\Rightarrow3A=1.2.3+2.3.4-1.2.3+3.4.5-2.3.4+...+n\left(n+1\right)\left(n+2\right)\)\(-\left(n-1\right)n\left(n+1\right)\)

\(\Rightarrow3A=n\left(n+1\right)\left(n+2\right)\)

\(\Rightarrow A=\frac{n\left(n+1\right)\left(n+2\right)}{3}\)

Vì A là số tự nhiên nên A chia hết cho 3 (đpcm)

16 tháng 4 2019

 Đến với Đà Nẵng không chỉ được ngắm nhìn những dòng sông lấp lánh, những ánh hoàng hôn, những bãi cát với những bờ biển dài, ghé qua những quán ăn nổi tiếng và nức mũi, dạo quanh những ngôi chùa được coi là cõi linh thiêng, ngồi đâu đó thưởng thức những tách café yên bình mà còn được tận hưởng những khoảng lặng bình dị ở những cây cầu, lãng mạn và giản dị. Thành phố Đà Nẵng còn được biết đến với những danh thoại về những cây cầu, pha chút truyền thống, điểm thêm mới lạ, sáng tạo. Và cầu Rồng chính là nơi hội tụ tất cả những vẻ đẹp đó. Cầu Rồng cũng chính là nhân chứng lịch sử cho sự kiện kỉ niệm 38 năm giải phóng thành phố Đà Nẵng, cầu Rồng chính là niềm tự nào của người dân Đà Nẵng.        Là cây cầu hình con rồng phun lửa và nước lên cao, là cây cầu huyền thoại bắc qua dòng sông Hàn để mọi người có thể lưu thông thuận tiện hơn. Cầu Rồng được rất nhiều khách du lịch kỳ tượng đó là biểu tượng tượng trưng cho nghệ thuật kiến trúc mới của Đà Nẵng.

Đồng hành với sự hình thành của cây cầu này đó chính là cuộc thi giữa các nhà thiết kế lớn với mục đích mang lại bản thiết kế cầu Rồng độc đáo và đặc biệt nhất.  Những thí sinh tham gia cuộc thi này ở cả trong và ngoài nước và bất giờ nhà thiết kế người Mỹ đã chiến thắng.

Ý tưởng mới lạ của chiếc cầu Rồng này chính là hình ảnh một con Rồng đang bay lượn trên dòng sông Hàn, là bước đột phá hấp dẫn chưa từng có trong những công trình kiến trúc của Việt Nam.

Cầu Rồng có dáng Rồng vươn ra biển, điểm đặc biệt của chiếc cầu Rồng đó là hình dáng của cây cầu được mô phỏng theo hình dáng con Rồng của thời Lý với dáng vẻ oai phong, bay ra biển Đông, với nhịp thép có tổng chiều dài 568m và nặng lên đến gần 9000 tấn.  Đuôi Rồng được thiết kế cách điệu giống như những bông hoa sen. Thân Rồng uốn lượn nhấp nhô thể hiện tư thế sẵn sàng muốn vươn ra biển lớn.  Sự to lớn và hoành tráng của cầu Rồng được thể hiện qua phần đầu có trọng lượng 194,1 tấn; phần thân rồng dài 530m, nặng 8.405,1 tấn còn phần đuôi rồng dài 19,37m, nặng 183,9 tấn; phần vảy rồng 118,9 tấn…

Cầu có chiều dài lên tới 666m trong đó gồm có 5 nhịp chính và 3 nhịp dẫn với chiều rộng là 37,5m có thể chia cho 6 làn xe chạy song song một lúc lên cầu. Công trình được thiết kế và xây dựng bền vững có sức chịu đựng với sự hao mòn của thời gian.

Điều đặc biệt là toàn bộ cầu được những người thợ sơn tới 5 lớp để chống sự ăn mòn, tác động của điều kiện tự nhiên, vừa tạo màu sắc cho thân rồng. Hình ảnh rồng phun  ra biển Đông cùng với đài phun nước, hiệu ứng chiếu sáng hiện đại tạo nên một hiệu ứng đẹp về đêm

Cầu Rồng như một viên ngọc tỏa sáng trong đêm, cây cầu được bắc qua sông Hàn tại bùng binh Lê Đình Dương, Bạch Đằng tạo con đường ngắn nhất từ sân bay quốc tế Đà Nẵng đến các đường chính của Đà Nẵng và đâm thẳng tới bãi biển Mỹ Khê và bãi biển Non Nước ở rìa của thành phố.

Cầu Rồng được nhận giải thưởng về công trình kiến trúc như thế nào?

Cây cầu bắc qua sông Hàn (Đà Nẵng) với mô hình hệ thống kết cấu dầm thép dưới dạng con rồng bay ra hướng biển vừa được trao giải thưởng lớn của Hội đồng các công ty kỹ thuật Mỹ.

Thân “rồng” có kết cấu vòm bằng tổ hợp 5 ống thép vừa có tính năng nâng các nhịp cầu vừa làm nền cho các vảy rồng. Hệ thống chiếu sáng cầu gồm 15.000 đèn LED. Cầu có khả năng phun lửa, nước vào dịp cuối tuần.

Cầu Rồng là sự kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật và công năng, và là sự hấp dẫn hàng đầu đối với du khách. Nét đặc trưng của cầu dễ phân biệt đó là mô hình hệ thống kết cấu dầm thép dưới dạng một con rồng bay qua sông Hàn, hướng ra biển. Đây được cho là thiết kế độc đáo chưa từng có trên thế giới về kết cấu chịu lực là sự kết hợp giữa dầm thép, vòm thép và dầm bê tông.

Với vẻ đẹp tuyệt vời đó là cầu Rồng tô điểm thêm cho các khu biệt thự ven sông gần đó. Nổi bật đó là khu biệt thự làng châu Âu Đà Nẵng – khu biệt thự ven sông đẹp nhất Đà Nẵng. Các chuyên gia chiếu sáng thế giới đánh giá thiết kế chiếu sáng cầu Rồng đó là một giải pháp cho công trình kiến trúc độc đáo.

Sự khác biệt ngay từ cái tên gọi: Xuất phát từ hình ảnh và biểu tượng là con Rồng phun nước và lửa, đương nhiên nó được mang tên là cầu Rồng.

Cầu Rồng được thiết kế  do chính tay một kỹ sư người Mỹ mà không phải là Việt Nam, sự sáng tạo và giao lưu đã tạo nên một công trình kiến trúc vĩ đại.

Thiết kế và thi công khác biệt so với những cây cầu khác trên thành phố Đà Nẵng, thi công có độ khó và kết cấu chịu được áp lực.

Người dân và du khách đều có mong muốn được chứng kiến cảnh cầu Rồng phun nước, phun lửa theo nhạc với 3 kịch bản âm thanh kết hợp với hiệu ứng ánh sáng. Cầu Rồng Đà Nẵng với hệ thống ánh sáng hiện đại cùng với đó là sự lắp đặt âm thanh và ánh sáng cộng hưởng trong bán kính 300m ở khu vực đầu Rồng phun lửa với các kịch bản và được lựa chọn có chủ đề như: huyền thoại Ngũ Hành Sơn, huyền diệu sông Hàn, nơi Rồng về khai hoa..đan xen và biểu diễn với nhau tạo nên một vũ điệu đặc sắc và mới lạ.

Nếu muốn  trực tiếp ngắm nhìn những tia nước, những tia lửa đan xen nhau thì du khách hãy đến đây vào hai ngày cuối tuần, thứ 7 hoặc chủ nhật từ 9h tối sẽ có một sự kiện 18 ngọn lửa và 3 ngọn nước bay ra từ miệng của Rồng. Mỗi lần sẽ phun lửa trước, nước sau.  Lửa sẽ được phun 2 lượt, mỗi lượt 9 lần, nước sẽ được phun 3 lượt, mỗi lượt 1 lần hòa vào cùng với những âm thanh nhạc điệu.

Cầu Rồng Đà Nẵng là nơi không chỉ có ý nghĩa về văn hóa du lịch mà nó còn mang ý nghĩa về  giao thông. Sự hòa quyện đa dạng và đặc sắc này đã tạo nên sức hút kì lạ và đã nhanh chóng lọt vào top những cây cầu đẹp, ấn tượng nhất hành tinh mới đây  trên trang Viralnova . Và trong top 30 cây cầu ấn tượng nhất thế giới thì Cầu Rồng Đà Nẵng Việt Nam đã được vinh danh và sướng tên ở vị trí số 19- tựa như tuổi đẹp nhất của con gái  bởi vẻ đẹp hiện đại và khả năng phun ra những tia lửa, tia nước kỳ lạ. Hãy đến Đà Nẵng và trải nghiệm, đừng bỏ lỡ…

Cầu Rồng được khởi công vào ngày 19/7/2009 với tổng kinh phí đầu tư trên 1.500 tỷ đồng. Trước đó, từ cuối năm 2005, để chuẩn bị cho công trình cầu Rồng mang nhiều kỳ vọng, UBND thành phố đã tổ chức cuộc thi thiết kế kiến trúc cầu Rồng với sự tham gia của 8 đơn vị tư vấn thiết kế đến từ Việt Nam, Nhật Bản, Đức, Mỹ. Cuối cùng, phương án thiết kế cầu Rồng do công ty tư vấn Louis Berger Group, Inc.(Mỹ) trên ý tưởng thể hiện hình dáng rồng đang bay qua sông Hàn hướng ra biển lớn đã vượt qua 17 thiết kế khác và được lãnh đạo thành phố chọn lựa.

Thiết kế của cầu Rồng đã được Hiệp hội Cầu đường thế giới công nhận là một trong những công trình có kiến trúc độc đáo, mới lạ, tạo nên nguồn cảm hứng đặc biệt về một thành phố đang chuyển mình mạnh mẽ, là biểu tượng mới của Đà Nẵng trong thời kỳ hội nhập và phát triển.

Cầu Rồng được xây dựng với quy mô vĩnh cửu, có tổng chiều dài 666,0 m, gồm 5 nhịp chính và 3 nhịp dẫn, chiều rộng 37,5m, có 6 làn xe chạy, mỗi làn 3,75 m, 2 làn đường dành cho người đi bộ. Cây cầu có kết cấu nhịp thép độc đáo nhất từ trước đến nay với hình dáng một con rồng dài 568m, nặng lên đến gần 9.000 tấn. Trong đó, phần đầu rồng dài 18,24m, nặng 194,1 tấn; phần thân rồng dài 530m, nặng 8.405,1 tấn; phần đuôi rồng dài 19,37m, nặng 183,9 tấn; phần vảy rồng 118,9 tấn.

Hạng mục dầm thép gồm tổng số 34 đốt dầm với khoảng 3.500 tấn thép cường độ cao là phần chiếm giá trị lớn nhất trong dự án xây dựng cầu Rồng. Trong đó, 24 đốt dầm do Công ty CP Cơ khí 121 thuộc Tổng Công ty Xây dựng Công trình Giao thông 1 sản xuất và 10 đốt dầm còn lại do Công ty Cơ điện miền Trung đảm nhận. Toàn bộ vật liệu chế tạo dầm thép được nhập từ Hàn Quốc. Đặc biệt, các dầm thép của công trình cầu Rồng có kết cấu hình hộp thay vì hình chữ I như các công trình khác, trong đó đốt dầm thép nặng nhất có trọng lượng lên đến 144 tấn. Để hoàn thành sản xuất một đốt dầm thép này mất trung bình 12 ngày trong điều kiện thời tiết thuận lợi với khoảng 60 kỹ sư, công nhân/dây chuyền/ca và sản xuất theo phương thức gối đầu.

Bên cạnh đó, hệ dầm hộp được liên kết với hệ vòm thép bằng kết cấu cáp dây treo. Đây là kết cấu vòm đặc biệt nhất tại Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại. Ngoài ra, công nghệ lắp dựng cầu Rồng cũng chưa có công trình nào tương tự nên đòi hỏi phải có những tính toán cẩn thận và kỹ lưỡng. Toàn bộ công trình được sơn 5 lớp để chống tác động ăn mòn bên ngoài và tạo màu sắc cho thân Rồng, cảnh quan và đài phun nước, cùng hệ thống chiếu sáng hiện đại sẽ góp phần tạo nên một hiệu ứng đẹp cho công trình cầu Rồng vào ban đêm. Cụ thể, khi đêm về, cầu Rồng được thắp sáng với hơn 2.500 điểm đèn LED thông minh. Giải pháp chiếu sáng của cầu do công ty Philips (Hà Lan) đảm nhận, và sẽ chủ động thay đổi ánh sáng phù hợp với từng chủ đề của các sự kiện, lễ hội.

Đặc biệt cứ vào 9 giờ tối thứ 7, chủ nhật hàng tuần, “Rồng” sẽ phun lửa, phun mưa bằng công nghệ hiện đại, khiến cho sông Hàn thêm phần sống động, thu hút. Lửa sẽ được phun trước với 2 lượt, mỗi lượt 9 lần; và tiếp theo sau là phun nước với 3 lượt, mỗi lượt 1 lần.

Vào tháng 9/2013, UBND thành phố Đà Nẵng đã có văn bản đồng ý cho phép đưa dự án cầu Rồng tham gia cuộc thi kỹ thuật xuất sắc 2013 ACEC New York của Hiệp hội các công ty kỹ thuật Hoa Kỳ. Theo đó, UBND thành phố giao Ban quản lý dự án cầu Rồng phối hợp công ty Louis Berger (Hoa Kỳ) cung cấp hồ sơ dự án trong quá trình dự thi. Cuộc thi kỹ thuật xuất sắc được Hiệp hội các công ty kỹ thuật Hoa Kỳ, thành phố New York tổ chức hàng năm vào mùa xuân ở Waldorf-Astoria để tôn vinh các công ty thành viên cho thành tích thiết kế và giải pháp kỹ thuật và công nghệ.

Có thể nói, công trình cầu Rồng sau khi hoàn thành đã trở thành một trong những sự kiện quan trọng, đáng nhớ của chính quyền và nhân dân thành phố Đà Nẵng. Trước hết, nó đánh dấu một bước trưởng thành vượt bậc của đội ngũ cán bộ, kỹ sư công nhân Đà Nẵng nói riêng, Việt Nam nói chung trong việc làm chủ công nghệ thiết kế, thi công một dạng kết cấu cầu phức tạp và hiện đại của thế giới, sẵn sàng đảm đương tốt các hạng mục mới, có tính chất khó khăn, phức tạp của ngành xây dựng. Đồng thời với hình dáng con rồng vươn mình ra biển cùng khả năng phun lửa và nước, cầu Rồng được đánh giá là cây cầu có kiến trúc độc đáo, đẹp, hài hòa với cảnh quan xung quanh, phục vụ đắc lực nhu cầu đi lại và tham quan của nhân dân Đà Nẵng và du khách thập phương, góp phần khẳng định vị thế của thành phố Đà Nẵng là Trung tâm kinh tế – chính trị – văn hóa – xã hội của khu vực miền Trung-Tây Nguyên, đồng thời thúc đẩy ngành du lịch của thành phố ngày càng phát triển.

16 tháng 4 2019

BÀI LÀM :

Cầu Rồng được khởi công vào ngày 19/7/2009 với tổng kinh phí đầu tư trên 1.500 tỷ đồng. Trước đó, từ cuối năm 2005, để chuẩn bị cho công trình cầu Rồng mang nhiều kỳ vọng, UBND thành phố đã tổ chức cuộc thi thiết kế kiến trúc cầu Rồng với sự tham gia của 8 đơn vị tư vấn thiết kế đến từ Việt Nam, Nhật Bản, Đức, Mỹ. Cuối cùng, phương án thiết kế cầu Rồng do công ty tư vấn Louis Berger Group, Inc.(Mỹ) trên ý tưởng thể hiện hình dáng rồng đang bay qua sông Hàn hướng ra biển lớn đã vượt qua 17 thiết kế khác và được lãnh đạo thành phố chọn lựa.

Thiết kế của cầu Rồng đã được Hiệp hội Cầu đường thế giới công nhận là một trong những công trình có kiến trúc độc đáo, mới lạ, tạo nên nguồn cảm hứng đặc biệt về một thành phố đang chuyển mình mạnh mẽ, là biểu tượng mới của Đà Nẵng trong thời kỳ hội nhập và phát triển.

Cầu Rồng được xây dựng với quy mô vĩnh cửu, có tổng chiều dài 666,0 m, gồm 5 nhịp chính và 3 nhịp dẫn, chiều rộng 37,5m, có 6 làn xe chạy, mỗi làn 3,75 m, 2 làn đường dành cho người đi bộ. Cây cầu có kết cấu nhịp thép độc đáo nhất từ trước đến nay với hình dáng một con rồng dài 568m, nặng lên đến gần 9.000 tấn. Trong đó, phần đầu rồng dài 18,24m, nặng 194,1 tấn; phần thân rồng dài 530m, nặng 8.405,1 tấn; phần đuôi rồng dài 19,37m, nặng 183,9 tấn; phần vảy rồng 118,9 tấn.

Hạng mục dầm thép gồm tổng số 34 đốt dầm với khoảng 3.500 tấn thép cường độ cao là phần chiếm giá trị lớn nhất trong dự án xây dựng cầu Rồng. Trong đó, 24 đốt dầm do Công ty CP Cơ khí 121 thuộc Tổng Công ty Xây dựng Công trình Giao thông 1 sản xuất và 10 đốt dầm còn lại do Công ty Cơ điện miền Trung đảm nhận. Toàn bộ vật liệu chế tạo dầm thép được nhập từ Hàn Quốc. Đặc biệt, các dầm thép của công trình cầu Rồng có kết cấu hình hộp thay vì hình chữ I như các công trình khác, trong đó đốt dầm thép nặng nhất có trọng lượng lên đến 144 tấn. Để hoàn thành sản xuất một đốt dầm thép này mất trung bình 12 ngày trong điều kiện thời tiết thuận lợi với khoảng 60 kỹ sư, công nhân/dây chuyền/ca và sản xuất theo phương thức gối đầu.

Bên cạnh đó, hệ dầm hộp được liên kết với hệ vòm thép bằng kết cấu cáp dây treo. Đây là kết cấu vòm đặc biệt nhất tại Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại. Ngoài ra, công nghệ lắp dựng cầu Rồng cũng chưa có công trình nào tương tự nên đòi hỏi phải có những tính toán cẩn thận và kỹ lưỡng. Toàn bộ công trình được sơn 5 lớp để chống tác động ăn mòn bên ngoài và tạo màu sắc cho thân Rồng, cảnh quan và đài phun nước, cùng hệ thống chiếu sáng hiện đại sẽ góp phần tạo nên một hiệu ứng đẹp cho công trình cầu Rồng vào ban đêm. Cụ thể, khi đêm về, cầu Rồng được thắp sáng với hơn 2.500 điểm đèn LED thông minh. Giải pháp chiếu sáng của cầu do công ty Philips (Hà Lan) đảm nhận, và sẽ chủ động thay đổi ánh sáng phù hợp với từng chủ đề của các sự kiện, lễ hội.

Đặc biệt cứ vào 9 giờ tối thứ 7, chủ nhật hàng tuần, “Rồng” sẽ phun lửa, phun mưa bằng công nghệ hiện đại, khiến cho sông Hàn thêm phần sống động, thu hút. Lửa sẽ được phun trước với 2 lượt, mỗi lượt 9 lần; và tiếp theo sau là phun nước với 3 lượt, mỗi lượt 1 lần.

Vào tháng 9/2013, UBND thành phố Đà Nẵng đã có văn bản đồng ý cho phép đưa dự án cầu Rồng tham gia cuộc thi kỹ thuật xuất sắc 2013 ACEC New York của Hiệp hội các công ty kỹ thuật Hoa Kỳ. Theo đó, UBND thành phố giao Ban quản lý dự án cầu Rồng phối hợp công ty Louis Berger (Hoa Kỳ) cung cấp hồ sơ dự án trong quá trình dự thi. Cuộc thi kỹ thuật xuất sắc được Hiệp hội các công ty kỹ thuật Hoa Kỳ, thành phố New York tổ chức hàng năm vào mùa xuân ở Waldorf-Astoria để tôn vinh các công ty thành viên cho thành tích thiết kế và giải pháp kỹ thuật và công nghệ.

Có thể nói, công trình cầu Rồng sau khi hoàn thành đã trở thành một trong những sự kiện quan trọng, đáng nhớ của chính quyền và nhân dân thành phố Đà Nẵng. Trước hết, nó đánh dấu một bước trưởng thành vượt bậc của đội ngũ cán bộ, kỹ sư công nhân Đà Nẵng nói riêng, Việt Nam nói chung trong việc làm chủ công nghệ thiết kế, thi công một dạng kết cấu cầu phức tạp và hiện đại của thế giới, sẵn sàng đảm đương tốt các hạng mục mới, có tính chất khó khăn, phức tạp của ngành xây dựng. Đồng thời với hình dáng con rồng vươn mình ra biển cùng khả năng phun lửa và nước, cầu Rồng được đánh giá là cây cầu có kiến trúc độc đáo, đẹp, hài hòa với cảnh quan xung quanh, phục vụ đắc lực nhu cầu đi lại và tham quan của nhân dân Đà Nẵng và du khách thập phương, góp phần khẳng định vị thế của thành phố Đà Nẵng là Trung tâm kinh tế – chính trị – văn hóa – xã hội của khu vực miền Trung-Tây Nguyên, đồng thời thúc đẩy ngành du lịch của thành phố ngày càng phát triển.

16 tháng 4 2019

I live in a house near the sea. It is an.old house

16 tháng 4 2019

the 

học tốt