K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 5 2021

chả biết

25 tháng 5 2021

lay hon lun a!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

25 tháng 5 2021

Mình ko hiểu đề lắm bn viết rõ đc ko

24 tháng 5 2021

"Growing up in a toxic family" (Lớn lên trong một gia đình độc hại) là một group khá nổi tiếng trên MXH tập hợp hơn 14k thành viên, đa phần đang trong độ tuổi mới lớn (Gen Z). Sợi dây kết họ lại với nhau là sự tức giận bố mẹ, cảm giác muốn bỏ trốn sau mỗi giờ tan học khi nghĩ tới cái cảnh phải về nhà.

Mỗi gia đình có một mức độ toxic khác nhau. Gen Z tham gia nhóm này sẵn sàng phơi bày những vết thương còn mưng mủ trong mối quan hệ với bố mẹ, bóc trần những góc tối trong gia đình như bị bạo lực về thể xác lẫn tinh thần, bị làm nhục trước người lạ, bị so sánh. Người xem không vững có thể cũng bị "sang chấn tâm lý" hoặc chết đuối trong những câu chuyện tiêu cực mà khổ chủ giăng ra.

Chẳng ai giấu giếm việc mình đang tìm một địa chỉ để điều trị trầm cảm, hội chứng rối loạn lo âu hay chả việc gì phải ngượng ngùng khi chính miệng nói ra "tao ghê tởm bố mẹ tao". Tất nhiên, họ cũng chẳng sợ người khác đánh giá, phán xét, mách lẻo hoặc cười cợt vào nỗi đau ấy. 

Bởi đơn giản, KHÔNG-CÓ-PHỤ-HUYNH nào trong group này!

Có gì trong group kín Lớn lên trong một gia đình độc hại hút hơn 14.000 thành viên? - Ảnh 2.

Những tâm sự đẫm nước mắt vẽ lên chân dung phụ huynh toxic

Dễ dàng tìm thấy cũng như phân loại các kiểu phụ huynh điển hình trong gia đình toxic qua những tâm sự của các member. Đó là:

Kiểm soát mọi thứ

T.Đ, chia sẻ câu chuyện bị mẹ kiểm soát mọi thứ trong cuộc sống tại "Growing up in a toxic family" như sau:

"Mẹ mình là giáo viên cấp 3. Có nhiều chuyện, mình hoàn toàn không có quyền quyết định, mặc dù đó là việc cá nhân. Đến tận giữa năm lớp 11 mình mới có điện thoại xài, vì thầy cô bạn bè liên lạc với mình khó quá (ở nhà mẹ cũng cấm tiệt iPad, máy tính), mà khi có rồi cũng cấm đoán đủ điều. Ban đầu, mẹ mình chỉ cho mình mang điện thoại đến vào những khi có tiết tiếng Anh để tra từ điển. Ban đêm phải mang qua phòng mẹ sạc vì sợ mình thức khuya chơi game. Mình thì không có loại đam mê đó, nhưng mình muốn được để điện thoại trong phòng, vì mình muốn đặt báo thức dậy đi học sớm.

Mẹ nói không cần mình lo, để mẹ gọi mình dậy đi học. Mình nói là muốn tự dậy, mẹ hét vào mặt mình không là không, như muốn tát vô mặt mình vậy. Nghĩ thôi cũng thấy buồn cười, thân là học sinh lớp 11 mà mình còn chưa tập được cách dậy sớm bằng đồng hồ báo thức. Trước đây mình đã đề cập đến vấn đề này nhiều lần, nhưng lần nào mẹ cũng gạt phăng đi như thế. Nhưng bây giờ con đã lớp 11 rồi đấy mẹ ơi?

Có gì trong group kín Lớn lên trong một gia đình độc hại hút hơn 14.000 thành viên? - Ảnh 3.

Có thể các bạn sẽ bảo đây là chuyện vớ vẩn, lông gà vỏ tỏi, nhưng xin nhớ rằng từ khi còn bé, mình đã không có quyền quyết định những thứ nhỏ xíu như vậy. Mà cái vụ dậy sớm dậy trễ này cũng đã khiến mình đau hết cả đầu đâu cỡ vài nghìn lần.

Hồi tiểu học, trường mình thường tổ chức cho các học sinh quét rác vào sáng sớm. Mình chưa một lần nào đến được, vì mẹ mình không muốn để mình dậy sớm. Mọi người có hiểu cảm giác là người duy nhất bị đứng dậy phê bình giữa lớp vì không đi quét sân không? Có lẽ giờ nghĩ lại thì nó không là gì cả, nhưng với 1 đứa trẻ như mình thời đó, thì tạm thời mình chưa nghĩ ra từ gì thích hợp hơn từ NHỤC. Và khi mình nói, mẹ mình vẫn gạt đi, làm theo ý mẹ, như mọi lần…".

Có gì trong group kín Lớn lên trong một gia đình độc hại hút hơn 14.000 thành viên? - Ảnh 4.

Phụ huynh không chỉ bộc lộ dấu hiệu của việc thích kiểm soát con cái trong đời sống thực mà còn cả trên mạng ảo.

"Mọi người từng phải bỏ những thứ mình yêu thích vì người thân và mọi người xung quanh thấy không phù hợp và do họ không thích chưa? Như trang cá nhân Facebook của mình share một thứ gì đó mình thấy thích nhưng sau đó lại có người bảo không hiểu sao mày lại đăng cái đó lên được, thì mình lại phải gỡ xuống vì không muốn chịu những lời tương tự đó của những người khác nữa không? Hay là sở thích của bạn bị bôi bác là không giúp ích gì cho đời mà còn tốn tiền, tốn thời gian và bạn phải không để lộ ra là mình đã từng rất thích?". 

Cá chắc là ai trong chúng ta cũng đã từng rơi vào tình huống khó chịu như M. khi bị phụ huynh chi phối mọi việc, nhưng chẳng biết làm gì khác ngoài nuốt cục nghẹn vào trong.

Không quan tâm đến cảm xúc của con

"Mẹ mình xoá hết file tài nguyên design của mình, trong đó bao gồm cả các video, hình ảnh của mình và các ứng dụng chỉnh ảnh và video, rồi nói như thể không có gì quan trọng: Tài liệu đó thì quý quá hé? Quan trọng quá hé? Mất thì làm lại. Có phải Toán - Lý - Hoá gì đâu mà quan trọng, toàn mấy cái hình tào lao. Con cảm ơn, cảm ơn nhiều lắm", G.M viết trong "Growing up in a toxic family".

Một câu chuyện khác của G.M cũng hướng đến việc bố mẹ không quan tâm cảm xúc của mình khiến G.M cảm thấy bị tổn thương dù là việc rất nhỏ:

"Tôi: Ốm, stress nên mình nghỉ học vì mệt không chịu được

Mẹ: Tiền thì mất mà suốt ngày nghỉ". 

Có gì trong group kín Lớn lên trong một gia đình độc hại hút hơn 14.000 thành viên? - Ảnh 5.

Không chỉ dừng lại ở việc "vứt cảm xúc" của con vào sọt rác, ba mẹ trong gia đình toxic còn không nhận ra những trò đùa của họ khiến những đứa con sợ hãi và tự ti. Vì đơn giản, mỗi người có một "điểm nhạy cảm" riêng, không phải cứ là ba mẹ thì muốn nói về con cái sao cũng được. 

"Ba mẹ của bạn có như vậy không. Nếu có thì các bạn có cảm thấy giống mình không? Mẹ mình luôn body shaming và nói móc mỉa mình trước mặt người khác và bảo 'chỉ đùa thôi mà?'. Thứ mình thật sự muốn là những lời cổ vũ chứ không phải những lời cười đùa giễu cợt của mẹ. Không phải bất hiếu chứ mình ghét hành động này của mẹ.

Mình ghét cái khuyết điểm này của mẹ, mình không cần mẹ phải nâng mình lên chín tầng mây trước mặt hàng xóm họ hàng nhưng xin đừng luôn lấy chính con ruột của mình ra làm đề tài bàn tán của người khác. Mình sợ cái cảm giác là tâm điểm đó", V.H ngượng ngùng kể.

Có gì trong group kín Lớn lên trong một gia đình độc hại hút hơn 14.000 thành viên? - Ảnh 6.

Đưa ra lời đe doạ 

"Uhm, tôi đem một chú hamster về và bà tôi không cho nuôi, thì tôi đã nhắn hỏi mọi người trong lớp, và cũng có người nhận nuôi. Um, nhưng bà ấy vẫn không nguôi giận và bắt đầu gọi tôi bằng những từ ngữ thậm tệ, điên cuồng hù dọa và đánh tôi rằng sẽ cho tôi nghỉ học bla bla. Bác tôi thì xưa giờ đã ghét tôi, nên khi tôi đang ngồi thì bác ấy đá vào đầu tôi. Anh tôi thì chỉ đứng nhìn. Con mệt lắm, chẳng phải con đã cho người khác rồi sao, sao vẫn đánh mắng con thế. Con áp lực lắm. Cổ tay con vẫn còn đau lắm", lời kêu cứu của một thành viên trong hội "Growing up in a toxic family" khi bị chính những người thân đe doạ.

Có gì trong group kín Lớn lên trong một gia đình độc hại hút hơn 14.000 thành viên? - Ảnh 7.

Hay chỉ trích và không đánh giá cao những nỗ lực của bạn 

"Chuyện là đợt thi vừa rồi mình được 9 điểm Văn học kì, mình kiểu sốc lắm, không bao giờ mơ được vậy. Nhưng mẹ mình nói tạm được. Mình có khoe với bố, nhưng nhận lại chỉ là câu hỏi: Điểm thấp sao không thấy nói? Hụt hẫng lắm, điều mình cần chỉ là một lời khen mà khó vậy hả?".

"Mọi người có ai từng trải qua việc đi thi mình chỉ sai 1 câu nhưng bị bố chửi suốt con đường từ trường về nhà, người đi đường ai cũng nghe không. Dù khi có điểm thì mình được 9 điểm".

"Bị chửi vì điểm kém là chuyện thường rồi, bị chửi vì điểm cao mới sợ cơ. Mới tuần trước thôi, mình được 10 điểm Toán. Phải, mình giải được câu C bài hình. Mình học không giỏi, cũng tầm cỡ trung bình thôi, nhưng mình đã nỗ lực rất nhiều, rất nhiều để làm cho ba mẹ mình tự hào. Nhưng sau khi mang điểm 10 về nhà khoe, mẹ đã chửi, đánh mình, mẹ bảo: 'Tao cần điểm thật của mày, không phải điểm mày ăn gian mà có được...'.

Có gì trong group kín Lớn lên trong một gia đình độc hại hút hơn 14.000 thành viên? - Ảnh 8.

"Mẹ mắng to đến nỗi hàng xóm nghe được, họ đồn mình gian lận, bạn bè đi qua nghe thấy, cũng lườm, liếc mình. Mặc dù thầy cô cũng đã công nhận nỗ lực của mình, nhưng mà mình lại cảm thấy không được tôn trọng nữa, mình nản lắm, không muốn học nữa. Mình biết mình còn nhỏ lắm, nỗ lực của mình không là gì với mọi người đâu, nhưng cảm giác cố gắng rất nhiều mà không được tự hào hay khen gì nó buồn lắm".

Ngoài những câu chuyện kể trên, "Growing up in a toxic family" cũng không thiếu những "tút" nhuộm mùi đau thương của Gen Z khi trót có bố mẹ thường xuyên nhầm lẫn giữa kỷ luật và sự trừng phạt, thái độ so sánh cực đoan giữa các anh chị em trong gia đình khiến những bữa cơm chung trở nên nghẹt thở. Tóm lại, một khi đã lạc vào group này bạn khó lòng mà ổn được. Có thể ngay từ ban đầu bạn vì không ổn nên bạn tìm thấy group hoặc đang ổn nhưng khi đọc xong những câu chuyện tăm tối ở đây, tự nhiên sẽ thấy... không ổn nữa.

Admin group "tố cáo" bố mẹ nói gì?

Dừng lại một giây. Khoan đã, tôi đang đọc những điều gì thế này! Gia đình và bố mẹ vốn không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với sự bình yên nhưng liệu có đến mức tồi tệ như vậy không?

Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với admin group "Growing up in a toxic family" để hiểu lý do vì sao nhóm này được lập nên, có hay không việc cố tạo nội dung tiêu cực, drama hoá mối quan hệ gia đình để câu nhằm đưa các bạn trẻ vốn chưa có lập trường vững trong cuộc sống đến với suy nghĩ bồng bột của tuổi mới lớn: Mình là nạn nhân trong câu chuyện do mình làm nhân vật chính bố mẹ không đáng tin, bạn bè mới là người hiểu mình nhất.

1. Thưa admin, bạn cũng là 1 người bất mãn với gia đình nên mới nghĩ ra việc lập group, tạo cộng đồng để những người có cùng tâm tư chia sẻ với nhau?

Hồi nhỏ, tôi cũng rất mâu thuẫn với gia đình nhưng tôi chuyển ra ngoài từ sớm nên quan hệ đã tốt hơn nhiều (do ít về nhà). Ý định lập group bắt nguồn từ những video trên Tok có nội dung "Chứng minh bạn lớn lên trong gia đình toxic mà không cần trực tiếp nói ra điều đó". 

Tôi cảm thấy thế hệ Z có rất nhiều bạn có khả năng tạo nội dung siêu tốt nhằm bày tỏ nỗi lòng của mình một cách hài hước và không hề tiêu cực. Ngoài ra nếu các bậc phụ huynh có đọc được thì cũng là một luồng ý kiến giúp họ mở lòng và lắng nghe con cái nhiều hơn.

2. Bao nhiêu câu chuyện chia sẻ trên đó, bao nhiêu là thực - bao nhiêu là tạo dựng? 

Đội ngũ admin chỉ làm ảnh chế từ trải nghiệm của bản thân và nguồn nước ngoài chứ không chia sẻ nhiều. Các tâm sự của member thì đều là thật vì tôi nghĩ không ai lớn lên trong một gia đình hoà thuận mà lại bịa chuyện để đếm cả. 

Có gì trong group kín Lớn lên trong một gia đình độc hại hút hơn 14.000 thành viên? - Ảnh 9.

3. Nếu một thành viên viết lên đó ý định muốn tự tử, admin sẽ làm gì để điều xấu nhất không xảy ra?

Nếu một thành viên trong group có ý định tự tử, ở phần comment sẽ có rất nhiều bạn cung cấp hotline, số điện thoại tới các phòng khám, chuyên viên tâm lý. Chúng tôi cũng có thể nói chuyện, tâm sự trực tiếp với các em ấy. Tuy không giúp nhiều được cho các em nhưng ít nhất có thể khiến các em bình tĩnh lại. Khi cảm thấy được chia sẻ, các em ấy sẽ thấy nhẹ nhõm hơn.

Cảm ơn chia sẻ của admin!

Đọc đến đây, xin hỏi chuẩn mực về một gia đình hoàn hảo của bạn bắt nguồn từ đâu?

Có phải là từ sách truyện, phim ảnh và các quảng cáo trên TV không? 

Chúng ta sẽ được nghe hoặc xem những thứ có thể sẽ chẳng bao giờ xuất hiện ngoài đời thực như: Ba mẹ vào phòng con cái thì gõ cửa rất lịch sự, đón con về nhà sau một ngày học tập vất vả ở trường với nụ cười tươi và quan tâm hôm nay của con thế nào. Rồi thành viên trong gia đình đều yêu thương, thấu cảm cho nhau. Nếu con mắc lỗi, ba mẹ sẽ lặng lẽ tự tìm ra nguyên nhân sâu xa của hành động sai lệch đó và ngồi xuống tâm sự với con nhẹ nhàng…

Ối dồi ôi, tỉnh lại đi các bạn ơi, tôi cũng từng "bị lừa" như thế! Gia đình ngoài đời không hề giống như trên TV đâu. Và những cú sốc sẽ đến!

Người bị sốc nặng nhất chính là những người chưa có nhiều trải nghiệm với cuộc sống thực tế bên ngoài, họ chưa thể "giác ngộ" ra rằng: Gia đình không chỉ là tổ ấm, mà đó là nơi để cãi nhau, làm tổn thương nhau nhưng rồi sau tất cả có những chuyện chỉ người nhà mới có thể vì nhau. 

Khoảng chục năm trước, Gen Y "vỡ mộng" xong xuôi về mối quan hệ gia đình - bố mẹ, bây giờ đến lượt Gen Z. 

Không một ai ủng hộ việc lấy danh nghĩa người nhà để đối đãi tuỳ tiện và làm tổn thương nhau, song có bao giờ bạn nghĩ những điều mình không vừa ý với bố mẹ trong nhà cũng là một phần của việc học cách tiếp nhận vấn đề - giải quyết vấn đề mà cuộc sống đang cố gắng chuẩn bị cho bạn trước những thử thách tương lai?

Tôi tin rằng, những bạn trẻ nào từng trút tâm tư vào "Growing up in a toxic family" đều thực tâm không muốn những điều tồi tệ xảy đến với người thân của họ, gia đình họ. Và không một phụ huynh nào muốn con cái lớn lên và ngày càng xa mình theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Mong muốn như vậy nhưng họ có suy nghĩ hay động thái gì khi biết trên đời tồn tại một chiếc group như thế?

Có gì trong group kín Lớn lên trong một gia đình độc hại hút hơn 14.000 thành viên? - Ảnh 10.

Tôi đã mang những câu chuyện trong group kín trải ra trước mắt những người đang là bố mẹ, có con ở độ tuổi Gen Z. Thái độ mà tôi nhận được khá giống nhau. Đầu tiên họ bất ngờ, sau đó tò mò, lúc biết được những câu chuyện đen tối được đăng trong group, họ cáo bận không tiếp chuyện được hoặc phán luôn “con cô không có trong group ấy, em nó đang có một gia đình bình thường nên cô không chia sẻ về vấn đề này”. 

Có phải, chính phụ huynh cũng cảm thấy sợ hãi và lúng túng khi đối diện với những vấn đề về tâm lý của con, đặc biệt là trong độ tuổi trưởng thành! Họ luôn nghĩ rằng "những điều tiêu cực ấy sẽ chừa con mình ra" và tiếp tục "làm những điều tốt nhất cho con" dù hành động cho đi ấy có được con đón nhận đúng cách hay không, thì vẫn còn là một "bí mật gia đình".

Hàng loạt vấn đề được đặt ra: Làm cách nào để thay đổi môi trường gia đình toxic, bố mẹ và con cái phải học cách đưa thông điệp như thế nào với nhau, tổn thương trong giới hạn nào có thể chấp nhận và vượt qua? Cuối cùng, tại sao chúng ta cần có gia đình trong cuộc đời này? / 

"Growing up in a toxic family" (Lớn lên trong một gia đình độc hại) là một group khá nổi tiếng trên MXH tập hợp hơn 14k thành viên, đa phần đang trong độ tuổi mới lớn (Gen Z). Sợi dây kết họ lại với nhau là sự tức giận bố mẹ, cảm giác muốn bỏ trốn sau mỗi giờ tan học khi nghĩ tới cái cảnh phải về nhà.

Mỗi gia đình có một mức độ toxic khác nhau. Gen Z tham gia nhóm này sẵn sàng phơi bày những vết thương còn mưng mủ trong mối quan hệ với bố mẹ, bóc trần những góc tối trong gia đình như bị bạo lực về thể xác lẫn tinh thần, bị làm nhục trước người lạ, bị so sánh. Người xem không vững có thể cũng bị "sang chấn tâm lý" hoặc chết đuối trong những câu chuyện tiêu cực mà khổ chủ giăng ra.

Chẳng ai giấu giếm việc mình đang tìm một địa chỉ để điều trị trầm cảm, hội chứng rối loạn lo âu hay chả việc gì phải ngượng ngùng khi chính miệng nói ra "tao ghê tởm bố mẹ tao". Tất nhiên, họ cũng chẳng sợ người khác đánh giá, phán xét, mách lẻo hoặc cười cợt vào nỗi đau ấy. 

Bởi đơn giản, KHÔNG-CÓ-PHỤ-HUYNH nào trong group này!

Có gì trong group kín Lớn lên trong một gia đình độc hại hút hơn 14.000 thành viên? - Ảnh 2.Những tâm sự đẫm nước mắt vẽ lên chân dung phụ huynh toxic

Dễ dàng tìm thấy cũng như phân loại các kiểu phụ huynh điển hình trong gia đình toxic qua những tâm sự của các member. Đó là:

Kiểm soát mọi thứ

T.Đ, chia sẻ câu chuyện bị mẹ kiểm soát mọi thứ trong cuộc sống tại "Growing up in a toxic family" như sau:

"Mẹ mình là giáo viên cấp 3. Có nhiều chuyện, mình hoàn toàn không có quyền quyết định, mặc dù đó là việc cá nhân. Đến tận giữa năm lớp 11 mình mới có điện thoại xài, vì thầy cô bạn bè liên lạc với mình khó quá (ở nhà mẹ cũng cấm tiệt iPad, máy tính), mà khi có rồi cũng cấm đoán đủ điều. Ban đầu, mẹ mình chỉ cho mình mang điện thoại đến vào những khi có tiết tiếng Anh để tra từ điển. Ban đêm phải mang qua phòng mẹ sạc vì sợ mình thức khuya chơi game. Mình thì không có loại đam mê đó, nhưng mình muốn được để điện thoại trong phòng, vì mình muốn đặt báo thức dậy đi học sớm.

Mẹ nói không cần mình lo, để mẹ gọi mình dậy đi học. Mình nói là muốn tự dậy, mẹ hét vào mặt mình không là không, như muốn tát vô mặt mình vậy. Nghĩ thôi cũng thấy buồn cười, thân là học sinh lớp 11 mà mình còn chưa tập được cách dậy sớm bằng đồng hồ báo thức. Trước đây mình đã đề cập đến vấn đề này nhiều lần, nhưng lần nào mẹ cũng gạt phăng đi như thế. Nhưng bây giờ con đã lớp 11 rồi đấy mẹ ơi?

Có gì trong group kín Lớn lên trong một gia đình độc hại hút hơn 14.000 thành viên? - Ảnh 3.

Có thể các bạn sẽ bảo đây là chuyện vớ vẩn, lông gà vỏ tỏi, nhưng xin nhớ rằng từ khi còn bé, mình đã không có quyền quyết định những thứ nhỏ xíu như vậy. Mà cái vụ dậy sớm dậy trễ này cũng đã khiến mình đau hết cả đầu đâu cỡ vài nghìn lần.

Hồi tiểu học, trường mình thường tổ chức cho các học sinh quét rác vào sáng sớm. Mình chưa một lần nào đến được, vì mẹ mình không muốn để mình dậy sớm. Mọi người có hiểu cảm giác là người duy nhất bị đứng dậy phê bình giữa lớp vì không đi quét sân không? Có lẽ giờ nghĩ lại thì nó không là gì cả, nhưng với 1 đứa trẻ như mình thời đó, thì tạm thời mình chưa nghĩ ra từ gì thích hợp hơn từ NHỤC. Và khi mình nói, mẹ mình vẫn gạt đi, làm theo ý mẹ, như mọi lần…".

Có gì trong group kín Lớn lên trong một gia đình độc hại hút hơn 14.000 thành viên? - Ảnh 4.

Phụ huynh không chỉ bộc lộ dấu hiệu của việc thích kiểm soát con cái trong đời sống thực mà còn cả trên mạng ảo.

"Mọi người từng phải bỏ những thứ mình yêu thích vì người thân và mọi người xung quanh thấy không phù hợp và do họ không thích chưa? Như trang cá nhân Facebook của mình share một thứ gì đó mình thấy thích nhưng sau đó lại có người bảo không hiểu sao mày lại đăng cái đó lên được, thì mình lại phải gỡ xuống vì không muốn chịu những lời tương tự đó của những người khác nữa không? Hay là sở thích của bạn bị bôi bác là không giúp ích gì cho đời mà còn tốn tiền, tốn thời gian và bạn phải không để lộ ra là mình đã từng rất thích?". 

Cá chắc là ai trong chúng ta cũng đã từng rơi vào tình huống khó chịu như M. khi bị phụ huynh chi phối mọi việc, nhưng chẳng biết làm gì khác ngoài nuốt cục nghẹn vào trong.

Không quan tâm đến cảm xúc của con

"Mẹ mình xoá hết file tài nguyên design của mình, trong đó bao gồm cả các video, hình ảnh của mình và các ứng dụng chỉnh ảnh và video, rồi nói như thể không có gì quan trọng: Tài liệu đó thì quý quá hé? Quan trọng quá hé? Mất thì làm lại. Có phải Toán - Lý - Hoá gì đâu mà quan trọng, toàn mấy cái hình tào lao. Con cảm ơn, cảm ơn nhiều lắm", G.M viết trong "Growing up in a toxic family".

Một câu chuyện khác của G.M cũng hướng đến việc bố mẹ không quan tâm cảm xúc của mình khiến G.M cảm thấy bị tổn thương dù là việc rất nhỏ:

"Tôi: Ốm, stress nên mình nghỉ học vì mệt không chịu được

Mẹ: Tiền thì mất mà suốt ngày nghỉ". 

Có gì trong group kín Lớn lên trong một gia đình độc hại hút hơn 14.000 thành viên? - Ảnh 5.

Không chỉ dừng lại ở việc "vứt cảm xúc" của con vào sọt rác, ba mẹ trong gia đình toxic còn không nhận ra những trò đùa của họ khiến những đứa con sợ hãi và tự ti. Vì đơn giản, mỗi người có một "điểm nhạy cảm" riêng, không phải cứ là ba mẹ thì muốn nói về con cái sao cũng được. 

"Ba mẹ của bạn có như vậy không. Nếu có thì các bạn có cảm thấy giống mình không? Mẹ mình luôn body shaming và nói móc mỉa mình trước mặt người khác và bảo 'chỉ đùa thôi mà?'. Thứ mình thật sự muốn là những lời cổ vũ chứ không phải những lời cười đùa giễu cợt của mẹ. Không phải bất hiếu chứ mình ghét hành động này của mẹ.

Mình ghét cái khuyết điểm này của mẹ, mình không cần mẹ phải nâng mình lên chín tầng mây trước mặt hàng xóm họ hàng nhưng xin đừng luôn lấy chính con ruột của mình ra làm đề tài bàn tán của người khác. Mình sợ cái cảm giác là tâm điểm đó", V.H ngượng ngùng kể.

Có gì trong group kín Lớn lên trong một gia đình độc hại hút hơn 14.000 thành viên? - Ảnh 6.Đưa ra lời đe doạ 

"Uhm, tôi đem một chú hamster về và bà tôi không cho nuôi, thì tôi đã nhắn hỏi mọi người trong lớp, và cũng có người nhận nuôi. Um, nhưng bà ấy vẫn không nguôi giận và bắt đầu gọi tôi bằng những từ ngữ thậm tệ, điên cuồng hù dọa và đánh tôi rằng sẽ cho tôi nghỉ học bla bla. Bác tôi thì xưa giờ đã ghét tôi, nên khi tôi đang ngồi thì bác ấy đá vào đầu tôi. Anh tôi thì chỉ đứng nhìn. Con mệt lắm, chẳng phải con đã cho người khác rồi sao, sao vẫn đánh mắng con thế. Con áp lực lắm. Cổ tay con vẫn còn đau lắm", lời kêu cứu của một thành viên trong hội "Growing up in a toxic family" khi bị chính những người thân đe doạ.

Có gì trong group kín Lớn lên trong một gia đình độc hại hút hơn 14.000 thành viên? - Ảnh 7.Hay chỉ trích và không đánh giá cao những nỗ lực của bạn 

"Chuyện là đợt thi vừa rồi mình được 9 điểm Văn học kì, mình kiểu sốc lắm, không bao giờ mơ được vậy. Nhưng mẹ mình nói tạm được. Mình có khoe với bố, nhưng nhận lại chỉ là câu hỏi: Điểm thấp sao không thấy nói? Hụt hẫng lắm, điều mình cần chỉ là một lời khen mà khó vậy hả?".

"Mọi người có ai từng trải qua việc đi thi mình chỉ sai 1 câu nhưng bị bố chửi suốt con đường từ trường về nhà, người đi đường ai cũng nghe không. Dù khi có điểm thì mình được 9 điểm".

"Bị chửi vì điểm kém là chuyện thường rồi, bị chửi vì điểm cao mới sợ cơ. Mới tuần trước thôi, mình được 10 điểm Toán. Phải, mình giải được câu C bài hình. Mình học không giỏi, cũng tầm cỡ trung bình thôi, nhưng mình đã nỗ lực rất nhiều, rất nhiều để làm cho ba mẹ mình tự hào. Nhưng sau khi mang điểm 10 về nhà khoe, mẹ đã chửi, đánh mình, mẹ bảo: 'Tao cần điểm thật của mày, không phải điểm mày ăn gian mà có được...'.

Có gì trong group kín Lớn lên trong một gia đình độc hại hút hơn 14.000 thành viên? - Ảnh 8.

"Mẹ mắng to đến nỗi hàng xóm nghe được, họ đồn mình gian lận, bạn bè đi qua nghe thấy, cũng lườm, liếc mình. Mặc dù thầy cô cũng đã công nhận nỗ lực của mình, nhưng mà mình lại cảm thấy không được tôn trọng nữa, mình nản lắm, không muốn học nữa. Mình biết mình còn nhỏ lắm, nỗ lực của mình không là gì với mọi người đâu, nhưng cảm giác cố gắng rất nhiều mà không được tự hào hay khen gì nó buồn lắm".

Ngoài những câu chuyện kể trên, "Growing up in a toxic family" cũng không thiếu những "tút" nhuộm mùi đau thương của Gen Z khi trót có bố mẹ thường xuyên nhầm lẫn giữa kỷ luật và sự trừng phạt, thái độ so sánh cực đoan giữa các anh chị em trong gia đình khiến những bữa cơm chung trở nên nghẹt thở. Tóm lại, một khi đã lạc vào group này bạn khó lòng mà ổn được. Có thể ngay từ ban đầu bạn vì không ổn nên bạn tìm thấy group hoặc đang ổn nhưng khi đọc xong những câu chuyện tăm tối ở đây, tự nhiên sẽ thấy... không ổn nữa.

Admin group "tố cáo" bố mẹ nói gì?

Dừng lại một giây. Khoan đã, tôi đang đọc những điều gì thế này! Gia đình và bố mẹ vốn không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với sự bình yên nhưng liệu có đến mức tồi tệ như vậy không?

Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với admin group "Growing up in a toxic family" để hiểu lý do vì sao nhóm này được lập nên, có hay không việc cố tạo nội dung tiêu cực, drama hoá mối quan hệ gia đình để câu nhằm đưa các bạn trẻ vốn chưa có lập trường vững trong cuộc sống đến với suy nghĩ bồng bột của tuổi mới lớn: Mình là nạn nhân trong câu chuyện do mình làm nhân vật chính bố mẹ không đáng tin, bạn bè mới là người hiểu mình nhất.

1. Thưa admin, bạn cũng là 1 người bất mãn với gia đình nên mới nghĩ ra việc lập group, tạo cộng đồng để những người có cùng tâm tư chia sẻ với nhau?

Hồi nhỏ, tôi cũng rất mâu thuẫn với gia đình nhưng tôi chuyển ra ngoài từ sớm nên quan hệ đã tốt hơn nhiều (do ít về nhà). Ý định lập group bắt nguồn từ những video trên Tok có nội dung "Chứng minh bạn lớn lên trong gia đình toxic mà không cần trực tiếp nói ra điều đó". 

Tôi cảm thấy thế hệ Z có rất nhiều bạn có khả năng tạo nội dung siêu tốt nhằm bày tỏ nỗi lòng của mình một cách hài hước và không hề tiêu cực. Ngoài ra nếu các bậc phụ huynh có đọc được thì cũng là một luồng ý kiến giúp họ mở lòng và lắng nghe con cái nhiều hơn.

2. Bao nhiêu câu chuyện chia sẻ trên đó, bao nhiêu là thực - bao nhiêu là tạo dựng? 

Đội ngũ admin chỉ làm ảnh chế từ trải nghiệm của bản thân và nguồn nước ngoài chứ không chia sẻ nhiều. Các tâm sự của member thì đều là thật vì tôi nghĩ không ai lớn lên trong một gia đình hoà thuận mà lại bịa chuyện để đếm cả. 

Có gì trong group kín Lớn lên trong một gia đình độc hại hút hơn 14.000 thành viên? - Ảnh 9.

3. Nếu một thành viên viết lên đó ý định muốn tự tử, admin sẽ làm gì để điều xấu nhất không xảy ra?

Nếu một thành viên trong group có ý định tự tử, ở phần comment sẽ có rất nhiều bạn cung cấp hotline, số điện thoại tới các phòng khám, chuyên viên tâm lý. Chúng tôi cũng có thể nói chuyện, tâm sự trực tiếp với các em ấy. Tuy không giúp nhiều được cho các em nhưng ít nhất có thể khiến các em bình tĩnh lại. Khi cảm thấy được chia sẻ, các em ấy sẽ thấy nhẹ nhõm hơn.

Cảm ơn chia sẻ của admin!

Đọc đến đây, xin hỏi chuẩn mực về một gia đình hoàn hảo của bạn bắt nguồn từ đâu?

Có phải là từ sách truyện, phim ảnh và các quảng cáo trên TV không? 

Chúng ta sẽ được nghe hoặc xem những thứ có thể sẽ chẳng bao giờ xuất hiện ngoài đời thực như: Ba mẹ vào phòng con cái thì gõ cửa rất lịch sự, đón con về nhà sau một ngày học tập vất vả ở trường với nụ cười tươi và quan tâm hôm nay của con thế nào. Rồi thành viên trong gia đình đều yêu thương, thấu cảm cho nhau. Nếu con mắc lỗi, ba mẹ sẽ lặng lẽ tự tìm ra nguyên nhân sâu xa của hành động sai lệch đó và ngồi xuống tâm sự với con nhẹ nhàng…

Ối dồi ôi, tỉnh lại đi các bạn ơi, tôi cũng từng "bị lừa" như thế! Gia đình ngoài đời không hề giống như trên TV đâu. Và những cú sốc sẽ đến!

Người bị sốc nặng nhất chính là những người chưa có nhiều trải nghiệm với cuộc sống thực tế bên ngoài, họ chưa thể "giác ngộ" ra rằng: Gia đình không chỉ là tổ ấm, mà đó là nơi để cãi nhau, làm tổn thương nhau nhưng rồi sau tất cả có những chuyện chỉ người nhà mới có thể vì nhau. 

Khoảng chục năm trước, Gen Y "vỡ mộng" xong xuôi về mối quan hệ gia đình - bố mẹ, bây giờ đến lượt Gen Z. 

Không một ai ủng hộ việc lấy danh nghĩa người nhà để đối đãi tuỳ tiện và làm tổn thương nhau, song có bao giờ bạn nghĩ những điều mình không vừa ý với bố mẹ trong nhà cũng là một phần của việc học cách tiếp nhận vấn đề - giải quyết vấn đề mà cuộc sống đang cố gắng chuẩn bị cho bạn trước những thử thách tương lai?

Tôi tin rằng, những bạn trẻ nào từng trút tâm tư vào "Growing up in a toxic family" đều thực tâm không muốn những điều tồi tệ xảy đến với người thân của họ, gia đình họ. Và không một phụ huynh nào muốn con cái lớn lên và ngày càng xa mình theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Mong muốn như vậy nhưng họ có suy nghĩ hay động thái gì khi biết trên đời tồn tại một chiếc group như thế?

Có gì trong group kín Lớn lên trong một gia đình độc hại hút hơn 14.000 thành viên? - Ảnh 10.

Tôi đã mang những câu chuyện trong group kín trải ra trước mắt những người đang là bố mẹ, có con ở độ tuổi Gen Z. Thái độ mà tôi nhận được khá giống nhau. Đầu tiên họ bất ngờ, sau đó tò mò, lúc biết được những câu chuyện đen tối được đăng trong group, họ cáo bận không tiếp chuyện được hoặc phán luôn “con cô không có trong group ấy, em nó đang có một gia đình bình thường nên cô không chia sẻ về vấn đề này”. 

Có phải, chính phụ huynh cũng cảm thấy sợ hãi và lúng túng khi đối diện với những vấn đề về tâm lý của con, đặc biệt là trong độ tuổi trưởng thành! Họ luôn nghĩ rằng "những điều tiêu cực ấy sẽ chừa con mình ra" và tiếp tục "làm những điều tốt nhất cho con" dù hành động cho đi ấy có được con đón nhận đúng cách hay không, thì vẫn còn là một "bí mật gia đình".

Hàng loạt vấn đề được đặt ra: Làm cách nào để thay đổi môi trường gia đình toxic, bố mẹ và con cái phải học cách đưa thông điệp như thế nào với nhau, tổn thương trong giới hạn nào có thể chấp nhận và vượt qua? Cuối cùng, tại sao chúng ta cần có gia đình trong cuộc đời này?

Vào một buổi học, thầy giáo chúng tôi mang vào lớp rất nhiều túi nhựa và một bao khoai tây thật to. Thầy chậm rãi giải thích với mọi người rằng, mỗi khi oán giận hoặc không muốn tha thứ lỗi lầm cho ai, hãy viết tên của người đó lên một củ khoai tây rồi cho vào túi nhựa. Chúng tôi thích thú viết tên những kẻ mình không ưa hay oán hận rồi cho vào túi. Chỉ một lúc sau chiếc túi nào...
Đọc tiếp

Vào một buổi học, thầy giáo chúng tôi mang vào lớp rất nhiều túi nhựa và một bao khoai tây thật to. Thầy chậm rãi giải thích với mọi người rằng, mỗi khi oán giận hoặc không muốn tha thứ lỗi lầm cho ai, hãy viết tên của người đó lên một củ khoai tây rồi cho vào túi nhựa. Chúng tôi thích thú viết tên những kẻ mình không ưa hay oán hận rồi cho vào túi. Chỉ một lúc sau chiếc túi nào của chúng tôi cũng đã căng nặng và đầy khoai tây. Thậm chí có người một túi không chứa hết khoai, phải thêm một túi nhỏ kèm theo. Sau đó thầy yêu cầu chúng tôi hãy mang theo bên mình túi khoai tây đó bất cứ nơi đâu và bất cứ khi nào trong một tuần lễ. Đến lớp thì mang vào chỗ ngồi, về nhà thì mang vào tận giường ngủ, thậm chí khi vui chơi cùng bạn bè cũng phải đem theo. Chỉ sau một thời gian ngắn chúng tôi đã bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và phiền toái vì lúc nào cũng có một túi khoai nặng nề kè kè bên cạnh. Tình trạng này còn tệ hơn nữa khi những củ khoai tây bắt đầu thối rửa, rỉ nước. Cuối cùng, chúng tôi quyết định xin thầy cho quẳng hết số khoai ấy đi và cảm thấy thật nhẹ nhàng thoải mái. Lúc ấy, thầy giáo của chúng tôi mới từ tốn nói: “ Các em thấy không, lòng oán hận hay thù ghét người khác đã làm chúng ta thật nặng nề và khổ sở. Càng oán ghét và không tha thứ cho người khác ta càng giữ lấy ghánh nặng khó chịu ấy mãi trong lòng. Lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta trao tặng mọi người, mà đó còn là một món quà tốt đẹp mỗi chúng ta dành tặng bản thân mình” tìm phép liên kết của đoạn văn trên

2
23 tháng 5 2021
mọi người ăn xong thả bom (xì dắm) a hihi😂😁😁😃😃😃😃😃😃😃😃😃😃😃😃😃😃😃😃😃😃😃!
17 tháng 11 2021

? Vậy câu hỏi là gì bạn

23 tháng 5 2021

“Cho” và “nhận” là hai quá trình quen thuộc và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi con người. Vậy “cho” và “ nhận” là gì? Nó đóng vai trò như thế nào trong cuộc sống của mỗi chúng ta? “Cho” chính là sự san sẻ, giúp đỡ, yêu thương xuất phát từ tâm từ trái tim của một người, còn “nhận” là sự được đáp trả, đền ơn. Giữa “cho” và “nhận” luôn tồn tại mối quan hệ nhân quả nhưng đồng thời cũng tương trợ, bổ sung cho nhau. Bởi cuộc sống luôn tồn tại quy luật hai chiều, nếu không cho đi thì đừng mong ngóng được nhận lại. Đồng thời, khi cho đi bằng cả tấm lòng, thứ ta nhận lại không chỉ là lời cảm ơn từ người nhận mà còn là sự thanh thản, trạng thái hạnh phúc cho tâm hồn. Hơn nữa, đường đời không bao giờ bằng phẳng. Những lúc phải đối mặt với khó khăn thử thách , một cái nắm tay thật chặt, một sự giúp đỡ - dù nhỏ thôi nhưng chắc chắn sẽ giúp người được nhận mạnh mẽ hơn nhiều. Vậy nhưng, nếu cho đi mà chỉ mong nhận được sự đền đáp, chắc chắn việc đã làm sẽ mất đi ý nghĩa. Trong cuộc sống, không khó để bắt gặp những người mượn việc từ thiện để đánh bóng tên tuổi, thương hiệu. Thậm chí, gần đây còn xuất hiện những kẻ lợi dụng lòng tốt của người khác, giả danh bán tăm nhân đạo để trục lợi. Những người như vậy đáng bị xã hội lên án và phê phán. Chính vì vậy mỗi chúng ta cần nhận thức được vai trò của “cho” và “nhận”, cương quyết chối bỏ lối sống ích kỉ, vô cảm, thờ ơ với đồng loại, nỗ lực học tập và rèn luyện để có thể kiến tạo giá trị cho bản thân cũng như cộng đồng. Bởi đúng như nhà thơ Tố Hữu từng viết: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

Đất nước ta đang bước vào một thế kỷ mới, một thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới mới, vì vậy mỗi người đều phải chuẩn bị hành trang cho mình để vững vàng hơn khi bước vào thế kỷ này, trong đó, sự chuẩn bị của các thiếu niên là vô cùng quan trọng vì họ là những thế hệ tương lai của đất nước. Hành trang là những trang bị, vật dụng cần thiết của mỗi người trong một chuyến đi xa. Nhưng hành trang ở đây được hiểu là tri thức, kỹ năng, thói quen, được coi là điều kiện cần và đủ để thanh niên có thể tự tin trước sự phát triển một cách chóng mặt của Khoa học – Kỹ thuật, của sự hội nhập kinh tế thế giới với tính kỷ luật và cường độ lao động cao. Việc chuẩn bị hành trang như vậy sẽ giúp cho chúng ta có thêm nhiều kiến thức, bổ sung thêm tri thức, kỹ năng cho mỗi người, bên cạnh đó giúp ta vững vàng hơn và không bị bỡ ngỡ khi bước vào thế kỷ mới. Đối với đất nước và xã hội, việc chuẩn bị hành trang sẽ là một bước đệm để đưa đất nước phát triển, giúp đất nước hòa nhập với nền kinh tế thế giới, thoát khỏi cảnh nghèo nàn, lạc hậu để sánh vai với các cường quốc năm Châu.

23 tháng 5 2021

“Lớp trẻ Việt Nam cần nhận ra những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam để rèn những thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới”. Phó Thủ Tướng Vũ Khoan đã nhấn mạnh trong bài viết “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” của mình. Lần đầu được giới thiệu trên báo Tia sáng năm 2001.

Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. Từ cổ chí kim bao giờ con người vẫn là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỷ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò của con người lại càng nổi trội.

Cần chuẩn bị những cái cần thiết trong hành trang mang vào thế kỷ mới, trong khi chúng ta đã chứng kiến sự phát triển như huyền thoại của khoa học và và công nghệ, làm cho tỷ trọng trí tuệ trong một sản phẩm ngày một lớn. Chắc rằng chiều hướng này sẽ ngày càng gia tăng. Một phần dưới tác động của những tiến bộ về khoa học và công nghệ, sự giao thoa, hội nhập giữa các nền kinh tế chắc chắn sẽ sâu rộng hơn nhiều.

Trong một thế giới như vậy, nước ta lại phải cùng một lúc giải quyết ba nhiệm vụ: thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu của nền kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đồng thời lại phải tiếp cận ngay với nền kinh tế tri thức. Làm nên sự nghiệp ấy đương nhiên là những con người Việt Nam với những điểm mạnh và điểm yếu của nó.

Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới. Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu. Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng còn tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề. Không nhanh chóng lấp những lỗ hổng này thì thật khó bề phát huy trí thông minh vốn có và không thể thích ứng với nền kinh tế mới chứa đựng đầy tri thức cơ bản và biến đổi không ngừng.

Cái mạnh của người Việt Nam ta là sự cần cù, sáng tạo. Điều đó thật hữu ích trong một nền kinh tế đòi hỏi tinh thần kỷ luật rất cao và thái độ rất nghiêm túc đối với công cụ và quy trình lao động với những máy móc, thiết bị rất tinh vi. Tiếc rằng ngay trong mặt mạnh này của chúng ta cũng lại ẩn chứa những khuyết tật không tương tác chút nào với một nền kinh tế công nghiệp hoá chứ chưa nói tới nền kinh tế tri thức. Người Việt nam ta cần cù thì cần cù thật nhưng lại thiếu đức tính tỉ mỉ. Khác với người Nhật vốn cũng nổi tiếng cần cù lại thường rất cẩn trọng trong khâu chuẩn bị công việc, làm cái gì cũng tính toán chi ly từ đầu, người Việt Nam ta thường dựa vào tính tháo vát của mình, hành động theo phương châm “nước đến chân hãy nhảy”, “liệu cơm gắp mắm”. Do còn chịu ảnh hưởng nặng nề của phương thức sản xuất nhỏ và cách sống ở nơi thôn dã vốn thoải mái và thanh thản nên người Việt Nam chưa có được thói quen tôn trọng những quy định nghiêm ngặt của công việc là cường độ khẩn trương. Ngay bản tính “sáng tạo’ một phần nào đó cũng có mặt trái ở chỗ ta hay loay hoay “cải tiến”, làm tắt, không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ. Trong một xã hội công nghiệp và “hậu công nghiệp” những khuyết tật ấy sẽ là những vật cản ghê gớm.

Trong một “thế giới mạng’, ở đó hàng triệu người trên phạm vi toàn cầu gắn kết với nhau trong một mạng Internet thì tính cộng đồng là một đòi hỏi không thể thiếu được. Nhân dân ta có truyền thống lâu đời đùm bọc, đoàn kết với nhau theo phương châm “nhiễu điều phủ lấy giá gương”. Bản sắc này thể hiện mạnh mẽ nhất trong cảnh đất nước lâm nguy, ngoạn bằng đe dọa. Nhưng tiếc rằng phẩm chất cao quý ấy thường lại không đậm nét trong việc làm ăn, có thể do ảnh hưởng của phương thức sản xuất nhỏ, tính đố kỵ vốn có của lối sống theo thứ bậc không phải theo năng lực và lối suy nghĩ “trâu buộc ghét trâu ăn” đối với người hơn mình ở làng quê thời phong kiến. Ta có thể quan sát thấy điều đó ngay trong cả những việc nhỏ nhặt: ví dụ vào thăm bảo tàng thì người Nhật túm tụm vào với nhau chăm chú nghe thuyết minh, còn người Việt Nam ta lại lập tức tản ra xem những thứ mình thích; người Hoa ở nước ngoài thường cưu mang nhau, song người Việt lại thường đố kỵ nhau.

Bước vào thế kỷ mới, nước ta sẽ hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới. Bản tính thích ứng nhanh sẽ giúp dân ta tận dụng những cơ hội, ứng phó với thách thức do tiến trình hội nhập đem lại. Nhưng thái độ kỳ thị đối với sự kinh doanh, thói quen ảnh hưởng sự bao cấp, nếp nghĩ sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức đều sẽ cản trở sự phát triển của đất nước. Thói quen ở không ít người thích tỏ ra “khôn vặt”,”bóc ngắn cắn dài”, không coi trọng chữ “tín” sẽ gây tác hại khôn lường trong quá trình kinh doanh và hội nhập.

Bước vào thế kỷ mới, muốn “sánh vai các cường quốc năm châu” thì chúng ta sẽ phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu. Muốn vậy thì khâu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ – những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới – nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất.

Hồi nhỏ sống với đồngCâu 1. Hãy viết bảy câu thơ tiếp theo để hoàn thành đoạn thơ.Câu 2. Đoạn thơ vừa chép có sự kết hợp giữa những phương thức biểu đạt nào?Câu 3. Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong dòng thơ “cái vầng trăng tình nghĩa”.Câu 4. Cho câu chủ đề sau đây:Qua hai khổ thơ đầu bài Ánh trăng, ta hiểu được mối quan hệ gắn bó, thân thiết...
Đọc tiếp

Hồi nhỏ sống với đồng

Câu 1. Hãy viết bảy câu thơ tiếp theo để hoàn thành đoạn thơ.

Câu 2. Đoạn thơ vừa chép có sự kết hợp giữa những phương thức biểu đạt nào?

Câu 3. Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong dòng thơ “cái vầng trăng tình nghĩa”.

Câu 4. Cho câu chủ đề sau đây:

Qua hai khổ thơ đầu bài Ánh trăng, ta hiểu được mối quan hệ gắn bó, thân thiết của tác giả và vầng trăng.

Hãy triển khai câu chủ đề trên bằng một đoạn văn khoảng 12 câu lập luận theo cách diễn dịch. Trong đoạn sử dụng câu văn có thành phần biệt lập cảm thán và phép thế liên kết câu (gạch chân, chú thích).

PHẦN II. (5 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới.

(SGK Ngữ văn 9, tập 2)

Câu 1. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Nêu tên tác giả và hoàn cảnh sáng tác của văn bản đó.

Câu 2. Nhân vật xưng tôi trong đoạn văn là ai? Điều gì khiến nhân vật tôi đến gần quả bom lại cảm thấy không sợ nữa?

Câu 3. Hãy tìm một câu văn có thành phần biệt lập trong đoạn trích trên và nêu tác dụng của việc sử dụng thành phần đó.

Câu 4. Từ đoạn trích trên và những hiểu biết xã hội, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của mỗi người trong mối quan hệ giữa các cá nhân và tập thể.

1
29 tháng 5 2021

Hồi nhỏ sống với đồng

Câu 1. Hãy viết bảy câu thơ tiếp theo để hoàn thành đoạn thơ.

Hồi nhỏ sống với đồng 

với sông rồi với bể 

hồi chiến tranh ở rừng 

vầng trăng thành tri kỉ 

Trần trụi với thiên nhiên 

hồn nhiên như cây cỏ 

ngỡ không bao giờ quên 

cái vầng trăng tình nghĩa 

Câu 2. Đoạn thơ vừa chép có sự kết hợp giữa những phương thức biểu đạt nào?

Đoạn thơ có sự kết hợp phương thức biểu đạt giữa tự sự và biểu cảm 

Câu 3. Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong dòng thơ “cái vầng trăng tình nghĩa”.

Biện pháp nhân hóa "vầng trăng tình nghĩa". Tác dụng: gợi hình dung, sinh động về vầng trăng. Đồng thời, khẳng định được sự vẹn tròn trong vầng trăng nghĩa tình với quá khứ, với tuổi thơ, vơi cuộc đời, gắn với những gì tươi đẹp đáng trân nhưng cũng là tiền đề để bày tỏ sự thất vọng trước thái độ bạc bẽo của con người. Tác giả bày tỏ niềm trân trọng vầng trăng và cũng là đau đớn trước đổi thay vô tình của bản thân sau này. 

Câu 4. Cho câu chủ đề sau đây:

Qua hai khổ thơ đầu bài Ánh trăng, ta hiểu được mối quan hệ gắn bó, thân thiết của tác giả và vầng trăng.

Hãy triển khai câu chủ đề trên bằng một đoạn văn khoảng 12 câu lập luận theo cách diễn dịch. Trong đoạn sử dụng câu văn có thành phần biệt lập cảm thán và phép thế liên kết câu (gạch chân, chú thích).

Hẳn trong tâm trí chúng ta chưa thể quên những lời thơ mộc mạc, giản dị mà chan chứa tình cảm trong bài thơ Tre Việt Nam của tác giả. Nếu Tre Việt Nam tựa như một khúc đồng dao ngân nga trong tâm hồn thì bước vào thế giới của ánh trăng, ta lại gặp những lời thơ chân thành, ẩn chứa niềm băn khoăn, day dứt:Chỉ bằng bốn câu thơ ngắn, Nguyễn Duy đã dựng lại được cả thời niên thiếu cho đến lúc trưởng thành của mình. Khổ thơ nhẹ nhàng đưa người đọc lần về quá khứ, hai chữ “hồi ở câu một và ba làm cho khổ thơ như có một chỗ dừng chân. Cái dừng chân giữa ranh giới của ấu thơ và lúc trưởng thành! Cả một hệ thống những đồng, sông, bể gọi một vùng không gian quen thuộc của tuổi ấu thơ, nó cứ mở rộng dần ra cùng với thời gian lớn dần lên của đứa trẻ. Nhưng cái chính là nó diễn tả một nỗi niềm sung sướng đến hả hê được chan hoà, ngụp lặn trong cái mát lành của quê hương như dòng sữa ngọt. Hai câu thơ 10 tiếng, gieo vần lưng (đồng – sông) kết hợp cùng từ “với” điệp lại ba lần gợi lên cái thế bè đôi thật quấn quýt chia sẻ, cảm thông, dìu đỡ con người, và đồng hay sông, rồi bể như những người bạn vô tư. ở hai câu đầu không thấy nói đến vầng trăng. Chỉ đến khi lớn lên, cái ánh sáng bàng bạc mơ hồ của ánh trăng mới neo đậu vào trí nhớ con người khi phải xa cách quê hương.Và người dẫn đường chỉ lối cho dòng suy nghĩ ấy chính là ánh trăng. Dường như cái ánh sáng cao khiết ấy soi rọi đến từng ngõ ngách khiến con đường trở về quá khứ trở nên sáng rõ. Vầng trăng đối với người cầm súng ở trong rừng đã thay thế cho tất cả, cả đồng, sông, bể để trở nên một người bạn đồng hành thành vầng trăng tri kỉ . “Tri kỉ” là biết người như biết mình, bạn tri kỉ là người bạn rất thân, hiểu biết mình. Trăng với người lính, với nhà thơ trong những năm ở rừng thời chiến tranh đã trở thành đôi bạn tri kỉ. Trăng đã chia ngọt sẻ bùi hân hoan trong niềm vui thắng trận của người lính tiền phương. Nếu các tao nhân xưa thường “đăng lâu vọng nguyệt” thì anh bộ đội Cụ Hồ một thời trận mạc đã nhiều lần đứng trên đồi cao, hành quân vượt núi hay đứng canh chờ giặc giữa rừng khuya sương muối cũng say sưa ngắm vầng trăng cao nguyên. Càng thú vị biết bao, cái vầng trăng từng làm mê đắm bao tâm hồn thi nhân của mọi thời đại hiện lên trong lời thơ của Nguyễn Duy vẫn rất mới mẻ, không hề trùng lặp.