K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 10 2023

- Tên của bài thơ "Tiếng vọng hòa bình"

- Vần có trong bài thơ: "ôi" ( hồi - rồi ), "ât" ( vật - mất )

- Hình ảnh có trong bài thơ: "cảnh vật", "bóng người", "chiến trường", "áo", "hòa bình", "Tổ quốc".

16 tháng 10 2023

Hình ảnh ẩn dụ "mặt trời bé con" 

Tác dụng:

- Tăng tính biểu hình, biểu cảm gây ấn tượng sâu sắc với người đọc

- Cho thấy tình yêu thương sâu sắc và sự nâng niu của người mẹ dành cho đứa con.

- Tình mẫu tử cao đẹp và thiêng liêng.

BA LƯỠI RÌU Xưa có một anh chàng tiều phu nghèo, mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Gia tài của anh chỉ có một chiếc rìu sắt. Hàng ngày, anh xách rìu vào rừng đốn củi bán lấy tiền kiếm sống qua ngày. Một hôm, như thường ngày, chàng tiều phu vác rìu vào rừng để đốn củi, trong lúc đang chặt củi cạnh bờ sông thì chẳng may chiếc rìu của chàng bị gãy cán và lưỡi rìu văng ra rơi xuống dòng sông...
Đọc tiếp

BA LƯỠI RÌU

Xưa có một anh chàng tiều phu nghèo, mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Gia tài của anh chỉ có một chiếc rìu sắt. Hàng ngày, anh xách rìu vào rừng đốn củi bán lấy tiền kiếm sống qua ngày.

Một hôm, như thường ngày, chàng tiều phu vác rìu vào rừng để đốn củi, trong lúc đang chặt củi cạnh bờ sông thì chẳng may chiếc rìu của chàng bị gãy cán và lưỡi rìu văng ra rơi xuống dòng sông chảy xiết. Anh chàng vội lặn ngay xuống sông để tìm nhưng tìm hoài không thấy. Thất vọng, anh chàng tiều phu lên bờ than thở. Bỗng từ đâu đó, có một ông cụ với vẻ mặt phúc hậu và đôi mắt rất hiền từ tiến lại trước mặt chàng. Ông cụ nhìn chàng tiều phu và hỏi:

- Này con, con đang có chuyện gì mà ta thấy con khóc than buồn bã thế?

Anh chàng tiều phu buồn rầu nhìn cụ già rồi trả lời:

- Thưa cụ, bố mẹ cháu mất sớm, cháu phải sống mồ côi từ nhỏ, gia cảnh nhà cháu rất nghèo, tài sản duy nhất của cháu là chiếc rìu sắt mà bố mẹ cháu trước lúc qua đời để lại. Có chiếc rìu đó cháu còn vào rừng đốn củi kiếm sống qua ngày. Chẳng may lúc nãy đốn củi, cháu đã làm nó bị rơi xuống sông, cháu không biết lấy gì để kiếm sống nữa. Vì vậy, cháu buồn lắm cụ ạ!

Nói rồi, anh lại thở dài nhìn dòng nước đang chảy xiết. Ông cụ đáp lời chàng tiều phu:

- Ta tưởng có chuyện gì lớn, cháu đừng buồn nữa, để ta lặn xuống sông lấy hộ cháu chiếc rìu lên.

Anh tiều phu chưa kịp ngăn ông lại thì ông cụ lao mình xuống dòng sông đang chảy xiết. Một lúc sau, ông cụ ngoi lên khỏi mặt nước tay cầm một chiếc rìu bằng bạc sáng loáng và hỏi anh chàng tiều phu nghèo:

- Đây có phải lưỡi rìu mà con đã sơ ý làm rơi xuống không?

Anh chàng tiều phu hết sức ngạc nhiên về cụ già nhưng nhìn lưỡi rìu bằng bạc thấy không phải của mình nên anh lắc đầu đáp:

- Thưa cụ, không phải lưỡi rìu của cháu cụ ạ!

Lần thứ hai, ông cụ lại lao mình xuống dòng sông chảy xiết để tìm chiếc rìu cho chàng tiều phu. Một lúc sau, ông cụ ngoi lên khỏi mặt nước tay cầm chiếc rìu bằng vàng và hỏi chàng tiều phu:

- Đây có phải là lưỡi rìu mà con đã làm rơi xuống sông không? Anh chàng tiều phu nhìn lưỡi rìu bằng vàng sáng chói, anh lại lắc đầu và bảo:

- Không phải là lưỡi rìu của cháu cụ ạ! Lưỡi rìu của cháu bằng sắt cơ!

Lần thứ ba, ông cụ lại lao mình xuống sông và lần này khi lên ông cụ cầm trên tay là chiếc rìu bằng sắt. Cụ chưa kịp hỏi thì chàng tiều phu đã reo lên sung sướng:

- Đúng là cái này rồi cụ ạ! Đây chính là lưỡi rìu khi nãy cháu chẳng may đánh rơi xuống nước.

Cụ già lên bờ đưa cho chàng tiều phu lưỡi rìu sắt. Chàng tiều phu vui sướng đón lấy lưỡi rìu của mình, luôn miệng cảm ơn cụ già. Cụ già nhìn anh cười một cách hiền hậu. Trong phút chốc, cụ đã hóa phép trở thành một ông Bụt râu tóc bạc phơ với chiếc áo choàng lấp lánh. Cụ nói:

- Con quả là người thật thà và trung thực, không hề ham tiền bạc và lợi lộc. Nay ta tặng thêm cho con hai lưỡi rìu bằng vàng và bạc này. Đây là quà ta tặng con, con cứ vui vẻ nhận.

Anh chàng tiều phu cúi đầu cảm tạ, hai tay đỡ lấy hai lưỡi rìu cẩn thận. Ông cụ vuốt râu cười rồi biến mất. Lúc đó anh chàng tiều phu mới biết rằng mình vừa được Bụt giúp đỡ.

 

mang chiếc rìu sắt lên cho chàng tiều phu ngay từ lần đầu tiên?

Câu 10: Viết đoạn văn khoảng 7 – 9 câu trình bày cảm nhận của em về nhân vật chàng tiều phu. Trong đoạn văn có sử dụng từ ghép và từ láy, gạch chân và chú thích rõ một từ ghép và một từ láy.

0
15 tháng 10 2023

Hai khổ thơ trên tượng trưng cho môi trường học tập và vai trò của trường học trong việc hình thành nhân cách của học sinh. Chúng thể hiện một cái nhìn tích cực về giáo dục và học hành.

Khổ thơ đầu tiên mô tả bầu trời đêm đầy ngàn sao lấp lánh, tượng trưng cho sự mở cửa của tri thức và kiến thức cho học trò. Sao là những biểu tượng của kiến thức, và việc chúng "lấp lánh" biểu thị sự hứng thú và tò mò của học sinh trong việc học hỏi. Cảm giác "ước vọng" được tạo ra, thể hiện sự quyết tâm và khao khát thành công trong học tập.

Khổ thơ thứ hai miêu tả trường học như một "dòng sông mát" và "giọt trong kiến thức loài người." Đây là hình ảnh của môi trường học tập và vai trò của trường học trong việc truyền đạt kiến thức và giúp học sinh phát triển. Trường học được coi là nơi cung cấp sự thật và kiến thức, giúp học sinh "tắm trong sự thật" và phát triển "nhân nghĩa - tinh khôi."

Tổng cộng, hai khổ thơ này tôn vinh giáo dục và trường học như một nơi giúp học sinh phát triển kiến thức, đam mê, và phẩm chất nhân nghĩa. Chúng thúc đẩy tinh thần học hỏi và khao khát thành công trong học tập, và tạo ra một hình ảnh tích cực về giáo dục.

 

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:   KHÚC BẢY chúng tôi không mệt đâu nhưng cỏ sắc mà ấm quá!   tuổi hai mươi thằng em tôi sững sờ một cánh chim mảnh như nét vẽ nhiều đổi thay như một thoáng mây khi chúng tôi nằm nó vẫn ngồi nguyên đó ngậm im lìm một cọng cỏ may   những dấu chân rồi lùi lại phía sau dấu chân in trên đời chúng tôi những tháng năm trẻ...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

 

KHÚC BẢY

chúng tôi không mệt đâu

nhưng cỏ sắc mà ấm quá!

 

tuổi hai mươi thằng em tôi sững sờ

một cánh chim mảnh như nét vẽ

nhiều đổi thay như một thoáng mây

khi chúng tôi nằm nó vẫn ngồi nguyên đó

ngậm im lìm một cọng cỏ may

 

những dấu chân rồi lùi lại phía sau

dấu chân in trên đời chúng tôi những tháng năm trẻ nhất

mười tám hai mươi sắc như cỏ

dày như cỏ

yếu mềm và mãnh liệt như cỏ

 

cơn gió lạ một chiều không rõ rệt

hoa chuẩn bị âm thầm trong đất

nơi đó nhất định mùa xuân sẽ bùng lên

hơn một điều bất chợt

 

chúng tôi đã đi không tiếc đời mình

(nhưng tuổi hai mươi làm sao không tiếc)

nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?

 

cỏ sắc mà ấm quá, phải không em?

(Thanh Thảo, trích Chương 1. Chiếc áo ngắn, trường ca Những người đi tới biển, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2015, tr. 138 – 139)

Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? Căn cứ vào đâu để xếp đoạn thơ vào thể thơ đó?

0
12 tháng 10 2023

Được sử dụng nghệ thuật nhân hóa.Tác dụng:

+giúp cho người nghe cảm thấy nhộn nhịp và vui vẻ hơn

13 tháng 10 2023

Nghệ thuật nhân hóa qua từ "ru" 

Tác dụng:

- Tăng tính biểu hình biểu đạt gây ấn tượng với người đọc

- Thể hiện sự hi sinh và tình yêu thương của người mẹ đối với đứa con

- Ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, cao cả

22 tháng 11 2024

Tình bạn như ánh trăng ngà,
Dìu ta qua những phong ba cuộc đời.
Ta sầu, bạn bè bên ta
Cùng ta nếm trải đắng cay ngọt bùi

 

12 tháng 10 2023

Hình ảnh ẩn dụ "mặt trời bé con" 

Tác dụng:

- Tăng tính biểu hình, biểu cảm gây ấn tượng sâu sắc với người đọc

- Cho thấy tình yêu thương sâu sắc và sự nâng niu của người mẹ dành cho đứa con.

- Tình mẫu tử cao đẹp và thiêng liêng.

12 tháng 10 2023

À ơi này cái mặt trời bé con là hình ảnh của người con