K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 4 2024

TK:

I. Khổ 1 Mùa xuân chín

1. Vẻ đẹp của hình ảnh thơ

* Các hình ảnh thơ:

- Làn nắng ửng: ảnh nắng nhẹ, tươi tắn của mùa xuân.

- Khói mơ tan: làn khói nhẹ, mơ màng.

- Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng: hình ảnh những mái nhà tranh với sắc vàng lấm tấm.

- Tà áo biếc: tà áo màu xanh biếc hoặc có thể hiểu màu xanh của thiên nhiên như tấm áo.

- Giàn thiên lí: mùa xuân đến cùng giàn thiên lí thắm tươi.

* Bức tranh xuân hiện lên với diện mạo tươi tắn:

- Màu sắc được miêu tả cụ thể.

- Các sự vật sống động.

⇒ Thiên nhiên mùa xuân được miêu tả như một người thiếu nữ ngập tràn tình xuân rạo rực.

2. Vẻ đẹp các kết hợp từ của ngôn ngữ thơ

- Các kết hợp từ: làn nắng ửng, khói mơ tan, mái nhà tranh lấm tấm vàng, tà áo biếc là những kết hợp danh từ, tính từ độc đáo.

⇒ Hệ thống các tính từ đặc sắc đã miêu tả sắc xuân sinh động, phong phú.

3. Vẻ đẹp của các yếu tố nghệ thuật

- Nhịp điệu, cách gieo vần

Nhịp điệu: 4/3.
Gieo vần chân, vần lưng linh hoạt, tự do tạo không khí phóng khoáng cho bức tranh thiên nhiên rực rỡ sắc xuân.
- Các biện pháp tu từ:

Nhân hóa: gió trêu. Có thể hiểu "gió" là một chàng trai đa tình.
Đảo ngữ: sột soạt gió trêu tà áo biếc nhằm nhấn mạnh âm thanh sột soạt của gió.
Hoán dụ: tà áo biếc – hình ảnh con người. Có thể hiểu đây là hình ảnh người con gái thẹn thùng trong tà áo biếc.
- Các yếu tố từ, câu:

Từ láy: lấm tấm, sột soạt → gợi hình, tạo liên tưởng cho người đọc về một mùa xuân sinh động.
Câu đặc biệt: Trên giàn thiên lí. → không phải một trạng ngữ chỉ nơi chốn, giàn thiên lí là sự vật hiện tượng trong mỗi bước xuân sang.

⇒ Khổ thơ miêu tả sự hiện diện của mùa xuân đã, đang len lỏi trong từng cảnh vật qua cách cảm nhận của một tâm hồn thi sĩ tài hoa với niềm yêu đời tha thiết.

II. Khổ 2 Mùa xuân chín

1. Vẻ đẹp của hình ảnh thơ

- Các hình ảnh thơ:

Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời: cỏ mùa xuân tươi tắn như chuyển động thành làn sóng trải rộng trong không gian, mở biên độ tới chân trời.
Bao cô thôn nữ hát trên đồi: những cô thôn nữ đang độ xuân thì phơi phới. Họ tặng cho cuộc đời những tiếng hát của tuổi trẻ đầy hi vọng.
Đám xuân xanh: những con người tuổi xuân thì trẻ trung.
Kẻ theo chồng: những người thiếu nữ lấy chồng.
- Nhận xét về hình ảnh thơ:

Thiên nhiên và con người mang vẻ đẹp của độ xuân thì rạo rực, căng tràn sức sống.
Thiên nhiên và con người không nằm ngoài dòng chảy của thời gian và những quy luật của cuộc đời, hình ảnh thơ vận động từ những cô thôn nữ theo thời gian trở thành người phụ nữ theo chồng.
2. Vẻ đẹp các kết hợp từ của ngôn ngữ thơ

- Kết hợp hai danh từ sóng và cỏ tạo nên hình ảnh sống động, gợi sự vận động của thiên nhiên, kích thích những tưởng tượng thị giác.

- Sóng cỏ - nghĩa là sự rung động của cỏ. (Chu Văn Sơn) → Tình xuân chất chứa bên trong sự vật và ứa tràn ra bên ngoài thành những chuyển động đến tận chân trời.

3. Vẻ đẹp các yếu tố nghệ thuật

- Nhịp điệu, cách gieo vần:

Chủ yếu cách ngắt nhịp 4/3 (câu 1, 2, 4), xen lẫn cách ngắt nhịp 2/2/3 (câu 3)
Gieo vần chân.
4. Cái tôi trữ tình

- Nhân vật trữ tình mang trong mình niềm yêu rạo rực trước mùa xuân, tình xuân.

- Nhân vật trữ tình bộc bạch cảm giác hụt hẫng, buồn tiếc khi nghĩ về tương lai.

⇒ Khổ thơ miêu tả sự vận động của mùa xuân trong lòng thiên nhiên và đồng thời miêu tả sự vận động trong lòng con người: đi từ rạo rực, xuyến xao đến cảm giác tiếc nuối, lo lắng.

III. Khổ 3 Mùa xuân chín

1. Vẻ đẹp của hình ảnh thơ

- Các hình ảnh gợi ra nhiều liên tưởng về âm thanh của “tiếng ca”:

Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi
Hổn hển như lời của nước mây
Thầm thì với ai ngồi dưới trúc

- Lấy hình ảnh gợi âm thanh là nét đặc sắc và độc đáo của ngòi bút Hàn Mặc Tử.

2. Vẻ đẹp của các yếu tố nghệ thuật

- Nhịp điệu, cách gieo vần

Nhịp điệu: 4/3 (câu 1, 4); 2/2/3 (câu 2, 3)
Gieo vần chân: núi – trúc, mây – ngây.
- Biện pháp tu từ

Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: tiếng ca vắt vẻo, âm thanh được gợi tả qua hình ảnh vắt vẻo – trạng thái của sự vật ở vị trí trên cao nhưng không có chỗ dựa vững chắc, chỉ được vắt ngang qua cái gì đó... hoặc ở trạng thái buông thống từ trên cao xuống.
- So sánh tiếng ca hổn hển như lời của nước mây thể hiện tiếng hát rạo rực, vút cao bay lên thành lời của nước mây.

⇒ Sắc xuân và tình xuân đã vào độ chín.

- Các yếu tố từ, câu:

vắt vẻo, hổn hển là từ láy tượng hình, diễn tả sống động trạng thái vận động của tâm hồn con người.
thầm thĩ là từ láy tượng thanh, vừa diễn tả âm thanh thầm thì vừa biểu hiện cảm xúc tha thiết.
- Khổ thơ như một câu văn dài miêu tả tiếng hát (chủ ngữ) và các đặc điểm của chủ thể được miêu tả bởi các vị ngữ gợi nhiều liên tưởng cả về hình ảnh và âm thanh.

3. Cái tôi trữ tình

- Nhân vật trữ tình là người lắng nghe và thu nhận tất cả những âm thanh (tiếng hát) của sắc xuân, tình xuân với một niềm nâng niu, trân trọng tha thiết.

⇒ Khổ thơ miêu tả cụ thể mùa xuân chín qua tiếng hát. Tiếng hát là kết tinh của mùa xuân chín – tình xuân nảy nở, căng tràn ở cả thiên nhiên và con người phát lộ ra thành hình ảnh vắt vẻo, hổn hển và âm thanh thầm thĩ.

IV. Khổ 4 Mùa xuân chín

1. Vẻ đẹp của hình ảnh thơ

- khách xa: người lữ khách từ xa đến, đi ngang qua.

- mùa xuân chín:

mùa xuân đang ở độ tươi đẹp, viên mãn nhất
mùa xuân đang và sẽ trôi qua, cái đẹp không tồn tại vĩnh viễn
- Chị ấy năm nay còn gánh thóc:

hình ảnh nhọc nhằn của lao động
hình ảnh thơ mộng trong kí ức nhà thơ
- bờ sông nắng chang chang: hình ảnh cái nắng vượt ra ngoài cõi xuân – xuân đã tàn.

⇒ Những hình ảnh trong khổ thơ như một cuốn phim kí ức được bật lên trong một thời điểm - mùa xuân chín, khiến người khách xa sực nhớ về quá khứ với niềm khát khao đầy nuối tiếc.

2. Vẻ đẹp các kết hợp từ của ngôn ngữ thơ

- bâng khuâng sực nhớ: hai tính từ cùng miêu tả trạng thái của nỗi nhớ đặt liền nhau đã nhấn mạnh tâm trạng nhớ nhung, luyến lưu một điều gì đến ngẩn ngơ của con người.

- lòng trí: hai danh từ miêu tả hai khía cạnh của phần tinh thần con người (cảm xúc và lí trí) đi liền nhau như biểu hiện sự đồng điệu hoàn toàn của trái tim và lí trí khi suy tư.

- bờ sông trắng - nắng chang chang: hai cụm danh từ có phần phụ sau là hai tính từ (trắng, chang chang) cho thấy sắc trắng tinh khôi, lóa sáng không nhìn ra.


3. Vẻ đẹp của các yếu tố nghệ thuật

- Nhịp điệu, cách gieo vần

Nhịp điệu: 2/2/3 (câu 1, 2, 3), 4/3 (câu 4)
Dấu phẩy (câu 1, 3) tạo điệu nhấn cho nhịp điệu; tách biệt, nhấn mạnh cho đối tượng khách xa và chị ấy.
Các cặp vần “trắng – nắng” cùng vần “ang” kết hợp năm phụ âm “ng” ở các tiếng trong dòng cuối làm câu thơ kéo dài, ngân nga mãi...
- Biện pháp tu từ: Câu hỏi tu từ: Chị ấy, năm nay còn gánh thóc/ Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?

→ Bộc lộ những xúc cảm băn khoăn, nỗi lo âu cho hiện tại, cho sự phôi phai theo thời gian.

- Các yếu tố từ, câu:

Cụm danh từ bờ sông trắng: từ trắng có nhiều cách hiểu: trắng của bờ cát ven sông?/ nắng chói chang làm trắng cảnh vật?
Từ láy chang chang: miêu tả sinh động cái nắng; bổ sung và làm tăng sắc trắng của bờ
sông trắng.
4. Cái tôi trữ tình

- Được khách thể hóa thành hình ảnh khách xa với nỗi niềm bâng khuâng, nhớ thương hoài niệm và lòng ưu tư, trắc ẩn cùng niềm thương cảm.

- Đó là niềm khao khát có thể giữ mãi được những kí ức tươi đẹp.

- Khổ thơ là những dồn nén xúc cảm của con người khi thực sự bước vào thời điểm mùa xuân chín – thời điểm của xuân tàn phai.

V. Đánh giá chung Mùa xuân chín

Hàn Mặc Tử với cảm hứng thiên nhiên trữ tình, màu sắc cổ điển hài hòa với chất dân dã, trẻ trung bình dị đã làm hiện lên một bức tranh xuân tươi tắn thơ mộng. Mùa xuân đẹp; con người trẻ trung, hồn nhiên, xinh đẹp, đáng yêu. Mùa xuân chín mãi là kiệt tác bất hủ của Hàn Mặc Tử.

25 tháng 4 2024

Điểm nhìn ngôi kể bài "xà bông con vịt "  ?  Trong văn bản có bao nhiêu nhân vật?  hãy kể tên những vật đó ?

Cần giải thích nghĩa của từ để hiểu nội dung, tính chất, hoạt động quan hệ mà từ đó biểu thị. Khi hiểu nghĩa của các từ ta sẽ hiểu sâu sắc hơn nội dung được truyền đạt.

16 tháng 4 2024

Để hiểu rõ hơn về từ và nghĩa của nó.

15 tháng 4 2024

 

Ngôn từ được sử dụng trong bài thơ "Dòng sông mặc áo" có những đặc điểm nổi bật sau:

1. Giàu hình ảnh:

  • Bài thơ sử dụng nhiều hình ảnh so sánh, ẩn dụ sinh động để miêu tả vẻ đẹp của dòng sông.
    • "Dòng sông mới điệu làm sao" (câu 1)
    • "Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha" (câu 2)
    • "Áo xanh sông mặc như là mới may" (câu 3)
    • "Gió lên sông mặc áo cây kim" (câu 4)
    • "Ráng chiều sông mặc áo tím hoa" (câu 5)
  • Các hình ảnh được sử dụng đều rất quen thuộc với đời sống của người dân quê, tạo nên sự gần gũi, dễ hiểu và dễ cảm.

2. Giàu tính nhạc điệu:

  • Bài thơ sử dụng nhịp thơ 4/3, kết hợp với các vần điệu liền nhau, tạo nên sự uyển chuyển, du dương.
  • Nhịp thơ 4/3 tạo cảm giác nhẹ nhàng, thanh thoát, phù hợp với việc miêu tả cảnh sắc thiên nhiên.
  • Các vần điệu liền nhau tạo sự kết nối giữa các câu thơ, giúp cho bài thơ thêm mượt mà, dễ đọc, dễ nhớ.

3. Giọng điệu vui tươi, hồn nhiên:

  • Giọng điệu của bài thơ vui tươi, hồn nhiên, thể hiện niềm vui sướng, thích thú của tác giả trước vẻ đẹp của dòng sông.
  • Giọng điệu này phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học, giúp các em dễ dàng cảm nhận được vẻ đẹp của bài thơ.

4. Sử dụng từ ngữ giản dị, dễ hiểu:

  • Bài thơ sử dụng từ ngữ giản dị, dễ hiểu, phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học.
  • Việc sử dụng từ ngữ giản dị giúp cho bài thơ dễ đọc, dễ nhớ và dễ cảm nhận.

Nhờ những đặc điểm nổi bật của ngôn từ, bài thơ "Dòng sông mặc áo" đã miêu tả thành công vẻ đẹp của dòng sông quê hương, khơi gợi tình yêu thiên nhiên trong lòng người đọc.

DT
9 tháng 4 2024

1. Yếu Tố Tượng Trưng:

- Hình Ảnh Mẹ: Mẹ không chỉ là người sinh thành mà còn tượng trưng cho sự ấm áp, bảo bọc, và tình yêu vô điều kiện. Mẹ có thể là biểu tượng của quê hương, của nguồn cội và sự nuôi dưỡng tinh thần.

- Hình Ảnh Thiên Nhiên: Có thể được sử dụng để biểu hiện cho sự sống, sự thay đổi không ngừng của thời gian, hoặc là nơi trú ẩn tâm hồn.

- Hình Ảnh Khác: Tùy vào nội dung cụ thể của bài thơ mà các hình ảnh khác được sử dụng như tượng trưng cho những ý nghĩa sâu xa khác nhau.

2. Cấu Tứ và Nghệ Thuật:

- Cấu Trúc Bài Thơ: Xem xét cách bài thơ được tổ chức, từ ngôn từ, câu chữ, đến sự sắp xếp của các khổ thơ.

- Ngôn Ngữ và Hình Ảnh: Ngôn ngữ trong thơ của Ý Nhi thường giàu hình ảnh, sử dụng các biện pháp tu từ như ẩn dụ, hoán dụ để tạo nên những lớp nghĩa phong phú.

- Nhịp Điệu và Âm Nhạc: Cách nhịp điệu được xây dựng trong thơ có thể tạo ra âm hưởng riêng, hỗ trợ cho việc truyền tải cảm xúc và thông điệp.

- Cảm Xúc và Sắc Thái: Cảm xúc truyền tải qua từng dòng thơ, cách tác giả dùng từ ngữ để biểu đạt sắc thái cảm xúc.

8 tháng 4 2024

"Bài thơ kính gửi mẹ" của Ý Nhi là một tác phẩm văn học có chủ đề tình cảm gia đình và lòng hiếu thảo. Chủ đề chính của bài thơ này là tình yêu thương, sự hiếu thảo và sự biết ơn đối với mẹ. 

Cảm xúc chủ đạo trong bài thơ này là sự tri ân và lòng biết ơn sâu sắc của người con dành cho mẹ. Bài thơ thể hiện sự biết ơn vô hạn của người viết đối với mẹ, người đã hy sinh, dạy dỗ và chăm sóc con trẻ với tình thương mãnh liệt. Cảm xúc của tác giả được thể hiện qua những dòng thơ ôn tồn, mộc mạc nhưng đầy cảm xúc, tạo nên một bức tranh tình cảm ấm áp và sâu lắng về tình mẹ con.

Nhìn chung, bài thơ này thể hiện một cảm xúc biết ơn và tình yêu sâu sắc từ người con dành cho người mẹ, đồng thời làm nổi bật chủ đề quan trọng về tình mẫu tử trong văn học.