K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Người phụ nữ tôi yêu 

Chính là đấng sinh thành

Một tiếng “Mẹ” thiêng liêng

Tôi trân trọng một đời.

 

Mẹ là ánh sao sáng

Soi tỏ đường con đi

Mẹ là nắng ban mai

Xua đêm dài băng giá.

 

Mẹ là bến bình yên

Luôn đón con trở về

Mẹ là lời hát ru

Đưa con đến bên mơ.

 

Cuộc đời nhiều xót xa

Héo mòn sắc xuân mẹ

Trong bộn bề lo toan

Là tình yêu tha thiết.

 

Chênh vênh bước vào đời

Mẹ vẫn hằng mong ước

Con bình an khỏe mạnh

Sóng gió tựa mây bay.

 

Dù bể cạn non mòn

Con vẫn mãi khắc ghi

Tình yêu thương của mẹ

Nguyện một đời tri ân.

( 3)Năm ngoái làng vào đám. Hôm giã đám, có mổ một con lợn tế thần rồi đồng dân hội ẩm. Đồng dân đây có nghĩa là các cụ..   Lúc tế, ông Cửu Đoành còn ngủ ở nhà [..] . Các cụ miễn đi cho ông vậy! Điều ấy thì ông không phải nài: Các cụ chẳng mong gì có ông; ông cứ ở nhà đến hết đám cho quan viên mừng!   .. Hai bàn đã bưng mâm [..] . Các cụ đang hạch hai bàn làm sao lại thiếu hai cái móng giò? Móng giò có bốn ông...
Đọc tiếp

( 3)Năm ngoái làng vào đám. Hôm giã đám, có mổ một con lợn tế thần rồi đồng dân hội ẩm. Đồng dân đây có nghĩa là các cụ..

 

Lúc tế, ông Cửu Đoành còn ngủ ở nhà [..] . Các cụ miễn đi cho ông vậy! Điều ấy thì ông không phải nài: Các cụ chẳng mong gì có ông; ông cứ ở nhà đến hết đám cho quan viên mừng!

 

.. Hai bàn đã bưng mâm [..] . Các cụ đang hạch hai bàn làm sao lại thiếu hai cái móng giò? Móng giò có bốn ông to nhất. Lệ làng từ cổ đến giờ vẫn thế. Tuy trong số bốn ông to nhất chẳng ông nào còn khỏe răng để có thể gặm nổi cái móng giò nhưng cũng chẳng ông nào chịu mất. Một miếng giữa làng.. Đừng có tưởng.. Bây giờ còn có hai cái, thì ông nào ăn ông nào đừng? Các cụ quát hai bàn như vậy. Và hai bàn xanh mắt. Họ cãi nhau chí chóe. Anh nọ rằng anh kia để mất. Anh nào, mặc! Cứ biết là hai bàn sơ ý là hai bàn phải bắt mua can rượu tạ!.. Ông Cửu Đoành không nói gì. Ông chỉ cười. Bởi ông đã đi nhiều, từng trải nhiều nên thấy nhiều cái to tát hơn cái móng giò nhiều lắm. Hai cái móng giò không đáng kể. Ra quái gì mà ngậu lên!

 

 ( 4)Các cụ uống rượu cũng xong rồi, hai bàn đã giải mâm.. Ông Cửu ngồi thưởng trống. Ông bảo đào, bảo kép:

 

- Hát cho thật hay vào mới được. Tôi nghe hát, nếu vừa ý, bao giờ cũng có thưởng.

 

[..] Khúc hát xong kép buông đàn, đào buông phách. Ông Cửu đứng lên để thọc hai tay vào túi áo ba-đơ-xuy màu chó gio. Ông bảo:

 

- Tớ đã hứa tất cả là phải có. Nhưng tiền thì thật hết. Tớ đãi cho cái này, có lẽ còn quý hơn tiền nhiều..

 

Ông rút một tay áo ra, quẳng một cái móng giò cho anh kép. Ông rút nốt tay kia ra, quẳng một cái móng giò nữa cho cô đào. Rồi ông quay lại:

 

– Chào các cụ! Tôi xin vô phép!..

 

Ông lẹp kẹp kéo lê đôi giày qua bọn trai em, hoan hô ông bằng những tiếng cười nổ như xe phành phành.

vẻ đẹp nhân vật trạch văn đoành qua đoạn 3,4 là gì

0
23 tháng 2

        Là dòng dõi của Tiên Rồng
Nhân dân Đồng Tháp ta không biết quỳ

PHẦN I. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN (4.0 điểm ) Đọc văn bản sau:                NHÀN              Một mai(1), một cuốc, một cần câu Thơ thẩn dầu ai(2) vui thú nào Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ Người khôn, người đến chốn lao xao  Thu ăn măng trúc, đông ăn giá Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao Rượu, đến cội cây(3), ta sẽ uống Nhìn xem phú quý, tựa chiêm bao(4).                      (Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hợp tuyển thơ văn...
Đọc tiếp

PHẦN I. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN (4.0 điểm )

Đọc văn bản sau:

               NHÀN             

Một mai(1), một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai(2) vui thú nào
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chốn lao xao 
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
Rượu, đến cội cây(3), ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý, tựa chiêm bao(4).

                     (Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập II)

* Chú thích:

(1) Mai: dụng cụ đào đất, xới đất.

(2) Dầu ai: mặc cho ai, dù ai có cách vui thú nào cũng mặc, tôi cứ thơ thẩn (giữa cuộc đời này).

(3) Cội cây: gốc cây.

(4) Hai câu 7 và 8: tác giả có ý dẫn điển Thuần Vu Phần uống rượu say nằm ngủ dưới gốc cây hòe, rồi mơ thấy mình ở nước Hòe An được công danh phú quý rất mực vinh hiển. Sau bừng mắt tỉnh dậy thì hóa ra đó là giấc mộng, thấy dưới cánh hoè phía nam chỉ có một tổ kiến mà thôi. Từ đó điển này có ý: Phú quý chỉ là một giấc chiêm bao.

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5: 

Câu 1 (0.5 điểm): Xác định thể thơ của văn bản trên.

Câu 2 (0.75 điểm): Chỉ ra những hình ảnh nói về nét sinh hoạt hàng ngày đạm bạc, thanh cao của tác giả.

Câu 3 (0.75 điểm): Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê có trong hai câu thơ sau:

Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào

Câu 4 (1.0 điểm): Quan niệm dại – khôn của tác giả trong hai câu thơ sau có gì đặc biệt?

Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chốn lao xao

Câu 5 (1.0 điểm): Từ văn bản trên, anh/chị cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm? (Viết đoạn văn ngắn khoảng 5 – 7 dòng)  

3

Câu 1. Thể thơ: thất ngôn bát cú Đường luật.

Câu 2. Những hình ảnh nói về nét sinh hoạt hàng ngày đạm bạc, thanh cao của tác giả: ăn măng trúc, ăn giá, tắm hồ sen, tắm ao.

Câu 3:

– Biện pháp tu từ liệt kê: Một mai, một cuốc, một cần câu.

– Tác dụng:

+ Tạo sự cân xứng, nhịp nhàng, hài hòa cho lời thơ.

+ Nhấn mạnh: sự lựa chọn phương châm sống, cách ứng xử của tác giả – chọn lối sống tĩnh tại, an nhàn; vừa thể hiện sắc thái trào lộng, mỉa mai đối với cách sống ham danh vọng, phú quý…

Câu 4:

Quan niệm khôn – dại của tác giả:

– Dại: “tìm nơi vắng vẻ” – nơi tĩnh tại của thiên nhiên, thảnh thơi của tâm hồn.

– Khôn: “đến chốn lao xao” – chốn cửa quyền bon chen, thủ đoạn sát phạt.

=> Đó là một cách nói ngược: khôn mà khôn dại, dại mà dại khôn của tác giả.

Câu 5:

Là người sống giản dị, thanh bạch.

– Là người có trí tuệ, cốt cách thanh cao.

– Là người bản lĩnh: coi thường danh lợi.

7 tháng 3

Câu 1. Thể thơ: thất ngôn bát cú Đường luật.

Câu 2. Những hình ảnh nói về nét sinh hoạt hàng ngày đạm bạc, thanh cao của tác giả: ăn măng trúc, ăn giá, tắm hồ sen, tắm ao.

Câu 3:

– Biện pháp tu từ liệt kê: Một mai, một cuốc, một cần câu.

– Tác dụng:

+ Tạo sự cân xứng, nhịp nhàng, hài hòa cho lời thơ.

+ Nhấn mạnh: sự lựa chọn phương châm sống, cách ứng xử của tác giả – chọn lối sống tĩnh tại, an nhàn; vừa thể hiện sắc thái trào lộng, mỉa mai đối với cách sống ham danh vọng, phú quý…

Câu 4:

Quan niệm khôn – dại của tác giả:

– Dại: “tìm nơi vắng vẻ” – nơi tĩnh tại của thiên nhiên, thảnh thơi của tâm hồn.

– Khôn: “đến chốn lao xao” – chốn cửa quyền bon chen, thủ đoạn sát phạt.

=> Đó là một cách nói ngược: khôn mà khôn dại, dại mà dại khôn của tác giả.

=>Thái độ tự tin vào sự lựa chọn của bản thân và hóm hỉnh mỉa mai quan niệm sống bon chen của thiên hạ.

Câu 5:

Một số gợi ý:

– Là người sống giản dị, thanh bạch.

– Là người có trí tuệ, cốt cách thanh cao.

– Là người bản lĩnh: coi thường danh lợi.