Giới thiệu về Đồ Sơn
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
dấu ! đc dùng trong câu cảm thán
VD:Ôi ! cái này đẹp quá
Đêm nay Bác không ngủ của tác giả Minh Huệ sáng tác năm 1951, là một trong những bài thơ thành công nhất về Bác Hồ và đã trở nên quen thuộc với nhiều thế hệ. Câu chuyện kể về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch. Bài thơ thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác đối với bộ đội và nhân dân, đồng thời thể hiện tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ. Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ sử dụng thể thơ năm chữ thích hợp với lối kể chuyện kết hợp miêu tả. Đây là bài thơ tự sự trữ tình có nhiều chi tiết giản dị và cảm động được trình bày như một câu chuyện về người thật việc thật. Có hoàn cảnh, không gian, thời gian, địa điểm, có diễn biến sự việc, có cả lời đối thoại giữa hai nhân vật (anh đội viên và Bác Hồ).
Đối với mỗi người chúng ta chắc hẳn đều có những ấn tượng hay những kỉ niệm mà ta không thể nào quên được. Đó đơn giản chỉ là những buổi tựu trường hay những hôm khai giảng và cả những người bạn khó quên. Còn đối với riêng tôi thì hình ảnh cô giáo chủ nhiệm say sưa giảng bài luôn để lại trong tôi những ấn tượng khó quên đối với tôi.
Đó là cô Mai cô giáo dậy văn và cũng là cô giáo chủ nhiệm của chúng tôi. Cô mới làm cô giáo chủ nhiệm trong lớp chúng tôi khi chúng tôi mới bước vào năm học lớp sáu. Cô là một cô giáo rất nhiệt tình rất chu đáo đối với chúng tôi nên có thể nói cô là cô giáo được tất cả lũ học sinh trong lớp chúng tôi yêu quý, Lớp chúng tôi không phải là một lớp chuyên văn mà là một lớp chuyên toán thế nên việc học văn đối với chúng tôi mà nói là một việc khó khăn. Thế nhưng chính cô đã truyền cho chúng tôi những cảm hứng về môn văn để chúng tôi dần dần yêu thích nó hơn chứ không ghét nó như trước kia nữa. Môn văn dần dần đến với chúng tôi thật nhẹ nhàng như cái cách giảng bài say sưa và cách dậy bài truyền cảm của cô đối với chúng tôi. Cô là một cô giáo cũng ở quê chúng tôi chính vì thế mà cô rất hiểu những đứa trẻ khó khăn như chúng tôi. Cô không chỉ đứng trên lớp giảng bài mà thường xuyên đến chỗ chúng tôi, xem chúng tôi ghi chép ra sao. Những lúc như thế nhìn ánh mắt cô thật nghiêm nghị nhưng cũng thật trìu mến trong đó có cả tình yêu thương của cô dành cho lũ học trò chúng tôi nữa.
Cô để lại trong chúng tôi rất nhiều những kỉ niệm nhưng đối với riêng tôi thì cái tiết học văn của chúng tôi khi mới bước vào lớp sáu luôn để lại trong chúng tôi những kỉ niệm khó quên về cách giảng bài say sưa nhưng cũng đầy cuốn hút của cô. Hôm ấy tôi vẫn còn nhớ như in cô giáo tôi mặc một chiếc áo dài màu vàng càng làm tôn thêm những nét đẹp trên con người cô. Trông cô thật dịu dàng với tà áo dài đó và cô như đang đưa một làn gió một không khí đến cho lớp học của chúng tôi. Cô giới thiệu về bản thân mình cho chúng tôi rồi chỉ một lát sau cô đã giới thiệu chúng tôi đến với tiết học đầu tiên. Chúng tôi ngồi dưới lớp đứa nào đứa đấy chăm chú từng hành động từng cử chỉ của cô. Bàn tay mền mại với những ngón tay búp măng nhỏ nhỏ xinh xinh của cô dần dần viết những nét chữ rất đẹp mà chúng tôi cứ nghĩ những nét chữ ấy chỉ có trong những quyển tập viết của chúng tôi thôi. Tà áo dài thướt tha ấy đi đi lại lại trên bục giảng khiến chúng tôi cảm thấy đây không giống một buổi học văn thông thường nữa mà là một buổi thảo luận về văn thì đúng hơn bởi chính sự hiền dịu của cô dành cho chúng tôi. Tấm bảng đứng bắt đầu dày những phấn trắng, những nét chữ đều đặn gọn gàng chỗ thanh chỗ đậm chỗ được gạch chân được cô trình bày rất khoa học chứng tỏ người viết là một người cực kì cẩn thận. Nhìn nét chữ của cô chúng tôi càng ngại ngùng về tính cẩu thả của mình.
Cô giới thiệu cho chúng tôi một cách chi tiết về hoàn cảnh ra đời cũng như nội dung chính của tác phẩm, cô nói đây là một bài văn khó nên chúng tôi cần chú ý. Sau đó cô hướng dẫn cho chúng tôi về cách đọc tác phẩm sao cho truyền cảm nhất. Cô đọc cho chúng tôi một đoạn đầu, cả lớp tôi ngồi im phăng phắc nghe cô đọc. Chao ôi sao giọng cô truyền cảm và ấm áp như vậy, chúng tôi chưa được nghe một giọng đọc nào hay đến vậy. Cô say sưa đọc từng dòng chữ cho chúng tôi mà không vấp một chữ nào, chúng tôi đứa nào đứa đấy tròn mắt vì cô đọc rất lưu loát đoạn văn này. Cô đặt câu hỏi cho chúng tôi trả lời mỗi khi có câu hỏi nào khó cô lại gợi ý cho chúng tôi, cô không chỉ dùng lời mà cô còn dùng cánh tay làm hành động để cho chúng tôi hiểu nữa. Ở những câu hỏi ấy cô còn cho điểm để cho chúng tôi hào hứng hơn. Những bạn không trả lời được cô hơi chau mày ròi cô từ từ giảng lại cho bạn ấy hiểu được. Ở những chi tiết khó cô thường nhấn mạnh nói lại một vài lần để cho chúng tôi có thể nhớ được. Cô không giảng một cách nhanh chóng mà cô luôn hỏi chúng tôi đã hiểu bài chưa. Những khi như thế chúng tôi đồng thanh đáp "chúng em hiểu bài rồi ạ" những lúc như thế cô mỉm cười rồi lại tiết tục giảng. Một tiết học đầu tiên của cô diễn ra vô cùng nhanh chóng, chúng tôi đứa nào đứa đấy đều không muốn kết thúc buổi học một chút nào bởi cô giảng cho chúng tôi rất hấp dẫn.
Tiết học đã tan mà những lời giảng dậy của cô vẫn còn văng vẳng bên tai chúng tôi. Cô không chỉ dừng lại ở một người dậy văn mà cô còn là một người truyền cảm hứng cho chúng tôi để chúng tôi yêu văn hơn hiểu văn hơn.
Đi suốt cuộc đời học sinh mỗi chúng ta là hình ảnh của các thầy cô giáo. Mỗi người người một vẻ, một cách khác nhau và cũng vì thế các thầy cô lại để lại ấn tượng sâu đậm hay mờ nhạt khác nhau trong lòng mỗi cậu học trò. Nhưng tất cả các thầy cô đều có một khát vọng giống nhau: Truyền cho ta tri thức. Và vì thế hình ảnh các thầy cô đều đẹp, đẹp nhất và gần gũi nhất chính là lúc các thầy cô đứng trên bục giảng.
Giấu đi những kỷ niệm mãi mãi không quên ở thời tiểu học, chúng tôi bước vào lớp sáu. Tôi bước vào tuần học đầu tiên bằng một tâm trạng hồi hộp xen lẫn có một cái gì đó đầy xa lạ. Nhưng không ngờ tất cả những gì đã đến đều đẹp hơn những tưởng tượng của tôi. Ấn tượng ấy đến từ tiết học đầu tiên.
Hôm ấy là thứ hai, cả lớp tôi đón tiết Ngữ văn, tiết học đầu tiên của năm lớp sáu. Cô giáo bước vào lớp với nụ cười hiền dịu vô cùng. Cô mặc một bộ quần áo giản dị nhưng vẫn đẹp, rất hợp với dáng người thon thả của cô. Đôi mắt đen láy dịu hiền hợp với khuôn mặt thật là phúc hậu. Cô giới thiệu cô tên là Hải Minh. Cô sẽ dạy văn lớp mình. Còn lại thời gian sẽ giúp cô trò ta hiểu biết về nhau. Rồi cô vào bài giảng.
Tôi ngồi gần cuối lớp chăm chú nhìn theo những ngón tay búp măng của cô đang tô đậm đầu bài. Cô vào bài giảng nhẹ nhàng hấp dẫn bằng những lời văn đầy nghệ thuật. Vừa viết, vừa giảng, cô vừa đối thoại với học trò làm cho tiết học gần gũi vô cùng. Tôi nhìn cô! Cô đang giảng say sưa quá, khiến tôi muốn giữ tất cả những lời giảng của cô.
Tấm bảng đen bắt đầu dày phấn trắng, những nét chữ đều đặn, gọn gàng, chỗ thanh, chỗ đậm, chỗ gạch chân được trình bày đẹp và khoa học chứng tỏ người viết cực kỳ cẩn thận. Nhìn nét chữ của cô, chúng tôi thấy ngại ngùng vì tính cẩu thả của mình. Phía trên cô vẫn viết và vẫn giảng. Thỉnh thoảng cô quay sang uống một ngụm nước nhỏ hoặc gọi một bạn nào đó đứng lên trả lời câu hỏi: Cô không bao giờ căn vặn. Câu hỏi bao giờ cũng gợi ý nhẹ nhàng để gỡ thế cho học trò. Cũng có lúc cô đi xuống tận chỗ bàn tôi. Cô nắn lại tay bạn nào cầm bút sai tư thế, chữa một lỗi chính tả cho bạn ngồi ngay cạnh tôi hay nhắc bạn ngồi ở dãy bên kia đừng cúi đầu thấp quá.
Giờ giảng cứ thế trôi qua ngắn đến vô cùng. Vừa mới đó mà đã ra chơi. Bài giảng của cô cũng vừa hết. Cô lại mỉm cười chào cả lớp trước khi trở lại văn phòng. Cả lớp tôi nhìn nhau vỗ tay giòn giã.
Ấn tượng của buổi học hay nói đúng hơn là ấn tượng về sự say sưa của cô giáo lúc giảng bài đọng lại trong tôi rất đẹp. Tôi mơ màng nghĩ ngợi và chờ đợi để được nghe lời giảng, được ngắm nhìn sự chăm chú say sưa với bài giảng của cô trong tiết học lần sau.
Câu trần thuật đơn không có từ ''là'' gồm những kiểu câu nào ?
- Câu trần thuật đơn không có từ là thuộc '' Câu miêu tả và câu tồn tại ''
Nêu đặc điểm nhận biết những kiểu câu ấy.
- Chủ ngữ kiểu câu này thường do danh từ ( hoặc cụm danh từ ) đảm nhiệm và trả lời cho câu hỏi Ai? Con gì? Cái gì?.
- Vị ngữ thường do động từ (hoặc cụm động từ) hoặc tính từ ( hoặc cụm tính từ ) và trả lời cho câu Làm gì? hoặc Thế nào?
cậu tham khảo nhé ; https://olm.vn/hoi-dap/detail/251756248092.html
Vừa nhận được mệnh lệnh của cấp trên, Lượm bất chấp hiểm nguy, băng qua mặt trận đỏ lừ lửa đạn. Những viên đạn bay vèo vèo như muốn xới tung những thửa ruộng vàng rực trước mặt. Lượm thận trọng bỏ thư vào cái xách nhỏ vắt chéo ngang trước ngực rồi phóng như bay về phía trước. Kẻ thù tàn ác đã chĩa nòng súng theo hướng chiếc mũ ca lô nhấp nhô đang tiến lại gần. Một tiếng nổ vang dội cả đất trời, Lượm đã ngã xuống trên một cách đồng quê sực nức mùi lúa chín. Lượm đã hoá thân vào thiên nhiên và trở thành bất tử…
Theo mik, Là biện pháp nhân hóa vì câu "Ngày Huế đổ máu"
Tác dụng khiến câu hay hơn
là biện pháp hoán dụ.
Biện pháp ấy có tác dụng làm câu văn trở nên sinh động và nêu rõ nội dung khổ thơ muốn truyền đạt.
a,PTBĐ: Miêu tả
b.Các phép so sánh:
Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.
Tác dụng:
Làm cho câu văn thêm hay và sống động, làm nổi bật đặc điểm của Mèn.
c, ND:Miêu tả ngoại hình của Dế Mèn
học tốt nha
Đồ Sơn là một quận của thành phố Hải Phòng, nằm cách trung tâm thành phố 20 km về phía Đông Nam. Quận có 7 phường: Bàng La, Hợp Đức, Minh Đức, Ngọc Hải, Ngọc Xuyên, Vạn Hương, Vạn Sơn.
Đồ Sơn là một bán đảo nhỏ do dãy núi Rồng vươn dài ra biển 5 km với hàng chục ngọn đồi cao từ 25 đến 130 m. Qúa trình phong hóa kéo dài, đá núi biến chất tạo ra loại đất Ferali thích hợp với nhiều loại cây trồng. Vùng đất chân núi do phù sa bồi tích là cánh đồng lúa Ngọc Xuyên, ruộng muối Bàng La… Phần còn lại là bãi cát ven biển. Chịu ảnh hưởng của khí hậu ven biển vịnh Bắc Bộ nhưng Đồ Sơn thường ấm hơn vào mùa Đông và mát hơn vào mùa Hè.
Đồ Sơn có cảnh quan thiên nhiên đẹp, tài nguyên thiên nhiên phong phú, có giá trị kinh tế-xã hội và nghiên cứu về địa chất, khí tượng thủy văn, hải dương học... Bãi biển Đồ Sơn được người Pháp khai thác du lịch từ những năm đầu thế kỷ XX.
Trước đó hơn 2 thế kỷ, Đồ Sơn có tên gọi Batsha (Batshaw), một làng chài. Ngày nay, các công trình hạ tầng du lich phát triển, Đồ Sơn là khu nghỉ mát và tắm biển nổi tiếng ở miền Bắc Việt Nam, nơi có sự kết hợp hài hòa giữa cát trắng mịn màng, biển cả mênh mông đậm màu phù sa và những ngọn núi đồi thông, phi lao...
Khu du lịch đảo Dáu có bể bơi nhân tạo thuộc hàng lớn nhất Châu Á, có vườn chim, vườn thú, khu vui chơi giải trí, các khách sạn 3 đến 5 sao, đặc biệt là ngọn hải đăng hơn trăm năm tuổi. Tại đây còn có thêm khu "Đà Lạt thu nhỏ", được rất đông du khách đến vui chơi giải trí vào những ngày hè.
Đồ Sơn là nơi có hòn đảo nhân tạo đầu tiên của Việt Nam - đảo Hoa Phượng được trang bị đầy đủ các tiện nghi hiện đại sang trọng: trung tâm thương mại cao cấp ở giữa đảo, bể bơi nhân tạo, phố ăn uống, khách sạn 5 sao, khu biệt thự, bến du thuyền...
Đồ Sơn có di tích Bến tàu không số nằm ở chân đồi Nghĩa Phong, cuội nguồn của con đường Hồ Chí Minh trên biển. Đồ Sơn còn có sòng bạc Do Son Casino, là nơi thu hút nhiều du khách quốc tế.
Từ Đồ Sơn bằng tàu cao tốc có thể đi ra đảo Cát Bà, Tuần Châu (TP Hạ Long) hoặc vịnh Hạ Long để thăm thú hết những tinh hoa của Hải Phòng nói riêng và Việt Nam nói chung.
Dịp Tết, người dân khắp nơi đổ về Đồ Sơn viếng thăm đền Bà Đế, cầu phúc cho mưa thuận gió hoà. Lễ hội đảo Dấu được tổ chức hàng năm, người dân buôn bán khắp nơi đi thuyền ra đảo cúng và thắp hương cầu may cho một năm buôn bán thuận lợi và sức khỏe bình an. Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn được tổ chức vòng sơ loại vào ngày 8 tháng 6 âm lịch và vòng chung kết vào ngày 9 tháng 8 âm lịch.
Đò Sơn có tính đa dạng sinh học cao. Vùng đất đồi có các sản phẩm như: bứa, chè, chay, thị, mít, ổi, sắn thuyền, táo… Măng tây, khoai tây, đậu Hà Lan, cà phê… được người Pháp trồng thử đầu thế kỷ XX đều sinh trưởng tốt. Thông nhựa được trồng thành rừng kín trên các đồi. Vào những năm 60, một số cây làm thuốc như địa hoàng, bạch chỉ, dương quy, xuyên khung... được trồng thử cho năng suât và chất lượng cao.
Vùng bãi lầy ngập mặn có nhiều còng, cáy, tôm, cua, cá lác, cá nhệch… Đồ Sơn có nhiều loại cá biển như chim, thu, nhụ, đé, song, ngừ... Loài chân khớp có moi, tôm vàng, tôm sắt, tôm he, tôm nương, tôm hùm, bề bề… Loài giáp xác có cua, ghẹ, sam, sò, còng gáy…. Nhuyễn thể có vẹm, ngao, ngán, diệp, vọp, don, dắt…
Vốn là 1 vạn chài cổ nhất Việt Nam, nghề cá phát triển mạnh (đánh bắt ven bờ, xa bờ) như: cào nghêu, xét cua, đi te, đi xiếc, quai xăm, đóng đáy, lưới vùi, lưới gõi, giã đôi... Thủy sản nuôi có cá nước lợ, cua xanh, tôm sú, tôm rảo... Nghề muối Bàng La có trên 600 năm lịch sử trên nền phù sa cổ ổn định có chất lượng tốt: “Muối ngon nhớ tới Bàng La. Bưởi ngon lại nhớ Đại Trà Đông Phương”.
Đến với Đồ Sơn, đặc biệt là tại chợ Cầu Vồng du khách có cơ hội thấy nhiều loại hải sản phơi một nắng trở thành những đặc sản biển Đồ Sơn.
Nhắc đến Đồ Sơn, người ta thường nghĩ đến vùng đất tâm linh huyền thoại của xứ sở phượng vĩ. Đồ Sơn không chỉ là nơi lưu giữ nhiều truyền thống tâm linh mà còn là nơi ghi dấu lịch sử hào hùng của dân tộc. Đồ Sơn thu hút du khách gần xa bởi phong cảnh thiên nhiên đẹp giữa một bên là núi, một bên là biển.
Quận Đồ Sơn nằm ở hướng đông nam của thành phố Hải Phòng. Từ trung tâm thành phố, men theo tỉnh lộ TL353 khoảng 22km, bạn sẽ đến được Đồ Sơn. Nơi đây có địa thế là bán đảo nhỏ nối liền dãy núi Rồng với hai mặt nhô ra biển. Còn lại phía Tây và Nam giáp với huyện Kiến Thụy và quận Dương Kinh của thành phố Hải Phòng.
Quận Đồ Sơn có tiền thân là Thị xã Đồ Sơn được thành lập từ năm 1963. Sau nhiều lần sáp nhập và chia tách của thị xã Đồ Sơn và Huyện Kiến Thụy từ 1963 đến 2007, đã lập nên quận Đồ Sơn ngày nay. Hiện tại bản đồ hành chính của quận Đồ Sơn có 6 phường gồm: Bàng La, Hải Sơn, Hợp Đức, Minh Đức, Ngọc Xuyên, Vạn Hương. Tổng diện tích tự nhiên của Đồ Sơn là 42,37 km2 với dân số trên địa bàn khoảng 102.234 người
Khí hậu của Đồ Sơn mang nét đặc trưng của vùng biển nhiệt đới gió mùa. Từ tháng 4 đến tháng 9 dương lịch thời tiết nóng, ẩm và mưa nhiều. Mùa rét từ tháng 12 đến tháng 3 với không khí lạnh và khô hanh.
Đồ Sơn được biết đến là một trong những khu du lịch biển nổi tiếng của khu vực phía Bắc. Bản đồ du lịch được chia thành ba khu vực với ba nét đặc trưng khác nhau.
Khu I có sóng lớn và nhiều mỏm đá lởm chởm nên không thích hợp tắm biển. Khu vực này còn có chùa Hang Cốc Tự, một di tích nổi tiếng thu hút du khách viếng cảnh
Khu II có nhiều bãi cát mịn màng và trải rộng. Đây là bãi biển nhộn nhịp nhất Đồ Sơn do tập trung nhiều du khách đến tắm biển. Khu vực này có nhiều khách sạn, quán ăn và các dịch vụ khác phục vụ du lịch. Ngoài ra ở đây còn có các điểm du lịch như biệt thự Bảo Đại, bến
Nghiêng, chợ Cầu Vồng…
Khu III khá vắng lặng hơn do vị trí cách xa trung tâm. Khu vực này có bãi tắm nhỏ nhưng lại tập trung nhiều resort và khu nghỉ dưỡng cao cấp. Khu vực này còn nổi tiếng bởi khu du lịch quốc tế Đảo Hòn Dấu, Casino Đồ Sơn và Bến Tàu Không Số.
Từ Đồ Sơn, khách du lịch còn có thể kết nối với các địa điểm du lịch khác như Cát Bà, Vịnh Hạ Long, Tuần Châu…
Đồ Sơn còn được mệnh danh là miền đất của những giá trị văn hóa lịch sử. Nơi đây còn tồn tại khá nhiều di tích lịch sử mang di sản tâm linh của dân tộc. Có thể kể đến hàng loạt tên đền, chùa nổi tiếng như: chùa Hang, đình Ngọc Xuyên, đền Nghè, đền Vạn Chài, tháp Tường Long… Các địa danh gắn liền lịch sử dựng nước và giữ nước qua các thời kỳ như bến Nghiêng, bến K15…
Người dân Đồ Sơn còn lưu giữ nhiều lễ hội truyền thống. Không thể không kể đến Hội Chọi trâu Đồ Sơn được tổ chức vào tháng 8 Âm lịch hàng năm. Lễ hội này đã được cấp chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2013.
Văn hóa ẩm thực Đồ Sơn không cầu kỳ nhưng lại mang nét đậm đà khó quên. Đến với Đồ Sơn, du khách có thể thưởng thức món bánh đa cua Đồ Sơn nổi tiếng. Món ăn này đặc trưng khác biệt do sử dụng bánh đa tươi mà không qua công đoạn sấy khô. Bên cạnh đó, Đồ Sơn còn có các món ngon khác mang đậm hương vị của biển như bún tôm, bún cá Đồ Sơn, nộm sứa Phú
Quý, Nem cua bể….
Ngày xưa, Đồ Sơn được xem là nơi tắm biển của vua chúa. Ngày nay Đồ Sơn với cơ sở hạ tầng được đầu tư tương đối hoàn chỉnh. Hệ thống giao thông kết nối rộng rãi thúc đẩy sự phát triển của các khách sạn, resort phục vụ nhu cầu lưu trú nghỉ dưỡng. Các khách sạn nổi tiếng có thể kể đến như: Biệt Thự Bảo Đại, khách sạn Đồ Sơn Resort, khách sạn Biển Nhớ, Hòn Dáu
Resort… Đây là các khách sạn được đánh giá cao với các dịch vụ tiêu chuẩn, mang lại cho du khách sự hài lòng khi sử dụng dịch vụ.
Casino Đồ Sơn nổi tiếng cả nước. Đây là casino đầu tiên và duy nhất được cấp phép hoạt động hợp pháp. Sân Golf Đồ Sơn được đầu tư bởi tập đoàn BRG với sức chứa hơn 200 khách.
Nhắc đến Đồ Sơn người ta còn nhớ đến dự án nổi tiếng: Đảo Hoa Phượng. Đây là công trình đảo nhân tạo đầu tiên của Việt Nam. Dự án được thiết kế nổi bật với hình dáng hoa phượng – một nét đặc trưng của Hải Phòng. Tuy nhiên dự án khởi công hơn một thập kỷ như vẫn chưa hoàn thành. Mới đây, một loạt dự án lớn đã được đầu tư tại Đồ Sơn. Có thể kể đến dự án khu phức hợp dịch vụ du lịch cao cấp Đồ Sơn với biểu tượng hoa sen của tập đoàn FLC. Hay siêu dự án đầu tư phát triển Đồi Rồng trở thành khu du lịch quốc tế.
Đồ Sơn có tiềm năng du lịch mạnh mẽ đang dần được các nhà đầu tư chú ý. Tuy nhiên sự phát triển của Đồ Sơn vẫn chưa được đồng bộ. Sự hạn chế về các loại hình dịch vụ du lịch chưa được đa dạng phong phú. Các dịch vụ vui chơi, giải trí chưa được đầu tư phát triển nhiều. Mặc dù vậy, Đồ Sơn vẫn đang phát triển và đổi thay từng ngày với những đặc trưng vốn có. Chính
vì vậy, nhắc đến Đồ Sơn người ta thường nhớ đến hai câu thơ:
Đồ Sơn cảnh đẹp tuyệt vời
Dưới chân sóng vỗ, trên đồi thông reo…
Đồ Sơn với nét đẹp thiên nhiên ban tặng và những giá trị truyền thống đã trở thành mảnh đất linh thiêng của vùng đất Cảng. Bạn hãy một lần ghé thăm Đồ Sơn để thưởng thức và trải nghiệm nét đẹp này nhé.