K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Xin chào tất cả mọi người, tôi là Hổ, vua của rừng xanh. Tôi tự hào về bộ lông sọc đen trên nền vàng rực rỡ, đôi mắt sáng lấp lánh như đôi ngọc lục bảo và bộ răng nanh sắc như lưỡi kiếm. Những đặc điểm này không chỉ làm nổi bật vẻ đẹp của tôi mà còn thể hiện sức mạnh và uy quyền của tôi trong rừng xanh. Tôi cũng muốn giới thiệu về tài năng săn mồi của mình. Tôi có thể chạy với tốc độ lên đến 60 km/h và nhảy xa hơn 6 mét. Điều này giúp tôi dễ dàng bắt được con mồi. Tôi cũng có khả năng leo cây tốt để trốn tránh kẻ thù hoặc săn mồi. Tuy nhiên, tôi không chỉ là một kẻ săn mồi. Tôi cũng là một người bảo vệ rừng xanh. Tôi giữ gìn sự cân bằng trong chuỗi thức ăn bằng cách kiểm soát số lượng của các loài động vật khác. Tôi hy vọng rằng mọi người sẽ hiểu và tôn trọng sự tồn tại của tôi cũng như các loài động vật khác trong rừng xanh. Chúng tôi đều có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng của thiên nhiên. Hãy cùng chúng tôi bảo vệ rừng xanh, ngôi nhà chung của chúng ta. Xin cảm ơn mọi người đã lắng nghe!

  Đọc đoạn trích dưới đây của truyện Thái sư Trần Thủ Độ : Linh Từ Quốc Mẩu ngồi kiệu đi qua chỗ thềm cấm, bị một người quân hiệu ngăn lại. Về nhà, bà khóc : -  Tôi là vợ thái sư mà bị kẻ dưới khinh nhờn. Ông cho bắt người quân hiệu đến. Người này nghĩ là phải chết. Nhưng khi nghe anh ta kể rõ ngọn ngành, ông bảo: -   Ngươi ở chức thấp mà biết giữ phép nước như...
Đọc tiếp
 

Đọc đoạn trích dưới đây của truyện Thái sư Trần Thủ Độ :

Linh Từ Quốc Mẩu ngồi kiệu đi qua chỗ thềm cấm, bị một người quân hiệu ngăn lại. Về nhà, bà khóc :

-  Tôi là vợ thái sư mà bị kẻ dưới khinh nhờn.

Ông cho bắt người quân hiệu đến. Người này nghĩ là phải chết. Nhưng khi nghe anh ta kể rõ ngọn ngành, ông bảo:

-   Ngươi ở chức thấp mà biết giữ phép nước như thế, ta còn trách gì nữa ! Nói rồi, lấy vàng, lụa thưởng cho.
Câu 2

Dựa theo nội dung của đoạn trích trên, em hãy cùng các bạn trong nhóm viết tiếp một số lời đối thoại để hoàn chỉnh màn kịch sau :

Giữ nghiêm phép nước

Nhân vật: Trần Thủ Độ ; Linh Từ Quốc Mẫu ; người quân hiệu ; một vài người lính và gia nô.

Cảnh trí:  Một căn phòng rộng có kê án thư, trên có hộp bút. mấy cuốn sách, một chiếc quạt. Trần Thủ Độ đang ngồi đọc sách.

Thời gian : Khoảng gần trưa.

Phương pháp giải:

Gợi ý lời đối thoại:

-  Linh Từ Quốc Mẫu phàn nàn với Trần Thủ Độ về chuyện bà bị người quân hiệu coi thường.

-  Trần Thủ Độ lệnh cho quân lính đi bắt người quân hiệu.

-  Quân lính áp giải người quân hiệu vào.

- Trần Thủ Độ hỏi người quân hiệu có đúng là anh ta bắt vợ ông xuống kiệu không. Có biết bà là phu nhân của Thái sư không.

- Người quân hiệu khẳng định là anh ta biết và kể lại đầu đuôi câu chuyện.

 - Trần Thủ Độ khen ngợi, thưởng vàng và lụa cho người quân hiệu.

 (Linh Từ Quốc Mẫu bước vào phòng, vẻ mặt buồn bực như vừa khóc.)

Trần Thủ Độ : - (Ngạc nhiên) Phu nhân sao thế ?

Linh Từ Quốc Mẫu (Tấm tức) Phép nước bây giờ đảo lộn hết rồi ! Một tên quân hiệu mà dám hỗn với cả vợ thái sư. Như thế thì còn trên dưới gì nữa !

Trần Thủ Độ : - Bà hãy bớt nóng giận đi ! Kể cho tôi nghe đầu đuôi câu chuyện thế nào đã !

Linh Từ Quốc Mẫu: Hôm nay tôi có việc qua cửa Bắc. Có tên quân hiệu nhất định bắt tôi xuống kiệu. Ông nghĩ xem : Tôi là vợ quan thái sư, thế mà kẻ dưới dám khinh nhờn là thế nào ?

Trần Thủ Độ:......

cần bây giờ !!!  
1
18 tháng 3 2024

nàng bình tĩnh , để ta cho gọi người quân hiệu đến.

               ( quay sang lính)

  lính đâu , gọi người quân hiệu đến cho ta

    tớ tự nghĩ nên cx ko hay lắm đâu

13 tháng 3 2024

đó là ca dao tục ngữ nhưng bạn hỏi thiếu quá

 

13 tháng 3 2024

 

13 tháng 3 2024

trung và trùng

 

13 tháng 3 2024

Từ trung và từ trùng.

17 tháng 3 2024

từ in đậm thay thế cho từ chú Tư 

cánh thay thế từ ngữ ở đây có tác dụng tránh lặp lại giữa các từ ngữ

13 tháng 3 2024

Người sống đống vàng.

13 tháng 3 2024

người sống đống vàng

13 tháng 3 2024

B. Võ Quảng

Chọn C

13 tháng 3 2024

C nha

 

13 tháng 3 2024

1.Đám trẻ vây kín quanh bể để ngắm nhìn bộ vây tuyệt đẹp của con cá.

2.Mặt trời chưa mọc mà quán bún mọc nhà bác Nga đã sáng đèn.

3.Bố Minh được điều về Bình Phước quản lí vườn điều.

4.Mùa đông em thích ăn thịt nấu đông.

5.Trong mắt có nước mắt.

6.Mùa xuân hoa lựu nở đầu xuân.

7.Những quả đỗ để trong túi đỗ.

8.Chiếc áo treo trên giá có giá rất đắt.

12 tháng 3 2024

TK:

Tỷ lệ từ Hán Việt trong tiếng Việt rất cao. Do hiện tượng gần âm đọc hoặc không nắm rõ nghĩa của từ, nhiều người thường sử dụng nhầm lẫn một số từ Hán Việt. Dưới đây là một vài trường hợp phổ biến.

1. Ca thán. Để chỉ việc “than thở và oán trách”, nhiều người dùng từ ca thán. Chẳng hạn: “Anh này suốt ngày chỉ biết ca thán”. Đây là cách dùng sai do thói quen nhưng lại rất phổ biến trong lời nói hằng ngày, thậm chí cả trên báo chí. Ca trong tiếng Hán có nhiều nghĩa nhưng không có nghĩa nào liên quan đến việc than thở, oán trách. Ca thán không có trong tiếng Việt. Từ đúng phải là ta thán. Đây là một từ ghép đẳng lập. Trong đó, ta 嗟 có nghĩa “than thở”; thán 嘆 có nghĩa “than, thở dài”.

2. Sát nhập. Để biểu đạt ý nghĩa “nhập vào với nhau làm một”, nhiều người hay dùng từ sát nhập. Ví dụ: “Từ nay, hai thôn Đông và Tây được sát nhập thành một”. Từ sát nhập này được ghi nhận trong một số từ điển tiếng Việt. Tuy nhiên, từ đúng phải là sáp nhập. Trong tiếng Hán không có từ sát nhập với nét nghĩa như trên; chỉ có sáp nhập, trong đó, sáp 插 có nghĩa là “cắm vào, cài vào, tra vào, chen vào…”, nhập 入 nghĩa là “vào”. Một số từ Hán Việt ban đầu viết sai nhưng lâu dần được chấp nhận thành viết đúng (do thói quen sử dụng) là hiện tượng khá phổ biến trong tiếng Việt. Sát nhập là một trường hợp như vậy.

3. Mãn tính. Để chỉ bệnh có “tính chất kéo dài và phát triển chậm”, nhiều người viết bệnh mãn tính. Ví như: “Viêm phế quản mạn, suy thận mạn, viêm xương khớp… là những bệnh mãn tính”. Tuy nhiên, từ viết đúng phải là mạn tính. Mạn 慢 có nghĩa “chậm chạp, trì hoãn”. Tính 性 có thể hiểu là “tính chất”. Mạn tính nghĩa là “có tính chất chậm”. Cho nên, đối lập với [bệnh] mạn tính ta có từ [bệnh] cấp tính (cấp 急: gấp, vội vàng; cấp tính: có tính gấp, vội). Còn mãn 滿 có nghĩa “đầy, tràn ra”. Viết bệnh mãn tính thì tối nghĩa.

Sử dụng từ Hán Việt mang lại nhiều hiệu quả diễn đạt. Tuy nhiên, nếu sính dùng hoặc dùng theo thói quen mà không nắm rõ nghĩa của từ thì rất dễ dùng sai. Với những trường hợp dễ nhầm lẫn như nêu ở trên, người viết/ nói nên nắm vững ý nghĩa của từ trước khi sử dụng.