K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

 Câu 1. Từ ghép là những từ như thế nào?A. Hai từ ghép lại với nhauB. Hai từ ghép lại với nhau trong đó có một từ chính và một từ phụC. Hai tiếng trở lên ghép lại với nhau, có quan hệ với nhau về mặt ý nghĩaD. Cả ba đáp án trên đều đúngCâu 2. Từ “học hành” có phải từ ghép không?A. CóB. KhôngCâu 3. Từ “cười nụ” là từ ghép chính phụ đúng hay sai?A. ĐúngB. SaiCâu 4. Từ láy...
Đọc tiếp

 

Câu 1. Từ ghép là những từ như thế nào?

A. Hai từ ghép lại với nhau

B. Hai từ ghép lại với nhau trong đó có một từ chính và một từ phụ

C. Hai tiếng trở lên ghép lại với nhau, có quan hệ với nhau về mặt ý nghĩa

D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 2. Từ “học hành” có phải từ ghép không?

A. Có

B. Không

Câu 3. Từ “cười nụ” là từ ghép chính phụ đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 4. Từ láy được phân thành mấy loại?

A. Hai loại

B. Ba loại

C. Bốn loại

D. Không thể phân loại được

Câu 5. Nghĩa của từ láy được tạo nên như thế nào?

A. Nghĩa từ láy được tạo thành nhờ đặc điểm âm thanh của tiếng và sự hòa phối âm thanh giữa các tiếng

B. Từ láy có tiếng có nghĩa làm gốc thì nghĩa của từ láy có thể có những sắc thái riêng so với tiếng gốc như sắc thái biểu cảm, giảm nhẹ hoặc nhấn mạnh

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Câu 6. Từ “tươi tốt” có phải từ láy không?

A. Có

B. Không

Câu 7. Tìm từ láy trong câu sau: “Mặt mũi nó lúc nào cũng nhăn nhó như bà già đau khổ ”?

A. Mặt mũi

B. Nhăn nhó

C. Bà già

D. Đau khổ

Câu 7. Trong câu “Đêm qua, lúc nào chợt tỉnh, tôi cũng nghe tiếng nức nở, tức tưởi của em.” Có mấy từ láy?

A. 1 từ

B. 2 từ

C. 3 từ

D. 4 từ

Câu 8. Đại từ là gì?

A. Dùng để trở người, sự vật, hoạt động, tính chất… được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi

B. Đại từ là những từ sử dụng để gọi tên người, sự vật, hoạt động

C. Đại từ là từ dùng để chỉ tính chất, hoạt động của sự vật hiện tượng

D. Cả 3 đáp án trên đều đúng

Câu 9. Có mấy loại đại từ?

A. 2 loại

B. 3 loại

C. 4 loại

D. 5 loại

Câu 10. Xác định đại từ có trong câu “ Mình về mình có nhớ ta/ Ta về ta nhớ những hoa cùng người” là?

A. Mình, ta

B. Hoa, người

C. Nhớ

D. Về

Câu 11. Xác định đại từ trỏ người trong ví dụ sau: “Đã bấy lâu nay bác tới nhà/ Trẻ thời đi vắng chợ thời xa” ?

A. Đã

B. Bấy lâu

C. Bác

D. Trẻ

Câu 12. Tìm đại từ trong câu “Em gái tôi tên là Kiều Phương, nhưng tôi quen gọi nó là Mèo bởi vì mặt nó luôn bị chính nó bôi bẩn”?

A. Tôi

B. Tôi, nó

C. Tôi, Kiều Phương

D. Nó, Mèo

Câu 13. Từ Hán Việt là những từ như thế nào?

A. Là những từ được mượn từ tiếng Hán

B. Là từ được mượn từ tiếng Hán, trong đó tiếng để cấu tạo từ Hán Việt được gọi là yếu tố Hán Việt

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Câu 14. Nghĩa của từ “tân binh” là gì?

A. Người lính mới

B. Binh khí mới

C. Con người mới

D. Cả 3 đáp án trên đều đúng

Câu 15. Từ nào dưới đây có yếu tố “gia” cùng nghĩa với từ “gia” trong gia đình?

A. Gia vị

B. Gia tăng

C. Gia sản

Câu 16. Quan hệ từ là gì?

A. Dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả… giữa các bộ phận của câu, hay giữa câu với câu trong đoạn văn

B. Từ dùng để bổ sung ý nghĩa cho động từ và tính từ

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B sai

D. Tham gia

Câu 17. Trong câu “Cả tôi nữa, nếu không nhanh chân chạy vào hang thì tôi cũng chết toi rồi” sử dụng quan hệ từ nào?

A. Nếu

B. Cả

C. Vào

D. Nếu… thì…

Câu 18. Từ đồng nghĩa là gì?

A. Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau

B. Là những từ có âm đọc giống nhau hoặc gần giống nhau

C. Là những từ có âm đọc giống hệt nhau

D. Là những từ có nghĩa giống hệt nhau

Câu 19. Từ nào đồng nghĩa với từ “thi nhân”?

A. Nhà văn

B. Nhà thơ

C. Nhà báo

D. Nghệ sĩ

Câu 20. Từ nào không đồng nghĩa với từ “nhi đồng”?

A. Trẻ em

B. Trẻ con

C. Trẻ tuổi

D. Con trẻ

Câu 21. Từ đồng âm là gì?

A. Là từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau

B. Là từ giống nhau về nghĩa nhưng khác xa nhau về mặt âm đọc

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Câu 22. Thành ngữ là gì?

A. Thành ngữ là loại từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh

B. Những câu đúc rút kinh nghiệm sống của nhân dân ta

C. Những câu hát thể hiện tình cảm, thái độ của nhân dân

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 23. Câu nào dưới đây không phải thành ngữ?

A. Vắt cổ chày ra nước

B. Chó ăn đá, gà ăn sỏi

C. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống

D. Lanh chanh như hành không muối

Câu 24. Xác định vai trò ngữ pháp của thành ngữ trong câu “Mẹ đã phải một nắng hai sương vì chúng con”.

A. Chủ ngữ

B. Vị ngữ

C. Bổ ngữ

D. Trạng ngữ

Câu 25. Thành ngữ nào sau đây có ý nghĩa “ý tưởng viển vông, thiếu thực tế thiếu tính khả thi”?

A. Đeo nhạc cho mèo

B. Đẽo cày giữa đường

C. Ếch ngồi đáy giếng

D. Thầy bói xem voi

0
Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng con người, là nơi che chở, bảo vệ ta từ thuở lọt lòng. Gia đình- chỉ một từ giảng đơn thế thôi nhưng chứa đựng biết bao nhiêu là tình yêu thương, biết bao sự ăm áp. Gia đình chính là nơi nâng niu, chăm sóc, dưỡng dục ta. Tình cảm gia đình là những tia nắng diệu kì của cuộc sống- một ngọn lửa để sưởi ấm cho trái tim mỗi con người. tình yêu thương...
Đọc tiếp

Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng con người, là nơi che chở, bảo vệ ta từ thuở lọt lòng. Gia đình- chỉ một từ giảng đơn thế thôi nhưng chứa đựng biết bao nhiêu là tình yêu thương, biết bao sự ăm áp. Gia đình chính là nơi nâng niu, chăm sóc, dưỡng dục ta. Tình cảm gia đình là những tia nắng diệu kì của cuộc sống- một ngọn lửa để sưởi ấm cho trái tim mỗi con người. tình yêu thương mà gia đình dành cho ta chính là "sợi dây" tình cảm thiêng liêng nhất. Gia đình là nơi vung đắp những tâm hồn. Ai có mội gia đình trọn vẹn thì hãy giữ chặt lấy nó. Vì những thứ đã mất không thể tìm lại, những thứ gì trôi qua chúng ta sẽ cảm thấy tiếc vì chưa làm đc gì cho gia đình thêm hạnh phúc. Vì vậy hãy chung tay bảo vệ hạnh phúc thiêng liêng ấy.

hãy chỉ ra 1 số nội dung hình thức ở bài văn trên

nhanh giúp mình nha

0