K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 9. Câu văn sau sử dụng biện pháp tu từ nào? Chỉ ra và nêu tác dụng. (1 điểm)  Khi đám cưới, lúc tang ma, trong các dịp lễ hội người dân lại ăn trầu cau và vôi để mọi người nhớ mãi bài học về tình nghĩa vợ chồng, anh em. Câu 10. Viết đoạn văn từ 5 - 7 câu trình bày những bài học em rút ra được từ câu chuyện “Sự tích trầu cau”. (1 điểm)  Bài đọc: ​SỰ TÍCH TRẦU CAU         Ngày xưa, có hai anh em...
Đọc tiếp

Câu 9. Câu văn sau sử dụng biện pháp tu từ nào? Chỉ ra và nêu tác dụng. (1 điểm) 

Khi đám cưới, lúc tang ma, trong các dịp lễ hội người dân lại ăn trầu cau và vôi để mọi người nhớ mãi bài học về tình nghĩa vợ chồng, anh em.

Câu 10. Viết đoạn văn từ 5 - 7 câu trình bày những bài học em rút ra được từ câu chuyện “Sự tích trầu cau”. (1 điểm) 

Bài đọc:

​SỰ TÍCH TRẦU CAU

        Ngày xưa, có hai anh em nhà kia, đều chăm chỉ ngoan ngoãn, chẳng may bố mẹ mất sớm, họ đành sống nương tựa vào nhau. Họ giống nhau như hai giọt nước, người ngoài không ai có thể phân biệt được.

        Người anh ham học, nghe tiếng một người thầy đức độ nên tìm tới xin thầy thu nhận làm học trò. Người em thấy anh đi học cũng xin được theo học cùng. Người thầy xúc động trước lòng hiếu học, đồng ý nhận cả hai, nuôi ăn học như con trai trong nhà.

        Thầy có một cô con gái đã tới tuổi lấy chồng. Cả hai anh em đều ngầm để ý đến cô. Về phần cô gái, nàng quý mến cả hai anh em từ lâu. Nhưng vì hai anh em quá giống nhau, nàng không phân biệt nổi đâu là anh, đâu là em nên nghĩ ra một cách để thử. 

        Một bữa, khi hai anh em đều đói, nàng dọn cháo cho họ ăn. Nhưng nàng chỉ bày ra duy có một bát cháo với một đôi đũa. Đứng núp sau cánh cửa, nàng thấy một người nhường bát cháo cho người kia. “Người biết nhường nhịn kia chính là anh”, nàng mừng rỡ quả quyết. Từ đó, nàng tìm cách gặp gỡ riêng người anh. Tình yêu giữa họ bắt đầu đâm chồi, nảy lộc.

        Biết chuyện, cha mẹ nàng vui mừng vì con gái tìm được người như ý, gả nàng cho người anh, lại tặng riêng một căn nhà cho đôi vợ chồng trẻ. Người em cũng sống cùng anh chị.

        Từ ngày kết hôn, người anh ít quan tâm tới em hơn: hằng ngày, anh chỉ chuyện trò, vui đùa cùng vợ. Người em thấy thế thì rất tủi thân: chàng thường hay cáu gắt, buồn bực, nhưng người anh vẫn không để ý.

        Một ngày nọ, hai anh em đi làm đồng. Xong việc, người em về nhà trước. Khi người em về tới sân, người vợ từ trong bếp thoáng nhìn tưởng là chồng mình, vui sướng chạy ra ôm chầm lấy.

        Đúng lúc đó, người anh bước vào. Nhìn thấy người anh, người vợ biết mình lầm, vội buông người em ra. Tuy không ai nói ra câu nào, nhưng người vợ và người em đều rất xấu hổ.

        Từ hôm đó, người anh sinh lòng ghen tức, nghi ngờ, càng trở nên lạnh nhạt với em trai. Dù ba người vẫn sống trong một nhà nhưng người anh thậm chí chẳng buồn nói với em lấy một lời.

        Người em hổ thẹn vì chuyện chị dâu nhận lầm, vừa buồn rầu vì anh không còn thương yêu mình nữa. Chàng thao thức nhiều đêm, rồi cuối cùng quyết định bỏ đi. Chàng đi mãi, đi mãi, cho tới khi gặp một dòng sông lớn mênh mang, không thể vượt qua được. Chàng nhìn quanh, không thấy một bóng người hay chim thú. Chẳng biết phải đi đâu, chàng ngồi xệp xuống, òa lên khóc. 

        Chàng khóc ròng rã mấy ngày đêm, rồi chết bên bờ sông, biến thành một tảng đá lớn.

        Sau khi người em bỏ đi mãi không thấy trở lại, người anh không lúc nào không tự trách mình. Chàng nuối tiếc những ngày anh em còn hòa thuận, xấu hổ vì đã cư xử tệ bạc với em. Chàng bèn để vợ ở nhà, khăn gói đi tìm em. Chàng vừa đi vừa dò hỏi, cuối cùng cũng tới bờ sông kia. Chàng sững sờ nhìn dòng nước lớn, loay hoay không biết cách nào để vượt qua. Bất lực, chàng đành ngồi dựa vào tảng đá lớn mà khóc vì thương em và ân hận. 

        Chàng khóc tới khi kiệt sức mà chết. Sau khi chết, chàng biến thành một cây cao, thân đứng thẳng tắp ngay bên cạnh tảng đá.

        Người vợ đợi mãi không thấy chồng về thì lo lắng cho chồng, vừa tự trách bản thân đã gây nên chuyện anh em chia cắt. Thế rồi, nàng lên đường đi tìm. Nàng đi mãi, rốt cuộc cũng tìm tới được dòng sông nọ. Nàng đứng đó, tuyệt vọng nhìn con sông lớn, biết mình chỉ có thể đi tới đây là cùng đường.

        Nàng ngồi dựa vào gốc cây, gối lên tảng đá. Vừa cô đơn, sợ hãi, vừa không thôi tự dằn vặt, nỗi niềm chồng chất giữa chốn hoang vu, nàng chỉ còn biết khóc sụt sùi.

        Nàng khóc tới lúc chết, thân hóa thành một dây leo xanh biếc, lá có hình trái tim, quấn quanh cái cây thẳng tắp kia.

        Người dân trong vùng bèn lập miếu thờ. Vua Hùng đi tuần thú qua biết chuyện thì thương cảm lắm. Nhà vua sai lấy lá của dây leo cùng quả của cây cao để ăn thử thì thấy có vị cay, thơm,… lại sai nung đá ra lấy bột để ăn cùng thì thấy trong người phấn chấn, mặt mũi hồng hào, môi đỏ tươi, nhổ ra nước thấy thắm đỏ như máu. Vua biết là vật quý, bèn cho lấy về để gây giống.

        Ba thứ ấy chính là cây cau, dây trầu không và vôi. Khi đám cưới, lúc tang ma, trong các dịp lễ hội người dân lại ăn trầu cau và vôi để mọi người nhớ mãi bài học về tình nghĩa vợ chồng, anh em. Tục ăn trầu của người Việt cũng bắt đầu từ đó.

(Sự tích trầu cau, Nhà xuất bản Mỹ Thuật, 2010)

0
  Đề 4                                                                            Câu 1 : Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới DẶN CON - Huy Cận Con lớn lên, con ơi Yêu đời và yêu người Yêu tình yêu say đắm            Nghìn năm mặn muối đời;             Yêu tạo vật thiên nhiên          Yêu tổ tiên đất nước          Yêu mộng đẹp nối liền         Tuổi trẻ, già sau trước.            Lòng con rồi tha...
Đọc tiếp
  Đề 4                                                                            Câu 1 : Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới DẶN CON - Huy Cận Con lớn lên, con ơi Yêu đời và yêu người Yêu tình yêu say đắm            Nghìn năm mặn muối đời;             Yêu tạo vật thiên nhiên          Yêu tổ tiên đất nước          Yêu mộng đẹp nối liền         Tuổi trẻ, già sau trước.            Lòng con rồi tha thiết        - Cha đoán chẳng sai đâu!         Cứ lòng cha cha biết        Yêu người đến khổ đau.                                 Nhưng con ơi, cha dặn    Trong trái tim vô hạn    Dành riêng chỗ, con nghe18:00/-strong/-heart:>:o:-((:-hCho chói ngời tình bạn.     Lớn lên con sẽ rõ  Tình đó chẳng có nhiều  Lại càng nên chăm chút  Cho đời thêm phì nhiêu.    Cha làm thơ dặn con  Mà cũng là tặng bạn  Ôi tình nghĩa vẹn tròn  Chẳng bao giờ nứt rạn.                                                          (Huy Cận, Hạt lại gieo, NXB Văn học, 1984) a. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? Xác định phương thức biểu đạt chính.  b. Khi đọc, em hình dung trong văn bản hiện lên cuộc trò chuyện giữa những nhân vật nào?  c. Chỉ ra và phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:    Yêu tạo vật thiên nhiên       Yêu tổ tiên đất nước  Yêu mộng đẹp nối liền Tuổi trẻ, già sau trước. d. Ngoài yêu đời, yêu người, thiên nhiên, tổ tiên, đất nước...người cha còn dặn con dành chỗ cho tình cảm gì? e. Theo em, người cha muốn khẳng định điều gì qua hình ảnh “trái tim vô hạn” ? Câu 2 : Viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về vai trò của tình bạn trong cuộc sống.
0
Từ "bệnh" là từ Hán Việt.

Chứng cứ:

  • Từ điển Hán Nôm:
    • Nghĩa: Ốm, đau.
    • Cách viết: 病 (bệnh)
    • Cách đọc: /bɛ̣̂ɲ/
    • Ví dụ:
      • Tâm bệnh: 心病 (bệnh tim)
      • Tương tư bệnh: 相思病 (bệnh tương tư)
      • Bệnh nhập cao hoang: 病入膏肓 (bệnh đã vào xương tủy, bệnh nặng không chữa được nữa)
  • Nguồn gốc:
    • Từ "bệnh" được vay mượn từ tiếng Hán "病" (bệnh) với nghĩa tương tự.
    • Chữ Hán "病" được cấu tạo bởi hai bộ phận:
      • Bộ "疒" (bệnh): biểu thị ý nghĩa liên quan đến bệnh tật.
      • Bộ "告" (cáo): biểu thị ý nghĩa thông báo, nói ra.

a. Từ láy trong đoạn văn trên là: phất phơ

b. Nội dung của đoạn trích trên: Miêu tả vẻ đẹp thiên nhiên thanh bình yên ả của mảnh đất quê hương thân yêu.

c. Biện pháp tu từ nhân hóa gọi lúa là "chị", tre là "cậu", gió là "cô", mặt trời là "bác" đều có những hành động như con người.

d. Đoạn thơ là miêu tả vẻ đẹp thiên nhiên thanh bình, yên ả của quê hương đất nước ta. Tác giả đưa vào những lời thơ của mình những gì gần gũi nhất từ lúa, tre, đàn cò, gió, mặt trời... Điều đặc biệt là những sự vật này đều được thổi hồn có hành động giống như con người bằng biện pháp nhân hóa. Những chị lúa đang bung xõa mãi tóc của mình bay phất phơ trong gió. Những anh tre đứng sát nhau, bá vai nhau thì thầm bài học cũ. Đàn cò trắng bay trong ánh dương rực rỡ khiến tác giả ngỡ như đang khiêng nắng qua sông. Đây là liên tưởng tinh tế, thú vị mang lại sự hứng thú cho người đọc. Còn cô gió tinh nghịch đùa với mây trên đồng. Bác mặt trời cũng không chịu ngồi yên mà đạp xe qua những đỉnh núi ban phát ánh sáng cho muôn nơi. Phong cảnh dưới ngòi bút của Trần Đăng Khoa thật đẹp và gần gũi biết bao.

25 tháng 2

Mình cảm ơn bạn nhiều ạ

Mỗi khi đến mùa xuân đến là tôi lại đến, tôi chính là những hạt mưa bé nhỏ, luôn mang trong mình sự ngây thơ, trong sáng, vô tư và hồn nhiên. Tôi đi đến đâu cũng được mọi người yêu quý và trân trọng tôi.

Mùa đông tôi ảnh mình trong những đám mây, không chịu ló mặt ra ngoài. Xuân về, theo gió ẩm và những luồng không khí ấm áp bay đi khắp nơi, tôi rất vui khi được ngao du khắp nơi đón mùa xuân đến. Được tiếp xúc với mặt đất, được gặp mặt cây cỏ hoa lá trong vườn cây. Không khí này tôi đã mong từ rất lâu.

Mặt đất đang kiệt sức cằn khô, cây cối trơ trụi, khẳng khiu, cành xám xịt, sông suối khô cạn trơ đáy, khắp nơi đều đang thiếu nước trầm trọng và khi đó bắt đầu biến đổi khi mưa xuống. Tất cả mọi thứ như hồi sinh.  Hóa thân vào màu xanh, vào hoa lá, vào sông suối, đất đai để bắt đầu một cuộc đời mới đầy ý nghĩa.

Chúng ta thấy rằng là từ những thứ nhỏ bé đều luôn mong ước được cống hiến cho thiên nhiên và con người.

24 tháng 2

1. Cầu vồng
2. Cầu vẽ trên giấy
3. Cầu nguyện
4. Cầu hôn
5. Cầu tiêu
6. Cầu dao
7. Cầu Long Biên

24 tháng 2

1.Cầu vòng

2.Cầu vẽ trên giấy 

3.Cầu nguyện 

4.Cầu hôn

5.Cầu tiêu

6.Cầu dao

7.Cầu Long Biên

Hi!!!

24 tháng 2

a) Bông hoa hồng / rực rỡ như một nàng tiên.

          CN                        VN

b) Đằng cuối bãi, / hai cô nàng xinh đẹp / tiến lại.

         TN                      CN                         VN

a. Chủ ngữ: Bông hoa hồng 

Vị ngữ: rực rỡ như một nàng tiên

b. Trạng ngữ: đằng cuối bãi

Chủ ngữ: hai cô gái xinh đẹp

Vị ngữ: tiến lại