K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 ĐIỂM) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 5: Con hãy quen và con hãy yêu Mỗi góc phố, mỗi căn nhà chật hẹp Những ngăn gác, cầu thang lên cót két Những vỉa hè gạch cũ, guốc khua vang... Nơi thiên tài nhân dân từng lớn lên ở đó Cho mắt con đầy ánh sáng Việt Nam! Thành phố suốt đời con qua chẳng hết Chưa phải rộng mênh mông mà sâu đến không cùng! Con đi giữa mọi...
Đọc tiếp

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 ĐIỂM)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 5:

Con hãy quen và con hãy yêu
Mỗi góc phố, mỗi căn nhà chật hẹp
Những ngăn gác, cầu thang lên cót két
Những vỉa hè gạch cũ, guốc khua vang...
Nơi thiên tài nhân dân từng lớn lên ở đó
Cho mắt con đầy ánh sáng Việt Nam!

Thành phố suốt đời con qua chẳng hết
Chưa phải rộng mênh mông mà sâu đến không cùng!
Con đi giữa mọi sắc màu bất diệt
Mà nhẹ nhàng, thành phố cứ lâng lâng!
Con lớn lên. Đời sẽ rộng dài hơn
Sẽ sung sướng hơn thời lên một tuổi!
Nhưng có thể có gì so sánh nổi
Với mọi điều cha đang ước cho con?...

(Bằng Việt, Viết cho con mùa xuân thứ nhất, thivien.net)

Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn trích trên.

Câu 2. Đoạn trích là lời của ai nói với ai?

Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về nội dung của những dòng thơ sau?

Con lớn lên. Đời sẽ rộng dài hơn
Sẽ sung sướng hơn thời lên một tuổi!

Câu 4. Chỉ ra một biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó:

Con hãy quen và con hãy yêu
Mỗi góc phố, mỗi căn nhà chật hẹp
Những ngăn gác, cầu thang lên cót két
Những vỉa hè gạch cũ, guốc khua vang...
Nơi thiên tài nhân dân từng lớn lên ở đó
Cho mắt con đầy ánh sáng Việt Nam!

Câu 5. Anh/Chị rút ra được thông điệp gì cho bản thân từ đoạn trích trên?

1
10 tháng 4

Câu 1: Thể thơ của đoạn trích trên là thơ tự do.

Câu 2: Đoạn trích là lời của bố nói với con.

Câu 3: Dòng thơ "Con lớn lên. Đời sẽ rộng dài hơn / Sẽ sung sướng hơn thời lên một tuổi!" thể hiện sự hi vọng và mong muốn tốt đẹp của bố dành cho con. Bố mong muốn rằng khi con lớn lên, cuộc sống của con sẽ trở nên phong phú hơn, hạnh phúc hơn so với tuổi thơ.

 

 

Câu 1: Thể thơ của đoạn trích trên là thơ tự do.

Câu 2: Đoạn trích là lời của bố nói với con.

Câu 3: Dòng thơ "Con lớn lên. Đời sẽ rộng dài hơn / Sẽ sung sướng hơn thời lên một tuổi!" thể hiện sự hi vọng và mong muốn tốt đẹp của bố dành cho con. Bố mong muốn rằng khi con lớn lên, cuộc sống của con sẽ trở nên phong phú hơn, hạnh phúc hơn so với tuổi thơ.

Câu 4: Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ này là "guốc khua vang". Biện pháp này tạo ra âm thanh vang vọng, làm tăng tính sinh động và hình ảnh của bức tranh thành phố trong tâm trí người đọc.

Câu 5: Từ đoạn trích trên, ta rút ra được thông điệp về tình yêu thương và hy vọng của bố dành cho con. Bố mong muốn con luôn nhớ và yêu quý những giá trị tinh thần và nơi con lớn lên, và hy vọng rằng cuộc sống của con sẽ luôn phát triển và hạnh phúc khi con lớn lên.

15 tháng 4

1 This app allows you to review your lessons by playing games

2 We were cleaning up the beach when it started to rain

3 Ecotourism provides tourists with opportunities to explore nature

II. PHẦN VIẾT (6.0 ĐIỂM) Câu 1. Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về vai trò của sự tử tế trong cuộc sống. Câu 2. Viết bài văn (khoảng 600 chữ) phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của bài thơ sau: Em bé ngồi nhìn ra ruộng lúa Trời tối trên đầu hè. Nửa vầng trăng non Em bé nhìn vầng trăng,                         nhưng chưa nhìn thấy mẹ Mẹ lẫn trên cánh đồng....
Đọc tiếp

II. PHẦN VIẾT (6.0 ĐIỂM)

Câu 1. Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về vai trò của sự tử tế trong cuộc sống.

Câu 2. Viết bài văn (khoảng 600 chữ) phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của bài thơ sau:

Em bé ngồi nhìn ra ruộng lúa
Trời tối trên đầu hè. Nửa vầng trăng non

Em bé nhìn vầng trăng,
                        nhưng chưa nhìn thấy mẹ
Mẹ lẫn trên cánh đồng. Đồng lúa lẫn vào đêm

Ngọn lửa bếp chưa nhen. Căn nhà tranh trống trải
Đom đóm bay ngoài ao. Đom đóm đã vào nhà

Em bé nhìn đóm bay, chờ tiếng bàn chân mẹ
Bàn chân mẹ lội bùn ì oạp phía đồng xa

Trời về khuya lung linh trắng
                                         vườn hoa mận trắng
Em bé ngồi nhìn ra ruộng lúa
Trời tối trên đầu hè. Nửa vầng trăng non

Em bé nhìn vầng trăng,
                        nhưng chưa nhìn thấy mẹ
Mẹ lẫn trên cánh đồng. Đồng lúa lẫn vào đêm

Ngọn lửa bếp chưa nhen. Căn nhà tranh trống trải
Đom đóm bay ngoài ao. Đom đóm đã vào nhà

Em bé nhìn đóm bay, chờ tiếng bàn chân mẹ
Bàn chân mẹ lội bùn ì oạp phía đồng xa

Trời về khuya lung linh trắng
                                         vườn hoa mận trắng
Mẹ đã bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ

(Vũ Quần Phương, Đợi mẹ, In trong Thơ về mẹ, NXB Lao động, 2012)

Chú thích:

Nhà thơ Vũ Quần Phương tên khai sinh là Vũ Ngọc Chúc, sinh năm 1940, quê gốc ở xã Hải Trung, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Ông vốn là một bác sĩ nhưng đã chuyển sang hoạt động văn học và gắn bó gần như cả đời với văn chương. Thơ ông bình dị, có độ lắng của cảm xúc, suy tư.

0
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 ĐIỂM) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 5:      Áp lực từ cuộc sống, những thất bại trong cuộc đời đôi khi làm ta cảm thấy mình bị thiệt thòi, bị đối xử bất công, khiến ta tự dựng lên bức thành lũy đầy mặc cảm trong tâm hồn - là một phản vệ bản năng - làm ta run sợ, cảnh giác và thờ ơ trước khó khăn, đau khổ của người khác. Có lúc nào đó, ta...
Đọc tiếp

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 ĐIỂM)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 5:

     Áp lực từ cuộc sống, những thất bại trong cuộc đời đôi khi làm ta cảm thấy mình bị thiệt thòi, bị đối xử bất công, khiến ta tự dựng lên bức thành lũy đầy mặc cảm trong tâm hồn - là một phản vệ bản năng - làm ta run sợ, cảnh giác và thờ ơ trước khó khăn, đau khổ của người khác. Có lúc nào đó, ta đã quay mặt đi, không làm một điều rất nhỏ mà ta biết có người rất cần điều đó, trong khi ta hoàn toàn có thể... Dần dần đến một ngày, lòng ta trơ lì, nông cạn, thậm chí không còn trắc ẩn để nhận thấy được nỗi khổ cực của người khác. Ta quên mất mình hoặc thậm chí không nghĩ rằng mình có thể làm được điều tử tế.
    Thật ra, sự tử tế, lòng thiện lương tiềm ẩn trong ta, chờ ta cởi mở tấm lòng và thực hiện. Các nghiên cứu tâm lý học đã khẳng định, niềm hạnh phúc nhận được khi người ta làm việc tốt, việc thiện tạo nên cảm giác tự tin, ý thức bản ngã và nhất là mang lại sức mạnh tinh thần to lớn. Vậy là, khi ta sống tử tế với người khác, cũng chính là tử tế với cuộc đời mình.

(Trích Ai cũng có thể làm người tử tế, Trần Hoài, Báo điện tử Quân đội nhân dân, ngày 21/3/2021)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

Câu 2. Theo đoạn trích, điều gì khiến ta "tự dựng lên bức thành lũy đầy mặc cảm trong tâm hồn"?

Câu 3. Dấu gạch ngang được sử dụng trong đoạn trích trên có công dụng gì?

Câu 4. Anh/Chị hiểu như thế nào về ý kiến "sự tử tế, lòng thiện lương tiềm ẩn trong ta, chờ ta cởi mở tấm lòng và thực hiện"?

Câu 5. Anh/Chị ấn tượng nhất với thông điệp nào trong đoạn trích trên? Vì sao?

0
Choose one of the following topics and speak for between 1 - 2 minutes on the topic. (6 points)  Topic 1: Describe an international organisation that you know. You should say: - what the organisation is - what its main aims and activities are - what it does to help Viet Nam  and whether you would like to work for this organisation. Topic 2: Describe an invention that you have found the most useful for your study recently. You should say: - what invention it is  - how long you have...
Đọc tiếp

Choose one of the following topics and speak for between 1 - 2 minutes on the topic. (6 points) 

Topic 1: Describe an international organisation that you know.

You should say:

- what the organisation is

- what its main aims and activities are

- what it does to help Viet Nam 

and whether you would like to work for this organisation.

Topic 2: Describe an invention that you have found the most useful for your study recently.

You should say:

- what invention it is 

- how long you have used it

- what benefits it has brought 

and how it has changed the way you study. 

Topic 3: Talk about ways to save endangered animals. You can use the following ideas:

- educating people about the importance of wildlife

- introducing strict laws to prevent people from illegal hunting

- banning wildlife trade

- avoiding products made from endangered animal parts

Topic 4: Talk about what you should or shouldn't do to become an ecotourist. You can use the following ideas: 

- travel on foot or by bike

- buy locally made products

- respect local cultures

- hunt wild animals 

- use products with lots of packaging

- litter on the beach or streets 

0

Blended learning is a new educational way that combines traditional classroom instruction with online or digital learning activities. There are several benefits to blended learning, including increased flexibility and convenience for students, improved engagement and motivation, and more personalized learning experiences. Blended learning allows students to access educational resources and materials anytime and anywhere, which can help them balance their academic responsibilities with other commitments. Additionally, online components can provide students with interactive and multimedia-rich experiences that can enhance their understanding and retention of course content. By combining the best of both online and offline learning, blended learning can create a more dynamic and effective educational experience for students.

13 tháng 5

Blended learning is a way of studying a subject brings several benefits to us. Blended learning allows educators to personalize the learning experience for each student. Teachers can provide students with individualized learning plans, and digital resources can be adapted to meet the unique needs of each student. Moreover, Blended learning can increase student engagement. Digital resources, such as videos, simulations, and interactive quizzes, can be more engaging than traditional lectures, helping students to better understand and retain the material. Blended learning also provides access to a wide range of learning resources, including multimedia content, online textbooks, and interactive simulations. This can enrich the learning experience and help students to better understand complex concepts. In short, blended learning can provide a rich and engaging educational experience for students, and enable educators to more effectively support student learning and success.

II. PHẦN VIẾT (6.0 ĐIỂM) Câu 1. Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ về ý nghĩa của việc tôn trọng sự khác biệt của người khác. Câu 2. Viết bài văn phân tích, đánh giá bài thơ sau:  Mỗi lần nắng mới hắt bên song, Xao xác, gà trưa gáy não nùng, Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng, Chập chờn sống lại những ngày không. Tôi nhớ me tôi, thuở thiếu thời Lúc người còn sống, tôi lên mười; Mỗi lần nắng...
Đọc tiếp

II. PHẦN VIẾT (6.0 ĐIỂM)

Câu 1. Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ về ý nghĩa của việc tôn trọng sự khác biệt của người khác.

Câu 2. Viết bài văn phân tích, đánh giá bài thơ sau: 

Mỗi lần nắng mới hắt bên song,
Xao xác, gà trưa gáy não nùng,
Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng,
Chập chờn sống lại những ngày không.

Tôi nhớ me tôi, thuở thiếu thời
Lúc người còn sống, tôi lên mười;
Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội,
Áo đỏ người đưa trước giậu phơi.

Hình dáng me tôi chửa xoá mờ
Hãy còn mường tượng lúc vào ra:
Nét cười đen nhánh sau tay áo
Trong ánh trưa hè trước giậu thưa.

(Lưu Trọng Lư, Nắng mới, thivien.net) Chú thích: – Lưu Trọng Lư (19/6/1912 – 10/8/1991) là một nhà thơ, nhà văn, nhà soạn kịch Việt Nam, quê làng Cao Lao Hạ, xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình trong một gia đình quan lại xuất thân nho học. Ông học đến năm thứ ba tại trường Quốc học Huế thì ra Hà Nội làm văn, làm báo để kiếm sống. Ông là một trong những nhà thơ khởi xướng Phong trào Thơ mới và rất tích cực diễn thuyết bênh vực Thơ mới đả kích các nhà thơ “cũ”. Sau Cách mạng tháng Tám, ông tham gia Văn hoá cứu quốc ở Huế. Trong kháng chiến chống Pháp, ông hoạt động tuyên truyền, văn nghệ ở Bình Trị Thiên và Liên khu IV. Sau năm 1954, ông tiếp tục hoạt động văn học, nghệ thuật: hội viên Hội nhà văn Việt Nam từ năm 1957, đã từng làm Tổng thư ký Hội nghệ sỹ sân khấu Việt Nam. Ông mất tại Hà Nội. – Me (từ cũ): Mẹ. – Nội: cánh đồng. – Chửa: chưa.
0
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 ĐIỂM) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 5:      (1) Chúng ta vẫn thường nghe một người tằn tiện phán xét người khác là phung phí. Một người hào phóng đánh giá người kia là keo kiệt. Một người thích ở nhà chê bai kẻ khác bỏ bê gia đình. Và một người ưa bay nhảy chê cười người ở nhà không biết hưởng thụ cuộc sống... Chúng ta nghe những điều đó mỗi ngày,...
Đọc tiếp

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 ĐIỂM)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 5:

     (1) Chúng ta vẫn thường nghe một người tằn tiện phán xét người khác là phung phí. Một người hào phóng đánh giá người kia là keo kiệt. Một người thích ở nhà chê bai kẻ khác bỏ bê gia đình. Và một người ưa bay nhảy chê cười người ở nhà không biết hưởng thụ cuộc sống... Chúng ta nghe những điều đó mỗi ngày, đến khi mệt mỏi, đến khi nhận ra rằng đôi khi phải phớt lờ tất cả những gì người khác nói và rút ra một kinh nghiệm là đừng bao giờ phán xét người khác một cách dễ dàng.

    (2) Thỉnh thoảng chúng ta vẫn gặp những người tự cho mình quyền được phán xét người khác theo một định kiến có sẵn. Những người không bao giờ chịu chấp nhận sự khác biệt. Đó không phải là điều tồi tệ nhất. Điều tồi tệ nhất là chúng ta chấp nhận buông mình vào tấm lưới định kiến đó. Cuộc sống của ta nếu bị chi phối bởi định kiến của bản thân đã là điều rất tệ, nên nếu bị điều khiển bởi định kiến của những người khác hẳn còn tệ hơn nhiều. Sao ta không thể thôi sợ hãi, và thử nghe theo chính mình?

(Lắng nghe lời thì thầm của trái tim, Phạm Lữ Ân)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2. Chỉ ra 2 cặp từ, cặp cụm từ đối lập được sử dụng trong đoạn (1).

Câu 3. Vì sao tác giả lại cho rằng đừng bao giờ phán xét người khác một cách dễ dàng?

Câu 4. Anh/Chị hiểu như thế nào về quan điểm của tác giả: Điều tồi tệ nhất là chúng ta chấp nhận buông mình vào tấm lưới định kiến đó?

Câu 5. Anh/Chị rút ra thông điệp gì cho bản thân từ văn bản trên?

0