K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

PHẦN I. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN (4.0 điểm ) Đọc văn bản sau:                NHÀN              Một mai(1), một cuốc, một cần câu Thơ thẩn dầu ai(2) vui thú nào Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ Người khôn, người đến chốn lao xao  Thu ăn măng trúc, đông ăn giá Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao Rượu, đến cội cây(3), ta sẽ uống Nhìn xem phú quý, tựa chiêm bao(4).                      (Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hợp tuyển thơ văn...
Đọc tiếp

PHẦN I. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN (4.0 điểm )

Đọc văn bản sau:

               NHÀN             

Một mai(1), một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai(2) vui thú nào
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chốn lao xao 
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
Rượu, đến cội cây(3), ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý, tựa chiêm bao(4).

                     (Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập II)

* Chú thích:

(1) Mai: dụng cụ đào đất, xới đất.

(2) Dầu ai: mặc cho ai, dù ai có cách vui thú nào cũng mặc, tôi cứ thơ thẩn( giữa cuộc đời này).

(3) Cội cây: gốc cây.

(4) Hai câu 7 và 8: tác giả có ý dẫn điển Thuần Vu Phần uống rượu say nằm ngủ dưới gốc cây hòe, rồi mơ thấy mình ở nước Hòe An được công danh phú quý rất mực vinh hiển. Sau bừng mắt tỉnh dậy thì hóa ra đó là giấc mộng, thấy dưới cánh hoè phía nam chỉ có một tổ kiến mà thôi. Từ đó điển này có ý: Phú quý chỉ là một giấc chiêm bao.

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5: 

Câu 1 (0.5 điểm): Xác định thể thơ của văn bản trên.

Câu 2 (0.75 điểm): Chỉ ra những hình ảnh nói về nét sinh hoạt hàng ngày đạm bạc, thanh cao của tác giả.

Câu 3 (0.75 điểm): Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê có trong hai câu thơ sau:

Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào

Câu 4 (1.0 điểm): Quan niệm dại – khôn của tác giả trong hai câu thơ sau có gì đặc biệt?

Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chốn lao xao

Câu 5 (1.0 điểm): Từ văn bản trên, anh/chị cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm? (Viết đoạn văn ngắn khoảng 5 – 7 dòng)  

0
  (1)Ta thường tới bữa quên ăn , nửa đêm vỗ gối , ruột đau như cắt , nước mắt đầm đìa , chỉ căm tức chưa xả thịt , lột da , nuốt gan , uống máu quân thù . Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ , nghìn xác này gói trong da ngựa , ta cũng vui lòng. (Trích Hịch tướng sĩ,Trần Quốc Tuấn)   (2)“Ta đây: Núi Lam Sơn dấy nghĩa Chốn hoang dã nương mình Ngẫm thù lớn há đội trời chung Căm giặc nước thề...
Đọc tiếp

 

(1)Ta thường tới bữa quên ăn , nửa đêm vỗ gối , ruột đau như cắt , nước mắt đầm đìa , chỉ căm tức chưa xả thịt , lột da , nuốt gan , uống máu quân thù . Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ , nghìn xác này gói trong da ngựa , ta cũng vui lòng.

(Trích Hịch tướng sĩ,Trần Quốc Tuấn)

 

(2)“Ta đây:

Núi Lam Sơn dấy nghĩa

Chốn hoang dã nương mình

Ngẫm thù lớn há đội trời chung

Căm giặc nước thề không cùng sống

Đau lòng nhức óc, chốc đà mười mấy năm trời

Nếm mật nằm gai, há phải một hai sớm tối.

Quên ăn vì giận, sách lược thao suy xét đã tinh,

Ngẫm trước đến nay, lẽ hưng phế đắn đo càng kỹ.

Những trằn trọc trong cơn mộng mị,

Chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi

Vừa khi cờ nghĩa dấy lên,

Chính lúc quân thù đang mạnh.”

(Đại cáo Bình Ngô – Nguyễn Trãi) 

Câu 1:Xác định thể loại,phương thức biểu đạt của các đoạn trích.

Câu 2:Bằng kiến thức đã học,nêu những hiểu biết của em về hoàn cảnh ra đời của hai đoạn trích trên.

Câu 3:Nêu nội dung chính của các đoạn trích(1) và (2).

Câu 4:Phân tích tác dụng của phép liệt kê trong câu văn”Ta thường…đầm đìa”

Câu 5:Cảm nhận về điểm gặp gỡ trong tâm trạng giữa Trần Quốc Tuấn và Lê Lợi qua 2 đoạn trích.

Câu 6:Viết 1 đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ về trách nhiệm của tuổi trẻ với đất nước hiện nay.

0