Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Lời chúc :
Chúc bạn thi thật tốt và đạt điểm cao nhé !
~HT~
@danghackgamekirito ( chủ )
Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm.
1. Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào, của tác giả nào?
- Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm '' Bài thơ của tiểu đội xe không kính ''
- Của tác giả '' Phạm Tiến Duật ''
2. Trình bày hoàn cảnh sáng tác của bài thơ.
Hoàn cảnh sáng tác: Viết năm 1969, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đang vô cùng ác liệt. Bài thơ in trong tập Vầng trăng - Quầng lửa, là một trong những bài thơ để lại ấn tượng mạnh trong lòng người đọc về hình ảnh những người lính lái xe Trường Sơn nói riêng và những người lính cụ Hồ nói chung.
3. Từ “chông chênh” trong câu thơ “Võng mắc chông chênh đường xe chạy” thuộc loại từ nào? Hãy giải thích nghĩa của từ “chông chênh”.
'' Chông chênh ” là một từ láy giàu giá trị gợi tả, gợi cảm. Từ “ chông chênh ” gợi tả tư thế không thăng bằng, không chắc chắn, không vững chãi, gợi sự nguy hiểm của người lính trên đường lái xe ra tiền tuyến.
4. Cảm nhận của em về hai câu thơ:
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm.
Những hình ảnh sinh hoạt, nghỉ ngơi ngắn ngủi nhưng tâm hồn người chiến sĩ không vì thế mà nhụt chí, ngược lại, họ còn rất mạnh mẽ và kiên định, không gì lung lay nổi.
Hai câu thơ gợi nên sự chông chênh trên con đường gập ghềnh mà những người lính phải vượt qua. Nhưng ý chí chiến đấu, khí phách, nghị lực kiên cường, định kiến vượt lên tất cả.
Nhịp thơ đều đều 2/2/3 gợi lên sự bền bỉ trên từng cung đường của những người lính. Hình ảnh trời xanh thêm yên bình cũng tô đậm thêm niềm tin về ngày chiến thắng, về công bằng của những người chiến sĩ chiến đấu cho độc lập, tự do của dân tộc.
Câu 1 :
Trích trong đoạn trích " Chị em Thúy Kiều " ( Truyện Kiều )
Tác giả : Nguyễn Du
Câu 2 :
PTBĐ : biểu cảm ( kết hợp tự sự và miêu tả )
Câu 3 :
Bạn tham khảo ạ !
Con người được sinh ra ở vạch số 0 và xây dựng, hoàn thiện bản thân dựa trên nhiều yếu tố, khía cạnh khác nhau của cuộc sống. Một yếu tố quan trọng làm nuôi dưỡng tâm hồn con người chính là tình cảm mà gốc rễ tình cảm là tình cảm gia đình - tình cảm giữa cha mẹ và con cái.
Tình cảm giữa cha mẹ và con cái hay tình mẫu tử, tình phụ tử là những tình cảm quý báu nhất trong cuộc đời mỗi con người. Đó là tình cảm yêu thương, sự nâng niu, quan tâm chăm sóc bằng cả tấm lòng mà cha mẹ dành cho con đồng thời là tình yêu thương, sự biết ơn, kính trọng mà người con dành cho cha mẹ mình. Mẹ là người mang nặng đẻ đau, đem ta đến với thế giới này, trao cho ta sự sống và tình yêu thương. Từ tình yêu thương đó, mẹ dành hết tâm huyết để chăm sóc, dạy dỗ ta nên người, hun đúc cho ta những tình cảm cao quý khác với một mong ước ta trở thành người có ích cho xã hội và có một tấm lòng lương thiện. Còn cha là người dạy dỗ, bảo vệ cho ta, là trụ cột trong gia đình, giúp gia đình vượt qua mọi sóng gió của cuộc sống, đùm bọc và bảo vệ ta.
Tình mẫu tử, tình phụ tử không chỉ là cội nguồn của những tình cảm khác mà đây còn là tình cảm theo con người đến suốt cuộc đời, góp phần làm cho xã hội này ấm áp hơn. Mỗi người con cần có trách nhiệm yêu thương cha mẹ, tích cực học tập, trau dồi kiến thức để trở thành một người hiền tài giúp ích cho đất. Bên cạnh đó, chúng ta cần phải luôn khắc ghi công lao to lớn của cha mẹ và đền đáp công ơn ấy bằng hành động thiết thực, xứng đáng. Tình mẫu tử, tình phụ tử không chỉ là cội nguồn của những tình cảm khác mà đây còn là tình cảm theo con người đến suốt cuộc đời, góp phần làm cho xã hội này ấm áp hơn.
Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện nay vẫn còn những con người ích kỉ, vô cảm, coi những tình cảm, những gì cha mẹ làm cho mình là điều hiển nhiên nên thờ ơ, bàng quang trước những điều tốt đẹp mà mình nhận được. Lại có những người con bất hiếu với cha mẹ, không chịu báo đáp cha mẹ lúc về già, thậm chí là có những hành động ngược đãi cha mẹ… những người này cần bị phê phán, chỉ trích.
Tình cảm giai đình là những tình cảm tốt đẹp nhất của con người mà chúng ta cần rèn luyện trong quá trình hoàn thiện và phát triển bản thân. Không một ai là hoàn hảo, nhưng khi ta biết cố gắng hoàn thiện bản thân và vươn lên phía trước, chúng ta sẽ đạt được những thành quả xứng đáng với công sức bỏ ra.
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, con người Việt Nam đã hình thành những phẩm chất tốt đẹp, đó là tinh thần anh dũng, kiên cường, tạo nên sức mạnh dân tộc để tồn tại, chiến đấu và chiến thắng mọi kẻ thù.
Trong tiến trình lịch sử đó, phụ nữ Việt Nam đã đóng góp một phần không nhỏ vào việc bảo tồn, gìn giữ, phát huy những giá trị bản sắc của dân tộc ta từ thế hệ này qua thế hệ khác. Sự đóng góp thầm lặng ấy đã dần kết tinh thành những phẩm chất đạo đức tuyệt vời của người phụ nữ Việt Nam thời đại mới: “Tự tin – Tự trọng – Trung hậu – Đảm đang”.
“Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang” luôn là phẩm chất đạo đức, truyền thống tốt đẹp, thể hiện vai trò làm vợ, làm mẹ của người phụ nữ, đồng thời khẳng định vị thế của các chị trong gia đình, cộng đồng và xã hội. Trong giai đoạn hiện nay, việc phát huy những phẩm chất đạo đức ấy càng có ý nghĩa hơn, giúp người phụ nữ nhanh chóng thích nghi với yêu cầu của thời kỳ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Với những phẩm chất cao quý đó, các chị sẽ vượt qua những thách thức, khó khăn để trở thành người phụ nữ thành công trong công việc và cuộc sống của mình.Một trong những phẩm chất đạo đức quý giá của người phụ nữ là tự tin. Phụ nữ ngày nay tự tin vào bản thân, bình đẳng với nam giới, biết tự đánh giá ưu nhược điểm của bản thân, dám nhận những nhiệm vụ khó để rồi từ đó nỗ lực và vượt khó để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Để có được thành quả đó, các chị đã phải nỗ lực rất nhiều trong học tập, lao động sáng tạo, không ngừng học hỏi, bồi dưỡng trí tuệ, tích lũy tri thức để ngày càng hoàn thiện chính mình.Tự trọng chính là một yếu tố nền tảng quan trọng nhất để làm nên giá trị và nhân cách của con người chân chính. Nói đến phẩm chất tự trọng của người phụ nữ Việt Nam thì đó chính là việc coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của mình. Người phụ nữ trong thời kì mới luôn có phẩm chất tự trọng để yêu nước, thực hiện tốt nghĩa vụ của công dân và không làm ảnh hưởng xấu đến đất nước, cơ quan, đoàn thể. Đồng thời, vẻ đẹp đằm thắm, giàu nữ tính cũng tạo nên bản lĩnh riêng cho mỗiHiểu và phấn đấu thực hiện tốt các phẩm chất tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam, chính là góp phần thực hiện chiến lược xây dựng, phát triển con người Việt Nam trong thời đại mới. Trong gia đình cũng như ngoài xã hội, hình ảnh người phụ nữ trung hậu, đảm đang, tháo vát luôn là một nét đẹp trong mắt bạn bè quốc tế. Trong mọi thời điểm của lịch sử, phẩm chất đảm đang của phụ nữ Việt Nam luôn tỏa sáng. Đó là hình ảnh người phụ “nữ giỏi việc nước, đảm việc nhà”. Gác lại những bộn bề, bận rộn trong công việc cơ quan, trở về gia đình các chị là người vợ đảm đang, hiền thảo, tháo vát, người mẹ mẫu mực luôn chăm lo vun đắp cho hạnh phúc gia đình, giáo dục con cái. Đảm đang luôn là phẩm chất đạo đức truyền thống tốt đẹp, giúp cho người phụ nữ thực hiện hài hòa việc nước, việc nhà để vừa có cơ hội phát triển cho bản thân, vừa bảo toàn hạnh phúc gia đình, nhằm thực hiện tốt vai trò, thiên chức của người phụ nữ trong gia đình, trách nhiệm công dân trong xã hội.
Cùg với thời gian, phụ nữ Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục vượt qua mọi thành kiến, thử thách, ngày càng hoàn thiện bản thân, khẳng định vai trò không chỉ trong đời sống mà còn trong mọi lĩnh vực của xã hội, góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng đất nước giàu đẹp.
Trong cuộc đời mỗi con người sự sẻ chia trong cuộc sống là điều vô cùng cần thiết . Vậy sẻ chia là gì? Vậy "sẻ chia" là gì? "Sẻ chia" đó là sự san sẻ, giúp đỡ, trao gửi những điều tốt đẹp từ bản thân đến người khác. Đó có thể là trao gửi sự yêu thương, sự an ủi. Là trao gửi những món quà, những niềm tin, hạnh phúc tới người khác. Là trao cho họ sự lạc quan, tin tưởng vào bản thân, và cuộc sống. Còn "đồng cảm" là gì? "Đồng cảm" là sự cảm thông, trân trọng của bản thân với người khác. Là cảm thông trước những khó khăn, bất hạnh trong cuộc đời họ. Là cảm thông với những người đang cần sự an ủi từ bạn. Là bạn sẵn lòng khuyên bảo, giúp đỡ họ khi họ gục ngã. Như vậy, cả "sẻ chia" và "đồng cảm" đều là những phần chất tốt đẹp mà con người cần phải có. Để có thể sẵn sàng bao dung, giúp đỡ mọi người. Trong cuộc sống của chúng ta, sự sẻ chia và đồng cảm sẽ giúp con người xích lại gần nhau. Giúp sợi dây của tình yêu thương được lan tỏa đến mọi người. Đối với sự sẻ chia, trong cuộc sống bao đời nay của con người, nó luôn là sợi dây gắn kết mãnh liệt. Sự sẻ chia trong cuộc sống, giúp bạn tạo dựng mối quan hệ thân thiết với mọi người xung quanh. Giúp bạn có thể sẵn sàng một lòng giúp đỡ, tôn trọng người khác. Trong học tập, sự sẻ chia giúp bạn trở thành một người được bạn bè yêu quý, thầy cô tin tưởng. Bạn sẽ có thể sẵn sàng giúp đỡ bạn bè trong việc làm vệ sinh lớp học, giúp đỡ bạn bè những bài tập bạn biết làm. Bạn có thể xây dựng được cho mình tình bạn thân thiện. Trong công việc, sự sẻ chia sẽ giúp bạn thành công hơn. Nếu bạn sẵn sàng sẻ chia việc làm với đồng nghiệp, thì khi bạn cần họ, họ cũng sẽ sẵn sàng giúp bạn. Trong chính cuộc sống của bạn, sự sẻ chia sẽ giúp bạn được yêu thương, được giúp đỡ, nhận những tôn trọng của người khác. Như vậy, sự sẻ chia trong cuộc sống sẽ đưa con người gần hơn tới sự thành công. Cho con người những trải nghiệm và tới gần hơn với ước mơ của bản thân.
Đây bạn nhé