So sánh 2 câu thơ cổ "Thương thảo liên thiên bích/Lê chi sổ điểm hoa" với hai câu thơ của Nguyễn Du "Cỏ non xanh tận chân trời/Cành lê trắng điểm một vài bông hoa" để thấy được sự sáng tạo của Nguyễn Du
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Văn bản "Phong cách Hồ Chí Minh" thuộc kiểu văn bản gì
Phương thức biểu đạt: Nghị luận, thuyết minh
Bạn tham khảo ạ:
Vũ Nương là người phụ nữ nết na xinh đẹp. Trương Sinh thấy vậy bèn xin mẹ hỏi cưới nàng về. Sau đó, chiến tranh ập đến, Trương Sinh phải đi lính. Vũ Nương ở nhà chăm sóc mẹ già con trẻ. Bà mẹ vì quá nhớ con buồn rầu mà chết. Nàng ma chay tế lễ chu đáo. Vũ Nương hàng đêm thường chỉ bóng mình trên vách bảo với con đấy là cha Đản. Khi giặc tan trương Sinh trở về đứa trẻ không nhận là cha mình. Nghe nó kể lại Trương Sinh nghi ngờ vợ mình thất tiết, đánh đuổi vợ ra khỏi nhà. Vũ Nương thanh minh không được đành phải nhảy xuống sông Hoàng Giang tự vẫn.
Cùng làng có người tên là Phan Lan vì cứu Linh Phi lúc hóa rùa đã được Linh Phi cứu sống, tình cờ gặp Vũ Nương ở thủy cung. Phan Lang trở về trần gian Vũ Nương gửi theo chiếc hoa vàng cùng lời nhắn Trương Sinh. Biết vợ bị oan Trương Sinh đã lập đàn giải oan bên bến Hoàng Giang. Vũ Nương hiện ra giữa dòng ngồi trên chiếc kiệu hoa đa tạ chàng rồi biến mất.
Chuyện người con gái Nam Xương kể về cuộc đời và cái chết thương tâm của nàng Vũ Nương. Vũ Nương, quê Nam Xương, vừa đẹp người lại vừa đẹp nết, nàng được gả cho Trương Sinh, một người vốn có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức. Khi Trương Sinh đi lính, ở nhà, Vũ Nương hết lòng chăm lo cho mẹ chồng, con thơ và cáng đáng chuyện gia đình. Những ngày ở một mình, nàng hay đùa con, trỏ bóng mình trên vách bảo đó là cha Đản. Khi Trương Sinh trở về, vì nghe lời ngây thơ của con trẻ, lại đa nghi, đã nghi oan cho Vũ Nương, nàng không thể giải thích cho chồng hiểu nên đã nhảy xuống sông tự vẫn để minh chứng cho sự thủy chung của mình. Vũ Nương được Linh Phi cứu, sống tiếp đời mình ở chốn thủy cung. Tới khi gặp được Phan Lang, là người cùng làng, nàng tâm sự cùng Phan Làng rồi nhờ gửi lời cho chồng lập đàn giải oan ở bến sông thì nàng sẽ trở về. Trương Sinh theo lời lập đàn giải oan cho vợ, nhưng hình bóng Vũ Nương chỉ hiện lên chốc lát rồi loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất, nàng vĩnh viễn sống ở thủy cung, không thể quay lại nhân gian.
Mượn câu chuyện về chuyến đi thăm ngoại, câu chuyện BÓNG NẮNG và BÓNG RÂM gợi nhiều suy tư, triết lý về thái độ sống, cách sống của con người trên cuộc đời. Người mẹ trong câu chuyện đã ngầm dạy bảo cho con mình về những lối sống tích cực, lúc trời nắng, lúc thời tiết khắc nghiệt, gay gắt, Mẹ bảo con phải nhanh lên cũng tức là bảo người con phải khẩn trương, nhanh chóng vượt mà vượt qua chặng đường đầy mồ hôi, thách thức. Lúc trời râm, lúc thời tiết dễ chịu, mát mẻ, thuận lợi cho việc đi lại của con người mẹ bảo con phải nhanh lên, cũng có nghĩa là đang nhắc nhở người con phải khôn khéo, biết tận dụng cơ hội để đi được xa hơn, nhanh về đích hơn.
Như vậy ở cả hai tình huống lúc trời nắng và cả khi lúc trời râm, người mẹ đều thúc giục con phải khẩn trương, phải vội lên để tránh nắng gay gắt hay khẩn trương để tận dụng bóng râm, chỉ có như vậy cái đích ở xa kia mới nhanh chóng được chinh phục. Cuộc đời của chúng ta cũng như thế, con người sống trong đời sống cần có một quan điểm sống tích cực. Biết can trường, dũng cảm và vượt lên chặng đường khó khăn cũng như cần biết giang cánh tay đón nhận và nắm bắt thật tốt những cơ hội đến với mình, đừng bao giờ để bản thân hối hận và sự thờ ơ của mình với cả thời cơ và thách thức.
Các bạn giúp mk làm bài văn này với,đừng copy mạng nha.Cảm ơn!
Đất nước chúng ta đang ở thời kì hội nhập và phát triển. Đây là một cơ hội, cũng là một thách thức. Cơ hội để chúng ta được tiếp xúc và học tập những điều hay ho, đẹp đẽ, văn minh và hiện đại của thế giới. Bên cạnh đó, chúng ta rất có nguy cơ đánh mất đi bản sắc văn hóa dân tộc. Do đó, trách nhiệm của người Việt Nam nói chung và thế hệ trẻ nói riêng là phải thận trọng và nổ lực trong việc giữ gìn bản sắc tốt đẹp và văn hóa lâu đời của dân tộc trong thời kì hội nhập và phát triển.
Bản sắc văn hóa dân tộc là những nét đặc sắc về văn hóa có tính chất ổn định trong lịch sử lâu dài của một dân tộc. Bản sắc ấy bao gồm cả những mặt mạnh, mặt yếu. Theo phó thủ tướng Vũ Khoan trong bài “Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới”, người Việt Nam có những mặt mạnh như là: thông minh, nhạy bén với cái mới, cần cù sáng tạo, yêu thương, đoàn kết,… Bên cạnh đó, người Việt Nam cũng có những mặt yếu như: thiếu đức tính tỉ mỉ, thoải mái tùy tiện, kì thị kinh doanh, trong cư xử có lúc tỏ ra khôn vặt, không coi trọng chữ tín,…
Vì vậy, trách nhiệm đầu tiên của mọi người trong thời kì hội nhập và phát triển là cần có nhận thức đúng về bản sắc văn hóa dân tộc trong mọi mặt của đời sống (lịch sử, văn học, phong tục tập quán, trang phục, ăn uống, ứng xử,…) với những cái mạnh và cái yếu ở từng lĩnh vực. Từ đó, có thái độ đúng: phát huy cái mạnh; hạn chế, khắc phục cái yếu của văn hóa dân tộc. Đồng thời tiếp thu có chọn lọc cái mạnh, cái hay, cái đẹp của thế giới. Tránh thái độ sùng ngoại hoặc bài ngoại một cách quá lố, thiếu khách quan. Có rất nhiều nét đẹp của văn hóa phương Tây mà chúng ta cần phải học hỏi, nhưng chúng ta không nên học những điều trái ngược với truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Chúng ta phải đoàn kết cùng nhau chống lại những kiểu văn hóa lai căng, vi phạm thuần phong mỹ tục. Chúng ta phải động viên nhau cùng bảo vệ giữ gìn nét đẹp của văn hóa phương Đông như hiếu thảo với cha mẹ, tôn sư trọng đạo, nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, thương người như thể thương thân, thờ cúng tổ tiên, trân trọng khí phách anh hùng, yêu quý nét đẹp của tinh thần và chiều sâu của tâm hồn. Trách nhiệm của chúng ta là phải sống gương mẫu, không vi phạm pháp luật, nhân ái, vị tha, luôn cố gắng học hỏi và rèn luyện để thành một công dân tốt. Bên cạnh một lối sống đạo đức gương mẫu, chúng ta cần phải lên án và tuyên chiến với cái xấu, cái ác, với những hành động đi ngược với văn hóa Việt Nam. Chúng ta phải phân biệt được đâu là thuần phong mỹ tục, đâu là mê tín dị đoan và những hủ tục. Cần phải lên án những người nhân danh giữ gìn di sản văn hóa để duy trì những cái quá lỗi thời.
Tham khảo ạ !!!
Như " Bình Ngô đại cáo" của Nguyễn Trãi có viết " Như nước Đại Việt ta từ trước/ Vốn xưng nên văn hiến đã lâu". Từ xưa đến nay, bản sắc văn hóa dân tộc luôn là giá trị cốt lõi của nền văn hóa, là tâm hồn là sức mạnh của dân tộc. Nên việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là điều mà thế hệ trẻ cần làm. Đặc biệt, là trong thời kỳ hội nhập và phát triển, đất nước mở cửa nên chúng ta tiếp thu được nhiều nền văn hóa khác nhau. Quá trình hội nhập quốc tế đã có những tác động nhất định, làm thay đổi phương thức tư duy, lối sống của thế hệ trẻ theo hướng hiện đại và tích cực, chủ động hơn. Có điều kiện khám phá thế giới, tiếp thu và làm chủ các tiến bộ khoa học -kỹ thuật hiện đại, tri thức mới... Nhưng chúng ta không thể làm mai một đi những bản sắc văn hóa dân tộc. Mà là một người trẻ cần học tập, nâng cao tri thức, tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn hóa trên thế giới. Nhưng lấy nwhnxg sự học hỏi đó để làm giàu thêm, đẹp thêm vản hóa dân tộc. Mỗi người trong chúng ta cần phải tự mình phấn đấu, rèn luyện, tự trau dồi cho bản thân thật tốt, nỗ lực rèn luyện bản thân vì lợi ích chung của cộng đồng và vì chính sự phát triển của cá nhân.