K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi (phong tục ăn cỗ lấy phần của vùng ngông thôn việt bắc- theo vanhoatamlinh.com) 1 cho biết thể loại  2 xác định phương thức biểu đạt chính 3 nhan đề của văn bản có tác dụng gì 4 thông tin chính mà tác giả cung cấp cho người đọc là gì 5 trong phần 1 "ăn cỗ lấy phần là thế nào?"Người viết đã nêu ra những nội dung gì 6 trong p2"ăn cỗ lấy...
Đọc tiếp

đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi (phong tục ăn cỗ lấy phần của vùng ngông thôn việt bắc- theo vanhoatamlinh.com)

1 cho biết thể loại 

2 xác định phương thức biểu đạt chính

3 nhan đề của văn bản có tác dụng gì

4 thông tin chính mà tác giả cung cấp cho người đọc là gì

5 trong phần 1 "ăn cỗ lấy phần là thế nào?"Người viết đã nêu ra những nội dung gì

6 trong p2"ăn cỗ lấy phần-nét đẹp văn hóa nông thôn việt"người viết đã nêu ra những nội dung gì

7 xác định từ hán việt trong câu sau:phong tục này thường gắn bó với các vùng quê,được người địa phương vui vẻ chấp nhận.

8 tại sao có thể nói "ăn cỗ lấy phần là nét đẹp văn hóa nông thôn việt nam"

9 qua văn bản em hiểu thêm điều gì về từ phong tục "ăn cỗ lấy phần là nét đẹp văn hóa nông thôn việt nam" 

10 1 số người cho rằng cuộc sống ngày nay không còn đói khát nên đi ăn cỗ lấy phần là 1 biểu hiện kém sang và người ăn cũng lấy phần là người thấp kém .Em có đồng ý với ý kiến đó không?trình bày bằng 1 đoạn văn khoảng 5 câu

help mik cần gấp chiều phải nộp ròi

 

 


 

0
Trong khu rừng nọ, một đàn kiến sa vào vũng nước. Ở trên cành cây gần bên, có một chú chim nhỏ vừa ra khỏi tổ, thấy động lòng thương, chú bay vụt ra nhặt mấy cọng rác thả xuống làm cầu cho đàn kiến đi qua. Ngày tháng trôi qua, chú chim ấy cũng không còn nhớ đến đàn kiến nọ. Loài chim nhỏ này rất thích làm tổ trên cành sơn trà bởi vì cành cây tua tủa những gai nhọn hoắt. Sơn trà...
Đọc tiếp

Trong khu rừng nọ, một đàn kiến sa vào vũng nước. Ở trên cành cây gần bên, có một chú chim nhỏ vừa ra khỏi tổ, thấy động lòng thương, chú bay vụt ra nhặt mấy cọng rác thả xuống làm cầu cho đàn kiến đi qua.

Ngày tháng trôi qua, chú chim ấy cũng không còn nhớ đến đàn kiến nọ. Loài chim nhỏ này rất thích làm tổ trên cành sơn trà bởi vì cành cây tua tủa những gai nhọn hoắt. Sơn trà dùng gai làm vũ khí chống kẻ thù và khi ấy sơn trà che chở luôn cho cả tổ chim.
Mèo, quạ to xác nhưng khó mà len lỏi vào giữa những mũi gai sắc nhọn để đến được gần tổ chim. Nhưng một hôm con mèo rừng xám bất chấp gai góc cứ tìm cách lần mò tới gần tổ chim nọ. Bỗng từ đâu có một đàn kiến dày đặc đã nhanh chóng tản đội hình ra khắp cành sơn trà nơi có tổ chim đang ở.. Mèo rừng hốt hoảng bỏ chạy ngay bởi nó nhớ có lần kiến lọt vào tai đốt đau nhói.

Đàn kiến bị sa vào vũng nước ngày ấy đã không quên ơn chú chim đã làm cầu cứu thoát mình khỏi vũng nước

Câu1:giả sử khi đàn kiến sa vào vũng nước, chú chim không giúp đỡ đàn kiến được. Theo em khi chú chim gặp nạn đàn kiến có giúp đỡ chú chim không?vì sao?

Câu2: em hãy viết 1 bài văn nghĩ luận trình bày cảm nhận về lòng viết ơn trong cuộc sống

 

0
     Mỗi lần hái được rau khúc về, bà tôi lấy nước mưa trong bể rửa sạch rau khúc và để cho thật ráo nước mới cho vào cối giã. Bà tôi giã rau khúc cho đến khi nhuyễn và dẻo như người ta giã giò. Sau đó bà tôi mới trộn rau khúc đã giã với bột nếp và nhào cho thật nhuyễn. Mỗi khi bà tôi nhào bột bánh xong, tôi cũng cúi rạp xuống ghé sát mũi vào cối bột bánh bà hít thật sâu. Cho...
Đọc tiếp

     Mỗi lần hái được rau khúc về, bà tôi lấy nước mưa trong bể rửa sạch rau khúc và để cho thật ráo nước mới cho vào cối giã. Bà tôi giã rau khúc cho đến khi nhuyễn và dẻo như người ta giã giò. Sau đó bà tôi mới trộn rau khúc đã giã với bột nếp và nhào cho thật nhuyễn. Mỗi khi bà tôi nhào bột bánh xong, tôi cũng cúi rạp xuống ghé sát mũi vào cối bột bánh bà hít thật sâu. Cho dù vẫn chỉ là bột sống nhưng hương vị bánh khúc đã dâng lên làm tôi ứa đầy nước miếng. Những lúc như thế, tôi lại giục bà đồ bánh khúc. Nhưng bà tôi không bao giờ đồ bánh ngay. Bà tôi cứ để cối bột đã nhào kĩ chừng hơn một tiếng mới bắt đầu nặn bánh. Ngày xưa, chả mấy khi có thịt làm nhân bánh như bây giờ. Bà tôi chỉ dùng một ít nước mỡ trộn với đậu xanh mà quê tôi gọi là đậu tằm được thổi chín và giã nhuyễn cùng với hành lá làm nhân. Thi thoảng mua được mấy lạng mỡ phần thì bà tôi mới thái một ít để làm nhân bánh. Những miếng mỡ thái hạt lựu béo ngậy đến mê người. Khi ăn một chiếc bánh khúc như thế, tôi cứ nhai mãi mà không muốn nuốt. Cái béo của mỡ lợn, cái bùi của đậu và vị ngọt ngào của bột nếp và hương rau khúc làm nên một món ăn dân dã ngon lạ thường. Khi đồ bánh, bà tôi phủ một lớp rau khúc kín mặt chõ bánh để giữ hơi và làm cho chõ bánh đậm thêm hương rau khúc. 

(Trích Hương khúc - Tôi khóc những cánh đồng rau khúc, Nguyễn Quang Thiều, in trong Mùi của kí ức, NXB Trẻ, 2017)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Đoạn văn bản sử những dụng phương thức biểu đạt nào?

Câu 2. Những nhân vật nào xuất hiện trong đoạn trích? 

Câu 3. Đoạn trích sử dụng ngôi kể thứ mấy? 

Câu 4. Bánh khúc của bà được làm từ những nguyên liệu nào? 

Câu 5. Tại sao “Bà tôi cứ để cối bột đã nhào kĩ chừng hơn một tiếng mới bắt đầu nặn bánh.”?

Câu 6. Từ “thổi” trong câu văn “Bà tôi chỉ dùng một ít nước mỡ trộn với đậu xanh mà quê tôi gọi là đậu tằm được thổi chín và giã nhuyễn cùng với hành lá làm nhân.” đồng nghĩa với từ nào sau đây? 

Câu 7. Dòng nào nói đúng tác dụng của phép so sánh trong câu văn “Bà tôi giã rau khúc cho đến khi nhuyễn và dẻo như người ta giã giò.”?

Câu 8. Vì sao món bánh khúc được coi là một món ăn dân dã?

Câu 9. Trong cảm nhận của người cháu, món bánh khúc có gì đặc biệt?

Câu 10. Tình cảm của người cháu dành cho bà?

 
0
Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam. Ai đã nghĩ đầu tiên dùng cốm làm quà sêu tết. Không còn gì hợp hơn với sự vấn vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi. Hồng cốm tốt đôi…Và không bao giờ có hai...
Đọc tiếp

Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh
đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam. Ai đã nghĩ đầu tiên dùng cốm làm quà sêu tết. Không còn gì hợp hơn với sự vấn vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi. Hồng cốm tốt đôi…Và không bao giờ có hai màu lại hòa hợp hơn được nữa: màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để được hạnh phúc lâu bền.
(Trích “Một thứ quà của lúa non: Cốm” - Thạch Lam)
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên?
Câu 2. Đoạn trích trên viết về phương diện nào của cốm ?
Câu 3. Câu văn nói rõ nhất giá trị đặc sắc chứa đựng trong hạt cốm?
Câu 4. Nghĩa của từ “thanh khiết” trong câu:”Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam” là gì?
Câu 5. Trong câu “Hồng cốm tốt đôi” từ “hồng” chỉ sự vật gì?
Câu 6. Tại sao tác giả nghĩ đến cốm lại nghĩ đến quà sêu tết?
Câu 7. Xác định biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong câu văn sau: “Và không bao giờ có hai màu lại hòa hợp hơn được nữa: màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già”?
Câu 8. Dấu chấm lửng trong câu văn: “Hồng cốm tốt đôi…” dùng để làm gì?
Câu 9. Qua đoạn ngữ liệu trên, tác giả muốn truyền tới người đọc tình cảm và thái độ nào trong ứng xử với thứ quà dân tộc là cốm?
Câu 10. Thạch Lam khẳng định: “Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam”. Quan điểm của em về thức quà quê – cốm là gì?

 

0