(4 điểm) Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:
Chuyện ông Hoàng Cầm
Minh Chuyên
Có một sự kiện đã theo hàng triệu người lính ra trận trong suốt những năm chống Pháp, chống Mỹ. Nó trở nên nổi tiếng và thân thuộc với tất cả các đơn vị quân đội. Đó là sự kiện bếp Hoàng Cầm.
Cái bếp mang tên người sinh ra nó là một anh bộ đội tên là Hoàng Cầm, quê ở tỉnh Nam Định, nguyên chiến sĩ nuôi quân Sư đoàn 308, Đại đoàn Quân Tiên phong. Cái bếp kì diệu ấy đã cùng các đơn vị bộ đội tham gia chiến dịch Biên giới, Hoà Bình, Điện Biên Phủ và sau đó tiếp tục cùng các đơn vị thời chống Mỹ “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”. Bếp Hoàng Cầm là một yếu tố tạo nên sự bất ngờ, bí mật cho bộ đội chiến thắng và biết bao người lính nhờ nó mà không phải đổ máu, hi sinh. Thời gian và năm tháng qua đi, nhiều người đã quên tên anh bộ đội Hoàng Cầm mà chỉ còn nhớ tên cái bếp Hoàng Cầm của anh. Cái bếp đã ăn sâu vào tiềm thức của bao người […].
Hoàng Cầm sinh ra và lớn lên ở làng Cát Nội, xã Trực Đại, tỉnh Nam Định. Sau này gia đình chuyển lên sinh sống tại làng Đồi Mây, nay là thị trấn Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Tháng 2 năm 1946, anh thanh niên Hoàng Cầm tình nguyện lên đường vào bộ đội chống Pháp. Trước khi vào quân ngũ, Hoàng Cầm có gần một năm đi làm thuê (làm đầu bếp) cho một gia đình ở Hà Nội. Có lẽ vì thế, Hoàng Cầm được cử làm chiến sĩ nuôi quân thuộc đơn vị quân y tiền phương Sư đoàn 308. Là anh nuôi, Hoàng Cầm luôn tận tâm, tận lực với công việc nấu ăn phục vụ bộ đội nhiều chiến dịch. Qua chiến dịch Hoàng Hoa Thám và chiến dịch Hoà Bình năm 1952, Hoàng Cầm nhận ra chiến tranh ngày càng khốc liệt. Bộ đội ta chiến đấu, hi sinh không chỉ ở mặt trận giáp mặt quân thù mà hi sinh, thương vong ngay cả khi về hậu cứ nghỉ ngơi, sinh hoạt. Nguyên nhân của việc mất mát ấy có một phần do việc nấu ăn. Khói lửa từ những cái bếp nuôi quân bốc lên, máy bay địch phát hiện đã trút bom đạn xuống. Tổ anh nuôi của Hoàng Cầm và nhiều đơn vị khác phòng tránh bằng cách chuyển sang nấu ăn ban đêm, khi máy bay địch tới thì dập lửa, dội nước, nhưng nhiều khi vẫn không tránh kịp tai hoạ. Đang đun, dập lửa, cơm thường bị khê, sống. Nấu ăn ban đêm, ban ngày cơm nguội lạnh. Bộ đội ăn cơm sống, khê, nguội lạnh, không đảm bảo sức khoẻ. Hoàng Cầm nhớ một lần, đồng chí thủ trưởng nhắc tổ quân nuôi quân:
– Các đồng chí cố gắng xem có cách nào khắc phục cái bếp. Để anh em thương vong, chết chóc ở ngay nơi đóng quân và nơi ăn uống khổ cực là mình có tội với nhân dân, với bộ đội đấy.
Đúng! Để bộ đội chết vì nấu ăn là mình có tội. Hoàng Cầm trăn trở ngày đêm suy nghĩ. Có buổi anh ngồi hàng giờ đồng hồ dưới tán cây rừng quan sát anh em nhóm bếp và đăm đăm nhìn ngọn lửa, nhìn làn khói xanh cuồn cuộn bay lên.
Trong bản tự thuật quá trình mày mò, sáng chế kiểu bếp mới, Hoàng Cầm kể: “Một đêm nằm nghĩ miên man, tôi chợt nhớ đến cách nấu cám lợn ở vùng Nam Định quê tôi. Hồi đó bếp thường đắp bằng đất sét kín chung quanh chỉ để một lỗ thoát hơi phía sau, nên lửa cháy tập trung, ít bốc ra ngoài. Nhưng làm thế nào để bếp đun không có khói? Suy nghĩ mãi đến hơn nửa tháng sau, tôi mới nghĩ ra cảnh mình từng đi hun chuột ngoài đồng. Đào cửa hang sâu xuống đất, chất rạ đốt, hầu như khói hút cả vào trong hang. Tôi mừng quá, nếu áp dụng cải tiến thành bếp nuôi quân kiểu mới sẽ hạn chế được khói và lửa bốc cao”.
Từ cơ sở đó, Hoàng Cầm miệt mài ngày đêm nghiên cứu, vẽ sơ đồ một số kiểu bếp. Ngày ngày anh tranh thủ trưa, tối, có khi cả buổi vác xẻng, đeo xoong nồi, trốn vào rừng đào bếp thử nghiệm. Không biết có thành công hay thất bại nhưng sợ anh em tốn sức, vất vả, anh giấu kín mọi người. Anh đào hàng chục cái bếp khác nhau, có nhiều nhánh dẫn khói như hang chuột. Làm xong anh đặt nồi lên từng cái bếp chất củi đun thử. Kết quả tạm được, nhưng lửa vẫn lộ, khói ra vẫn phảng phất bay lên. Lại hì hục đào hàng chục cái bếp khác nữa. Lần này Hoàng Cầm đào các đường dẫn khói chẽ ra nhiều nhánh và dài gấp đôi, trên rãnh dẫn khói rải cành cây rồi đổ đất san phẳng. Phía trước cửa bếp đào một hố sâu, trên lợp nilon hoặc lá vừa để đồ vừa che ánh lửa và có hầm chứa khói, hút lửa mạnh hơn.
Trong bản tự thuật, Hoàng Cầm viết: “Lần này, bếp có nhiều ưu điểm, đã giấu kín được ánh lửa, nhưng khói trên ống vẫn là lảng bảng bay lên ngọn cây. Nghĩ mãi, tôi chợt nhớ ngày ở quê, chiều chiều nấu cơm, gặp trời mưa, khói chui qua mái gianh ướt, bốc lên nhè nhẹ như sương mù. Tìm ra rồi, sướng quá, tôi lật hết cành cây khô lát trên đường ống dẫn rồi dùng cây chuối rừng chẻ ra lát lên trên, phủ đất san phẳng và dùng nước tưới đều lên rãnh dẫn khói. Quả nhiên, khi đun khói cứ là là, toả đều mặt đất, không bốc lên cao nữa”.
[...] Cái bếp do Hoàng Cầm sáng tạo rất phù hợp với bộ đội thời chiến, kín lửa, khói không bốc cao, anh nuôi nấu ăn cả ngày, cả tối, không sợ máy bay địch phát hiện. Bộ đội có cơm nóng, canh ngọt. Mỗi khi em sát địch, anh nuôi vẫn nổi lửa đêm ngày.
Tháng 10 năm 1952, đơn vị quyết định cái bếp được mang tên người chiến sĩ đã sáng tạo ra nó: bếp Hoàng Cầm. Anh chiến sĩ nuôi quân Hoàng Cầm được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng 3. Và năm đó, Hoàng Cầm được bầu là Chiến sĩ thi đua toàn quốc. Bếp Hoàng Cầm được phổ biến áp dụng trong toàn quân.
Từ đó, cái bếp theo bộ đội hết chiến dịch này đến chiến dịch khác. Kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, bếp Hoàng Cầm tiếp tục là bạn đồng hành của bộ đội nuôi quân suốt những năm chống Mỹ và nó đã đi vào lời bài hát làm cả triệu anh bộ đội xao xuyến khôn nguôi: “Nổi lửa lên em, đánh Mỹ đêm ngày… Đôi quang gánh nặng tình yêu đất nước. Hơi bếp Hoàng Cầm sưởi ấm khắp nơi nơi…” […].
Dẫu mai này, có thể người ta lại quên cái tên người chiến sĩ nuôi quân Hoàng Cầm. Nhưng cái bếp của ông, cái bếp đã đi vào lịch sử hay cuộc kháng chiến vệ quốc của dân tộc có thể sẽ trở thành cái bếp huyền thoại truyền mãi đến muôn đời.
Hà Nội – 2003
(Người lang thang không cô đơn, truyện kí, NXB Văn học, Hà Nội, 2018, trang 152 – 163)
Câu 1. Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản.
Câu 2. Văn bản kể về sự việc chính nào?
Câu 3. Phát biểu cảm hứng chủ đạo được tác giả thể hiện trong văn bản.
Câu 4. Nội dung của văn bản này là gì?
Câu 5. Em thấy ấn tượng với chi tiết nào trong văn bản? Vì sao?
“Bức tranh của em gái tôi” kể về hai anh em Kiều Phương. Một ngày nhờ có chú Tiến Lê - một họa sĩ và cũng là bạn thân của bố mà cả nhà phát hiện ra Mèo có khả năng hội hoạ không ngờ. Mọi người thì đổ dồn sự quan tâm vào cô bé, con người anh thì cảm thấy thất vọng về bản thân. Cậu khó chịu, rồi ghen tị với Kiều Phương. Nhờ chú Tiến Lê giới thiệu, Phương được tham gia trại thi vẽ quốc tế, và đạt giải nhất. Điều đó khiến người anh càng cảm thấy buồn bã. Chỉ đến khi nhìn thấy bức tranh Kiều Phương vẽ mình, cậu mới nhận ra sai lầm của mình.( Chúc bn học tốt nha)