K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 12 2018

viết chưa????

Thế mới hỏi

5 tháng 12 2018

Ở các trung tâm kinh tế như ở Thăng Long, Vân Đồn... :v

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
7 tháng 12 2018

a. Trình tự miêu tả cái bánh trôi: theo trình tự từ ngoài vào trong. Từ hình dáng, cách làm bánh đến phẩm chất của bánh.

Thông qua việc lựa chọn cách miêu tả này đã gián tiếp nói lên vẻ đẹp, phẩm chất của người phụ nữ truyền thống: xinh đẹp, duyên dáng và cũng rất thủy chung, son sắc.

b. Thành ngữ: bảy nổi ba chìm => Ý nói cuộc đời long đong, lận đận, vất vả, chìm nổi

c. Cách sử dụng thành ngữ: Thành ngữ gốc trong dân gian vốn là "ba chìm bảy nổi" nhưng tác giả lại đảo ngược thành "bảy nổi ba chìm" => chỉ qua cách đảo từ ngữ cũng cho thấy sự nghịch ngược và những sóng gió cuộc đời đang bủa vậy lấy người phụ nữ => sự vất vả, bất hạnh mà người phụ nữ trong xã hội cũ phải trải qua.

d. Giọng điệu trong bài thơ:

- 3 câu đầu: giọng có vẻ ngậm ngùi, thương xót. => sự đồng cảm với thân phận người phụ nữ

- câu thơ cuối: giọng có vẻ lạc quan, vui tươi hơn => thể hiện sự tự hào của tác giả về phẩm chất và những vẻ đẹp truyền thống mà người phụ nữ gìn giữ.

Câu 1 : Cảm nghĩ của em khi được sống trong tình yêu thương của cha mẹ bằng 1 đoạn văn ngắn (2d)

                                                                                         Bài Làm

  Tình cảm của cha mẹ đối với con cái là tình cảm thiêng liêng và bất diệt. Chúng ta vẫn gặp những áng văn, bài thơ viết rất hay, rất chân thực và xúc động về tình yêu thương cao cả mà cha mẹ dành cho con. Đối với những đứa con thì cha mẹ là điều tuyệt vời nhất trong suốt cuộc đời. Dù thời gian bao lâu, dù con người ta già đi thì tình yêu của cha mẹ dành cho con luôn bao la.

Em là một người con, em yêu những gì cha  mẹ dành cho em. Có lẽ đối với một đứa lớp 7 thì cái cảm nhận sâu sắc về tình cảm , sự yêu thương của cha mẹ thực sự chưa được rõ ràng. Nhưng em nghĩ rằng trong ý thức em cũng đã nhận ra được vai trò, tầm quan trọng của cha và mẹ trong cuộc đời em.

Chí ít là từ lúc em lọt lòng cho đến bây giờ thì ba mẹ luôn là người đi sát bên cạnh theo dõi, nâng đỡ và chăm sóc em từng li từng tí. Mỗi người đều có cách cảm nhận riêng về tình cảm thiêng liêng, cao quý đó. Nhưng có lẽ đều có một điều chung nhất dành cho ba mẹ chính là yêu ba mẹ nhiều như ba mẹ đã yêu mình. Tình cảm , sự yêu thương của ba mẹ không phải là một điều gì đó quá xa xôi, quá lớn lao, vĩ đại. Thực ra nó chỉ là những điều bình dị chúng ta vẫn thấy hằng ngày, vẫn nhận hằng ngày từ người đã sinh ra ta. Từ lúc chúng ta còn ở trong bụng mẹ , ba mẹ là người bạn duy nhất tâm tình, thủ thỉ và chăm sóc chúng ta mỗi ngày. Dù chúng ta chưa biết nói chuyện, nhưng chúng ta ý thức được có một người luôn ở bên chở che và bảo vệ. Đó là người mẹ , người ba chúng ta chưa gặp mặt, nhưng chắc chắn rằng đó là người dành hết tình yêu thương cho chúng ta. Tình cảm của ba mẹ  thật cao quý, xuất phát từ trái tim, từ dòng máu chảy trong người chúng ta. Tình cảm , sự yêu thương của cha mẹ -thứ tình cảm ấy thiêng liêng và cao cả biết chừng nào. Khi chúng ta chào đời, khi cất những bước đi đầu tiên trong cuộc đời thì ba mẹ chính là người ở bên động viên, nâng đỡ chúng ta đứng dậy khi vấp ngã. Ba và mẹ là người lau đi những giọt nước mắt nóng hổi còn lăn đầy trên má.

Cuộc sống của mẹ dù chật vật, khó khăn thì ba mẹ luôn dành những gì tốt đẹp nhất cho con. Dù ba mẹ ăn cơm cà, cơm muối thì ba mẹ vẫn sẽ cố gắng kiếm tiền mua thịt, mua cá cho con. Ba mẹ chưa ăn gì thì vẫn sẽ bảo ba mẹ no rồi mỗi khi nhìn con ăn ngon lành. Đó là tình cảm của cha mẹ, là sự hi sinh vô cùng lớn lao mà chúng ta cần phải trân trọng và nâng niu đến suốt cuộc đời.
Gió sương của cuộc đời khiến cho cha mẹ càng ngày càng già đi, những nếp nhăn bắt đầu xuất hiện sau khóe mắt, đôi bàn tay chai sạn nhưng cha mẹ chưa bao giờ kêu than một câu nào. Bởi cha mẹ hiểu rằng con sống vui, sống khỏe, đó chính là món quà tuyệt
vời nhất mà thượng đế ban tặng cho cha mẹ trong kiếp này. Có lẽ không ai trong chúng ta quên được tuổi thơ có mẹ, có ba, có tình yêu thương vô điều kiện của họ. Dù ba và mẹ chưa bao giờ nói rằng ba mẹ yêu con nhiều lắm nhưng trong thâm tâm của ba mẹ điều đó là duy nhất, là hiển nhiên. ba mẹ là người tuyệt vời nhất trong cuộc đời này của những đứa con, bởi chẳng
có ai nào bỏ ra hơn nửa cuộc đời mình để yêu thương vô điều kiện những đứa con  như ba và mẹ .  Tình yêu thương của cha mẹ đối với con cái quả là tình  cảm thiêng liêng và quá vĩ đại.

Những ai còn cha mẹ, những ai đã không còn cha mẹ thì họ vẫn luôn dành tình yêu thương lớn nhất dành cho người mang nặng đẻ đau, nuôi nấng chúng ta thành người có ích cho xã hội. Mỗi người ba , một người mẹ có một cách thể hiện tình yêu thương khác nhau, có người mẹ hiền dịu, có người ba nghiêm khắc, có người ba và mẹ lạnh lùng nhưng trong thâm tâm họ thì dù không cách này thì theo cách khác điều mà họ muốn dành cho con chính là tình yêu lớn nhất. Bởi vậy những đứa con, phải sống sao cho đừng khiến cho cha mẹ buồn lòng nhiều. Cuộc sống nhiều khó khăn, nhiều vấp ngã, dù cho không có ai ở bên cạnh thì ba mẹ là người có thể sẵn sàng ở bên con, động viên và an ủi con vượt qua khó khăn. 

CHA MẸ – người mà chúng ta trân trọng suốt đời, yêu thương suốt đời. Chúng ta những đứa con hãy yêu thương cha thương mẹ khi còn có thể, để sau này không phải hối tiếc. 

Câu 2: Cảm nghĩ về câu ca dao sau bằng 1 bài văn ngắn ( 3đ)

“ Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.”

                                                                             Bài Làm 

Thân phận người phụ nữ trong chế độ phong kiến đã chịu rất nhiều thiệt thòi và bất hạnh. Đã có nhiều điển hình về sự bất hạnh đó. Một nàng Kiều gian truân, ngậm đắng nuốt cay khóc thầm cho cuộc đời mình. Một Vũ Nương chịu hàm oan phải nuốt nước mắt tìm đến cái chết. Và còn bao nhiêu, bao nhiêu được biết và không biết nữa. Đến nỗi chuyện người phụ nữ bị bạc đãi đã trở thành thông lệ. Còn phụ nữ, họ không có khả năng chống chọi nữa hay là sức phản kháng của họ đã yếu dần, yếu dần cho đến khi lời cáo buộc trở thành một lòi than thân buồn tủi:


Ca dao là tiếng tơ lòng muôn điệu, trải dài với những cung bậc cảm xúc, tâm tư và tình cảm của người lao động bình dân. Lắng đọng và trũ tình .”Câu ca dao trên  là một lời than thân đầy xót xa, ngậm ngùi. Hình ảnh “ trái bần trôi” lênh đênh trên mặt nước bị “gió dập sóng dồi” phải chăng là cuộc đời, số phận của người phụ nữ xưa. Họ như những cánh hoa bé nhỏ, mong manh trôi dạt nơi bến bờ vô định, bị cuốn vào bi kịch của khổ đau, oan trái bởi thế lực đen tối. Không chỉ thế, những ràng buộc hữu hình hay vô hình lại hoành hành, khiến người phụ nữ không thể vươn lên. Qua đó, ngoài phản ánh một cách sâu sắc số phận của người phụ nữ đầy bi kịch,mà còn cho người đọc thấy được sự oan trái trong xã hội phong kiến mục nát, suy tàn – tạo cho độc giả sự đồng cảm, chia sẻ và trân trọng! Câu ca dao mở đầu bằng “thân em” để nói về thân phận, cuộc đời người phụ nữ trong xã hội xưa. Đó thường là số phận bi kịch và đắng cay được gửi gắm vào trong ca dao bằng giọng điệu buồn tẻ, chua xót và ngậm ngùi. Cách nói giản dị, khiêm nhường song hàm súc nhiều ý nghĩa. Người phụ nư trong xã hội phong kiến xưa trở thành chủ thể trữ tình của câu hát than thân trách phận. Bởi lẽ, chế độ phong kiến mục nát với luật lệ hà khắc đã chà đạp lên quyền sống, mưu càu hạnh phúc của con người đặc biệt là người phụ nữ. Cuộc sống lao động cực nhọc, vất vả mưu sinh và lệ thuộc vào hoàn cảnh đã đẩy người phụ nữ vào vòng xoay của bi kịch, khổ đau khó cất lên tiếng nói giãi bày

Có điều gì đó thật xót xa, buồn thảm trong hình ảnh so sánh: Thân em như trái bần trôi . Trái bần trôi dập dềnh theo dòng sông vô định, còn người phụ nữ nghèo thì cũng nổi trôi trong vòng đời vô định. Hiện thực nghiệt ngã, tương lai mở mịt, không một chút vui, không một niềm hi vọng. Câu ca dao với hình tượng gợi cảm và âm điệu ngậm ngùi đã gợi lên số phận hẩm hiu đáng thương của người phụ nữ nghèo khổ trong xã hội phong kiến cũ.

Với cách so sánh thật linh động và cũng rất gần với đời thường, câu ca dao đã tạo ra một hình ảnh gây nhiều cảm xúc. Tưởng chừng như những đám mây đang quấn lấy cảm xúc của con người, ôm trọn trong lòng nó tâm trạng của những người phụ nữ để rồi dần dần len lỏi vào từng ngóc ngách của tấm lựa đào đang phất phới giữa chợ. Bao nhiêu câu hát than thân của người phụ nữ được sáng tác và lan truyền nhưng câu nào cũng có sự liên hệ, liên tưởng đến những thứ nhỏ bé mỏng manh như: nước, hạt mưa, miếng cau, trái bầu... Vì thế câu ca dao đã lột tả được tâm trạng của hầu hết giới nữ: người thiếu nữ vừa tới tuổi trâm cài lược giắt đã lo âu cho số phận của mình. Lo ngại cho hạnh phúc hẩm hiu của mình. Tất cả tạo nên một dòng cảm xúc buồn thương không ngừng chảy từ người này sang người khác, từ đời này sang đời khác vào không gian một tiếng vang vọng mãi. Người phụ nữ thời phong kiến đã chịu nhiều đau khổ, chấp nhận làm đẹp cho những người xung quanh. Số phận của họ như tấm lụa bay trong gió không biết sẽ về đâu. Câu ca dao trong đề là lời than thân yếu ớt. Phải chăng người phụ nữ xưa cũng từng ao ước: Ví đây đổi phận làm trai được. Những ước muốn đó tồn tại được bao lâu hay là lại phải quay trở về với những câu than thân bất lực?

Câu 3 : Cảm nghĩ về mái trường thân yêu của em ( 4đ ) 

                                                                                   Bài Làm

Với cuộc đời mỗi người, quãng đời học sinh làân em như trái  tuyệt vời, trong sáng và đẹp đẽ nhất. Quãng thời gian quý báu ấy của chúng ta gắn bó với biết bao ngôi trường yêu dấu. Có người yêu ngôi trường tiểu học, có người lại nhớ mái trường mầm non. Nhưng với tôi, hơn tất cả, tôi yêu nhất mái trường cấp hai - nơi tôi đang học - đơn giản bởi chính nơi đây tôi đã và đang lưu giữ được nhiều cảm xúc thiêng liêng nhất.

“ Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.”

Ngôi trường của tôi là một ngôi trường mới, khang trang và đẹp đẽ với những dãy nhà cao tầng được sơn màu vàng, được lợp mái tôn đỏ tươi. Từng phòng học lúc nào cũng vang lên lời giảng bài ân cần của thầy cô, tiếng phát biểu dõng dạc hay tiếng cười nói hồn nhiên, vô tư, trong sáng của những bạn học sinh. Sân trường rộng rãi, thoáng mát nhờ những hàng cây xanh tươi xào xạc lá và những cơn gió nhè nhẹ. Đây thật là nơi lí tưởng chúng tôi chơi đùa.

Tôi yêu lắm sân trường này. Mỗi khoảng đất, mỗi chiếc ghế đá đều in dấu những kỉ niệm của tôi về những lần đi học hay chơi đùa cùng bạn bè hay cũng có thể là những buổi dọn vệ sinh vất vả mà vui không kể xiết. Cây vẫn đứng đó, lá vẫn reo vui như ngày tôi vào lớp sáu, ngỡ ngàng nhìn khoảng sân đẹp đẽ - thứ tài sản quý báu mà bắt đầu từ ngày ấy tôi cũng được "chia phần"!. Vâng, mọi thứ vẫn vẹn nguyện chỉ có chúng tôi là đang lớn lên. Thấm thoát hơn một năm đã trôi qua, giờ tôi đã là học sinh lớp bảy. Thời gian ơi, xin hãy ngừng trôi để tôi mãi là cô học sinh trung học cơ sở để tôi được sống mãi dưới mái trường này!

Và nơi đây cũng lưu giữ bao kỉ niệm đẹp đẽ về những người thầy cô, những đứa bạn bè mà tôi yêu quý. Thầy cô của tôi luôn dịu dàng mà nghiêm khắc, hết lòng truyền lại cho tôi bao bài học quý giá. Với tôi, thầy cô như những người cha, người mẹ thứ hai dạy dỗ chúng tôi thành người. Những người bạn lại là những người đồng hành tuyệt vời luôn sát cánh bên tôi trên con đường học tập. Tất cả là những người anh, người chị, người em thân thiết và gắn bó với nhau trong một đại gia đình rộng lớn. Mỗi khi buồn bã hay thất vọng, chỉ cần nghĩ tới ánh mắt trìu mến của thầy cô, nụ cười hồn nhiên của bạn bè, tôi lại thấy lòng như ấm áp hơn. Và tôi hiểu rằng, tuy không nói ra nhưng các bạn của tôi mọi người cũng cùng chung suy nghĩ ấy.

Ngôi trường còn ghi dấu không thể nào phai trong tôi vì những ngày kỉ niệm tưng bừng, rộn rã; những buổi liên hoan vui vẻ, ồn ào. Ngày khai trường, tết Trung thu, ngày hai mươi tháng mười một... những ngày tháng tuyệt vời lần lượt trôi đi để lại trong tôi bao nuôi tiếc về hôm qua và hi vọng về những ngày phía trước. Tôi bỗng cảm thấy lòng buồn man mác. Chỉ còn hai năm nữa là tôi sẽ phải rời xa mái trường này. Tôi sẽ lại học ở những ngôi trường mới, có những thầy cô bạn bè mới... liệu những tháng ngày đẹp đẽ có được kéo dài lâu?

Có nhạc sĩ nào đã viết: "Tuổi thơ như áng mây, rồi sẽ mãi bay về cuối trời. Thời gian xoá những kỉ niệm dấu yêu". Vậy thì tôi mong có thể gửi lòng mình vào nơi cuối trời ấy để mãi được sống bên mái trường cấp hai thân yêu của mình.

Thời gian trôi đi, tuổi thơ trôi đi như những làn sóng dập dềnh ra khơi không thể trở lại. Nhưng có một thứ mãi ở lại cùng tôi, đó chính là hình bóng mái trường cấp hai yêu dấu.

5 tháng 12 2018

Tôi say mê Kiều bởi ở Kiều tôi thấy Nguyễn Du, một Nguyễn Du của tài và tình, một nguyễn Du có tình yêu tha thiết với dân tộc và tấm lòng nhân hậu đầy cảm thông đối với những kiếp người bất hạnh. Mà bất hạnh nhất trong xã hội xưa là người phụ nữ, những con người hồng nhan bạc phận.
Tôi muốn nói về sự kính trọng của tôi đối với đại thi hào dân tộc Nguyễn Du. Cả dân tộc ta đã kính trọng ông nhưng tôi vẫn muốn thể hiện những tình cảm của mình đối với người thi nhân đa tài mà đa đoan ấy.
Điều đầu tiên khiến tôi yêu quý và kính trọng Nguyễn Du chính là tình cảm của ông dành cho con người. Ông là con người có tấm lòng nhân hậu. Có lẽ, đây chính là yếu tố quan trong để ông có được những tác phẩm văn học chứa đựng những giá trị nhân đạo sâu sắc. Người thi nhân đa đoan, viên quan đại thần dòng dõi của triều Lê ấy không biết đã bao lần “Khéo dư nước mắt khóc người đời xưa”. Chính ông đã tự nhận ra rằng, người thi nhân bất hạnh bởi thi nhân luôn là người tự vận nỗi đau, nỗi bất hạnh của người khác vào mình (Phong vận kì oan ngã tự cư). Lòng nhân hậu khiến ông luôn rất nhạy cảm với nỗi đau khổ của người khác, vì thế những thi phẩm của ông luôn đầm đìa nước mắt: nước mắt của nàng Kiều, nước mắt của người ca nữ đất Long Thành và của nàng Tiểu Thanh. Họ đều là những con người tài hoa, tài sắc song toàn mà mệnh bạc. Nhà thơ đồng cảm và đau nỗi đau của những người ấy không đơn giản chỉ là sự cảm thông của con người đối với con người. Nỗi đau của Nguyễn Du còn là sự nuối tiếc, xót xa trước sự ra đi của những tài năng. “Cái tốt đẹp thì khó bền”, “hoa thường hay héo cỏ thường tươi”, đó là quy luật của cuộc đời. Sự vô tình của con người trước nỗi đau, trước giá trị của cái đẹp cũng là lẽ thường. Biết vậy Nguyễn Du vẫn luôn trăn trở day dứt:
Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?
“Tấm lòng thơ vẫn tình đời thiết tha” (Tố Hữu) chính là điều khiến ông luôn được người đời trân trọng.
Điều thứ hai khiến tôi say mê Nguyễn Du chính là bởi tài năng. Nguyễn Du yêu Tiếng Việt nên ông đã sử dụng thành công và làm Tiếng Việt phong phú thêm bao nhiêu. Bao nhiêu năm nay chúng ta đọc và say mê Truyện Kiều một phần bởi cái giọng điệu lục bát dễ đọc, dễ thuộc, dễ nghe. Nguyễn Du đã gửi gắm ở Truyện Kiều một tình yêu lớn đối với tiếng nói và thể thơ dân tộc. Ông dùng những từ ngữ, những cách diễn đạt gần gũi với tiếng nói của nhân dân. Dân dã mà vẫn thật hay, vẫn uyên bác và giàu chất nghệ thuật. Ví như những bức tranh bốn mùa của ông:
Cỏ non xanh rợn chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
Tiếng Việt đẹp hơn, giàu âm thanh, hình ảnh và sắc điệu hơn bởi khả năng sáng tạo của ông. Truyện Kiều đã đưa thể hiện một cách phong phú nhất khả năng biểu hiện của Tiếng Việt và khả năng biểu cảm của thể thơ lục bát.
Có biết bao nhiêu lí do để ta trân trọng đại thi hào dân tộc Nguyễn Du, và lí do lớn nhất, chính đáng nhất chính là nhân cách cao đẹp của ông, kết quả của sự kết hợp hài hoà giữa tài và tình Nguyễn Du.

 

5 tháng 12 2018

Những câu hát về chủ đề tình cảm gia đình chiếm khối lượng khá lớn trong kho tàng ca dao, dân ca Việt Nam, thể hiện đời sống tinh thần đẹp đẽ, phong phú của người lao động. Dưới đây là một số câu tiêu biểu nhất:

công cha như núi ngất trời,

nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.

núi cao biển rộng mênh mông,

cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

2) chiều chiều ra đứng ngõ sau,

trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.

3) ngó lên nuộc lạt mái nhà,

bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu.

4) anh em nào phải người xa,

cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân.

yêu nhau như thể tay chân,

anh em hòa thuận, hai thân vui vầy.

nội dung những câu hát này thường là lời khuyên bảo của ông bà, cha mẹ với con cháu hoặc là sự bày tỏ lòng hiếu kính của các thế hệ sau đối với ông bà, cha mẹ. Nghệ thuật chung là dùng các hình ảnh so sánh, ẩn dụ quen thuộc trong ca dao.

5 tháng 12 2018

Yêu nước và tự hào dân tộc là một trong những tình cảm thiêng liêng nhất của mỗi người dân Việt Nam. Tình cảm ấy thấm đẫm trong tâm hồn dân tộc và dạt dào lai láng trên những trang thơ văn.

Nam quốc sơn hà (Sông núi nước Nam) là một áng thơ như thế!

Sông núi nước Nam không phải là sáng tác duy nhất thời Lí -Trần khơi nguồn từ cảm xúc về đất nước, về dân tộc. Gắn bó với một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt - thời đại hào hùng đấu tranh chống ngoại xâm, dường như đất nước và dân tộc là mối quan tâm hàng đầu của các nhà văn, nhà thơ. Và do đó, tình cảm yêu nước và tự hào dân tộc đã trở thành cảm hứng chủ đạo cho các sáng tác văn chương thời kì này.

Nhìn lại các sáng tác thời Lí - Trần, tuy tình cảm đất nước bộc lộ ở những khía cạnh khác nhau, trong những thời điểm khác nhau, nhưng đều rất sâu sắc. Trong Chiếu dời đô, nỗi lo lắng cho vận số của đất nước, dân tộc, hạnh phúc của muôn dân, trăm họ là niềm trăn trở lớn nhất của vị hoàng đế đầu tiên của triều Lí. Ở Hịch tướng sĩ, lòng căm thù giặc, nỗi xót đau trước cảnh đất nước bị giày xéo tàn phá, ý chí sẵn sàng xả thân vì nước trào dâng mãnh liệt trong lòng vị thân vương họ Trần. Còn trong Phò giá về kinh, lại là hào khí chiến thắng của dân tộc và khát vọng về một nền thái bình muôn thuở cho đất nước của thượng tướng thái sư Trần Quang Khải.

Ra đời trong máu lửa của cuộc kháng chiến chống Tống, Sông núi nước Nam là tuyên ngôn của Đại Việt về độc lập, chủ quyền đất nước. Đây là tuyên ngôn của hàng triệu trái tim Đại Việt nồng nàn, thiết tha yêu nước mình.

Ta hãy đọc kĩ lại bản tuyên ngôn để cảm nhận được tình cảm mãnh liệt, sục sôi của một dân tộc:

Nam Quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

 Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Dịch:

Sông núi nước Nam vua Nam ở

Vằng vặc sách trời chia xứ sở

Giặc dữ cớ sao phạm đến đây

 Chúng bay nhất định phải tan vỡ.

(Theo Lê Thước và Nam Trân dịch)

Sông núi nước Nam là của người Nam, đó là tư tưởng của hai câu thơ đầu của bài thơ. Tư tưởng này đối với chúng ta ngày nay tự nhiên như cơm ăn, nước uống. Nhưng ngày ấy, cái thời mà bọn phong kiến phương Bắc đã từng biến nước ta thành quận huyện và đang cố sức khôi phục lại địa vị thống trị, thì tư tưởng ấy mới thực sự thiêng liêng và có ý nghĩa biết chừng nào! Lòng tự tôn dân tộc hun đúc qua mấy mươi thế kỉ đã hoá thành tư thế đứng thẳng làm người, mặt đối mặt với kẻ thù. Đọc câu thơ, lòng ta không khỏi rưng rưng xúc động.

Nếu nhìn từ góc độ nguyên tác Hán tự, ta thật kinh ngạc. Câu thơ như một làn roi quất thẳng vào bộ mặt bá vương hợm hĩnh của triều đình phong kiến Trung Quốc - kẻ đang phát động chiến tranh xâm lược để thực hiện mưu đồ bá chủ. Lần đầu tiên trong lịch sử bành trướng, chúng gặp phải ý chí quật cường đến thế, một tinh thần khẳng khái đến thế! Chúng đã có Bắc Quốc (Trung Quốc) thì ta cũng có Nam Quốc chúng có Bắc đế thì ta cũng có Nam đế; nào có thua kém gì nhau! Từ ngôn từ và ý thơ thế hiện một niềm tự hào cao độ về đất nước và dân tộc mình. Đây là niềm tự hào mà mỗi thần dân Đại Việt đều có trong cuộc đấu tranh sinh tử với kẻ thù.

Lòng tự hào ấy, hơn ba thế kỉ sau được Nguyễn Trãi nhấn mạnh thêm:

Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác

Từ Triệu, Đinh, Li, Trần bao đời xây nền độc lập

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương

(Bình Ngô đại cáo)

Như vậy ý thức độc lập tự chủ đâu phải là mới thai nghén

Hôm nay, nó đã hình thành từ rất lâu trong tiềm thức của mỗi người dân đất Việt, có lẽ là từ thời các vua Hùng dựng nước Văn Lang. Trải qua bao thăng trầm trong lịch sử, qua rất nhiều biến cố đau thương, nhưng ý chí độc lập không bao giờ bị dập tắt. Máu xương của cha ông đã đổ mấy ngàn năm chẳng phải là để giành lại xã tắc đó sao? Ngày hôm nay, một lần nữa, tinh thần dó được phát biểu thành một tuyên ngôn hùng hồn, đanh thép. Hơn nữa, là niềm tin sắt đá vào sự thắng lợi tất yếu của cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập chủ quyền dân tộc:

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư

(Giặc dữ cớ sao phạm tới đây

Chúng bay nhất định phải tan vỡ).

Dám đánh và quyết tâm đánh thắng giặc thù. Đó chính là biểu hiện tập trung nhất, cao độ nhất của lòng yêu nước trong hoàn cảnh lúc bấy giờ.

Sau này, trong văn chương nước nhà, ta còn bắt gặp không ít những áng thơ văn dạt dào sâu lắng tình yêu quê hương đất nước mình như thế trong đó Sông núi nước Nam mãi xứng đáng là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất về lòng yêu nước và tự hào dân tộc.

bạn còn thiếu phò giá về kinh nữa

5 tháng 12 2018

                                Việt nam đất nước ta ơi 

                       Mênh mông biển lứ đâu trời đẹp hơn

5 tháng 12 2018

       Em vẽ làng xóm

       Tre xanh, lúa xanh

       Sông máng lượn quanh

       Một dòng xanh mát 

                  hk tốt      Châu Giang

5 tháng 12 2018

Đối với em ,cứ nhắc đến quê hương là lòng em lại dâng trào biết bao niềm tự hào. Quê hương em là nơi chôn rau cắt rốn ,là nơi đã nuôi nấng em thành người. Nơi đây đã ghi lại bao kỷ niệm ngọt ngào ,vui buồn của tuổi thơ em. đó là những ngày em được sống bên bố mẹ được bố mẹ yêu thương. Ngày nắng chói chang mẹ vừa quạt vừa ru em ngủ. Mùa đông lạnh già bố ủ ấm cho em bằng tình yêu thương của người. Quê hương cũng là nơi cho em những người bạn hiền ,bạn tốt. Những người bạn cùng em học tập. cùng em chăn trâu cắt cỏ trên bờ đê. Những người bạn đã cùng em sẻ chia bao nỗi buồn vui. Em còn nhớ những thầy cô đã dạy dỗ em. Nhưng lời giảng ,những nét bút ,tiềng nói ,đã khắc sâu trong trái tim em. Làm sao em có thể quên được những con người đáng yêu đáng quý ở nơi yêu dấu của mình ? Quê hương còn cho em những hàng cây xanh mướt ,những bãi nương dâu ,màu xanh tươi của đồng lúa. Chao ôi! biết ơn và tự hào biết mấy quê hương yêu dấu của em.

30 tháng 11 2021

Copy thì cre vào

5 tháng 12 2018

Nhảy Qua đèo ngang bỗng mất đà
Đập đầu vào đá máu tuôn ra
Lom khom dưới núi tìm y tá
Thiếu máu đau đầu em sắp chết
Nhìn qua nhìn lại chẳng thấy ai
Khắc lên bia mộ dòng thông báo
" Nhảy qua đèo ngang nhớ lấy đà "
 

hk tốt

5 tháng 12 2018

Xăng tăng lên giá lại giật mình
Giờ đi xe máy lại thấy kinh
Tiền lương còm cõi giờ sao đủ
Điện nước xăng tăng tính sao ta
Nhiều đêm trằn trọc lo kinh tế
Ước muốn lương tăng chẳng thấy a
Hay là xe đạp cho nó khỏe
Thể dục đi làm lại hay ta