K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 12 2021

bài gì bn

13 tháng 12 2021

vì nó thích

13 tháng 12 2021

Bàn về ngày lễ ở Việt Nam, không thể quên nhắc đến Tết. Nhắc đến Tết không thể quên nồi bánh chưng và cành mai, cành đào. Hình ảnh hoa đào, hoa mai đã trở thành linh hồn của ngày Tết. Nói đến mai là miền Nam rực rỡ sắc vàng, còn đào lại là sắc hồng thắm của miền Bắc. Hoa đào đã trở thành nét riêng của miền Bắc Việt Nam.

Trước hết, có thể lí giải vì sao hoa đào là nét riêng của miền Bắc. Miền Bắc có khí hậu khá khác so với miền Nam. Miền Bắc vào mùa đông chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc tràn về nên có nền nhiệt thấp, lạnh. Khi sang xuân, thời tiết ấm áp dễ chịu. Xuân sang cũng là lúc đào nở rộ. Cây đào rất kén nhiệt và nơi sinh sống.

Đào không chịu được nhiệt độ quá lạnh, cũng không chịu được quá nóng. Đào cần được trồng ở những nơi nhiều ánh nắng và thông thoáng gió. Ở nhiệt độ quá lạnh, đào sẽ không thể nở hoa và phát triển. Chồi hoa bị chết ở nhiệt độ -15 đến -25 độ C. Sau khi hoa tàn, quả đào sẽ phát triển và chỉ chín được vào mùa hè với nhiệt độ lý tưởng là 20 đến 30 độ C.

Quả đào là một loại trái cây được yêu thích. Đào có rất nhiều loại: đào bích, đào phai, đào bạch… Nhưng phổ biến nhất vẫn là đào bích. Đào bích có nhiều cánh, cánh hoa màu đỏ thắm. Đào phai có màu sắc nhạt hơn, cánh hoa đã chuyển sang màu hồng. Đúng như tên gọi, đào bạch màu trắng, là loài hoa hiếm và khó trồng nhất.

Hoa đào được trồng ở hầu hết các tỉnh miền Bắc như Lạng Sơn, Lào Cai, Hà Nội.. Được ưa chuộng nhất vẫn là đào Nhật Tân. Nhật Tân là vườn đào nổi tiếng ở Việt Nam. Nơi đây nằm ở vùng đất ven sông Hồng ở Hà Nội. Vườn đào này nổi tiếng không chỉ bởi quy mô mà còn cả chủng loại và chất lượng đào. Hoa đào rất thích hợp với loại đất ven sông nhiều phù sa nên chất lượng đào ở Nhật Tân được đánh giá cao là vì thế. Cây đào có nguồn gốc từ Trung Quốc, được lựa chọn và lai giống để có màu sắc tươi và rực rỡ hơn.

Cây đào khá kén chăm sóc và tưới bón. Nếu không chăm sóc tốt, tưới tiêu phù hợp, đào sẽ không thể nở hoa đẹp hoặc nở đúng thời kỳ. Ngoài ra cũng còn dựa vào khí hậu thời tiết, đào sẽ ra hoa vào lúc nào. Cũng như mai, đào muốn nở hoa, người trồng đào phải tuốt lá trước khoảng hai tuần để nụ hoa đơm ra, hoa nở đúng mùa vụ. Mỗi năm, hoa đào chỉ nở một lần vào mỗi độ sang xuân.

Vào hè quả đào sẽ chín. Quả đào thường có vị chua, là loại trái cây yêu thích của nhiều người. Lá đào không giống lá mai. Lá đào dài hơn, có vân là răng cưa, màu xanh lá nhạt không đậm, rì như lá cây mai. Cành đào cũng mảnh và mỏng hơn so với cây mai. Cánh đào tương tự cánh mai, mỏng, nhẹ.

Hoa đào có nhiều cánh cứ đan xen vào nhau mang màu hồng thắm hoặc nhạt theo từng giống đào. Hoa đào nở rất nhanh, tàn cũng rất nhanh. Trung bình một bông hoa từ lúc thành nụ đến khi tàn là khoảng 2 đến 3 tuần. Khi đào nở bung chuẩn bị tàn, chỉ cần một làn gió nhẹ thổi qua, cánh hoa đào cũng sẽ rơi xuống hệt như hoa anh đào của Nhật Bản.

Tùy theo chủng loại, tuổi đời và cách chăm bón, cây đào có nhiều kích thước khác nhau. Có thể rất nhỏ hoặc rất lớn. Rễ cây đào là rễ cọc, luôn có thân giữa cứng cáp to lớn làm trụ. Trung bình một cây đào cao khoảng 1 mét trở lên. Cây đào có nhiều cành, cành mềm dẻo dễ uốn nắn. Vì thế mà người trồng đào có thể uốn nắn theo từng hình dáng, tướng tá khác nhau. phù hợp với thị yếu của người mua.

Hoa đào mang rất nhiều ý nghĩa. Trước đây, hoa đào mang tinh thần đuổi ma quỷ trong nhà. Ngày nay, hoa đào mang lại sự ấm cúng cho gia đình, mang lại sự an khang thịnh vượng. Vẻ đẹp đằm thắm, hài hòa và kín đáo của hoa đào mang lại niềm vui, niềm hi vọng mới. Không chỉ thế, hoa đào còn đại diện cho tình bạn thân thiết, của lòng hướng về gia đình. Bởi vậy mà những người con miền Bắc xa quê, những người bạn thân đến thăm nhau vào dịp tết thường chọn cành đào làm quà.

Hoa đào ngày nay đã trở thành tinh thần ngày tết, hồn dân tộc Việt. Vì thế, nên những người Việt xa quê, đón Tết tại nơi xứ người, luôn muốn tìm một cành đào để trang trí trong nhà, để họ cảm thấy một cái tết Việt Nam. Sắc hồng thắm nhẹ nhàng của đào là hương vị không thể thiếu của người Việt Nam. Thiếu đào, cái hơi thở của Tết chưa thật sự đúng nghĩa. Hoa đào, hoa mai là hình ảnh của Tết, là linh hồn của ngày Tết quê hương.

Đào khoe sắc thắm báo hiệu một năm đã qua, năm mới lại về. Năm mới với những thử thách mới, hi vọng mới, niềm tin mới. Sắc đào rộ lên là lúc báo hiệu thời khắc thiêng liêng của một năm lại tới. Người người ai ai cũng quây quần đoàn tụ với gia đình. Dù ai đi ngược về xuôi vẫn nhớ đến gia đình quê hương mà tìm về vào dịp Tết không quên mang theo cành đào, cành mai về làm quà.

13 tháng 12 2021

Bàn về ngày lễ ở Việt Nam, không thể quên nhắc đến Tết. Nhắc đến Tết không thể quên nồi bánh chưng và cành mai, cành đào. Hình ảnh hoa đào, hoa mai đã trở thành linh hồn của ngày Tết. Nói đến mai là miền Nam rực rỡ sắc vàng, còn đào lại là sắc hồng thắm của miền Bắc. Hoa đào đã trở thành nét riêng của miền Bắc Việt Nam.

Trước hết, có thể lí giải vì sao hoa đào là nét riêng của miền Bắc. Miền Bắc có khí hậu khá khác so với miền Nam. Miền Bắc vào mùa đông chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc tràn về nên có nền nhiệt thấp, lạnh. Khi sang xuân, thời tiết ấm áp dễ chịu. Xuân sang cũng là lúc đào nở rộ. Cây đào rất kén nhiệt và nơi sinh sống. Đào không chịu được nhiệt độ quá lạnh, cũng không chịu được quá nóng. Đào cần được trồng ở những nơi nhiều ánh nắng và thông thoáng gió. Ở nhiệt độ quá lạnh, đào sẽ không thể nở hoa và phát triển. Chồi hoa bị chết ở nhiệt độ -15 đến -25 độ C. Sau khi hoa tàn, quả đào sẽ phát triển và chỉ chín được vào mùa hè với nhiệt độ lý tưởng là 20 đến 30 độ C. Quả đào là một loại trái cây được yêu thích. Đào có rất nhiều loại: Đào bích, đào phai, đào bạch… Nhưng phổ biến nhất vẫn là đào bích. Đào bích có nhiều cánh, cánh hoa màu đỏ thắm. Đào phai có màu sắc nhạt hơn, cánh hoa đã chuyển sang màu hồng. Đúng như tên gọi, đào bạch màu trắng, là loài hoa hiếm và khó trồng nhất. Hoa đào được trồng ở hấu hết các tỉnh miền Bắc như Lạng Sơn, Lào Cai, Hà Nội.. Được ưa chuộng nhất vẫn là đào Nhật Tân. Nhật Tân là vườn đào nổi tiếng ở Việt Nam. Nơi đây nằm ở vùng đất ven sông Hồng ở Hà Nội. Vườn đào này nổi tiếng không chỉ bởi quy mô mà còn cả chủng loại và chất lượng đào. Hoa đào rất thích hợp với loại đất ven sông nhiều phù sa nên chất lượng đào ở Nhật Tân được đánh giá cao là vì thế. Cây đào có nguồn gốc từ Trung Quốc, được lựa chọn và lai giống để có màu sắc tươi và rực rỡ hơn.

Cây đào khá kén chăm sóc và tưới bón. Nếu không chăm sóc tốt, tưới tiêu phù hợp, đào sẽ không thể nở hoa đẹp hoặc nở đúng thời kỳ. Ngoài ra cũng còn dựa vào khí hậu thời tiết, đào sẽ ra hoa vào lúc nào. Cũng như mai, đào muốn nở hoa, người trồng đào phải tuốt lá trước khoảng hai tuần để nụ hoa đơm ra, hoa nở đúng mùa vụ. Mỗi năm, hoa đào chỉ nở một lần vào mỗi độ sang xuân. Vào hè quả đào sẽ chín. Quả đào thường có vị chua, là loại trái cây yêu thích của nhiều người. Lá đào không giống lá mai. Lá đào dài hơn, có vân là răng cưa, màu xanh lá nhạt không đậm như lá cây mai. Cành đào cũng mảnh và mỏng hơn so với cây mai. Cánh đào tương tự cánh mai, mỏng, nhẹ. Hoa đào có nhiều cánh cứ đan xen vào nhau mang màu hồng thắm hoặc nhạt theo từng giống đào. Hoa đào nở rất nhanh, tàn cũng rất nhanh. Trung bình một bông hoa từ lúc thành nụ đến khi tàn là khoảng 2 đến 3 tuần. Khi đào nở bung chuẩn bị tàn, chỉ cần một làn gió nhẹ thổi qua, cánh hoa đào cũng sẽ rơi xuống hệt như hoa anh đào của Nhật Bản. Tùy theo chủng loại, tuổi đời và cách chăm bón, cây đào có nhiều kích thước khác nhau. Có thể rất nhỏ hoặc rất lớn. Rễ cây đào là rễ cọc, luôn có thân giữa cứng cáp to lớn làm trụ. Trung bình một cây đào cao khoảng 1 mét trở lên. Cây đào có nhiều cành, cành mềm dẻo dễ uốn nắn. Vì thể mà người trồng đào có thể uốn nắn theo từng hình dáng, tướng tá khác nhau phù hợp với thị yếu của người mua.

Hoa đào mang rất nhiều ý nghĩa. Trước đây, hoa đào mang tinh thần đuổi ma quỷ trong nhà. Ngày nay, hoa đào mang lại sự ấm cúng cho gia đình, mang lại sự an khang thịnh vượng. Vẻ đẹp đằm thắm, hài hòa và kín đáo của hoa đào mang lại niềm vui, niềm hy vọng mới. Không chỉ thế, hoa đào còn đại diện cho tình bạn thân thiết, của lòng hướng về gia đình. Bởi vậy mà những người con miền Bắc xa quê, những người bạn thân đến thăm nhau vào dịp tết thường chọn cành đào làm quà. Hoa đào ngày nay đã trở thành tinh thần ngày tết, hồn dân tộc Việt. Vì thế, nên những người Việt xa quê, đón Tết tại nơi xứ người, luôn muốn tìm một cành đào để trang trí trong nhà, để họ cảm thấy một cái tết Việt Nam. Sắc hồng thắm nhẹ nhàng của đào là hương vị không thể thiếu của người Việt Nam. Thiếu đào, cái hơi thở của Tết chưa thật sự đúng nghĩa. Hoa đào, hoa mai là hình ảnh của Tết, là linh hồn của ngày Tết quê hương.

Đào khoe sắc thắm báo hiệu một năm đã qua, năm mới lại về. Năm mới với những thử thách mới, hi vọng mới, niềm tin mới. Sắc đào rộ lên là lúc báo hiệu thời khắc thiêng liêng của một năm lại tới. Người người ai ai cũng quây quần đoàn tụ với gia đình. Dù ai đi ngược về xuôi vẫn nhớ đến gia đình quê hương mà tìm về vào dịp Tết không quên mang theo cành đào, cành mai về làm quà.

13 tháng 12 2021

sr mn nha mik ghi lộn đoạn văn chứ không phải bài văn nhé

13 tháng 12 2021

Mở bài: Giới thiệu chung về tầm quan trọng của bút bi.

“Nét chữ là nết người”. Thật vậy, câu thành ngữ ngắn gọn đã đi sâu vào trong tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam, nhắc nhở ta về học tập cũng như tầm quan trọng của nét chữ. Bởi học tập là một quá trình đầy khó khăn vất vả để xây dựng những nhân tài phục vụ cho tổ quốc ngày càng tươi đẹp. Và trong quá trình gian nan đó, đóng góp một công lao không nhỏ chính là cây bút bi.

II. Thân bài:

1. Nguồn gốc, xuất xứ:

Được phát minh bởi nhà báo Hungari Lazo Biro vào những năm 1930 quyết định và nghiên cứu. Ông phát hiện mực in giấy rất nhanh khô cứu tạo ra một loại bút sử dụng mực như thế

2. Cấu tạo: 2 bộ phận chính:

- Vỏ bút: Ống trụ tròn dài từ 14-15 cm được làm bằng nhựa dẻo hoặc nhựa màu, trên thân thường có các thông số ghi ngày, nơi sản xuất.

- Ruột bút: Bên trong, làm từ nhựa dẻo, chứa mực đặc hoặc mực nước.

- Bộ phận đi kèm: Lò xo, nút bấm, nắp đậy, trên ngoài vỏ có đai để gắn vào túi áo, vở.

3. Phân loại:

- Kiểu dáng và màu sắc khác nhau tùy theo lứa tuổi và thị hiếu của người tiêu dùng.

- Màu sắc đẹp, nhiều kiểu dáng (có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa trong bài)

- Hiện nay trên thị trường đã xuất hiện nhiều thương hiệu bút nổi tiếng.

4. Nguyên lý hoạt động, bảo quản (có sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa trong bài viết)

- Nguyên lý hoạt động: Mũi bút chứa viên bi nhỏ, khi viết lăn ra mực để tạo chữ.

- Bảo quản: Cẩn thận.

5. Ưu điểm, khuyết điểm:

- Ưu điểm:

+ Bền, đẹp, nhỏ gọn, dễ vận chuyển.

+ Giá thành rẻ, phù hợp với học sinh.

- Khuyết điểm:

+ Vì viết được nhanh nên dễ giây mực và chữ không được đẹp. Nhưng nếu cẩn thận thì sẽ tạo nên những nét chữ đẹp mê hồn.

- Phong trào: “Góp bút Thiên Long, cùng bạn đến trường” khơi nguồn sáng tạo.

6. Ý nghĩa:

- Càng ngày càng khẳng định rõ vị trí của mình.

- Những chiếc bút xinh xinh nằm trong hộp bút thể hiện được nét thẩm mỹ của mỗi con người

- Dùng để viết, để vẽ.

- Những anh chị bút thể hiện tâm trạng.

Như người bạn đồng hành thể hiện ước mơ, hoài bão...của con người.

“Hãy cho tôi biết nét chữ của bạn, tôi sẽ biết bạn là ai.”

III. Kết bài: Kết luận và nhấn mạnh tầm quan trọng của cây bút bi trong cuộc sống.

Ý nghĩa của việc sử dụng yếu tố nghệ thuật trong văn bản thuyết minh: Giúp cho bài văn thêm sinh động, hấp dẫn, góp phần làm nổi bật đặc điểm của đối tượng cần thuyết minh và gây hứng thú cho người đọc.