K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 12 2018

Mùa Xuân - mùa sinh sôi biểu hiện nhất ở cây cối. Làn mưa xuân nhè nhẹ, lất phất bay như những bàn tay mềm mãi, âu yếm vuốt ve những mầm non mới nhú giúp chúng mau lớn nhanh để chuẩn bị đón những tia nắng đầu năm. Khắp nơi nơi đều được phủ một lớp màu đặc sắc của tất cả những loài hoa. Dường như mùa xuân cũng là mùa thi "sắc" của hoa, bông nào cũng cố gắng vươn mình trong nắng mai để khoe sắc. Trên núi rừng xa xôi, hoa mơ đang nở rộ trắng khắp một vùng Tây Bắc rộng lớn, hoa đào tô thắm vùng Đông Bắc còn hoa mai hòa mình vào ánh nắng vàng rực rỡ của Miền Nam. Trên khắp các làng quê, đường phố cây cối đều khoác trên mình một lớp chồi biếc xanh tươi mang đầy nhựa sống.

#

21 tháng 12 2022

mùa Xuân- thời điểm mà ai nấy cũng đều ưa thích, đó là khởi đầu của một năm mới đầy may mắn và hạnh phúc. Cảnh quan của mùa xuân thì đẹp khó có thể tả bằng lời thơ ca chữ. vào mỗi mùa xuân, trăm hoa đua nở, cây cối đâm chồi nảy lộc, không khí lạnh lẽo của cái đông cũng thay vào không khí se mát của cái xuân. Những chị Đào, chị Mai khoác lên mình những bộ áo mới trông vô cùng bắt mắt, những cành hoa lê cũng không kém cạnh, mặc lên mình chiếc áo màu trắng tinh khôi. Nhà nhà, người người thi nhau ra chợ để mua quần áo mới, và những câu đối đỏ cũng được xuất hiện nhiều vô kể. Xuân về mang lại cho tôi về những cảm xúc bồi hồi, mong nhớ và chờ đợi vô cùng.

17 tháng 12 2018

mik đang cần gấp.HELP ME!

17 tháng 12 2018

Tác hại sâu bệnh:

- Phá hoại cây trồng:

+ Gây ra biến dạng về quả.

+ Thân mềm, dễ gãy.

+ Lá vàng úa.

+........

- Làm chỏ cây trồng di truyền cho thế hê sau của cây trồng đó.

Dấu hiệu cây trồng bị sâu bệnh phá hoại trong thực tế:

- Lá úa vàng.

- Thân mềm rũ, héo.

- Hoa nhỏ.

- Mùi hương lạ.

- Rễ có mùi hôi.

- Trên lá có các đốm đen.

- Qủa móp méo.

- Làm đất.
- Chăm sóc và bón phân hợp lý.
- Gieo trồng đúng thời vụ.
- Trồng xen kẽ giữa các loại cây.
- Vệ sinh đồng ruộng.
 
Ưu điểm của biện pháp Sinh học: an toàn cho môi trường và cho con người, hiệu quả lâu dài.
Nhược điểm: hiệu quả chậm, phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết.
17 tháng 12 2018

- Đồng nghĩa: 

                      nỗi nhớ - mối riêng tư

                      xua tan --- gạt

- Trái nghĩa: lên <---> xuống

                     mưa <---> nắng

      ----> Tác dụng: 

- Làm cho bài thơ thêm phần sinh động, thể hiện được nỗi nhớ, nỗi riêng tư của hai người. Dù người con trai có lên xe trời đổ mưa, em xuống núi nắng vàng, 2 tình cảnh ngược nhau nhưng đều có chung một nỗi lòng không thể kể siết, và đều tự xua tan đi nỗi lòng đó.

...

bn dựa vào câu trên mà tự làm thành đoạn văn nha!
 

Bài làm

Đời hiệp khách chống kiếm lãng du xa quê từ thuở nhỏ. Đêm nay dừng chân nơi quán trọ, Lý Bạch lại bắt gặp ánh trăng thân thuộc ngày nào, ánh trăng đêm nay sáng quá, ánh trăng sáng tận đầu giường nơi lữ khách ngơi chân. Ánh trăng đêm nay lạ quá, trăng tràn khắp nẻo, lan ra bao phủ khắp không gian. Đêm vắng, trên mặt đất những giọt sương như những hạt ngọc lung linh. Trăng đêm nay đẹp khiến không ai có thể hững hờ trước sự choáng ngợp của ánh sáng. Lòng lữ khách bồi hồi xao xuyến say sưa trước cảnh đêm trăng. Thi nhân tìm thấy trong không gian tĩnh lặng ấy hơi ấm của quê hương đang lan toả khắp căn phòng:

" Đầu giường ánh trăng rọi

  Ngỡ mặt đất phủ sương

  Ngẩng đầu nhìn trăng sáng "

Rất tự nhiên ngẩng đầu ngắm trăng sáng. Ánh trăng đêm nay gợi nhớ về những kỉ niệm ngày nào trên núi Nga Mi. Nỗi niềm nhớ về quê hương đang trĩu nặng trong lòng, tác giả chạnh lòng nhớ về quá khứ, xót xa thay khi nhận ra đang ở quê người. Và cũng rất tự nhiên hành động:

" Cúi đầu nhớ cố hương "

Nó như một sự phản xạ không điều kiện như nằm ngoái ý thức. Dưới ánh trăng khuya một lữ khách đang ngóng mắt về quê hương nơi ấy có mẹ già tần tảo sớm hôm, có bà con láng giềng thân thuộc, có đám bạn chăn trâu thổi sáo, những đêm trăng ríu rít nô đùa, họ bây giờ ra sao? Quê hương vẫn thế hay có gì thay đổi. Hỏi mà như để khẳng định với chính mình! và dĩ nhiên khi đôi chân lãng du đã mệt mỏi thì ai cũng trở lại quê hương. Về với quê hương là về với mẹ, người mẹ ấy vẫn từng ngày từng giờ dang rộng cánh tay chào đón những đứa con.

Với Lý Bạch ánh trăng gợi nhớ về quê hương. Còn Hạ Tri Chương cũng xa quê từ ngày thơ ấu, lứa tuổi đáng ra phải được sống trọn với quê hương nhưng buồn thay:

" Khi đi trẻ, lúc về già

  Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao "

Sống ở kinh đô Tràng An sầm uất đua chen, lòng tác giả thổn thức chờ ngày về với mẹ. Niềm khắc khoải mong chờ ấy đau đáu bên lòng. Khi đi mái tóc vẫn còn xanh và khi trở lại thì tóc đà khác bao. Tóc đã nhuộm màu thời gian, nhưng giọng quê, hồn quê thì không hề thay đổi. Chất quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, nó trở thành giọt máu nuôi sống bản thân. Cảm động xiết bao, thời gian xa cách, tấm lòng với quê son sắt thuỷ chung. Trong cái giọng quê vẫn thế ấy là sự thuỷ chung được trải nghiệm bằng thời gian. Trở lại quê hương sau gần hết cuộc đời xa cách lòng sao lại không man mác bùi ngùi. Nếu như Lý Bạch có ánh trăng gợi nhớ về quê hương thì Hạ Tri Chương là lũ trẻ nơi đầu xóm. Nghịch lý là lũ trẻ kia không biết ông là ai:

 " Trẻ con nhìn lạ không chào

   Hỏi rằng: khách ở chốn nào lại chơi "

Trở lại quê hương, mái đầu tóc đã pha sương. Bao năm xa cách nay mới được trở về đất mẹ. Tuy xa cách quê hương trong khoảng thời gian đằng đẵng nhưng giọng quê - giọng của quê hương đất mẹ vẫn không thay đổi. Điều đó chứng tỏ rằng với Hạ Tri Chương quê hương là những gì thiêng liêng nhất. Và như vậy thì dù thời gian và con người có thay đổi nhưng tình cảm với quê hương thì không bao giờ thay đổi.

Không khỏi xúc động cho hai con người, họ có những cảnh ngộ khác nhau nhưng tình yêu quê hương thì hoàn toàn đồng điệu. Trong lòng hai nhà thơ nỗi nhớ quê hương luôn ăn sâu vào tiềm thức, nó luôn thường trực trong trái tim của mỗi người. Thế mới biết quê hương là nguồn cảm hứng mãnh liệt và được thể hiện ở những cung bậc khác nhau, mức độ khác nhau qua những kỉ niệm khác nhau.

Đúng vậy quê hương trong thơ Đỗ Trung Quân cũng thật bình dị mà sâu sắc: chùm khế ngọt, con diều biếc, con đường đi học... còn với Tế Hanh thì quê hương hiện lên là làng chài ven biển, con thuyền lướt sóng... Hai tiếng quê hương sao nghe xúc động đến thế.

Cùng một chủ đề là tình yêu quê hương mà mỗi tác giả lại có cách biểu lộ khác nhau. Để rồi khi bài thơ khép lại những ai chưa từng nhớ quê nhà cũng nao lòng tìm đọc những dòng thơ. Hai bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh cua Lý Bạch và Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Hạ Tri Chương đã để lại trong lòng chúng ta bao tình cảm thiêng liêng, trân trọng với gia đình và quê hương yêu dấu.

# Chúc bạn học tốt #

 Cách ' yêu ' quê hương của Hạ Tri Chương ( Hồi hừơng ngẫu thư ) và Lý bạch ( Tình dạ tứ )  có gì giống và khác nhau

Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người

(Quê hương - Đỗ Trung Quân)

Quê hương trong mỗi chúng ta là những gì gần gũi, bình dị nhưng rất đỗi thiêng liêng. Với Đỗ Trung Quân quê hương là chùm khế ngọt, là cánh diều biếc, con đường đi học, là tuổi thơ tắm nắng trưa hè. Còn với Lý Bạch và Hạ Tri Chương thì quê hương chính là gia đình, làng xóm và những kỉ niệm ấu thơ. Dẫu kỉ niệm khác nhau nhưng ở họ đều có chung một tình yêu thương cháy bỏng.

Đời hiệp khách chống kiếm lãng du xa quê từ thuở nhỏ. Đêm nay dừng chân nơi quán trọ, Lý Bạch lại bắt gặp ánh trăng thân thuộc ngày nào, ánh trăng đêm nay sáng quá, ánh trăng sáng tận đầu giường nơi lữ khách ngơi chân. Ánh trăng đêm nay lạ quá, trăng tràn khắp nẻo, lan ra bao phủ khắp không gian. Đêm vắng, trên mặt đất những giọt sương như những hạt ngọc lung linh. Trăng đêm nay đẹp khiến không ai có thể hững hờ trước sự choáng ngợp của ánh sáng. Lòng lữ khách bồi hồi xao xuyến say sưa trước cảnh đêm trăng. Thi nhân tìm thấy trong không gian tĩnh lặng ấy hơi ấm của quê hương đang lan toả khắp căn phòng:

Đầu giường ánh trăng rọi

Ngỡ mặt đất phủ sương

Ngẩng đầu nhìn trăng sáng

Rất tự nhiên ngẩng đầu ngắm trăng sáng. Ánh trăng đêm nay gợi nhớ về những kỉ niệm ngày nào trên núi Nga Mi. Nỗi niềm nhớ về quê hương đang trĩu nặng trong lòng, tác giả chạnh lòng nhớ về quá khứ, xót xa thay khi nhận ra đang ở quê người. Và cũng rất tự nhiên hành động:

Cúi đầu nhớ cố hương

Nó như một sự phản xạ không điều kiện như nằm ngoái ý thức. Dưới ánh trăng khuya một lữ khách đang ngóng mắt về quê hương nơi ấy có mẹ già tần tảo sớm hôm, có bà con láng giềng thân thuộc, có đám bạn chăn trâu thổi sáo, những đêm trăng ríu rít nô đùa, họ bây giờ ra sao? Quê hương vẫn thế hay có gì thay đổi. Hỏi mà như để khẳng định với chính mình! và dĩ nhiên khi đôi chân lãng du đã mệt mỏi thì ai cũng trở lại quê hương. Về với quê hương là về với mẹ, người mẹ ấy vẫn từng ngày từng giờ dang rộng cánh tay chào đón những đứa con.

Với Lý Bạch ánh trăng gợi nhớ về quê hương. Còn Hạ Tri Chương cũng xa quê từ ngày thơ ấu, lứa tuổi đáng ra phải được sống trọn với quê hương nhưng buồn thay:

Khi đi trẻ, lúc về già

Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao

Sống ở kinh đô Tràng An sầm uất đua chen, lòng tác giả thổn thức chờ ngày về với mẹ. Niềm khắc khoải mong chờ ấy đau đáu bên lòng. Khi đi mái tóc vẫn còn xanh và khi trở lại thì tóc đà khác bao. Tóc đã nhuộm màu thời gian, nhưng giọng quê, hồn quê thì không hề thay đổi. Chất quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, nó trở thành giọt máu nuôi sống bản thân. Cảm động xiết bao, thời gian xa cách, tấm lòng với quê son sắt thuỷ chung. Trong cái giọng quê vẫn thế ấy là sự thuỷ chung được trải nghiệm bằng thời gian. Trở lại quê hương sau gần hết cuộc đời xa cách lòng sao lại không man mác bùi ngùi. Nếu như Lý Bạch có ánh trăng gợi nhớ về quê hương thì Hạ Tri Chương là lũ trẻ nơi đầu xóm. Nghịch lý là lũ trẻ kia không biết ông là ai:

Trẻ con nhìn lạ không chào

Hỏi rằng: khách ở chốn nào lại chơi

Trở lại quê hương, mái đầu tóc đã pha sương. Bao năm xa cách nay mới được trở về đất mẹ. Tuy xa cách quê hương trong khoảng thời gian đằng đẵng nhưng giọng quê - giọng của quê hương đất mẹ vẫn không thay đổi. Điều đó chứng tỏ rằng với Hạ Tri Chương quê hương là những gì thiêng liêng nhất. Và như vậy thì dù thời gian và con người có thay đổi nhưng tình cảm với quê hương thì không bao giờ thay đổi.

Không khỏi xúc động cho hai con người, họ có những cảnh ngộ khác nhau nhưng tình yêu quê hương thì hoàn toàn đồng điệu. Trong lòng hai nhà thơ nỗi nhớ quê hương luôn ăn sâu vào tiềm thức, nó luôn thường trực trong trái tim của mỗi người. Thế mới biết quê hương là nguồn cảm hứng mãnh liệt và được thể hiện ở những cung bậc khác nhau, mức độ khác nhau qua những kỉ niệm khác nhau.

Đúng vậy quê hương trong thơ Đỗ Trung Quân cũng thật bình dị mà sâu sắc: chùm khế ngọt, con diều biếc, con đường đi học... còn với Tế Hanh thì quê hương hiện lên là làng chài ven biển, con thuyền lướt sóng... Hai tiếng quê hương sao nghe xúc động đến thế.

Cùng một chủ đề là tình yêu quê hương mà mỗi tác giả lại có cách biểu lộ khác nhau. Để rồi khi bài thơ khép lại những ai chưa từng nhớ quê nhà cũng nao lòng tìm đọc những dòng thơ. Hai bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh cua Lý Bạch và Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Hạ Tri Chương đã để lại trong lòng chúng ta bao tình cảm thiêng liêng, trân trọng với gia đình và quê hương yêu dấu.

17 tháng 12 2018

Lý Bạch là nhà thơ nổi tiếng của Trung Hoa với những vần thơ lãng mạn, trữ tình bay bổng khiến người đọc như chìm đắm trong một không gian vừa thanh tịnh vừa gần gũi nhất. Và trăng là biểu tượng chủ đạo trong thơ ông với vẻ đẹp viên mãn, nhưng vương nhiều nỗi niềm, bởi nó gắn bó với những năm tháng ấu thơ của ông. Bài thơ “Tĩnh dạ tứ” được sáng tác trong hoàn cảnh tha hương, bắt gặp một đêm trăng đẹp khiến nỗi nhớ quê trong ông lại bùng cháy lên mãnh liệt. Bài thơ chính là tiếng lòng nhẹ nhàng, sâu lắng và đầy âu lo.

Bài thơ được lấy cảm hứng từ một đêm trăng nơi đất khách quê người và một nỗi nhớ quê da diết không thể diễn tả thành lời. Cảm xúc bỗng nhiên ùa về miên man theo ánh trăng, đan xen vào đó là sự trằn trọc và thao thức khi ánh trăng rọi qua khung của sổ:

Đầu giường ánh trăng roi

Ngỡ mặt đất phủ sương

(Sàng tiền minh nguyệt quang

Nghi thị địa thượng sương)

Nhắc đến Lí Bạch, người ta thường nghĩ đến cảnh thưởng rượu dưới trăng, tức cảnh sinh tình; nhưng hoàn cảnh này lại khác hẳn. Hai câu thơ đầu có đan xen giữa hiện thực và tưởng tượng. Hiện tượng trăng rọi vào đầu giường xuyên qua khung cửa sổ là cảnh tác giả có thể thấy. Có lẽ đêm trăng đó quá đẹp, quá ấn tượng trong một đêm thanh tịnh như vậy khiến cho tác giả bồn chồn, trằn trọc không thể chợp mắt được. Ánh trăng len lỏi vào đầu giường khiến tác giả có một phép so sánh đầy tinh tế “Ngỡ măt đất phủ sương”. Ánh trăng chiếu rọi xuống mặt đất vào buổi tối khiến tác giả có cảm giác như măt đất đang bị bao phủ bởi một lớp sương trắng và mỏng tang. Có lẽ cam xúc trong trái tim của Lí Bạch đang tràn ra như chính ánh trăng chiếu rọi xuống mặt đất như bây giờ.

Chỉ với hai câu thơ nhưng phần nào đã vẽ lên được một đêm trăng nhẹ nhàng, trong không gian tĩnh lặng và sự lãng mạn, huyền ảo như bao trùm lấy. Cảm xúc của tác giả cũng vì thế là tự bung ra, da diết, bâng khuâng về những điều thân quen đã qua.

Ánh trăng giống như một người bạn lâu ngày không gặp, cảm xúc vừa vui mừng, vừa buồn vu vơ, vừa có một nỗi nhớ nào đó đã bắt đầu nhen nhóm lên.  Và dòng cảm xúc bỗng nhiên tràn ra ở hai câu thơ cuối:

Ngẩng đầu nhìn trăng sáng

Cúi đầu nhớ cố hương

(Cử đầu vọng minh nguyệt

Đê đầu tư cố hương)

Câu thơ thứ nhất là một phép đối lập đầy dụng ý nghệ thuật và mang ý nghĩa sâu sắc. Hai từ “ngẩng” và “cúi” đối lập nhau nhưng lại có ý nghĩa bổ trợ cho nhau.

Cử chỉ “ngẩng đầu” nhìn trăng sáng thì “cúi đầu” lại nhớ về cố hương.  DƯờng như ánh trăng chính là chất xúc tác để cho nỗi nhớ cứ thế tuôn trào ra mãnh liệt. “Cố hương” trong câu thơ này khiến cho người đọc nghẹn ngào ở trong lòng, vì nó gợi nhắc đến những điều xưa cũ, những con người xưa cũ ở mảnh đất cũ. CỐ hương thực ra là quê cũ, là quê hương bao nhiêu năm rồi thi sĩ chưa kịp trở lại. Bây giờ bỗng nhiên những hình ảnh về “cố hương” cứ hiển hiện khiến trái tim của Lí Bạch thấy chua xót và nghẹn ngào không nguôi.

Một nỗi nhớ quê nhẹ nhàng, miên man nhưng da diết và day dứt biết nhường nào. CHỉ với 4 câu thơ theo  thể ngũ ngôn tứ tuyệt cô đọng hàm súc nhưng tác giả vừa vẽ lên một bức tranh đêm trăng tuyệt đẹp vừa khơi gợi nên nỗi nhớ đã giấu kín ở trong trái tim mình ở nơi đất khách quê người. Nỗi nhớ ấy len lỏi sang tâm hồn người đọc khiến cho họ cũng cảm thấy có một nỗi nhớ nào vừa ngang qua đây.

Với tứ thơ giản dị, ngôn ngữ bình dân và cảm xúc chân thành, bài thơ “TĨnh dạ tư” của Lí Bạch đã thực sự khiến người đọc cảm nhận được những xúc cảm tinh tế nhất. Có lẽ vì thế người ta mới nói thơ Lí Bạch càng đọc càng ngấm, càng thấm.

Bài làm

Lí Bạch là nhà thơ nổi tiếng của thơ ca lãng mạn cổ điển Trung Hoa. Nhắc tới ông, người đời thường nhớ đến những vần thơ trữ tình bay bổng có vẻ đẹp lạ kì. Có thể nói, thơ Lí Bạch tràn ngập ánh trăng. Thuở nhỏ, Lí Bạch thường lên núi Nga Mi để ngắm trăng cho rõ. Vì thế hình ảnh Trăng nửa vành thu trên đỉnh Nga Mi đã in sâu vào tâm khảm nhà thơ, trở thành một trong những biểu tượng của quê hương Tứ Xuyên mà nhà thơ thương nhớ suốt cuộc đời.

 Ở tuổi 25, Lí Bạch đã xa quê và xa mĩa, nhưng hình bóng quê hương luôn in đạm trong tâm khảm ông. Vì thế mà trên bước đường lữ thứ tha phương, mỗi lần ngắm trăng sáng là ông lại chạnh lòng nhớ quê và chỉ biết gửi gắm tâm sự vào những vần thơ. Bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh được Lí Bạch sáng tác trong một hoàn cảnh như vậy.

" Đầu giường ánh trăng rọi,

  Ngỡ mặt đất phủ sương.

  Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,

  Cúi đầu nhớ cố hương. "

Chủ đề của bài thơ là trông trăng nhớ quê (vọng nguyệt hoài hương). Đây là chủ đề quen thuộc trong thơ cổ, không chỉ ở Trung Quốc mà cả ở Việt Nam, song cách thể hiện của Lí Bạch thật độc đáo. Với những từ ngữ đơn giản mà chắt lọc, bài thơ đã thể hiện tình cảm tha thiết với quê hương của nhà thơ.

   Bức tranh được phác họa trong bài thơ là cảnh đêm trăng thanh tĩnh. Nỗi cô đơn trên đất khách quê người khiến cho Lí Bạch trằn trọc, thao thức, không sao ngủ được. Ông muốn chia sẻ tâm sự với vầng trăng - người bạn không lời nhưng gắn bó với ông suốt đời và được ông coi là tri âm, tri kỉ.

   Kể từ độ cất bước ra đi, suốt mấy cục năm trường, Lí Bạch làm sao nhớ nổi bao nhiêu lần mình ngắm trăng?! Trăng lung linh rải ánh vàng, ánh bạc trên sông hồ. Trăng buồn tê tái nơi quan ải. Trăng nhạt nhòa, huyền ảo trên mặt đất mênh mông... Đã có lần, thi sĩ uống rượu dưới trăng: Cất chén mời trăng sáng, Ta với bóng là ba. Đêm nay, trên đất khách, ánh trăng rọi sáng vào tận đầu giường như tìm đến với bạn tri âm, như muốn chia sẻ cho vơi bớt nỗi cô đơn đang vây phủ tâm hồn thi sĩ:

" Đầu giường ánh trăng rọi,

  Ngỡ mặt đất phủ sương.

  (Sàng tiền minh nguyệt quang,

   Nghi thị địa thượng sương). "

Đây là bài thơ tứ tuyệt tường đối dễ hiểu. Song đơn giản, dễ hiểu không có nghĩa là hời hợt, nông cạn. Ngôn ngữ thơ ca bao giờ cũng chọn lọc và tinh luyện.

   Trong hai câu thơ đầu, ta đã thấy thấp thoáng bóng dáng nhân vật trữ tình. Ánh trăng dù đẹp đẽ và tràn ngập nơi nơi nhưng vẫn chỉ là đối tượng để thi sĩ cảm nhận.

   Đêm khuya trăng sáng, nhà thơ trằn trọc không ngủ hoặc cũng có thể là đã ngủ rồi chợt tỉnh dậy và không ngủ lại được. Để tả trạng thái mơ màng ấy thì dùng chữ nghi (ngỡ là) và chữ sương là hợp lí. Ánh trăng trắng đục giống như sương là điều có thật mà trước Lí Bạch mấy trăm năm, nhà thơ Tiêu Cương đã viết: Dạ nguyệt tự thu sương (Trăng đêm giống như sương thu).

   Chi tiết trăng rọi sáng đầu giường là thực; còn ngỡ mặt đất phủ sương là ảo. Nhà thơ nhìn ánh trăng mà ngỡ là sương bởi ánh trăng được nhìn qua làn nước mắt nhớ thương, sầu muộn đang rướm quanh mi. Nỗi cô đơn tột đỉnh đang thấm lạnh cả tâm tình khiến sương dâng trong hồn, sương giăng trước mắt. Đọc hai câu thơ này, ta hiểu đằng sau từng chữ là cảm xúc bâng khuâng, da diết đang trỗi dậy trong lòng thi sĩ.

   Trong thơ cổ có một biểu tượng truyền thống là trăng. Vầng trăng tròn tượng trưng cho sự viên mãn đoàn tụ. Cho nên trăng càng sáng, càng tròn thì kẻ xa quê lại càng nhớ quê. Hình ảnh vầng trăng cô đơn trên vầng trời thăm thẳm trong đêm khuya thanh tĩnh thường gợi nên nỗi sầu xa xứ. Ánh trăng thu bàng bạc trong đêm lạnh lại càng khêu gợi tâm trạng buồn thương.

   Đêm khuya, thi sĩ trằn trọc không sao ngủ được. Mở mắt thấy ánh trăng rọi sáng đầu giường, mừng như gặp lại cố nhân sau bao ngày xa cách. Nhưng mới nhìn thấy ánh tẳng bàng bạc như phủ sương trên mặt đất chứ chưa thấy trăng, nhà thơ cố tìm bằng được vầng trăng quen thuộc:

" Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,

Cúi đầu nhớ cố hương.

(Cử đầu vọng minh nguyệt,

Đê đầu tư cố hương). "

 Chỉ có ba chữ tả tình trực tiếp: tư cố hương, còn lại đều tả cảnh, tả người: cử đầu, vọng minh nguyệt, đê đầu. Ngay trong tả cảnh, tình người vẫn thể hiện rất rõ. Nỗi nhớ quê hương đã được thể hiện qua hành động.

   Khi thấy vầng trăng cũng đơn côi, lạnh lẽo như mình, một nỗi ngậm ngùi, chua xót bất chợt dâng lên trong lòng, thi sĩ cúi đầu tưởng nhớ quê hương. Cái dáng ngồi bất động, chìm đắm trong suy tư ấy cho thấy tình cảm quê hương của nhà thơ sâu nặng biết chừng nào!

   Với bài thơ Tĩnh dạ tư, nếu chỉ nói tác giả "xúc cảnh sinh tình" thì khong đủ. "Tình" ở đây vừa là nhân, vừa là quả: Lí Bạch nhớ quê, thao thức nhìn trăng sáng. Nhìn trăng sáng lại càng nhớ quê! Vọng minh nguyệt, tư cố hương thật ra chỉ là sự diễn đạt cụ thể hơn thành ngữ vọng nguyệt hoài hương dùng đã sáo mòn trong văn thơ cổ. Sáng tạo của Lí Bạch là đã đưa thêm vào hai cụm từ đối nhau: cử đầu và đê đầu, để thể hiện cách vọng minh nguyệt và tư cố hương của mình. Những hành động ấy đều chất chứa tâm tư.

   Hai câu thơ sau đối ý, đối thanh thật chỉnh. Nhà thơ đã sáng tạo trên cơ sở một câu dân ca quen thuộc: Ngưỡng đầu khán minh nguyệt (Ngẩng đầu nhìn trăng sáng), chỉ thay từ ngưỡng bằng từ cử, từ khán bằng từ vọng. Câu thơ của Lí Bạch là: Cử đầu vọng minh nguyệt. Cũng vẫn giống nhau ở tư thế ngẩng đầu nhìn trăng sáng nhưng cái nhìn trong câu dân ca mang tính khách quan, còn cái nhìn trong thơ Lí Bạch lại đậm tính chủ quan. (Khán: nhìn, ý nghĩa trung hòa. Vọng: nhìn xa, ý nghĩa biểu cảm). Vọng minh nguyệt là cố nhìn ra xa để thấy cho rõ vầng trăng sáng. Tình cảm thiết tha của nhà thơ gửi gắm cả trong từ vọng ấy và chỉ trong khoảnh khắc, cái tư thế Ngẩng đầu nhìn trăng sáng đã chuyển thành Cúi đầu nhớ cố hương. Hai tư thế đối lập nhua nhưng cùng thể hiện một tâm trạng. Niềm vui trước đêm trăng sáng có thể là dạt dào vô tận nhưng nỗi nhớ cố hương cũng day dứt khôn nguôi! Ánh trăng sáng đêm nay là tác nhân gợi nhớ đến vầng tẳng xưa trên quê cũ thuở nào. Quả là nỗi nhớ quê huwong thiết tha, khắc khoải... luôn ám ảnh trong lòng Lí Bạch.

   Câu thơ cuối mở ra một thế giời mênh mang và phức tạp của tâm trạng. Có bao điều mà nhà thơ muốn gửi gắm vào hai chữ cố hương. Cố hương là quê cũ, là dĩ vãng đầy áp kỉ niệm của tuổi hoa niên. Cố hương là mảnh đất chôn nhua cắt rốn, là nơi có những người thân yêu nhất của ta đang sống hoặc dã gửi nắm xương tàn. Đối với kẻ tha phương, cố hương là một cái gì đó rất đỗi thiêng liêng mà mỗi khi nhắc tới lại cảm thấy trĩu nặng trong lòng, trĩu nặng cả mái đầu đã pha sương sau nửa đời lênh đênh, lưu lạc.

   Bố cục bài thơ hết sức chặt chẽ, thể hiện tài năng của nhà thơ. Hai câu đầu diễn đạt ý: Ngỡ anh trăng đầu giường là sương phủ trên mặt đất. Nghi là động từ liên kết ý của hai dòng thơ. Ngoài ra các động từ khác (cử, vọng, đê, tư) đều đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc liên kết các câu trong bài. Giữa các động từ có quan hệ chặt chẽ: Nghi (thị địa thượng sương) - Cử (đầu) - vọng (minh nguyệt) - Đê (đầu) - tư (cố hương).

   Trong bốn câu thơ, tuy các chủ ngữ đều bị lược bỏ nhưng nguười đọc vẫn có thể nhận ra chủ thể trữ tình là tác giả. Điều đó tạo nên tính thống nhất, liền mạch trong cảm xúc thơ.

   Về mặt ngữ pháp, có thể xem đây là một hình thức câu thu gọn. Trong thơ, việc lược bỏ chủ ngữ - đặc biệt là đại từ xưng hô ngôi thứ nhất làm cho sức cộng hưởng của thơ tăng lên rất nhiều. Ở Tĩnh dạ tư, ta có thể hiểu chủ thể trữ tình là Lí Bạch, nhưng cũng có thể là bất cứ ai khác. Trong điều kiện xã hội tương tự, ở những tình huống tương tự, với quan niệm sống và vốn văn hóa tương tự thì đều có thể xuất hiện cảm nghĩ tương tự. Đó chính là tính chất điển hình của cảm xúc trong thơ trữ tình.

   Bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Tĩnh dạ tư giản dị, tự nhiên, âm điệu nhẹ nhàng, sâu lắng. Tài thơ Lí Bạch là "tuyệt diệu ở chỗ đạm bạc". Hay như nhận xét của Hồ Ứng Lân, một nhà phê bình đời Minh: Thuận miệng nói ra mà thành tho, tuyệt không có dụng ý dụng công, song không có chỗ nào là không tinh xảo.

   Qua bài thơ này, Lí Bạch đã bộc lộ nỗi nhớ quê hương da diêt. Tình cảm chân thực và sâu đậm ấy thực sự đã gây xúc động cho người đọc, truyền đến chúng ta nỗi thổn thức, bâng khuâng khó tả. Tình cảm quê hương ngày nay mặc dù đã mang những nét mới của thời đại song những bài thơ trữ tình xuất sắc về quê hương của các nhà thơ trong quá khứ vẫn tạo được sự cộng hưởng sâu xa, vẫn có tác dụng thiết thực trong việc bồi dưỡng, xây dựng nhân cách con người.

   Trương Minh Phi, một nhà phê bình thơ Đường đã nhận xét bài thơ này như sau: "Trong loại thơ nhìn trăng mà thổ lộ tâm tình nhớ quê, bài có khuôn khổ nhỏ nhất, ngôn từ đơn giản tinh khiết nhất là Tĩnh dạ tư của Lí Bạch, song bài có ma lực lớn nhất, được truyền tụng rộng rãi nhất cũng là bài Tĩnh dạ tư ấy".

# Chúc bạn học tốt #

17 tháng 12 2018

-Các bài hát về tình cảm gia đình

-Các bài hát về tình yêu quê hương ,đất nước ,con người

-Các câu hát than thân

-Các câu hát châm biếm

(Đúng kết bạn với mình na!)

11 tháng 9 2021
- Những câu ca dao về tình cảm gia đình - Những câu ca dao về tình yêu quê hương, đất nước,con người - Những câu hát than thân - Những câu hát châm biếm
16 tháng 12 2018

mình ko biết

16 tháng 12 2018

- Văn hóa:

+ Nho giáo là hệ tư tưởng và đạo đức thống trị xã hội Trung Quốc thời phong kiến.

+ Văn học, sử học rất phát triển, đặc biệt là thơ Đường.

+ Nghệ thuật có nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng.

16 tháng 12 2018

Về văn hoá :

+ Tư tưởng : Nho giáo
+ Văn học , Sử kí : có nhiều bài thơ , nhà thơ văn nổi tiếng như Lý Bạch , Đỗ Phủ , La Quán Trung với Tam quốc diễn nghĩa v.v cung với các bộ sử kí nổi tiếng 
+ Nghệ thuật : phong cách độc đáo , hội hoá , điêu khắc ... rất nổi tiếng 

cách khác:

+ Nho giáo là hệ tư tưởng và đạo đức thống trị xã hội Trung Quốc thời phong kiến.

+ Văn học, sử học rất phát triển, đặc biệt là thơ Đường.

+ Nghệ thuật có nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng.