Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản bài học từ dường đời đầu tiên là gì? Vì sao?
giúp mik vs mik cần gấp
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mỗi năm vào dịp nghỉ hè, gia đình em thường đi nghỉ mát. Một trong những nơi mà em thích đến đó là Đà Lạt.
Cảnh vật nơi đó rất đẹp, không khí mát mẻ, trong lành và có những cơn mưa phùn bay lất phất. Buổi chiều tối tiết trời se lạnh. Đà Lạt có rất nhiều hoa đẹp và hồ rất nên thơ. Xung quanh là những thảm cỏ bát ngát với hàng thông xanh rì rào. Những con đường uốn lượn quanh co đồi dốc trập trùng trông thật tuyệt làm sao! Đà Lạt là xứ sở của ngàn hoa, hai bên đường hoa đua nhau khoe sắc rực rỡ, hương thơm ngào ngạt. Thỉnh thoảng có những chú ngựa đứng gặm cỏ bên bờ hồ làm cảnh cho mọi người chụp ảnh lưu niệm mỗi khi đến đây. Em rất thích cảnh quang Đà Lạt, nó hiền hòa, êm đềm như một bức tranh. Mỗi lần đến với nơi đây, em cảm thấy mình thật thoải mái, dễ chịu hẳn lên.
Mình gạch chân câu nhân hóa r nhé!!!
#hoc_tot#
4.Phép so sánh:
-Có chiếc tựa mũi tên nhọn, tự cành cây rơi cắm phập xuống đất...|so sánh ngang bằng|
-Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không...|so sánh ngang bằng|
-Có chiếc lá nhẹ nhàng khoan khoái đùa bỡn, múa may với làn gió thoảng...|so sánh ngang bằng|
-Cả một thời quá khứ dài dằng dặc của chiếc lá trên cành cây không bằng một vài giây bay lượn...|so sánh không ngang bằng|
-Có chiếc lá như sợ hãi, ngần ngại rụt rè, rồi như gần tới mặt đất, còn cất mình muốn bay trở lại cành.
-Có chiếc lá đầy âu yếm rơi bám vào một bông hoa thơm, hay đến mơn trớn một ngọn cỏ xanh mềm mại.
Trong đoạn văn đã dẫn, phép so sánh có tác dụng:
- Đối với việc miêu tả sự vật, sự việc: Tạo ra những hình ảnh sinh động, cụ thể, giúp người đọc, người nghe hình dung ra hình ảnh của từng chiếc lá với nhiều dáng vẻ khác nhau.
- Đối với việc thể hiện tư tưởng, tình cảm của người viết: Tạo ra lối nói hàm súc, thể hiện cảm nhận tinh tế, những suy nghĩ sâu sắc của tác giả về sự sống và cái chết qua hình ảnh của những chiếc lá rụng.
5.
Càng ra xa bến cảng, cảnh dòng sông càng thanh bình và êm đềm. Mặt sông uốn lượn như một tấm vải lụa trải dài đến xa tít chân trời, vắng bóng tàu thuyền nên sông cũng ít sóng đi, chỉ nghe soàn soạt vài tiếng sóng vỗ bờ. Những cụm lục bình đâu rồi nhỉ? Có lẽ chúng thấy mình quá nhỏ bé trước cảnh sông nước bao la nên đã trốn đi. Mặt trời đã chiếu những tia nắng gay gắt, mặt sông lấp lánh như được dát muôn ngàn viên pha lê. Ô kìa, những chiếc thuyền đánh cá, chở hàng buôn bán lặng lẽ đậu giữa dòng sông như đang ngẫm nghĩ điều gì đó. Bến cảng đã thưa dần, thấp thoáng đây đó những ngôi nhà cao tầng trong làn sương mờ mờ ảo ảo. Bên kia, nhà cũng ít lại, những vườn cây trái xanh um chạy dài ven bờ sông. Gió lùa qua lá cây xào xạc, tràn xuống mặt nước mát rượi. Đứng trước sông nước mênh mông, em thấy lòng mình nhẹ lân lân làm sao!
6,
- Lúng túng như gà mắc tóc.
- Lăng xăng như thằng mất khố.
- Lôi thôi như cá trôi xổ ruột.
- rành rành như canh nấu hẹ.
- Lầm rầm như thầy bói nhầm quẻ.
- Nhào nhào như chào mào mổ đom.
- Nhăng nhẳng như chó cắn ma.
- Lừ đừ như ông từ vào đền.
- Lanh chanh như hành không muối.
chúc bạn học tốt
1 .
Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận".
2.
a) Từ bổi hổi, bồi hồi là từ láy toàn bộ.
b) Từ này có nghĩa là 'lòng dạ không yên' trong một ngữ cảnh buồn rầu hay phiền muộn.
c) Biện pháp so sánh: Vật với vật nhằm tác dụng nhấn mạnh nỗi nhớ thương, như 2 vật gắn liền không thể tách rời là lửa với than -> Thấy được sự gắn kết tình thương, nỗi nhớ của tác giả và người mà tác giả hướng tới.
=> Làm cho câu thơ trở nên sinh động, giàu hình ảnh hơn, thể hiện được nỗi nhớ thương, mong đợi của tác giả.
3.
- Những câu văn có sử dụng phép so sánh:
+ Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt.
+ Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.
+ Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước.
- Trong các hình ảnh so sánh nêu trên, hình ảnh so sánh dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc,…là một hình ảnh so sánh đẹp và giàu ấn tượng. Nó không chỉ cho thấy vẻ đẹp của một con người sông nước mà còn cho thấy sự “hùng vĩ” của con người trước thiên nhiên.
Phần b thì tùy bạn nha
bài 1
tác giả so sáng: nc ầm ầm đổ ra biển ngàn đêm NHƯ thác
cá nc bơi...đến những đầu sóng trắng
Đề 1 :
1. Mở bài:
2. Thân bài:
3. Kết bài:
Đề 2 :
I. Mở bài
Tuổi học trò ngây thơ, hồn nhiên, trong sáng gắn bó với biết bao kỉ niệm đẹp về thầy cô, bè bạn, mái trường thân yêu…và cả những kỉ niệm gắn bó với cây phượng già sừng sững một góc sân trường mỗi khi hè sang. Hình ảnh cây phượng luôn làm nức lòng những ai đã và đang ở trong lứa tuổi đẹp nhất của cuộc đời: Tuổi học trò.
II. Thân bài
1. Miêu tả hình dáng của cây
2. Kỉ niệm với học trò
III. Kết bài
Cây phượng vẫn đứng đó, ngày ngày chứng kiến từng lớp thế hệ học trò trưởng thành. Phượng vẫn nở hoa rực rỡ mỗi khi hè sang, chờ đợi học sinh trở lại thăm mái trường mến yêu để có thể chia sẻ nỗi lòng. Còn học trò, mai xa rồi có nhớ nhau thật nhiều?
Đi du lịch! Đó là sở thích của nhiều người. Nhưng cùng với nhiều người, đó là thú vui xa xỉ, bởi vì không phải ai cũng có đủ tiền bạc về thời gian để tận hưởng thứ vui ấy. Nhưng đối với em, việc du lịch lại không hoang phí nhiều thứ như vậy, em thích đi du lịch qua những bài thơ nói về các địa danh, đi thăm “rừng mơ” trên núi Thơm, Hương Sơn, tỉnh Bình Định. Đó là một trong những trải nghiệm thú vị và gây cho em nhiều xúc động nhất!
“Rừng mơ ôm lấy núi
Mây trắng đọng thành hoa
Gió chiều đông gờn gợn
Hương bay gần bay xa.”
Điều thú vị ở từng “chuyến đi” của em là luôn có những “hướng dẫn viên du lịch” khá nỗi tiếng trên diễn đàn văn chương và lần nay là nhà thơ Nam Trân đáng mến!
May mắn cho em là “chuyến viếng thăm” của em vào đúng mùa hoa mơ nở rộ. Em thật sự ấn tượng với cảnh núi non hùng vĩ, với những đài hoa trắng muốt hương thơm quyến rủ lạ kì của loại hoa rừng trong trắng!
Rừng mơ ôm lấy núi
Mây trắng đọng thành hoa!
Thật không ngoa khi tác giả sử dụng động từ “ôm” một cách tự nhiên như vậy! Đúng là ngọn núi đầy những cảnh mơ trắng, chúng đan vào nhau nở rộ khắp nơi…Chúng tạo thành một tấm áo khoác lên với họa tiết tinh sảo mà chỉ có bàn tay thiên nhiên mới tạo nên được. Chiếc áo khoác đó tạo nên sự ấm áp cho ngọn núi trong buổi chiều đông vắng lặng này! Và với biện pháp nhân hóa rừng mơ biết “ôm” như thế đã tạo nên sự gần gũi, thân mật và cả một tấm lòng yêu và cảm nhận thiên nhiên dạt dào của tác giả!
Câu thứ hai của đoạn thì đã khá rõ. Với độ cao hàng trăm mét so với mực nước biển thì việc những đám mây lẫn quất đầu cành, cuối ngọn cũng là hiển nhiên. Nhưng ý tác giả muốn nói hoa mơ trắng như những đám mây trên bầu trời kết lại vậy! Cách nói cường điệu này làm cho khoảng cách giữa trời và đất như được thu hẹp và trong một lúc tay ta cảm nhận dư vị của trời đất như hòa tan làm một!
Gió trời đông gờn gợn.
Gió gợn nhẹ từng cơn hay lòng người gợn lạnh vì gió? Sự tinh tế khi tác giả chọn “gờn gợn” đó là cơn gió nhẹ, mỏng, mơ hồ như những đám mây mà có lúc cũng giống sóng trên một dòng sông, không mạnh, không dồn dập…nhưng lại khiến người ta chạnh lòng.
Cũng vì cơn gió ấy mà hương thơm của hoa mơ cứ thoang thoảng
Hương bay gần bay xa.
Hương hoa mơ được gió mang đến và mang đi một cách vô tình và hữu ích, hương hoa cứ quấn lấy ta lúc chặt, lúc hờ hững nhưng sao lại khiến ta sao xuyến một cách lạ kỳ, đó chính là một trong những đạc trưng của loại hoa rừng danh tiếng! Thật sự em rất cảm động khi đọc đoạn thơ này, nó gieo vào lòng em những mầm cảm xúc khác lạ. Em như đã trông thấy một bức tranh thiên nhiên với cả trời và đất hòa quyện làm một. Đó là hoa nắng, núi tím, cả hương thơm từ những cơn gió báo hiệu đông sắp tàn, xuân lại đến vạn vật sinh sôi. Với tất cả bút pháp tinh tế: nhân hóa, cường điệu và tình yêu thiên tác giả đã truyền cho em một cảm xúc mãnh liệt với ý nghĩa: Việt Nam quê hương ta đâu đâu cũng đẹp, rồi một ngày không xa em sẽ thăm “Rừng mơ” theo đúng nghĩa đen của nó. Yêu sao tổ quốc xinh đẹp này, thật đáng tự hào em là một người con của đất việt trù phú.
Sáng chủ nhật, em được theo mẹ ra đồng màu Lạc Thổ đưa nước cho thợ cày. Các ruộng lúa mới gặt xong độ một tuần đã bắt đầu cày vỡ, làm đất trồng màu vụ đông.
Trong làng, một số gia đình đã có máy cày, máy bừa, nhưng phần đông các hộ vẫn nuôi trâu, bò vừa để cày bừa, vừa lấy phân chuồng bón ruộng. Gia đình em chỉ có 6 sào ruộng, mẹ chỉ dùng hình thức đổi công.
Bác Huấn vẫn cày bừa, làm đất cho nhà em. Nhìn thấy hai mẹ con em đứng trên bờ, bác giơ nón vẫy rồi lại xăm xăm cày. Bác Huấn ngót 50 tuổi, bác nói tuổi bác là tuổi Sửu, "cái tuổi làm hùng hục như trâu bò”. Tính bác vui, cởi mở, vừa nói vừa cười rất dễ mến. Bác to khỏe, quần nâu xắn cao, áo lính bạc màu, sau lưng giắt cái điếu cày mà bác gọi là “đại bác”. Người lực lưỡng, bắp chân bắp tay cuồn cuộn. Nước da màu nâu sẫm, đúng là vóc dáng của một con người quanh năm chân lấm tay bùn, quen dầm mưa dãi nắng.
Con trâu mộng to béo, da đen nhánh kéo cày đi trước. Bác Huấn, tay trái nắm thừng để điều khiển, tay phải cầm đốc cày, theo sau. Đường cày thẳng, bác nhoai người về phía trước. Đến hai đầu bờ, bác nhấc cày lên, cho trâu quay lại cày tiếp. Bác nhấc cày nhẹ nhàng như không. Lâu lâu, bác lại cất tiếng “ tắc, rì.. họ”, lần đầu tiên em mới nghe thấy những tiếng ấy của thợ cày. Bác chia ruộng thành nhiều khoảnh, mỗi khoảnh là một luống cày, mỗi luống cày có nhiều đường cày. Ruộng đồng màu, đất xốp vừa độ ẩm, những luống cày lượn sóng úp vào nhau, trông thật đẹp.
Xong một luống cày, bác cho trâu đứng nghỉ. Bác lên bờ đến chỗ hai mẹ con em đứng đợi. Mẹ em lấy ra bốn củ khoai lang bày ra trên đĩa, rót chè xanh ra bát mời bác. Bác lấy chiếc nón đang đội trên đầu quạt một lúc rồi đặt xuống làm “ ghế” ngồi rất thoải mái. Vừa nói chuyện với hai mẹ con em, bác vừa bật lửa rít thuốc lào. Tiếng rít thuốc giòn tan. Cặp mắt lờ đờ, bác phun khói ra cả mũi miệng, làm em ngạc nhiên quá. Cả con người bác toát ra một vẻ sảng khoái kì lạ. Mồ hôi ướt đẫm lưng áo hai vai áo. Trán lấm tấm mồ hôi. Cặp lông mày sâu róm nhíu lại. Bác xoay hai tay vào nhau, vỗ vỗ mấy cái, cầm lấy củ khoai mẹ em mời, bác bóc vỏ ăn một cách ngon lành. Bác uống liền một lúc hai bát nước, rồi nói:
-Chè chị mua ở chợ Đồng à ? Thơm và đậm lắm. Cứ để tất cả mọi thứ lại, hai mẹ con chị cứ ra về kẻo nắng. Tôi sẽ lo liệu hết.
Bác lại xăm xăm bước đến chỗ con trâu. Tiếng “ tắc…rì…” nghe rất rõ. Trâu kéo cày băng băng. Lúc thì bác Huấn khom lưng, lúc thì nhoài người ra phía trước , tay phải nắm đốc cày một cách thiện nghệ. Những đường cày thẳng tăm tắp, những luống cày lượn sóng. Đi theo sau người và trâu là đàn sáo mỏ vàng năm, sáu con, lúc bay lúc nhảy để tìm mồi.
Cả cánh đồng màu chuyển động. Những luống cày màu nâu óng ánh dưới nắng tháng mười. Trâu và người cặm cụi, mải miết làm việc. Đi được một quãng, ngoái lại nhìn, em vẫn còn nhìn thấy bóng nón trắng của bác Huấn đang nhấp nhô trên thửa ruộng gia đình em.
Mẹ vừa đi vừa nói: “Bác Huấn chỉ học hết lớp 7, rồi đi thanh niên xung phong. Bác chất phác, cày bừa giỏi, cả làng ai cũng quý. Cuối tuần bác lại bừa và làm luống giúp để nhà ta trồng đậu cô ve giống mới. Bố bác Huấn ngày xưa là lão nông tri điền, 70 tuổi mà còn đi cày quanh năm…”
a. PTBĐ chính: miêu tả
-Văn bản: Bài học đường đời đầu tiên
b. -Từ láy: phanh phách, hủn hoẳn, phành phạch, rung rinh, ngoàm ngoạp, chốc chốc.
-Làm việc miêu tả và hình ảnh giàu cảm xúc hơn, tinh tế hơn.
c. -Hình ảnh:
Hai cái răng / đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp / như / hai lưỡi liềm máy làm việc.
Vế A phương diên so sánh Từ Ss Vế B
d. Dế Mèn là một nhân vật trong ''Bài học đường đời đầu tiên''. Cậu có một vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ. Ngoại hình mạnh mẽ và dẻo dai vô cùng. Tuy nhiên tích cách còn rất xấu. Lúc nào cũng tỏ vẻ hống hách, kiêu căng và xốc nổi. Thích cà khịa với tất cả bà con trong xóm. Nhưng do bày trò trêu chọc chị Cốc nên đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt. Từ đó cậu đã rút ra một bài học đáng quý cho chính mình.
-Cụm động từ: thích cà khịa ( phần trung tâm: cà khịa )
_k me_
@Min_ngu_ngục_
_copy is not fun_
Văn bản Vượt thác được trích từ chương XI truyện Quê nội (1974) của Võ Quảng - nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi. Đoạn trích đưa ta về cảnh thiên nhiên sông nước trên sông Thu Bồn trong một cuộc vượt thác gian nan, vất vả của con người.
Vượt thác đã đưa bạn đọc cùng với hành trình của con thuyền do dượng Hương Thư chỉ huy, từ vùrg đồng bằng trù phú, vượt qua những thác ghềnh ở vùng núi để tới thượng nguồn lấy gỗ về dựng trường học cho làng Hoà Phước sau Cách mạng 1945 thành công.
Vượt thác là bức tranh thiên nhiên trên dòng sông Thu Bồn. Bức tranh đó được miêu tả có sự thay đổi theo từng chặng đường của con thuyền, theo điểm nhìn của tác giả. Nhà văn đã chọn vị trí quan sát là ở trên thuyền nên có thể nhìn thấy cảnh quan hai bên bờ cũng như dòng nước trên sông: con thuyền đi đến đâu thì cảnh hiện ra đến đấy. Có thể nói đó là một vị trí quan sát thích hợp nhất để tả cảnh. Tác giả đã tìm ra được những nét tiêu biểu, đặc sắc của từng vùng con thuyền đã đi qua: vùng đồng bằng êm đềm thơ mộng, trù phú bao la với những bãi dâu trải ra bạt ngàn đến tận những làng xa tít; đoạn sông có nhiều thác dữ thì từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn. Khi con thuyền vượt qua thác dữ thì nhiều lớp núi, đồng ruộng lại mở ra.
Ở đây, cảnh vật được nhân hoá, so sánh khiến cho bức tranh thiên nhiên sông nước có hồn, sinh động và gợi cảm. Con thuyền như đang nhớ núi rừng phải lướt cho nhanh để về cho kịp... Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn... Rồi thuyền vượt qua khỏi thác cổ Cò. Dòng sông cứ chảy quanh co dọc những núi cao sừng sững. Nhưng hàm chứa nhiều ý nghĩa là hình ảnh những cây cổ thụ trên bờ sông mà tác giả đã miêu tả đến hai lần ở đoạn đầu và cuối bài văn. Khi con thuyền đã qua đoạn sông êm ả, sắp đến chỗ có nhiều thác dữ thì dọc bờ sông hiện ra những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước như là cảnh báo con người: phía trước là khúc sông có nhiều thác dữ, cần phải chuẩn bị tinh thần để vượt qua. Đến khi con thuyền vượt qua nhiều thác dữ thì dọc sườn núi lại hiện ra Những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô con cháu tiến về phía trước. Một hình ảnh so sánh đầy sức sáng tạo nhưng vẫn không mất đi độ chính xác và gợi cảm. Trong cách nhìn của người vượt thác, những cây to so với những cây thấp nhỏ lại giống như những cụ già đang hướng về phía con cháu họ mà động viên, thúc giục họ tiến về phía trước. Ẩn sau cách nhìn ấy là tâm trạng phấn chấn của những con người vừa vượt qua nhiều khó khăn, nguy hiểm.
Điều đặc sắc hơn là những cây cổ thụ đều được ví với người để biểu hiện thêm những tầng nghĩa mới. Song điều đặc biệt ở đây là mỗi hình ảnh so sánh đều có nét riêng độc đáo không gây sự nhàm chán. Cho nên, nếu hình ảnh ở đoạn cuối văn bản là một hình ảnh so sánh rõ ràng (có từ so sánh "như") thì hình ảnh ở đoạn trước (đầu văn bản) là một sự so sánh kín đáo, được thể hiện bằng một cách nhân hoá (qua cái dáng đứng trầm ngâm lặng nhìn - đặc điểm chỉ có ở con người để miêu tả cho những chòm cổ thu). Tạo được những hình, ảnh giàu sức biểu hiện như vậy là một thành công của Võ Quảng.
Khung cảnh thiên nhiên dù có đẹp đến đâu cũng chỉ là một cái nền để tôn vẻ đẹp của con người bởi con người bao giờ cũng là trung tâm của cảnh. Đó là chú Hai, vi tiêu biểu nhất, đẹp nhất là dượng Hương Thư ở cảnh vượt thác dữ. Nhà văn đã đặc tả nhân vật này với những chi tiết đầy ấn tượng thể hiện một quyết tâm lớn để chiến thắng hoàn cảnh. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cẩn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào, giống như một hiệp sĩ của Trường sơn oai linh hùng vĩ. Biện pháp so sánh được sử dụng nối nhau liên tiếp trong đoạn đã khắc hoạ vẻ đẹp rắn chắc, dũng mãnh của nhân vật, biểu thị sức mạnh, sự cố gắng hết sức tập trung tất cả tinh thần và nghị lực để chiến đấu với dòng thác. Người đọc ngỡ như hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc phi thường của những Đam San, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện ra trước mắt. Phải chăng thông qua nghệ thuật so sánh tài tình nhà văn làm nổi bật cái "thần" nhằm tôn vinh hình ảnh con người trước thiên nhiên rộng lớn.
Lại một so sánh tưởng chừng như lạc lõng: Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ, thực chất đã mang lại hiệu quả bất ngờ. Nó không những chỉ đối lập và thống nhất hai tư thế, hai hình ảnh khác nhau của cùng một con người mà còn hé mở cho người đọc biết thêm những phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc sống đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trong công việc, trong khó khăn thử thách.
Đoạn văn là sự thống nhất cao độ và thành công tột bậc giữa tả thiên nhiên và tả người, tả chân dung con người trong hoạt động, giữa kể và tả với hai biện pháp nghệ thuật phó biến: nhân hoá và so sánh.
Võ Quảng đã thành công trong việc thể hiện chủ đề của bài văn qua cảnh vượt thác của dượng Hương Thư, chú Hai và thằng Cù Lao. Nhà văn ca ngợi cảnh thiên nhiên miền trung đẹp, hùng vĩ, ca ngợi con người lao động Việt nam hào hùng mà khiêm nhường, giản dị.
Văn bản Vượt thác được trích từ chương XI truyện Quê nội (1974) của Võ Quảng - nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi. Đoạn trích đưa ta về cảnh thiên nhiên sông nước trên sông Thu Bồn trong một cuộc vượt thác gian nan, vất vả cửa con người.
Vượt thác đã đưa bạn đọc cùng với hành trình của con thuyền do dượng Hương Thư chỉ huy, từ vùrg đồng bằng trù phú, vượt qua những thác ghềnh ở vùng núi để tới thượng nguồn lấy gỗ về dựng trường học cho làng Hoà Phước sau Cách mạng 1945 thành công.
Vượt thác là bức tranh thiên nhiên trên dòng sông Thu Bồn. Bức tranh đó được miêu tả có sự thay đổi theo từng chặng đường của con thuyền, theo điểm nhìn của tác giả. Nhà văn đã chọn vị trí quan sát là ở trên thuyền nên có thể nhìn thấy cảnh quan hai bên bờ cũng như dòng nước trên sông: con thuyền đi đến đâu thì cảnh hiện ra đến đấy. Có thể nói đó là một vị trí quan sát thích hợp nhất để tả cảnh. Tác giả đã tìm ra được những nét tiêu biểu, đặc sắc của từng vùng con thuyền đã đi qua: vùng đồng bằng êm đềm thơ mộng, trù phú bao la với những bãi dâu trải ra bạt ngàn đến tận những làng xa tít; đoạn sông có nhiều thác dữ thì từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn. Khi con thuyền vượt qua thác dữ thì nhiều lớp núi, đồng ruộng lại mở ra.
Ở đây, cảnh vật được nhân hoá, so sánh khiến cho bức tranh thiên nhiên sông nước có hồn, sinh động và gợi cảm. Con thuyền như đang nhớ núi rừng phải lướt cho nhanh để về cho kịp... Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn... Rồi thuyền vượt qua khỏi thác cổ Cò. Dòng sông cứ chảy quanh co dọc những núi cao sừng sững. Nhưng hàm chứa nhiều ý nghĩa là hình ảnh những cây cổ thụ trên bờ sông mà tác giả đã miêu tả đến hai lần ở đoạn đầu và cuối bài văn. Khi con thuyền đã qua đoạn sông êm ả, sắp đến chỗ có nhiều thác dữ thì dọc bờ sông hiện ra những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước như là cảnh báo con người: phía trước là khúc sông có nhiều thác dữ, cần phải chuẩn bị tinh thần để vượt qua. Đến khi con thuyền vượt qua nhiều thác dữ thì dọc sườn núi lại hiện ra Những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô con cháu tiến về phía trước. Một hình ảnh so sánh đầy sức sáng tạo nhưng vẫn không mất đi độ chính xác và gợi cảm. Trong cách nhìn của người vượt thác, những cây to so với những cây thấp nhỏ lại giống như những cụ già đang hướng về phía con cháu họ mà động viên, thúc giục họ tiến về phía trước. Ân sau cách nhìn ấy là tâm trạng phấn chấn của những con người vừa vượt qua nhiều khó khăn, nguy hiểm.
Điều đặc sắc hơn là những cây cổ thụ đều được ví với người để biểu hiện thêm những tầng nghĩa mới. Song điều đặc biệt ở đây là mỗi hình ảnh so sánh đều có nét riêng độc đáo không gây sự nhàm chán. Cho nên, nếu hình ảnh ở đoạn cuối văn bản là một hình ảnh so sánh rõ ràng (có từ so sánh “như”) thì hình ảnh ở đoạn trước (đầu văn bản) là một sự so sánh kín đáo, được thể hiện bằng một cách nhân hoá (qua cái dáng đứng trầm ngâm lặng nhìn - đặc điểm chỉ có ở con người để miêu tả cho những chòm cổ thu). Tạo được những hình, ảnh giàu sức biểu hiện như vậy là một thành công của Võ Quảng.
Vượt thác là bức tranh thiên nhiên trên dòng sông Thu Bồn. Bức tranh đó được miêu tả có sự thay đổi theo từng chặng đường của con thuyền, theo điểm nhìn của tác giả. Nhà văn đã chọn vị trí quan sát là ở trên thuyền nên có thể nhìn thấy cảnh quan hai bên bờ cũng như dòng nước trên sông: con thuyền đi đến đâu thì cảnh hiện ra đến đấy. Có thể nói đó là một vị trí quan sát thích hợp nhất để tả cảnh. Tác giả đã tìm ra được những nét tiêu biểu, đặc sắc của từng vùng con thuyền đã đi qua: vùng đồng bằng êm đềm thơ mộng, trù phú bao la với những bãi dâu trải ra bạt ngàn đến tận những làng xa tít; đoạn sông có nhiều thác dữ thì từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn. Khi con thuyền vượt qua thác dữ thì nhiều lớp núi, đồng ruộng lại mở ra.
chúc bạn học tốt