K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Cả sân trường đang im lặng, chỉ nghe thấy những tiếng chim hót ríu rít và tiếng gió rì rào. Bỗng một hồi trống vang lên giòn giã báo hiệu giờ ra chơi đã đến.

Những cánh cửa lớp bật mở. Từ tất cả các lớp học, học sinh ùa ra như bầy ong vỡ tổ. Dường như không một bạn nào ở lại trong lớp. Tất cả đều đổ xuống sân trường. Sau hai tiết học tập trung căng thẳng, giờ ra chơi ai cũng thấy phấn chấn vì được chạy nhảy, được nói cười ríu rít. Chẳng mấy chốc sân trường đã ngập tràn âm thanh. Giờ thì chẳng ai nghe thấy tiếng chim hót, tiếng gió thổi rì rào nữa. Tất cả chỉ có tiếng hò hét, tiếng cười nói, tiếng chân chạy thình thịch vang động khắp mọi nơi như một bản nhạc sôi động.

1 tháng 4 2020

 Sau năm phút tập thể dục giữa giờ, các trò chơi cũng nhanh chóng bắt đầu dưới bóng mát của hàng cây xanh. Chỗ này, mấy bạn nam đá cầu, những quả cầu xanh đỏ bay lên hạ xuống không chạm đất xem rất vui mắt. Chỗ kia mấy em học sinh lớp Một ngồi thành vòng tròn chơi chuyền nẻ, đôi bàn tay bé nhỏ rải những que nẻ xuống nền xi măng kêu lách tách. Bên cạnh đó, vài nhóm bạn lớp Bốn tụm năm, tụm ba bắn bi, bịt mắt bắt dê hoặc chơi mèo đuổi chuột trên sân cỏ phía sau các phòng học. Trên sân trước phòng học, các bạn nữ chơi nhảy dây rất nhịp nhàng. Dây quay vun vút , tiếng dây chạm đất đen đét rất vui tai. Người nhảy, tóc bay loà xoà, miệng cười chúm chím, chiếc khăn quàng đỏ phấp phới tung bay trên vai. Phía xa xa, dưới gốc cây phượng già, mấy bạn học sinh lớp Năm đang đọc truyện tranh cho nhau nghe rồi cùng nhau cười nắc nẻ. Giờ ra chơi thật là náo nhiệt. Tiếng cười, tiếng nói vang lên thành một bản hoà ca sôi động.

 

29 tháng 3 2020

ko bik

29 tháng 3 2020

Soạn bài: So sánh (Tiếp theo)

I. Các kiểu so sánh

Câu 1 (trang 41 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Phép so sánh:

    + Những ngôi sao chẳng bằng mẹ thức vì chúng con

    + Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

Câu 2 (trang 42 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Từ so sánh trong câu a “chẳng bằng”

- Từ so sánh trong câu b “là”

Câu 3 (trang 42 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Những từ ngữ so sánh ngang bằng khác: bao nhiêu… bấy nhiêu, tựa như, chừng như

- Những từ ngữ so sánh hơn kém khác: chưa được, chẳng là

II. Tác dụng của so sánh

Câu 1 (trang 42 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Phép so sánh:

    + Có chiếc tựa mũi tên nhọn, từ cành cây rơi… không do dự vẩn vơ.

    + Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo… gượng ngoi đầu lên

    + Có chiếc lá nhẹ nhàng khoan thai khoan khoái đùa bỡn… của vạn vật chỉ ở hiện tại

    + Có chiếc lá như sợ hãi… bay trở lại cành.

Câu 2 (trang 42 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- So sánh giúp gợi hình, giúp cho sự vật, sự việc trở thành sinh động

- So sánh còn bộc lộ được cảm xúc, tình cảm của người viết

Soạn bài: Nhân hóa

  • Soạn bài: Nhân hóa (hay nhất)
  • Soạn bài: Nhân hóa (siêu ngắn)
  • Soạn bài: Nhân hóa (cực ngắn)

Nhân hóa là gì ?

Câu 1 + 2 (trang 56 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

Phép nhân hóa trong khổ thơCách diễn đạt không sử dụng nhân hóaTác dụng khi câu thơ sử dụng phép nhân hóa

Ông trời

Mặc áo giáp đen

Ra trận

Bầu trời đầy mây đenBầu trời trở nên gần gũi, có hồn hơn.

Muôn nghìn cây mía

Múa gươm

Muôn nghìn cây mía ngả nghiêng, lá bay phấp phớiNhững cây mía trong gió sắc sảo, uốn lượn

Kiến

Hành quân

Đầy đường

Kiến bò đầy đườngSự liên tưởng ngộ nghĩnh, thú vị.

Các kiểu nhân hóa

Câu 1 + 2 (trang 57 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

   Các sự vật được nhân hóa và kiểu nhân hóa được sử dụng :

a. Miệng, Tai, Mắt, Chân, Tay : dùng từ gọi người để gọi vật.

b. Gậy tre, chông tre, tre : dùng từ chỉ hoạt động, tính chất người để chỉ vật.

c. Trâu : trò chuyện, xưng hô như đối với vật.

Nguồn : Vietjack'

học tốt

17 tháng 4 2020

10 năm và con Dậu (gà)

22 tháng 4 2020

11 nam

bài tập 1.Đọc trích và tra lời các câu hỏi dưới đây :      Thuyền chúng tôi chào thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ,...
Đọc tiếp

bài tập 1.Đọc trích và tra lời các câu hỏi dưới đây :

      Thuyền chúng tôi chào thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu , màu xanh chai lọ,... lòa nhòa ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai.

câu 1 (2 điểm)

a. Đoạn trích trên từ văn bản nào? Tác giả là ai?

b. Xuất xứ của văn bản là gì ?

c. Hãy trình bày phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?

câu 2.(1 điểm) Nội dung chính của đoạn văn là gì?

câu 3.(2 điểm) Ghi lại một câu văn trong đoạn trích có sử dụng hình ảnh so sánh và nêu tác dụng của hình ảnh so sánh đó.

 

      

4
29 tháng 3 2020

Câu 1:

a. Đoạn trích từ văn bản : Sông nước Cà Mau, tác giả:  Đoàn Giỏi

b. Xuất xứ: từ tác phẩm Đất rừng Phương Nam

c. PTBĐ : tự sự; miêu tả

Câu 2:

Nội dung: Miêu tả dòng sông Năm Căn

Câu 3:

-Câu so sánh: Nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác.

-Tác dụng : làm cho câu văn trở nên sinh động hơn.

30 tháng 3 2020

Câu 1:

a) Đoạn trích từ văn bản : Sông nước Cà Mau, tác giả:  Đoàn Giỏi

b) Xuất xứ: từ tác phẩm Đất rừng Phương Nam

c) PTBĐ : tự sự; miêu tả

Câu 2: Nội dung: Miêu tả dòng sông Năm Căn. 

Câu 3:

-Câu so sánh: Nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác.

-Tác dụng : làm cho câu văn trở nên sinh động hơn.

29 tháng 3 2020

Vốn tính nghịch ranh, vừa nhìn thấy chị Cốc, Dế Mèn đã nghĩ ngay ra mưu trêu chị. Bị chọc giận, chị Cốc bèn giáng ngay tai hoạ lên đầu Dế Choắt bởi lúc này, Choắt ta vẫn đang loay hoay ở phía cửa hang. Sự việc diễn ra bất ngờ và nhanh quá, Choắt trở tay không kịp, thế là đành thế mạng cho trò nghịch tai quái của Mèn.

29 tháng 3 2020

thanks nhiều lắm !!!

29 tháng 3 2020

- Bầu trời trong xanh như một khoảng không vô tận .

- Ánh nắng vàng như mật ong trải khắp cánh đồng .

- Những hàng cây đứng thẳng tắp như đội duyệt binh .

- Những dòng sông uốn lượn quanh co như một dải lụa đào mà ai đó vắt ngang qua thôn xóm .

29 tháng 3 2020
Những dòng sông như con rắn cong ceo
29 tháng 3 2020

luôn có tình yêu thương trong cuộc sống muôn màu của chúng ta

30 tháng 3 2020

LUÔN CÓ SỰ YÊU THƯƠNG Ở THẾ GIỚI MUÔN MÀU NÀY

30 tháng 3 2020

Vầng trăng luôn gắn liền với tuổi thơ mỗi người, đối với em cũng vậy, trăng vừa là một người bạn lại vừa là một thứ luôn gợi nhắc cho em nhớ tới rất nhiều những ký ức ngọt ngào, trong sáng đã quá. Một trong số đó là kỷ niệm về người bạn từng là hàng xóm cũ của nhà em. Tuấn là một cậu bạn bằng tuổi em, cậu ấy rất nghịch ngợm và luôn bày trò để trêu bạn bè trong lớp. Mọi người ai ai cũng đều quý cậu ấy và cho rằng Tuấn là một người bạn dễ mến, hòa đồng, biết giúp đỡ mọi người, riêng em thì khác, với em, Tuấn là một người đáng ghét nhất mà từng gặp. Đơn giản là bởi cậu ấy suốt lôi em ra để trêu chọc đủ thứ. Khi nghe tin bố mẹ sẽ chuyển nhà tới một vùng đất khác để sinh sống, em đã vui mừng đến nỗi nhảy cẫng lên vì nghĩ rằng mình sắp thoát khỏi cái “tên xấu xa” học cùng lớp kia. Tuấn nghe tin thì buồn ra mặt, nhưng em kệ, dù sao thì sau buổi cắm trại cùng lớp là em sẽ chuyển đến một vùng đất mới. Em đã nghĩ mình sẽ nhanh chóng quên hết mọi thứ nơi này, thế nhưng buổi cắm trại hôm đó đã khiến em thay đổi suy nghĩ hoàn toàn… Đó là một đêm trăng thanh gió mát, khi lều trại đã sẵn sàng thì chúng em bắt đầu nhóm lửa để quây quần nói chuyện dưới ánh trăng. Cô giáo tổ chức một cuộc thi mới với chủ đề là kể một câu chuyện của mình liên quan đến vầng trăng. Ai nấy đều tham gia hết sức nhiệt tình, riêng với Tuấn, trái ngược với vẻ sôi động ngày thường, cậu chậm rãi hoàn thành bài thi của mình với giọng nói trầm buồn: “Em nhớ rất nhiều những câu chuyện về ánh trăng, nhưng ánh trăng hôm nay có lẽ sẽ là ánh trăng đáng nhớ nhất của em bởi nó đánh dấu sự chia tay giữa em và một người bạn nữa mà em yêu quý. Mong rằng sau này dù bạn có đi đâu thì mỗi khi nhìn thấy vầng trăng cũng đều nhớ đến những phút giây mà bạn bè chúng ta đã gắn bó bên nhau…”. Câu trả lời kết thúc, ai cũng hiểu trong câu chuyện đó Tuấn muốn gửi gắm điều gì và người cậu muốn nhắc đến là ai. Không gian chợt trở nên tĩnh lặng, chỉ còn tiếng dế kêu và vầng trăng vằng vặc sáng như đang muốn soi rọi mọi ý nghĩ của lòng người. Rồi ca khúc “Vầng trăng yêu thương” được ngân lên từ giọng cô giáo đã phá vỡ không khí tĩnh lặng đó, với cô, chia tay nhau nhưng luôn nhớ về nhau nghĩa là chúng ta chẳng phải đã xa rời, như thế thì không có gì đáng buồn cả. Hiểu ý cô, tất cả chúng em đều nắm tay nhau nhìn lên bầu trời nơi có ánh trăng sáng tỏ và đồng thanh hát cùng cô khúc ca đó. Khi bài hát kết thúc cũng là lúc chúng em cùng hứa với nhau sẽ thực hiện theo đúng những gì mà Tuấn mong muốn: Nhìn thấy trăng là nhớ tới bạn bè. Đây cũng là lần đầu tiên mà em cảm nhận được sự ấm áp, gần gũi từ người bạn gần nhà mà em từng cho là “kẻ đáng ghét”. Sự quý mến dành cho cậu ấy trào dâng trong lòng nhiều hơn bao giờ hết. Và em chắc chắn rằng, đêm trăng hôm nay chính là một đêm trăng tuyệt vời nhất, thú vị nhất mà em từng được trải qua. Thời gian thấm thoát trôi đi, em đã quen với ngôi trường mới, cuộc sống mới, thế nhưng, mỗi khi nhìn ngước lên bầu trời và bắt gặp ánh trăng là em lại nhớ đến Tuấn cùng những người bạn đáng yêu có mặt trong đêm trăng đáng nhớ ấy. Nó nhắc cho em một điều rằng: Dù em có đi đâu thì kỷ niệm đẹp về những người bạn tuyệt vời cũng theo em tới đó, hệt như ánh trăng luôn dõi theo em mỗi ngày.

30 tháng 3 2020

                                                                                         Bài làm

  Màn đêm buông xuống thật nhanh, trên khắp đường phố, nhà nhà đã lên đèn. Ánh điện sáng lung linh. Nhưng chỉ ít phút sau, mặt trăng tròn vành vạnh đã nhô lên. Cả gia đình tôi quây quần trên chiếc chiếu nhỏ đặt trước hiên nhà, ngồi ngắm trăng. Trăng đêm nay đẹp và sáng quá! Đêm nay là trăng rằm tháng tám cơ mà!

 Cái bóng dáng tròn vành vạnh của trăng trông giống như cái đóa bạc khổng lồ treo lơ lửng trên nền trời xanh thẳm. Trăng lấp ló lờ mờ ẩn hiện sau ngọn phi lao. Làng xóm tưng bừng tiếng cười nói râm ran. Ánh trăng vằng vặc soi sáng từng cảnh vật. Gió thổi nhè nhẹ lướt qua như đang thì thầm trò chuyện. Ngoài vườn, gió luồn qua từng kẽ lá hiu hiu thổi mát, hoà lên một bản nhạc du dương, thích thú làm sao?

 Tôi và mấy đứa bạn trong xóm tụm năm, tụm bảy rủ nhau xếp thành hàng dọc rồng rắn đi rước đèn phá cỗ đêm rằm Trung thu. Những chiếc đèn giấy ông sao, đèn cá chép... với ánh lửa bập bùng hoà trọn với ánh trăng làm một. Chơi chán, chúng tôi cùng nhau phá cỗ. Trong mâm cỗ có cả phần của Chị Hằng và Chú Cuội. Có lúc ngước nhìn lên, tôi cảm giác như họ đang tươi cười với chúng tôi, rồi nhón tay cầm lấy một cái kẹo mà tôi để phần cho họ. Đêm cũng đã đến khuya, trăng càng lúc càng cao hơn và nhạt dần. Bất chợt một đám mây đen từ đâu bay đến che khuất ánh trăng, phá tan không khí náo nhiệt. Cuộc vui phải tàn, chúng tôi trả lại không khí tĩnh mịch cho đêm khuya, tuy tất cả mọi người không muốn rời đêm trăng ấy.

 Trở về nhà, ai nấy đều mong muốn cho thời gian quay trở lại để cùng nhau được hưởng sự thú vị của những đêm trăng sáng như đêm nay.

Chúc bạn học tốt!!!

29 tháng 3 2020

giúp mình với mình cần đáp án gấp:

-2018/2019*2/7-2018/2019*5/7+1 /2018/2019[số đó là 1 hỗn số.Thông cảm mình ko biết cách viết}

giải thành bài nhé hihi

cảm ơn nhiều

29 tháng 3 2020

https://img.hoidap247.com/picture/answer/20200328/large_1585400271639.jpg?v=0

Câu 1: Cho đoạn thơ sau:                                          "Em nghe thầy đọc bao ngày                                           Tiếng thơ đỏ nắng sân cây quanh nhà                                           Mái chèo nghiêng mặt sống xa                                            Bâng khuâng nghe vọng tiếng bà năm xưa                                 ...
Đọc tiếp

Câu 1: Cho đoạn thơ sau:

                                          "Em nghe thầy đọc bao ngày

                                           Tiếng thơ đỏ nắng sân cây quanh nhà

                                           Mái chèo nghiêng mặt sống xa

                                            Bâng khuâng nghe vọng tiếng bà năm xưa

                                          Nghe trăng thở động tàu dừa

                                           Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời"

                                                                          (Nghe thầy đọc thơ - Trần Đăng Khoa)

a, Xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ có trong đoạn thơ.

b, Đoạn thơ giúp em cảm nhận được gì về tài năng và tâm hồn của nhà thơ.

c, Từ nội dung đoạn thơ, em hãy viết ra một đoạn văn khoảng 150 chữ nêu cái hay, cái đẹp được gợi ra qua giọng thơ của thầy.

                Các bạn giúp mình với ạ!!! Mình sắp nộp bài rùi huhu !!!! ^ ^

                                                 

2
29 tháng 3 2020

tao đéo trả lời

30 tháng 3 2020

1. Biểu cảm.

2. Hồn thơ nhạy cảm, tinh tế