K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 10 2017

thơ hay wá

4 tháng 10 2017

thơ hay

4 tháng 10 2017

cảm ơn nha

4 tháng 10 2017

bn cx z nha

4 tháng 10 2017

bn cx z nha

12 tháng 11 2018

Tả cảnh sông nước 

Nơi em đang sống có biết bao cảnh đẹp mà chác hẳn mỗi người khi xa quê ai cũng luôn nhớ. Nhưng có lẽ in đậm trong em nhất đó là hình ảnh con sông quê hương. Em không biết dòng sông bắt nguồn từ đâu, khi chảy qua làng em nó uốn khúc quanh co giữa làng rồi chạy dài bất tận về phía chân trời xa. Lòng sông sâu và khá rộng, chỗ rộng nhất của con sông khi chảy qua làng em khoảng 300-400m. Dọc 2 bên bờ sông là những hàng tre xanh cao vút soi bóng xuống làn nước trong xanh.

Buổi sáng khi những tia nắng ban mai đan trên những ngọn tre rồi chiếu xuống mặt sông, mặt sông lại cuộn lên những lớp sóng nhỏ lăn tăn xô mãi vào bờ khiến cho buổi sớm mai tĩnh lặng lao xao những âm thanh chào ngày mới. Lúc này cũng là lúc mọi người làng em ra sông gánh nước, tiếng cười đùa, tiếng gọi nhau râm ran cả 1 vùng. Trên màu xanh biếc của nước sông nổi lên vài chiếc thuyền con thả lưới tất cả đều hối hả, khẩn trương với mong muốn được nặng mẻ lưới. Em thấy dòng sông mới hiền hoà và ấm áp làm sao. Chiều chiều khi ánh hoàng hôn vừa tắt, vài tia nắng cuối ngày còn lại rọi trên mặt sông tạo thành một bức tranh tuyệt đẹp. Buổi tối, khi ông trăng tròn vành vạnh vắt qua ngọn tre làng, soi bóng xuống dòng sông lấp lánh thì mặt nước gợn sóng lung linh, dòng sông như được dát 1 lớp bạc óng ánh. Lúc này chúng em ra sông ngồi hóng mát và vui chơi thật là thú vị. Trong cái yên lặng của không gian em như nghe được tiếng thì thầm nói chuyện của hàng tre, tiếng vỗ nhẹ của từng đợt sóng xô bờ. Em cảm thấy tâm hồn mình trở nên thanh thản, thoải mái hơn sau những giờ học tập căng thẳng. Làm sao em quên được những trưa hè nóng bức, em cùng các ban túm năm tụm ba lại tắm sông. Dòng nước mát lạnh, trong xanh xua đi hết sự mệt mỏi, nóng bức. Tiếng đùa giỡn, tiếng đập nước vang dội cả 1 khúc sông. Và có lẽ vì thế mà dòng sông gắn bó với em chăng? Mỗi khi vui, khi buồn em đều tâm sự cùng sông, dòng sông như là một người bạn thân của em vậy. Con sông hiền hoà, thân thiết là vậy mà gặp những ngày nước lũ thì nó trở nên dữ dội vô cùng. Nó mang một dòng nước đỏ màu phù sa và ngầu đỏ, từng con sóng cuồn cuộn như muôn nhấn chìm tất cả. Trên bờ những ngọn tre oằn cả thân mình như muốn giục dòng nước chảy nhanh hơn để khỏi ngập lụt làng xóm.

Sau mỗi đợt như vây ruộng đồng lại được bồi đắp phù sa, lúa sớm trổ đòng, cây cối thêm xanh hơn. Dòng sông đã gắn bó với bao vui buồn tuổi thơ của em cũng như bao thăng trầm của làng quê em. Chính vì vậy mỗi khi xa quê thì dường như dòng sông ấy đã hằn sâu vào kí ức của em.

12 tháng 11 2018

Lập dàn ý tả cảnh đẹp ở địa phương em

1. Mở bài: Giới thiệu cảnh đẹp ở quê mà em định tả (Cảnh gì? - sông nước, biển, hồ, núi non, vịnh hay phố xá...).

2. Thân bài:

a. Tả bao quát:

- Nêu đặc điểm nổi bật của cảnh (có thể là màu sắc của núi, mây, nước, đất, đường....).

b. Tả chi tiết:

- Cảnh bao gồm địa hình gì? Trông xa như thế nào? Đến gần ra sao? (Sáng sớm mờ sương, mây trắng bao quanh núi, không gian tĩnh lặng).

- Nắng lên: Mặt trời làm hồng bầu trời, rót nắng chan hoà mặt đất. Chim hót líu lo. Màu mây, màu núi sậm hơn: núi xanh thẫm, mây ửng nắng hồng, vòm trời cao, xanh, rộng mênh mông. Sương tan, giọt sương đọng lại trên cỏ, sáng lấp lánh.

- Trưa: Bóng cây tròn nắng, nước biếc hơn, lá thẫm màu hơn, mây trắng bồng bềnh trôi.

- Chiều tà: Ông mặt trời gác núi để lại chút ánh sáng trên ngọn cây như những cây nến khổng lồ.

- Hoàng hôn đến với vài ánh đom đóm lập loè.

3. Kết luận:

Cảm xúc của em trước cảnh đẹp đã tả.

• Lưu ý quan trọng: Các em có thể tả cảnh đẹp quen thuộc với các em như: cảnh con đường làng, cánh đồng lúa chín, con sông, dòng suối... không cần phải là danh lam thắng cảnh. Học sinh sống ở thành phố có thế tả cảnh phố xá, công viên.

4 tháng 10 2017

hãy giúp mình....?

4 tháng 10 2017

Hôm qua, khi chú bưu tá đến nhà và giao cho em một hộp quà. Em đã rất ngạc nhiên khi biết đó là món quà của bố gửi về cho em. Bố đi công tác đã lâu, em và mẹ nhớ bố rất nhiều. Hộp quà được thắt chiếc nơ màu xanh là màu em yêu thích. Bố gửi về cho một bộ xếp hình và một con búp bê bằng gỗ bạch dương của nước Nga. Em tự hứa sẽ cố gắng học tập để đạt kết quả cao hơn nữa, để xứng đáng với niềm tin và tình yêu thương bố đã dành cho em.

4 tháng 10 2017
  •  Sự khác nhau giữa hai cầu đầu và hai câu sau: Hai câu đầu nói về hào khí chiến thắng và khát vọng hòa bình được nói ở hai câu còn lại.
  • Cách biểu ý:
    • Hai câu đầu nêu rất vắn tắt chiến thắng lẫy lừng của dân tộc trong cuộc chiến tranh chống quân Mông - Nguyên xâm lược. Tác giả đã đảo trật tự thời gian khi nói về các chiến thắng. Chiến thắng Chương Dương đã diễn ra sau nhưng lại được nói đến trước vì không khí chiến thắng vẫn còn đang trào dâng trong lòng tác giả. Sau đó ông mới trở lại với không khí chiến thắng Hàm Tử (nếu xét về trật tự thời gian thì chiến thắng Hàm Tử diễn ra trước chiến thắng Chương Dương 2 tháng). Đây là một nét đặc sắc khiến cho hai câu thơ ngắn gọn giàu sức gợi tả.
    • Hai câu sau là lời động viên xây dựng, phát triển đất nước trong cảnh thái bình, đồng thời khẳng định sự bền vững muôn đời của đất nước, của dân tộc. Chúng ta không được phép ngủ quên trong chiến thắng. Đó là suy nghĩ trí tuệ biết lường trước được mọi việc, tầm nhìn xa trông rộng của một vị lãnh đạo tài ba biết lo cho dân cho nước.Khát vọng hòa bình không chỉ là khát vọng của riêng người lãnh đạo mà thể hiện khát vọng to lớn của cả một dân tộc.
  • Cách biểu cảm:
  • Từng câu chữ thể hiện niềm tự hào, kiêu hãnh trước những chiến công lừng lẫy.
  • Bài thơ là khúc khải hoàn ca, hùng tráng, cao đẹp của cả dân tộc.
  • Bài thơ cũng là nỗi niềm lo lắng về tương lai đất nước của Thượng tướng tài ba.
4 tháng 10 2017

cam on

4 tháng 10 2017

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

4 tháng 10 2017

+ Môi trường xích đạo ẩm:

  - Nằm chủ yếu ở 50 B đến 50N

  - Nóng quan năm ( nhiệt độ trung bình năm trên 250C ) ,mưa nhiều và mưa quanh năm ( lượng mưa từ 1500 mm đến 2500 mm)

+ nhiệt đới gió mùa:

- nằm ở Nam Á và Đông Nam Á

- nhiệt độ trung bình năm trên 250C

- sự chênh lệch mưa giữa hai mùa nên phân làm : 

+ Vào mùa hạ ( tháng 5 - tháng 10) mưa nhiều,lượng mưa lớn trên 1500mm

+ Vào mùa đông ( tháng 11 - tháng 4 năm sau) ít mưa,lượng mưa từ 250 mm đến 700mm 

- nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa gió và thời tiết diễn biến thất thường 

4 tháng 10 2017

Trả lời 1:
- Quần cư thành thị: nhà cửa tập trung với mật độ cao, hoạt động kinh tế chủ yếu là công nghiệp và dịch vụ.
- Quần cư nông thôn: dân sống tập trung thành làng, bản. Các làng, bản thường phân tán, gắn với đất canh tác. Hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp.

4 tháng 10 2017

+ Quần cư nông thôn : có mật độ dân số thấp

- Làng mạc,thôn xóm thường phân tán gắn với đất canh tác,đồng cỏ, đất rừng hay mặt nước.

- Dân cư sống chủ yếu là nghề nông nghiệp,lâm nghiệp hay ngư nghiệp.

+ Quần cư đô thị: có mật độ dân số cao

- Dân cư sống chủ yếu dựa vào sản xuất công nghiệp hay dịch vụ,..

3 tháng 10 2017

Câu 1:

Hình thức dùng các câu đố để thử tài con người rất phổ biến trong các câu chuyện cổ tích. Việc ra câu đố và giải đố, liên kết các sự kiện, nhân vật xung quanh hệ thống câu đố có nhiều tác dụng, trong đó chủ yếu là tạo ra các tình huống để phát triển cốt truyện, tạo sức hấp dẫn, cuốn hút người đọc, người nghe. Bên cạnh đó, tài năng, phẩm chất trí tuệ của các nhân vật cũng được bộc lộ trong quá trình giải quyết các câu đố mà người thường không giải được.

Câu 2: Sự mưu trí, thông minh của em bé được thử thách qua bốn lần, lần sau khó hơn lần trước:

- Lần thứ nhất: Trả lời câu hỏi phi lí của viên quan (không ai đi cày lại bỏ công đếm số đường cày trong một ngày).

- Lần thứ hai: Thay mặt dân làng hoá giải câu đố của vua (bắt trâu đực đẻ ra trâu con).

- Lần thứ ba: Trả lời câu đố vua giao cho chính mình (vua đã biết người tài là ai nên không cần đố cả làng nữa).

- Lần thứ tư: Không phải là chuyện giải đố để khẳng định tài năng. Việc giải đố liên quan đến vận mệnh của cả dân tộc (nếu không ai giải được thì tức là đất nước không có người tài, khó có thể chống lại được thế lực hùng hậu của giặc).

Câu 3:

- Lần 1:

    + Quan đố : Trâu cày một ngày được mấy đường ?

    + Cậu bé giải câu đố bằng cách đố lại : Ngựa một ngày đi mấy bước.

    + Sự đối đáp vô cùng nhanh nhạy tạo nên sự bất ngờ thú vi, khiến viên quan bí không trả lời được.

- Lần 2:

    + Vua ban ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực ra lệnh nuôi đẻ thành 9 con.

    + Cậu bé giải câu đố bằng cách "tương kế tựu kế", đưa nhà vua vào "bẫy", trách cha không đẻ em bé để cho vua tự nói điều phi lý. Cậu bé dùng lý lẽ của vua (giống đực không đẻ) để bác ý vua (cần lưu ý trước đó cậu bé đã hiểu ý vua. Khi cho trâu kèm với thúng nếp, trâu ăn cỏ chứ không ăn lúa nếp).

- Lần 3:

    + Vua ban cho một con chim sẻ, yêu cầu thịt chim sẻ thành ba cỗ thức ăn.

    + Cậu bé giải thích câu đố bằng cách đố lại : yêu cầu vua rèn cái kim may thành dao để làm thịt con chim sẻ dọn thành ba cỗ thức ăn. Dồn nhà vua vào thế bí. A không thực hiện được thì B cũng chịu.

- Lần 4:

    + Sứ giả nước láng giềng thử tài thách đố luồn sợi chỉ qua con ốc.

    + Lần thứ tư, cậu bé giải bằng kinh nghiệm dân gian khiến mọi người bất ngờ thú vị vì nó giản dị và hồn nhiên.

Câu 4:

Câu chuyện cổ tích Em bé thông minh đề cao phẩm chất trí tuệ của con người, cụ thể là người lao động nghèo. Đó là trí thông minh được đúc rút từ hiện thực cuộc sống vô cùng phong phú. Những người nông dân khi xưa tuy không mấy ai được cắp sách đến trường nhưng những kinh nghiệm, những kiến thức họ có được là nhờ có cuộc đời, trường học của họ là trường đời.

Bằng các tình huống bất ngờ, truyện đã đem lại cho người đọc, người nghe những tiếng cười vui vẻ, thú vị. 

 xem tại Em bé thông minh nha

mik xem tại viet jack .com

4 tháng 10 2017

Câu 1:

Hình thức dùng các câu đố để thử tài con người rất phổ biến trong các câu chuyện cổ tích. Việc ra câu đố và giải đố, liên kết các sự kiện, nhân vật xung quanh hệ thống câu đố có nhiều tác dụng, trong đó chủ yếu là tạo ra các tình huống để phát triển cốt truyện, tạo sức hấp dẫn, cuốn hút người đọc, người nghe. Bên cạnh đó, tài năng, phẩm chất trí tuệ của các nhân vật cũng được bộc lộ trong quá trình giải quyết các câu đố mà người thường không giải được.

Câu 2:

 Sự mưu trí, thông minh của em bé được thử thách qua bốn lần, lần sau khó hơn lần trước:

- Lần thứ nhất: Trả lời câu hỏi phi lí của viên quan (không ai đi cày lại bỏ công đếm số đường cày trong một ngày).

- Lần thứ hai: Thay mặt dân làng hoá giải câu đố của vua (bắt trâu đực đẻ ra trâu con).

- Lần thứ ba: Trả lời câu đố vua giao cho chính mình (vua đã biết người tài là ai nên không cần đố cả làng nữa).

- Lần thứ tư: Không phải là chuyện giải đố để khẳng định tài năng. Việc giải đố liên quan đến vận mệnh của cả dân tộc (nếu không ai giải được thì tức là đất nước không có người tài, khó có thể chống lại được thế lực hùng hậu của giặc).

Câu 3:

- Lần 1:

    + Quan đố : Trâu cày một ngày được mấy đường ?

    + Cậu bé giải câu đố bằng cách đố lại : Ngựa một ngày đi mấy bước.

    + Sự đối đáp vô cùng nhanh nhạy tạo nên sự bất ngờ thú vi, khiến viên quan bí không trả lời được.

- Lần 2:

    + Vua ban ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực ra lệnh nuôi đẻ thành 9 con.

    + Cậu bé giải câu đố bằng cách "tương kế tựu kế", đưa nhà vua vào "bẫy", trách cha không đẻ em bé để cho vua tự nói điều phi lý. Cậu bé dùng lý lẽ của vua (giống đực không đẻ) để bác ý vua (cần lưu ý trước đó cậu bé đã hiểu ý vua. Khi cho trâu kèm với thúng nếp, trâu ăn cỏ chứ không ăn lúa nếp).

- Lần 3:

    + Vua ban cho một con chim sẻ, yêu cầu thịt chim sẻ thành ba cỗ thức ăn.

    + Cậu bé giải thích câu đố bằng cách đố lại : yêu cầu vua rèn cái kim may thành dao để làm thịt con chim sẻ dọn thành ba cỗ thức ăn. Dồn nhà vua vào thế bí. A không thực hiện được thì B cũng chịu.

- Lần 4:

    + Sứ giả nước láng giềng thử tài thách đố luồn sợi chỉ qua con ốc.

    + Lần thứ tư, cậu bé giải bằng kinh nghiệm dân gian khiến mọi người bất ngờ thú vị vì nó giản dị và hồn nhiên.

Câu 4:

Câu chuyện cổ tích Em bé thông minh đề cao phẩm chất trí tuệ của con người, cụ thể là người lao động nghèo. Đó là trí thông minh được đúc rút từ hiện thực cuộc sống vô cùng phong phú. Những người nông dân khi xưa tuy không mấy ai được cắp sách đến trường nhưng những kinh nghiệm, những kiến thức họ có được là nhờ có cuộc đời, trường học của họ là trường đời.

Bằng các tình huống bất ngờ, truyện đã đem lại cho người đọc, người nghe những tiếng cười vui vẻ, thú vị.

Câu 1: "Mưa xuân. Không phải mưa. Đó là sự bâng khuâng gieo hạt xuống mặt đất nồng ấm, mặt đất lúc nào cũng phập phồng, như muốn thở dài vì bổi hổi, xốn xang... Hoa xoan rắc nhớ nhung xuống cỏ non ướt đẫm. Đồi đất đỏ lấm tấm một thảm hoa trẩu trắng".(Vũ Tú Nam)Xác định, phân tích giá trị các từ láy và biện pháp tu từ có trong đoạn văn trên để thấy được những cảm nhận...
Đọc tiếp

Câu 1: 

"Mưa xuân. Không phải mưa. Đó là sự bâng khuâng gieo hạt xuống mặt đất nồng ấm, mặt đất lúc nào cũng phập phồng, như muốn thở dài vì bổi hổi, xốn xang... Hoa xoan rắc nhớ nhung xuống cỏ non ướt đẫm. Đồi đất đỏ lấm tấm một thảm hoa trẩu trắng".

(Vũ Tú Nam)

Xác định, phân tích giá trị các từ láy và biện pháp tu từ có trong đoạn văn trên để thấy được những cảm nhận của nhà văn Vũ Tú Nam về mưa xuân.

Câu 2 :

Nhà thơ Tố Hữu có đoạn thơ sau:

"Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta
Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa
Chỉ biết quên mình cho hết thảy
Như dòng sông chảy nặng phù sa"

Em hãy làm rõ nội dung của đoạn thơ trên qua 3 tác phẩm sau đây: "Đêm nay Bác không ngủ" Minh Huệ , "Cảnh khuya" và "Rằm tháng riêng" Hồ Chí Minh

2
3 tháng 10 2017

cau 1: Câu hỏi của Hoàng thị hà - Ngữ văn lớp 7 | Học trực tuyến

cau 2 : 

 Làm rõ nội dung đoạn thơ
=> Đoạn thơ thể hiện tình cảm lo lắng cho dân,cho nước và tình yêu thiên nhiên tha thiết của Bác.
2. Làm rõ nội dung đoạn thơ qua 3 tác phẩm:
a. Tâm trạng lo lắng trăn trở cho vận mệnh đất nước, cho cuộc sống của người dân
- Nhiều đêm không ngủ để suy nghĩ việc nước:
"Lặng yên bên bếp lửaVẻ mặt Bác trầm ngâm""Bác vẫn ngồi đinh ninhChòm râu im phăng phắc"
=> Các từ láy gợi lên hình ảnh Bác trong đêm khuya ngồi một mình đang lặng lẽ tập trung cao độ để suy nghĩ về việc nước.
"Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủChưa ngủ vì lo nỗi nước nhà"
=> Nghệ thuật so sánh khắc hoạ hình ảnh Bác nhiều đêm trằn trọc không ngủ vì vận mệnh của nước nhà.
"Giữa dòng bàn bạc việc quân"
=> Hình ảnh thơ vừa đẹp, lãng mạn khắc hoạ hình ảnh Bác vừa mang tâm hồn thi sĩ, vừa mang cốt cách chiến sĩ. Giữa bức tranh nên thơ đầy ắp ánh trăng Bác và các cán bộ đang bàn việc nước. Câu thơ toát lên một phong thái ung dung lạc quan của Bác.
- Lo lắng cho cuộc sống của người dân:
"Bác thương đoàn dân công..........................................Làm sao cho khỏi ướt."
"Người cha mái tóc bạc......................................Bác nhón chân nhẹ nhàng."
=> Hình ảnh Bác hiện lên lo lắng cho từng giấc ngủ của đoàn dân công, đi dém chăn cho từng chiến sĩ... Những câu thơ mang tính hiện thực gợi lên hình ảnh Bác cao cả với tấm lòng yêu thương mênh mông, gần gũi như người cha.
b. Tình yêu thiên nhiên tha thiết:
Tình yêu trăng:
"Tiếng suối trong như tiếng hát xaTrăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa"
Hai câu thơ như một bức tranh quả đúng thật là "thi trung hữu hoạ". ánh trăng lồng vào lá cổ thụ tạo nên những mảng tối đậm nhạt, đen, trắng ... gợi nên cảnh chập chùng nhiều tầng lớp, đường nét, hình khối. Nghệ thuật điệp từ tạo nên một bức tranh hoà hợp, quấn quýt, ấm áp.
=> Với những chi tiết, hình ảnh chọn lọc, đặc biệt việc sử dụng ba từ "xuân" trong một câu thơ tác giả đã cho ta thấy một bức tranh thiên nhiên đầy sắc xuân lung linh, huyền ảo, tràn ngập ánh sáng... Dù bận trăm công ngàn việc song lúc nào Bác vẫn dành cho trăng một tình cảm đậm sâu tha thiết. Các câu thơ giúp ta hiểu thêm những rung động nhạy cảm, tinh tế trước cái đẹp và tâm hồn thanh cao trong sáng của Bác.

3 tháng 10 2017

Câu 1 :

- Xác định được các từ láy và biện pháp tu từ có trong đoạn văn: 

     +  Từ láy: bâng khuâng, phập phồng, bổi hổi, xốn xang, nhớ nhung, lấm tấm.

+ Biện pháp tu từ:

Nhân hóa: mưa xuân bâng khuâng gieo hạt; mặt đất phập phồng, bổi hổi, xốn xang; hoa xoan nhớ nhung.

So sánh: mặt đất như muốn thở dài.

- Phân tích: 

+ Mưa được cảm nhận như là sự bâng khuâng gieo hạt, những hạt mưa xuân từ bầu trời xuống mặt đất một cách nhẹ nhàng, đem đến cho đất trời một sự nồng ấm.

+ Mặt đất đón mưa được cảm nhận trong cái phập phồng, chờ đợi. Có lẽ sự chờ đón đó rất lâu rồi nên mặt đất thở dài, xốn xang, bổi hổi.

+ Hoa xoan rụng được cảm nhận như cây đang rắc nhớ nhung.

* Một loạt từ láy nói về tâm trạng, cảm xúc con người kết hợp biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa để diễn tả cảnh vật, thiên nhiên đất trời lúc mưa xuân: làn mưa xuân nhẹ, mỏng, đáng yêu, đem đến hơi thở, sự sống cho thiên nhiên đất trời của mùa xuân. Mưa xuân được cảm nhận hết sức tinh tế qua tâm hồn nhạy cảm và tình yêu thiên nhiên của nhà văn Vũ Tú Nam