Nguên nhân hình thành nên hoang mạc trên trái đất, hãy giải thích rõ
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1 (trang 162 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Bài tùy bút nói về Cốm. Tác giả sử dụng các phương thức miêu tả, thuyết minh, biểu cảm, bình luận
Phương thức chủ yếu là biểu cảm, bộc lộ cảm xúc của tác giả
Bài này chia thành 3 đoạn:
+ Phần 1 (từ đầu… thuyền rồng): gợi nhớ cách làm và bán cốm
+ Phần 2 (tiếp… nhũn nhặn): Phát hiện và ca ngợi giá trị cốm gắn với phong tục của người dân tộc
+ Phần 3 (còn lại): nói về cách thưởng thức cốm, mua cốm một cách có văn hóa
Câu 2 (Trang 162 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Tác giả mở đầu bài viết về Cốm bằng những hình ảnh đẹp, cụ thể:
+ Hương thơm của lá sen, gợi nhắc mùi của thức quà thanh khiết
+ Miêu tả những bông lúa non, chứa đựng chất quý sạch của trời, nguyên liệu làm cốm
+ Cảm giác về hương thơm lá sen, màu xanh của cánh đồng, về mùi thơm mát của lúa non, giọt sữa trắng thơm trong hạt lúa phảng phất hương vị hoa cỏ
- Yếu tố tạo nên tính biểu cảm:
+ Hình ảnh đẹp, giàu sức gợi: hồ sen, đồng lúa, bông lúa, giọt sữa, ngào ngạt hương thơm
+ Tạo ra trường liên tưởng đẹp, nên thơ với tấm lòng trân quý
+ Giọng văn nhẹ nhàng, sâu lắng
Câu 3 (trang 162 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Tác giả nhận xét tục lệ sêu tết của dân ta dùng hồng và cốm là rất phù hợp
+ Cốm là thức quý dâng lên cánh đồng
+ Đem cốm với hồng làm thành vật dùng trong lễ nghi thật có ý nghĩa
+ Sự hòa hợp và tương xứng ấy được phân tích trên phương diện màu sắc, hương vị
+ Màu sắc quý giá, hài hòa, hương vị hòa hợp, nâng đỡ
Câu 4 (trang 162 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Nhận xét của tác giả trong đoạn “ Cốm là thức quà riêng biệt… nội cỏ An Nam” tinh tế và chính xác
+ Cốm là thứ quà rất độc đáo, gần gũi, gắn bó với cuộc đời làm nông của người dân
+ Nó là lễ phẩm cánh đồng dâng tặng con người với vị lúa, mọt thứ hương mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng nội
+ Cốm không còn là món quà vặt mà đã trở thành lễ phẩm dâng lên tổ tiên
→ Đoạn văn ngắn có tính khái quát cao
Câu 5 (trang 163 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Sự tinh tế khi thưởng thức món quà bình dị thể hiện:
+ Ăn cốm là sự thưởng thức, ngẫm nghĩ thì mới cảm nhận hết hương thơm, vị ngọt, sự tươi mát của lá non
+ Ăn thong thả, từng chút ít để cảm nhận hết vị ngon của cốm: vị thanh đạm của loài thảo mộc, mùi thơm ngát của sen
- Sự trân trọng của tác giả:
+ Thể hiện tấm lòng nâng niu, trân trọng của tác giả trước thức quà quý của trời đất
+ Tác giả tôn vinh, tự hào khi cốm là sự tiềm tàng nhẫn nại của thần lúa, và là lộc trời của sự khéo léo của con người.
→ Điều này thể hiện thái độ văn hóa khi thưởng thức cốm như nét đẹp văn hóa ẩm thực.
⇒ Niềm tự hào, hạnh phúc của tác giả về con người, hương vị đất trời Hà Nội
Câu 6 (trang 163 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Sự tinh tế của Thanh Lam thể hiện rõ việc miêu tả và bộc lộ cảm xúc
+ Khi hạt lúa hình thành làm nên hạt lúa non mang cái chất quý trong sạch của trời
+ Sự tinh tế còn thể hiện ở việc tác giả miêu tả, bộc lộ cảm xúc về sự hài hòa của hồng với cốm về màu sắc, hương vị được chọn làm vật phẩm dùng trong nghi lễ
+ Khi tác giả nói về cách thưởng thức cốm cho thấy khả năng phân tích cảm giác
→ Phải là người am hiểu, người tinh tế, nhạy cảm mới có thể thể hiện giá trị của một thứ quà bình dị
~ học tốt ~
Câu 1 (trang 162 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Bài tùy bút nói về Cốm. Tác giả sử dụng các phương thức miêu tả, thuyết minh, biểu cảm, bình luận
Phương thức chủ yếu là biểu cảm, bộc lộ cảm xúc của tác giả
Bài này chia thành 3 đoạn:
+ Phần 1 (từ đầu… thuyền rồng): gợi nhớ cách làm và bán cốm
+ Phần 2 (tiếp… nhũn nhặn): Phát hiện và ca ngợi giá trị cốm gắn với phong tục của người dân tộc
+ Phần 3 (còn lại): nói về cách thưởng thức cốm, mua cốm một cách có văn hóa
Câu 2 (Trang 162 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Tác giả mở đầu bài viết về Cốm bằng những hình ảnh đẹp, cụ thể:
+ Hương thơm của lá sen, gợi nhắc mùi của thức quà thanh khiết
+ Miêu tả những bông lúa non, chứa đựng chất quý sạch của trời, nguyên liệu làm cốm
+ Cảm giác về hương thơm lá sen, màu xanh của cánh đồng, về mùi thơm mát của lúa non, giọt sữa trắng thơm trong hạt lúa phảng phất hương vị hoa cỏ
- Yếu tố tạo nên tính biểu cảm:
+ Hình ảnh đẹp, giàu sức gợi: hồ sen, đồng lúa, bông lúa, giọt sữa, ngào ngạt hương thơm
+ Tạo ra trường liên tưởng đẹp, nên thơ với tấm lòng trân quý
+ Giọng văn nhẹ nhàng, sâu lắng
Câu 3 (trang 162 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Tác giả nhận xét tục lệ sêu tết của dân ta dùng hồng và cốm là rất phù hợp
+ Cốm là thức quý dâng lên cánh đồng
+ Đem cốm với hồng làm thành vật dùng trong lễ nghi thật có ý nghĩa
+ Sự hòa hợp và tương xứng ấy được phân tích trên phương diện màu sắc, hương vị
+ Màu sắc quý giá, hài hòa, hương vị hòa hợp, nâng đỡ
Câu 4 (trang 162 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Nhận xét của tác giả trong đoạn “ Cốm là thức quà riêng biệt… nội cỏ An Nam” tinh tế và chính xác
+ Cốm là thứ quà rất độc đáo, gần gũi, gắn bó với cuộc đời làm nông của người dân
+ Nó là lễ phẩm cánh đồng dâng tặng con người với vị lúa, mọt thứ hương mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng nội
+ Cốm không còn là món quà vặt mà đã trở thành lễ phẩm dâng lên tổ tiên
→ Đoạn văn ngắn có tính khái quát cao
Câu 5 (trang 163 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Sự tinh tế khi thưởng thức món quà bình dị thể hiện:
+ Ăn cốm là sự thưởng thức, ngẫm nghĩ thì mới cảm nhận hết hương thơm, vị ngọt, sự tươi mát của lá non
+ Ăn thong thả, từng chút ít để cảm nhận hết vị ngon của cốm: vị thanh đạm của loài thảo mộc, mùi thơm ngát của sen
- Sự trân trọng của tác giả:
+ Thể hiện tấm lòng nâng niu, trân trọng của tác giả trước thức quà quý của trời đất
+ Tác giả tôn vinh, tự hào khi cốm là sự tiềm tàng nhẫn nại của thần lúa, và là lộc trời của sự khéo léo của con người.
→ Điều này thể hiện thái độ văn hóa khi thưởng thức cốm như nét đẹp văn hóa ẩm thực.
⇒ Niềm tự hào, hạnh phúc của tác giả về con người, hương vị đất trời Hà Nội
Câu 6 (trang 163 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Sự tinh tế của Thanh Lam thể hiện rõ việc miêu tả và bộc lộ cảm xúc
+ Khi hạt lúa hình thành làm nên hạt lúa non mang cái chất quý trong sạch của trời
+ Sự tinh tế còn thể hiện ở việc tác giả miêu tả, bộc lộ cảm xúc về sự hài hòa của hồng với cốm về màu sắc, hương vị được chọn làm vật phẩm dùng trong nghi lễ
+ Khi tác giả nói về cách thưởng thức cốm cho thấy khả năng phân tích cảm giác
→ Phải là người am hiểu, người tinh tế, nhạy cảm mới có thể thể hiện giá trị của một thứ quà bình dị
Mỗi mùa trong tôi đều là những màu sắc và thế giới êm đẹp. Theo dòng tuần hoàn của thời gian, mùa xuân màu ngọc bích trong trẻo, mùa hè tràn đầy sức sống, mùa thu màu hổ phách ứa tràn những cảm xúc rồi cũng qua đi. Mùa đông đến, và mùa đông màu xám luôn là mùa dài nhất trong xứ sở của tôi. Đầu Đông, Bà chúa mùa Đông ban tặng riêng cho Đông một màu hoa sữa – loài hoa trắng trong, tinh khiết. Tôi gọi riêng mùa hoa sữa là mùa hoa đón đưa, màu trắng tinh khôi là màu của đến và đi, là màu của hạnh phúc và của nỗi buồn. Đông cũng vậy…
Có ai đã từng định nghĩa về mùa Đông?
Có lẽ với một số người, họ chỉ nghĩ rằng mùa Đông là mùa tiếp nối của mùa Thu; là mùa “khó ưa” nhất trong bốn mùa. Tôi lại nghĩ khác. Mùa Đông – mùa của những bàn tay đôi bạn trẻ đan xen vào nhau khi cùng bước trên con phố vắng. Mùa Đông – mùa của từng cơn gió lạnh, thổi tung bay chiếc khăn choàng ấm áp và mái tóc dài của các cô gái. Còn gì thú vị hơn khi thong thả dạo quanh các ngõ nhỏ, lắng nghe gió hát bản tình ca mùa Đông, và ngước đôi mắt lên, đếm từng chiếc lá vàng cuối cùng của mùa Thu còn sót lại? Còn gì vui hơn khi được cầm chiếc bánh nóng, cắn từng miếng thật nhẹ để cảm nhận vị nóng thấm vào từ đầu lưỡi, làm ấm đi cái bụng đang “biểu tình” giữa cơn gió buốt? Tôi yêu mùa Đông, bởi cảm giác lạnh lẽo và ấm áp xen lẫn nhau trong từng dòng cảm xúc mà chỉ Đông về mới có thể cảm nhận thật rõ rệt và sâu sắc.
Mùa Đông là mùa của yêu thương. Nhìn mẹ giục con mặc chiếc áo len mẹ mới đan cho ấm, nghe tiếng bố nhẹ nhàng hỏi xem con có lạnh không mà không khỏi nao lòng. Ngồi trong căn nhà ấm, nhìn ra ngoài đường, khi nghe thấy tiếng rao của một người bán hàng rong, ta thấy lòng dâng trào một cảm xúc mãnh liệt. Thương bác phải đi bán hàng giữa trời giá rét, không biết bác có lạnh lắm không, có đói lắm không? Và ta nghĩ đến bà ở quê, cũng phải lội ruộng để gieo từng nắm mạ. “Giờ này bà có rét không? Bà có đeo ủng và găng tay khi xuống ruộng không? Hàng trăm câu hỏi cứ cuộn tròn trong suy nghĩ của cháu, để đến lúc không thể chịu được nữa, cháu phải nhấc máy gọi cho bà, chỉ để ấp úng nói một vài câu nhắc bà mặc nhiều áo, và để nghe bà cười hiền dặn dò lại cháu nhiều điều hơn cả cháu nghĩ. Và khi cúp máy, cháu nghe thấy giọt nước mắt rơi trong tim! Cháu rất nhớ bà! Và cháu nghĩ: cháu “ghét” mùa Đông, vì nó làm bà lạnh, làm cóng đôi tay và đôi chân bà…”
Mùa Đông là mùa của sự ấm áp. Buổi tối giá lạnh, ngồi quây quần bên ấm nước chè xanh nghe bà kể chuyện ngày xưa thì còn gì vui bằng! Nhớ ngày nào mình còn bé xíu, nằm ngủ hay rúc vào lòng bà cho ấm, mà bây giờ đã lớn bổng lên rồi. Và khi nằm vào lòng bà như ngày còn nhỏ, vẫn cái cảm giác thân yêu đó ùa về, vẫn vòng tay ấm áp đó quàng ra sau lưng cháu, và kèm theo một giọng nói xen lẫn yêu thương và: “Cha bố cô, lớn rồi mà như con nít!” Cháu chợt thấy, mình còn bé nhỏ lắm! Ở bên bà, cháu vẫn luôn là con bé con như ngày nào. Cháu chợt yêu mùa Đông lạ, vì nó mà cháu thấy trân trọng hơn những giây phút được gần bên bà. Hơi thở của bà chính là ngọn lửa ấm áp, xua tan đi những lạnh giá mà không một loại quần áo, chăn mền nào ủ ấm cháu được….
Mùa Đông là mùa của những món ăn đặc biệt. Vui nhất là khi tay cầm một que kem mà nửa muốn ăn, nửa lại sợ lạnh. Chỉ cần cắn một miếng, vị ngọt đã thấm vào đầu lưỡi, lan nhanh xuống cuống họng và để lại một cái rùng mình! Ăn xong que kem, cả tay và người đều trở nên tê cóng, nhưng niềm vui thì được giữ mãi trong lòng, như một kỉ niệm đẹp. Và khi đêm xuống, dạo quanh phố cổ, bụng thì đói mà gió thổi vù vù bên tai thì còn gì vui hơn là một bát phở, một bát cháo sườn? Đôi mắt dõi theo tay bà bán phở làm phở, mũi hít hà mùi phở thơm, bụng thì đói cồn cào, cái cảm giác này vừa vui, vừa lâng lâng khó tả. Hẳn sau này lớn lên, đi xa quê hương Việt Nam yêu dấu, thứ ta nhớ da diết nhất chính là món phở ăn vào năm cùng tháng giá! Món phở gợi nhớ mùa Đông êm đẹp của quê hương. Ăn kem lạnh mùa Đông để cảm nhận giá trị của sự ấm áp, cũng như ăn phở mùa Đông để nhắc ta nhớ cơn gió lạnh làm ta xuýt xoa không ngớt…
Mùa đông làm ta cảm nhận rõ sự hiện diện của những miền băng giá trong tâm hồn. Có ai không mang những mặc cảm riêng, những giá buốt riêng? Tôi chưa từng thấy ai cả! Và tôi chỉ biết, tôi hay buồn – những nỗi buồn mênh mang vô hạn, những nỗi buồn bâng khuâng chẳng biết từ đâu đến. Hay chính cái lạnh đã thổi nỗi buồn ấy vào sâu trong trái tim tôi, để tôi hay suy tư về một nỗi niềm mỏng manh mà chỉ mùa Đông mới cảm nhận hết được? Cái lạnh làm mỗi người sống chậm rãi hơn đôi chút, và khi giống như đi chậm lại quãng đường, mỗi người lại cảm thấy thêm vững tâm, chắc chắn hơn về cuộc sống này. Mùa Đông giúp ta cảm nhận rõ về từng ngóc ngách tâm hồn của mình mà bấy lâu nay ta bỏ quên…
Mùa Đông của những người nghèo là mùa Đông cơ cực! Cha đi làm về muộn hơn vì phải lo bán cho hết số bánh mì đã lấy. Nhưng cha ơi! Trời lạnh như thế này làm gì có ai ngoài đường mà mua bánh chứ? Mẹ trở về nhà với tấm áo nâu mỏng manh lấm tấm những bụi mưa lây rây. Mùa Đông, nước dưới ruộng cóng như nước đá, vậy mà mẹ vẫn phải lội xuống với vẻ mặt bình thản kẻo con gái đứng trên bờ sẽ lo. Lạnh là vậy, mệt là vậy, nhưng khi trở về đến nhà, cả mẹ và cha đều trút bỏ những tấm áo của công việc, để vui vầy cùng các con. Ngồi thu lu bên bếp lửa, vừa nấu cơm phụ mẹ, vừa nghe mẹ hỏi tình hình học tập ở lớp, con thấy vui sướng, êm đềm trong lòng. Cha đun phích nước nóng để con gái có nước tắm và lấy nước pha trà. Bên ngoài, gió lạnh thổi vù vù, gió luồn lách qua khe cửa sổ, nhưng trong nhà, không khí ấm cúng như một ngọn lửa rực rỡ trong trái tim con, xua tan cái lạnh lẽo, dần đẩy lùi mùa Đông giá rét.
Nhiều người sợ mùa Đông, ghét mùa Đông. Họ nói: Mùa Đông lạnh lắm, mùa Đông làm khô hanh đôi bàn tay. Những cô cậu học trò không thích mùa Đông vì phải đi học trong cơn gió bấc lạnh lẽo. Người nông dân lo trận sương muối mùa Đông làm cây lúa, giàn trầu bị rét. Cả đôi khi, đứa con ghét mùa Đông vì cái lạnh làm bầm tím đôi chân mẹ mỗi khi mẹ từ ruộng trở về. Nhưng tôi không ghét mùa Đông. Có mùa Đông, ta mới thấy yêu và trân trọng vầng thái dương ấm áp của mùa Xuân – vầng thái dương chở bao nỗi mong đợi. Và mỗi một mùa Đông đến, ta biết ta đã và đang dần lớn lên, lớn để thành người, lớn để làm những việc giúp ích cho xã hội. À phải rồi, lớn để còn yêu mùa Đông nữa chứ!
hok tốt
nhớ k mk
Vẫn cơn mưa đó, vẫn hạt mưa kia, ...nhưng nay mưa không phải là một cơn mưa chợt đến và chợt đi mùa hạ, mà chính là một cơn mưa đúng nghĩa, mưa mang đến những xúc cảm lặng lẽ và âm thầm - tình cảm ấm áp trong cái lạnh mùa đông.......
Trước đây mưa mang theo những cánh phượng hồng, những lá bàng xanh và những kỉ niệm của một thời học trò đã qua - một thời mà cuộc thi chuyển cấp đã diễn ra rất sôi nổi, mang theo nhiều niềm vui và nỗi buồn của bao người, bao năm đèn sách...Mùa hè nóng, và mưa mang theo hơi ẩm của đất trời, cả hai hòa quyện vào nhau tạo nên một chữ " hạ " nóng - ẩm - chỉ một chữ mang lại biết bao nhiêu là cảm hứng sáng tác thơ văn và nhạc phẩm đã đi vào lòng người bao thế hệ.
Giờ đây chuyển đông, đất trời không mang hơi ấm nữa, ngay cả vào trưa vẫn còn cảm thấy cái " se se lạnh " trong cái ánh chói chang của nắng...Người ta thường bảo rằng trong cơn mưa ta sẽ nhìn thấy chính bản thân qua từng hạt nước rơi, qua từng giọt nước mắt lăn dài trên má. Và qua đó có thể không ít người sẽ nghĩ rằng " mưa chẳng qua chỉ là biểu tượng của sự yếu đuối, hèn nhát mà qua mưa tất cả những nỗi buồn đau sẽ trôi theo dòng nước mắt, và sẽ không có ai biết rằng ta đang khóc ???" , " mưa xấu lắm "...
Nhưng khóc trong mưa hay lao đầu bước chân ra khi ngoài trời mưa đang xối xả thì đối với mỗi người đó là cách thể hiện tâm trạng của mình. Khóc ư ? - một nhận định cũ rích vẫn còn tồn tại xưa nay : khóc là hèn nhát, yếu đuối và đó chỉ dành cho phải nữ thôi...- không một ai có quyền nói được như thế, vì khóc không đơn giản chỉ là nhu cầu sinh lí của con người, nó không định nghĩa được và chỉ xuất phát từ con tim chân thành....Tâm trạng buồn nên lao đầu vào cơn mưa để tìm cho mình một khoảng không yên bình chăng ? Đó có phải là một kẻ điên cuồng vọng tưởng không ?...
Mưa không phải là sở hữu của riêng một ai cả, cũng không phải là của riêng một mùa nào cả - chỉ đơn giản là một sự xuất hiện khác biệt ở từng giai đoạn...Nếu như cuộc đời chúng là một năm, thì mưa sẽ là tâm trạng luôn dừng lại và lắng đọng ở từng khoảnh khắc, từng " mùa " trong " năm " - Luôn xuyên suốt qua từng thế hệ , có lúc nào mưa đã nghỉ ngơi ?...Mưa đẹp có người nào hay , mưa mang sức sống đến cho muôn loài ^^
Chiến thắng bản thân chính là ta đã vượt qua số phận khắc nghiệt và dễ dàng đứng lên trong mọi hoàn cảnh : biết bao con người vẫn tất bật ngày ngày vẫn làm việc trong buổi sớm mai sương còn dọng lại trên lá, vượt qua bao cơn gió buốt tê để chờ mong một hạnh phúc ấm áp phía trước...cô lao công đường phố vẫn cần cù âm thầm quét dọn đường phố khi trời tối, chú công nhân bốc vác vẫn siêng năng khi bình minh chưa mở mắt, bác tài xế xe buýt ngày ngày vẫn bôn ba trên chiếc xe bất kể sáng sớm, ...những việc làm của họ vẫn diễn ra đều đặn thường xuyên trong trời đông, ấy thế mà họ có chịu khuất phục trước thiên nhiên đâu ? Thành thử ra chúng ta phải khâm phục và noi theo những tấm gương cao cả mà thầm lặng đó, vì chúng ta là hs - chủ nhân tương lai của đất nước - bao gian khó của thiên nhiên thời tiết sao cản chân ta tiến bước được => vượt qua kì thi lần này thôi , cố lên mọi người.
Hạ khác đông không chỉ là sự cách biệt về nhiệt độ, khác biệt về thời tiết, mà còn có sự riêng biệt về tâm trạng. Nếu hạ là sự háo hức, nhộn nhịp hè đến và pha lẫn một chút man mác buồn vì sắp sang thu, thì đông hoàn toàn là một sự tỉnh lặng âm thầm, nhưng có ai biết được đây chính là một khoảng thời gian để nuôi dưỡng biết bao hi vọng, mong chờ vào một việc gì đó, và biết đâu, một sức sống mới sẽ bật dậy lúc sang xuân thì sao - cầu vồng có xuất hiện sau cơn mưa chăng ? Mưa mùa hạ chỉ làm dịu mát cái cảm giác nóng, có vẻ oi bức của ngày hè...nhưng từ trong cái sâu thẳm của mùa đông lạnh giá, mưa thổi vào một sự ấm áp chứ không hẳn chỉ là bồi tụ thêm cho cái..."thấu xương" của tiết trời hiện nay.
sưu tầm
Mùa đông lạnh lắm ai ơi
Mùa hè nóng nực, lúa phơi đầy đường
~~hok tốt~~
Trả lời:
Gương ơi, ngươi ở trên tường
Thế gian nơi này ai đẹp như ta
Xưa nay ngươi xấu chết cha
Bây giờ ngươi xấu như ma mất hồn!
ĐỀ SỐ 1
Câu 1: (2,0 điểm)
a. Thế nào là quan hệ từ? Khi sử dụng quan hệ từ cần lưu ý điều gì?
b. Đặt câu với các cặp từ quan hệ sau:
Nếu.........thì............
Tuy.........nhưng.........
Câu 2: (2,0 điểm)
a. Chép thuộc lòng theo trí nhớ bài thơ "Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh" (Phần dịch thơ) của tác giả Lí Bạch.
b. Nêu giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của bài thơ?
Câu 3: (6,0 điểm)
Cảm nghĩ về bài thơ "Cảnh khuya" của Hồ Chí Minh.
Đáp án
Câu 1:
a) Quan hệ từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả,... giữa các bộ phận của câu giữa câu với câu trong đoạn văn. (0,5đ)
Khi nói hoặc viết, có những trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ.Đó là những trường hợp nếu không có quan hệ từ thì câu văn sẽ đổi nghĩa hoặc không rõ nghĩa. Bên cạnh đó, cũng có trường hợp không bắt buộc dùng quan hệ từ (dùng cũng được, không dùng cũng được) (0,25đ)
Có một số quan hệ từ được dùng thành cặp. (0,25đ)
b) Nếu trời mưa thì lớp em không đi tham quan nữa. (0,5đ)
Tuy nhà nghèo nhưng bạn Nam học rất giỏi. (0,5đ)
Câu 2:
a) Học sinh chép đúng cả 4 câu thơ, không sai lỗi chính tả thì đạt điểm tối đa. (Còn chép thiếu, sai lỗi chính tả giáo viên tùy theo mức độ để cho điểm). (1,0đ)
b)
* Nghệ thuật: (0,5đ)
- Từ ngữ giản dị, tinh luyện.
- Miêu tả kết hợp với biểu cảm.
* Nội dung:
Bài thơ thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thía tình quê hương của một người sống xa nhà trong đêm trăng thanh tĩnh. (1,0đ)
Câu 3:
* Mở bài: (1,0đ)
- Giới thiệu những hiểu biết về Bác Hồ
- Giới thiệu bài thơ "Cảnh khuya" và cảm nghĩ khái quát về bài thơ
* Thân bài:
Phát biểu cảm nghĩ về ND và NT của bài thơ.
Hai câu thơ đầu miêu tả cảnh thiên nhiên ở chiến rung Việt Bắc:
- Âm thanh của tiếng suối được miêu tả giống như âm thanh của tiếng hát xa. (1,0đ)
- Về hình ảnh ánh trăng lồng vào cây, hoa: Điệp từ lồng. Tạo nên một bức tranh lung linh, huyền ảo...tạo nên một bức tranh đêm rừng tuyệt đẹp, cuốn hút hồn người. (1,0đ)
Hai câu sau: Miêu tả tâm trạng của Bác trong đêm trăng sáng:
- Người chưa ngủ vì hai lí do, lí do thứ nhất là vì cảnh đẹp làm cho tâm hồn người nghệ sĩ bâng khuâng, say đắm. Lí do thứ hai: chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà, lo về cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Cảnh thiên nhiên dù đẹp đẽ, thơ mộng nhưng không làm cho Bác quên đi trách nhiệm lớn lao của một lãnh tụ cách mạng đối với dân, với nước. (1,0đ)
- Cả hai câu thơ cho thấy sự gắn bó giữa con ngưới thi sĩ đa cảm và con ngưới chiến sĩ kiên cường trong Bác. Thể hiện tấm lòng lo lắng của Bác đối với nước nhà. (1,0đ)
* Kết bài:
- Cảnh khuya là một bài thơ tứ tuyệt hay và đẹp, có sự kết hợp hài hòa giữa tính cổ điển (hình thức) và tính hiện đại (nội dung). (0,5đ)
- Bài thơ thể hiện tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và tinh thần trách nhiệm cao cả của Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam; là dẫn chứng chứng minh cho phong cánh tuyệt vời của người nghệ sĩ - chiến sĩ Hồ Chí Minh. (0,5đ)
moi truong la nhung thu xung quang chung ta
cau thu 2 em ko biet
em can nhat rac va giu xanh xach dep
moi hoc lop 5 thoi nhung..........
hoc gioi mon van day
Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, người cũng là một thi nhân có tài. Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, tuy phải bận bề trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn có thể sáng tác ra những vần thơ tuyện vời, trong đó có tuyện tác về cảnh trăng xuân: “Nguyên tiêu”:
Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên
Yên ba thâm xứ đàm quân sự
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.
Bài thơ được Bác sáng tác nguyên văn theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, một thể thơ nổi tiếng của thời Đường ở Trung Quốc. Sau này bài thơ được nhà thơ Xuân Thủy dịch và mang tên là “Rằm tháng giêng”. Bài thơ được dịch theo thể thơ lục bát, vốn là thể thơ cổ truyền của dân tộc Việt Nam:
Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Song xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.
Mở đầu bài thơ là cảnh trăng xuân tuyện đẹp ở chiến khu Việt Bắc:
Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Song xuân nước lẫn màu trời thêm xuân.
Hình ảnh “trăng” lại xuất hiện trong hai câu thơ này. Trăng là người bạn tri âm tri kỉ của Bác, vì thế, trăng trở đi trở lại trong thơ của Bác. Ngay cả trong ngục tù, hình ảnh “ánh trăng” vẫn được Bác sử dụng:
Trong tù không rượu củng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
( Ngắm trăng - Nhật kí trong tù )
Từ “xuân” được điệp lại hai lần để chỉ sự khì thế, vui tươi của mọi vật ở đây. Sông xuân, nước xuân, trời xuân và mọi vật đang hòa quyện vào nhau, cùng nhau căng tràn sức xuân. Một không gian bao lt, bát ngát tràn ngập ánh trăng và sức xuân.
Nếu ở hai câu đầu là cảnh thiên nhiên, cảnh trăng xuân ở chiến khu Việt Bắc thì ở hai câu thơ cuối, hình ảnh Bác Hồ hiện ra trong tư thế một người chiến sĩ bận lo việc nước, việc quân:
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.
Trong hoàn cảnh khó khăn đó, Bác phải họp tổng kết việc kháng chiến trên dòng song trăng. Tuy là một cuộc họp quan trọng nhưng Bác vẫn không căng thẳng, vẫn ung dung, tự tại để cảm nhận nên cảnh trăng xuân tuyệt đẹp ở Việt Bắc vào đêm khuya:
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.
Cuộc họp kết thúc vào lúc nửa đêm, khi về, chiếc thuyền nhỏ lướt nhẹ trên dòng song trăng, ánh trăng ngập tràn lòng thuyền. Một không gian bao la ngập tràn ánh trăng. Trước hoàn cảnh khó khăn như vậy mà Bác vẫn có thể sáng tác ra những vần thơ tuyệt cú như thế đủ để thấy phong thào ung dung, lạc quan của Bác.
Bài thơ vừa mang tính cổ điển, vừa mang tình thời đại, tính lịch sử. Tuy chỉ có bốn câu, mỗi câu bảy chữ nhưng bài thơ đã thể hiện hết tình cảm với thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng, phong thài ung dung, lạc quan, cốt cách thi sĩ lồng trong tâm thế chiến sĩ của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta.
Bài làm Năm 1947, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta đang trong giai đoạn khó khăn, phức tạp. Chủ tịch Hồ Chí Minh với cương vị người chỉ huy tối cao của cuộc kháng chiến không khỏi âu lo, trằn trọc. Nỗi lòng ấy của Người đã được thể hiện tinh tế trong bài thơ Cảnh khuya mà chúng ta từng đọc. Bước sang năm 1948, tình hình đất nước và sự nghiệp kháng chiến có nhiều chuyển biến khả quan. Niềm vui đang trở lại. Do đó vào đêm rằm tháng giêng (âm lịch) năm đó, sau một cuộc họp bàn việc quốc kế quân cơ, Bác đã hứng khởi sáng tác bài thơ: Nguyên tiêu (Rằm tháng giêng). Phiên âm chữ Hán : Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên, Xuân giang xuân thuỷ tiếp xuân thiên ; Yên ba thâm xử đàm quân sự, Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền. Xuân Thuỷ dịch : Rằm xuân lồng lộng trăng soi, Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân ; Giữa dòng bàn bạc việc quân, Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền. Tác phẩm thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, nguyên văn bằng chữ Hán. Nếu chúng ta dịch nghĩa của bản phiên âm thì bài thơ ấy có thể như sau : Đêm nay, đêm rằm tháng giêng, trăng đúng lúc tròn nhất, Sông xuân, nước xuân tiếp giáp với trời xuân ; Nơi sâu thẳm mịt mù khói sóng bàn việc quân, Nửa đêm quay về trăng đầy thuyền. Nhà thơ Xuân Thuỷ dịch Nguyên tiêu sang thơ tiếng Việt chuyển thành thơ lục bát, thể hiện khá tốt nội dung, ý nghĩa, nhưng đã làm hao hụt phần nào âm điệu và ngôn từ của bài thơ nguyên tác. Do đó, khi đọc bài thơ, ta cần cố gắng kết hợp bản dịch thơ với nguyên tác thì mới cảm nhận chính xác vẻ đẹp của thơ Bác. Bài Nguyên tiêu viết về đề tài tả cảnh thiên nhiên, rất gần với thơ Đường. Cả những hình ảnh, từ ngữ, âm diệu, vần điệu của bài thơ cũng vậy. Đọc bài thơ, lắng nghe âm điệu và thoáng qua các chất liệu tạo vật như trăng tròn, sông xuân, nước xuân, trời xuân, khói sóng, nửa đêm, đầy thuyền... ta có cảm giác thơ của Bác Hồ giống thơ của Trương Kế trong bài Phong Kiều dạ bạc (Đêm ngủ ở bến Phong Kiều), nhất là câu cuối của hai bài. Kết bài Phong Kiều dạ bạc, Trương Kế viết : "Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền". Hồ Chí Minh viết: "Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền", về vóc dáng, hai câu thơ gần giống nhau, nhưng về cốt cách, bản chất thì khác nhau một trời một vực. Nói khác đi, bài thơ Nguyên tiêu tuy sử dụng nhiều chất liệu cổ thi, nhưng vẫn là một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của Hồ Chí Minh, mang vẻ đẹp, sức sống và tinh thần của thời đại mới. Bác làm thơ Đường nhưng không máy móc mà đầy sáng tạo. Mỗi bài thơ của Người thể hiện tài năng và tâm hồn, trí tuệ của người chiến sĩ cách mạng hài hoà phong cách người nghệ sĩ ngày nay. Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên, Xuân giang, xuân thủy tiếp xuân thiên ; (Rằm xuân lồng lộng trăng soi, Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân) Hai câu thơ đầu vẽ ra một bức tranh thiên nhiên đêm rằm tháng giêng sáng quá, đẹp quá. Bầu trời cao rộng, thoáng đãng. Trăng tròn đầy. Cả không gian tràn ngập sức sống, trải mênh mang tường như không có giới hạn. Tất cả đều tươi trẻ, dào dạt cảnh xuân. Dòng sông mùa xuân, nước mùa xuân nối liền với bầu trời xuân. Trong nguyên tác chữ Hán, tác giả dùng điệp từ "xuân" ba lần liền mạch, nối nhau, ngân nga như một dòng nhạc xanh êm dịu. Câu thơ có bảy tiếng thì năm tiếng có thanh không: Xuân giang, xuân..., xuân thiên mang âm hưởng bay bổng, gợi cảm giác trong trẻo, rộng lớn, thảnh thơi, thanh bình, thú vị làm sao. Nhà thơ Hồ Chí Minh vẫn dùng ngòi bút chấm phá chọn nét cảnh tiêu biểu, ấn tượng, hài hoà thống nhất với nhau, đã tạo ra một bức tranh đêm rằm tháng giêng ớ chiến khu Việt Bắc năm 1948, vừa mang vẻ đẹp của tạo vật vừa ẩn dụ cho tình hình kháng chiến đầy triển vọng lúc bấy giờ. Đằng sau bức tranh ấy, là một cái nhìn, một cảm hứng, một phong thái binh tĩnh, ung dung, thanh thản của người nghệ sĩ - chiến sĩ. Đến hai câu kết của bài thơ thì chất chiến sĩ – nghệ sĩ càng hiện rõ : Yên ba thâm xứ đàm quân sự, Dạ bán quy lai nquyệt mãn thuyền. (Giữa dòng bàn bạc việc quân, Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền) Một cuộc họp bàn việc quốc kế quân cơ đã diễn ra trong đêm rằm tháng giêng ấy. Vị trí cuộc họp ở đâu ? Ở "yên ba thâm xứ" tức là ở "trên khói sóng nơi sâu thẳm", bí mật và thiêng liêng như trong huyền thoại vậy. Thế giới từng gọi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta là "cuộc kháng chiến thần thánh", có lẽ cũng căn cứ một phần vào cơ quan đầu não - những người chỉ huy kháng chiến - tài ba, huyền thoại này chăng ? Cuộc họp ấy đã bàn bạc, nhận định và quyết định những điều gì, chúng ta khống biết. Song điều chắc chắn chúng ta có thể tin được là cuộc họp ấy đã thành công rực rỡ, đem lại niềm vui, niềm tin cho mọi người. Do đó, lúc tan họp, mọi người ra về giữa đêm khuya, thấy trời như sáng ra, trăng như tròn hơn, ánh trăng ăm ắp đầy cả khoang thuyền: "Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền" (Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền). Cả câu thơ nguyên tác lẫn câu thơ dịch đều đẹp. Những chiến sĩ kháng chiến chống ngoại xâm như được ngồi trên ánh sáng, tắm trong ánh trăng. Tất cả, ánh trăng rằm trên bầu trời Tổ quốc, con thuyền trên dòng sông quê hương và những tướng lĩnh của cuộc kháng chiến, tiêu biểu nhất là Hồ Chí Minh đã hoà hợp với nhau, cùng toả sáng cho nhau trong sức sống thanh xuân, trong niềm lạc quan và niềm tin chiến thắng. Có thể nói, nếu bài Cảnh khuya thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu nước, mối lo âu và tinh thần trách nhiệm đối với sự nghiệp của đất nước thì bài "Nguyên tiêu" vừa nối tiếp vữa nâng cao những cảm hứng ấy của Bác Hồ, đồng thời thê hiện rõ hơn tinh thần chủ động, phong thái ung dung, lạc quan, niêm tin vững chắc ở sự nghiệp cách mạng của vị lãnh tụ, người chiên sĩ - người nghệ sĩ Hồ Chí Minh. Bài thơ vừa mang âm điệu cổ điển vừa thể hiện tinh thần thời đại, khoe khoắn, trẻ trung. Nhờ đó, đêm rằm tháng giêng năm 1948 ấy vốn đã sáng, càng thêm sáng vì có nhiều niềm vui toả sáng...
- do con người : dân chặt cây phá rừng làm rẫy hay lấy củi đốt nhiều năm rừng không còn. VN có thêm lâm tặc và khai thác bô xít thải bùn đỏ giết thực vật. Khói bụi hóa chất tạo mưa acít giết cây cỏ.
- do súc vật : các đàn gia súc gặm cỏ quá độ làm mặt cỏ không lên được, gặp hạn hán chúng chết. Loài sóc gặm nhắm tại châu Úc ăn hết vỏ cây, cây chết; nhiều vùng bị sa mạc hóa vì loại sóc này. Úc trồng nhiều chủng loại bạch đàn và keo tràm chống sa mạc hóa.
trả lời:
đó là do mẹ thiên nhiên
\(\text{rất vui vì bạn chưa chết}\)