K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 12 2018

Mỗi người hẳn đều lưu giữ và khắc ghi trong trái tim mình hình ảnh một người thân yêu để họ sẽ trở thành niềm tin, động lực và ý nghĩa trong cuộc đời của chúng ta. Họ là những người luôn ở lại dù chúng ta có bay xa, bay cao, hay mải miết với những điều mới mẻ, họ luôn vững chãi và chân thành yêu thương ta. Và với tôi, người ấy là mẹ.

Mẹ tôi không còn trẻ, những tháng năm dầm mưa dãi nắng nuôi nấng tôi dần trưởng thành đã thấm mệt, đã lấy đi thanh xuân của mẹ. dường như mỗi khi nhìn vào mẹ, từ nụ cười đến ánh mắt hay bất kì một hành động nhỏ nào đấy, nó gợi cho tôi cái gì đó là chiều dài của lịch sử cội nguồn dân tộc, chiều rộng của yêu thương bao la và chiều sâu của nội tâm, của những trăn trở cả đời vì chúng tôi. Tôi nhìn vao mẹ để thấy tôi khi đã ở tuổi hoa niên, để thấy tháng năm và cả nét đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam bao đời.

Mẹ tôi không phải là người nghiêm khắc nhưng mẹ không chiều chuông chúng tôi vô lí, không phải lúc não cũng ngọt bùi, cũng có cả những đắng cay và roi vọt, nhưng chính những roi vọt ấy đã khiến chúng tôi trưởng thành và càng thêm yêu mẹ.

Liệu trong cuộc sống bạn có tìm được ai yêu bạn vô điều kiện như vậy.
Mẹ sẵn sàng hi sinh tuổi đời của mẹ vì tuổi trẻ của ta.
Hi sinh tình yêu và lòng bao dung để ta trìu mến lớn lên, để ta mãnh mẽ và tin vào chính mình.
Từ những việc nhỏ nhất, bát cơm ta ăn, tấm áo ta mặc, đôi dép ta đỉ, quyển sách thơm tho ta được học đều là từ giọt mồ hôi và nước mắt mẹ kết thành.

Mẹ không hề tính phí, không hề đòi ta trả lãi, cũng không hay kể lể về sự hi sinh ấy. Mẹ chỉ âm thầm, bền bỉ, kiên cường nhỏ xuống lòng ta những giọt mồ hôi mặn chát, giọt nước mắt đắng cay đã thấm vào đất, vào trời, vào biển mà đôi khi lòng ta lại chưa đủ sâu để hưởng trọn những giọt ngọc ấy.

Mẹ là tất cả những hi sinh, yêu thương và vĩ đại của thế giới, mẹ cho ta một thế giới để sống tốt hơn, cho ta những điều kiện tuyệt vời nhất đẻ phát triển, trưởng thành. Nêu ví những loài hoa là sự bất tử của vẻ đẹp, của hương sắc thì mẹ là tất cả những điều ấy, và mẹ còn là cả thế giới rộng lớn ấy. Mẹ hi sinh thật nhiều còn ta lại quá nhỏ để hiểu trọn nỗi lòng người mẹ. mẹ đi suốt những tháng năm cuộc đời của ta bằng những câu ca dao hay lời hát ru, những nụ cười và cái ôm ấm áp để vững lòng vào con đường ta đang đi, và rồi bỗng giật mình tự hỏi ta đã làm gì cho người mẹ, người phụ nữ thiêng liêng mà cũng rất đỗi bình dị ấy?

Tôi yêu mẹ tôi từ đôi bàn tay ầy gầy xương xương, đến những giọt nước mắt chắt ra từ huyết quản và cả những chiếc áo mang dáng hình mẹ đã khắc ghi cùng xứ sở. Cảm ơn mẹ vì cho con cuộc sống, cảm ơn mẹ vì đã khiến sự sống ấy thêm phần ý nghĩa.

"Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đang thức vì chúng con.

Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời"

Văn mẫu lớp 7

Cứ mỗi lần nghe những câu thơ này của nhà thơ Trần Quốc Minh vang lên, thì em lại chợt nghĩ đến người mẹ thân yêu của em. Em cảm thấy thật bất hạnh cho những ai không có mẹ, bởi vì mẹ là người dành trọn mọi sự thương yêu chăm sóc cho chúng ta. Và mẹ em chính là nguời như vậy đó.

Mẹ năm nay đã gần bốn mươi tuổi nhưng ai cũng nói mẹ già hơn so với tuổi, có lẽ vì gánh nặng cuộc đời chăng? Công việc của mẹ rất giản dị đó chính là làm ruộng. Sở thích của mẹ rất khác với mọi người, đó chính là làm việc. Mẹ có dáng người dong dỏng cao, nước da ngăm đen đã bị rám nắng, mái tóc của mẹ dài ngang lưng đã bị cháy nắng ngoài đồng ruộng, nắng chói để đem lại cho em một cuộc sống ấm no. Khi đi làm mẹ thường búi tóc lên, để lộ ra mấy cộng tóc xoăn trông thật duyên dáng. Đi với mái tóc ấy chính là khuôn mặt hình trái xoan của mẹ. Vầng trán của mẹ cao rộng, có lúc nheo lại lộ vẻ suy tư. Năm tháng, thời gian đã hằn lên khuôn mặt mẹ những nếp nhăn nho nhỏ.

Nhưng thời gian cũng không thể xóa nhòa được nét dịu hiền, phúc hậu trên khuôn mặt ấy. Đôi mắt mẹ đen láy thấm đượm sự bao dung, trìu mến. Người ta thường nói "Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn" quả là không sai. Nhìn vào đôi mắt mẹ, em có thể đoán được những suy nghĩ trong mẹ. Những lúc em làm được việc tốt đôi mắt ấy hạnh phúc như cười. Và cũng từng đỏ hoe khi mỗi lần em làm điều sai trái. Nhìn vào đôi mắt mẹ, em tự trách mình vì đã làm mẹ buồn. Cùng với đôi mắt mẹ là cặp lông mi dài và đôi chân mày lá liễu dày. Mũi mẹ cao cao, cái miệng nho nhỏ, khi cười để lộ hàm răng trắng, đều như hạt bắp.

"Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm"

Đúng vậy! nhờ có bàn tay đầy nghị lực của mẹ đã nuôi em khôn lớn đến chừng này. Bàn tay ấy đã bị bao chai sạn, hằn những vết nứt nẻ. Bao nhiêu vết là bấy nhiêu vất vả gian lao của mẹ. Đôi bàn chân cũng vậy, nó cũng đã bị nứt nẻ. Những khi trời trở lạnh, đôi bàn chân ấy lại đau, nhức khiến mẹ phải ngâm vào nước muối. Đôi vai mẹ gầy gộc đã trở bao nhiêu là mưa nắng. Nhìn tất cả những thứ ấy em cảm thấy yêu mẹ thật nhiều, thật nhiều.

Nhìn bàn tay mẹ chăm sóc từng đám lúa, luống rau, em cảm thấy mẹ yêu cây cỏ đến chừng nào. Mẹ là một người mà không thể thiếu trong gia đình. Hằng ngày, mẹ như một cô tấm với những công việc như nấu ăn, giặt giũ, dọn nhà... thật nhanh nhẹn, gọn gàng. Dù nhà cửa có bề bộn đến mấy, mà nếu được bàn tay siêng năng của mẹ thì sẽ trở nên gọn gàng. Vì lo cho cuộc sống của gia đình mà mẹ chẳng bao giờ rảnh rỗi cả, hết việc nhà rồi lại làm ruộng.

Mẹ là một người luôn dành trọn mọi sự yêu thương và lo toan cho em. Lúc em làm điều gì sai trái, mẹ không la mắng gì đâu mà mẹ dạy em những điều hay lẽ phải, khiến em luôn ghi nhớ trong lòng. Tuy mẹ bận rộn lắm nhưng mẹ vẫn luôn quan tâm tới công việc học hành của em. Lúc em đau ốm, mẹ là bàn tay ấm áp, che chở cho em vượt qua.

Đối với mọi người trong làng xóm, mẹ rất hòa nhã, cởi mở với họ nên ai cũng quý mến mẹ. Trong công việc, mẹ rất nhiệt tình nên mỗi lần đi dặm hay gặt lúa thì ai cũng kêu mẹ đi.

Thế đấy! Người mẹ thân yêu của em là như vậy đó, mẹ là một người rất yêu thương đứa con của mình. Em yêu mẹ lắm! Yêu mẹ rất nhiều. Em tự nhủ rằng sẽ cố gắng học tập thật giỏi để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, mai sau đền đáp công ơn to lớn của mẹ đã bao năm chăm lo cho em từ miếng ăn đến giấc ngủ.

"Mẹ như biển cả mênh mông

Con luôn ghi nhớ công ơn của người".

Phần I. Văn: (2 điểm)Câu 1: (1 điểm)Chép lại nguyên văn phần dịch thơ của bài: “Sông núi nước Nam” (Nam quốc sơn hà) của Lí Thường Kiệt.Câu 2: (1 điểm)Vì sao : Bài thơ  “Sông núi nước Nam” được coi như là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta? Từ bài thơ đó em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của mình đối với đất nước ?Phần II. Tiếng Việt...
Đọc tiếp

Phần I. Văn: (2 điểm)

Câu 1: (1 điểm)

Chép lại nguyên văn phần dịch thơ của bài: “Sông núi nước Nam” (Nam quốc sơn hà) của Lí Thường Kiệt.

Câu 2: (1 điểm)

Vì sao : Bài thơ  “Sông núi nước Nam” được coi như là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta? Từ bài thơ đó em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của mình đối với đất nước ?

Phần II. Tiếng Việt : (2 điểm)

Câu 1: (1 điểm)

Điệp ngữ là gì?

Câu 2: (1 điểm)

Tìm và chỉ ra tác dụng của  phép điệp ngữ trong đoạn thơ sau:

Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ

Tiếng gà ai nhảy ổ:

Cục cục tác cục ta

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ.

( Trích “Tiếng gà trưa” – Xuân Quỳnh)

Phần III. Tập làm văn: (6 điểm)                                   

Đề bài : Cảm nghĩ về bà (bà nội hoặc bà ngoại) của em.

0
 Phần trắc nghiệm (3 đ): Hãy chọn đáp án đúng trong các câu sau:1: Ca dao không có đặc điểm nào trong các đặc điểm dưới đây?A. Diễn tả đời sống tình cảm của nhân dân lao động.B. Khái quát, đúc kết kinh nghiệm sống, kinh nghiệm sản xuất.C. Hình thức thường ngắn gọn và chủ yếu viết theo thể lục bát.D. Thường hay lặp lại các hình ảnh, kết cấu, ngôn ngữ.2: Hai câu thơ sau sử dụng...
Đọc tiếp

 Phần trắc nghiệm (3 đ): Hãy chọn đáp án đúng trong các câu sau:

1: Ca dao không có đặc điểm nào trong các đặc điểm dưới đây?

A. Diễn tả đời sống tình cảm của nhân dân lao động.

B. Khái quát, đúc kết kinh nghiệm sống, kinh nghiệm sản xuất.

C. Hình thức thường ngắn gọn và chủ yếu viết theo thể lục bát.

D. Thường hay lặp lại các hình ảnh, kết cấu, ngôn ngữ.

2: Hai câu thơ sau sử dụng dạng điệp ngữ nào?

“ Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.”

A. Điệp ngữ cách quãng

B. Điệp ngữ nối tiếp

C. Điệp ngữ chuyển tiếp

3: Trong những cụm từ sau, cụm từ nào khôngphải thành ngữ

A. Đầu bò đầu bướu               C. Chú bò tìm bạn

B. Lo bò trắng răng                 D. Kêu như bò giống

4: Thể loại nào sau đây không thuộc văn biểu cảm?

A.    Kí sự                                             C. Thơ trữ tình

B. Ca dao                                           D. Tùy bút

5: Qua hình ảnh chiếc bánh trôi nước, Hồ Xuân Hương muốn nói điều  về người phụ nữ?

A. Vẻ đẹp hình thể                           C. Số phận bất hạnh

B.  Vẻ đẹp tâm hồn                D.Vẻ đẹp  số phận long đong

6: Hình ảnh nào cùng xuất hiện trong hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh?

A. Dòng suối                                     C. Ánh trăng

B. Tiếng hát                                      D. Bầu trời

II. Phần tự luận( 7đ)

1: (2 đ) Tại sao truyện ngắn viết về cuộc chia tay của hai anh em Thành và Thủy nhưng lại lấy nhan đề là “Cuộc chia tay của những con búp bê” ?

2:(1 đ) Đọc đoạn thơ sau:

“Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ.”

(Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh – Ngữ văn 7, tập1)

Trong đoạn thơ trên tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó đối với việc thể hiện nội dung đoạn thơ ?

3: (4 đ) Đọc đoạn thơ sau:

 “…Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,

Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.

Dừng chân đứng lại, trời non nước,

Một mảnh tình riêng, ta với ta.”

(Qua Đèo Ngang – Bà Huyện Thanh Quan – Ngữ văn 7, Tập 1)

Phát biểu cảm nghĩ của em về đoạn thơ trên ?

0
 Phần trắc nghiệm (3 đ): Hãy chọn đáp án đúng trong các câu sau:1: Ca dao không có đặc điểm nào trong các đặc điểm dưới đây?A. Diễn tả đời sống tình cảm của nhân dân lao động.B. Khái quát, đúc kết kinh nghiệm sống, kinh nghiệm sản xuất.C. Hình thức thường ngắn gọn và chủ yếu viết theo thể lục bát.D. Thường hay lặp lại các hình ảnh, kết cấu, ngôn ngữ.2: Hai câu thơ sau sử dụng...
Đọc tiếp

 Phần trắc nghiệm (3 đ): Hãy chọn đáp án đúng trong các câu sau:

1: Ca dao không có đặc điểm nào trong các đặc điểm dưới đây?

A. Diễn tả đời sống tình cảm của nhân dân lao động.

B. Khái quát, đúc kết kinh nghiệm sống, kinh nghiệm sản xuất.

C. Hình thức thường ngắn gọn và chủ yếu viết theo thể lục bát.

D. Thường hay lặp lại các hình ảnh, kết cấu, ngôn ngữ.

2: Hai câu thơ sau sử dụng dạng điệp ngữ nào?

“ Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.”

A. Điệp ngữ cách quãng

B. Điệp ngữ nối tiếp

C. Điệp ngữ chuyển tiếp

3: Trong những cụm từ sau, cụm từ nào khôngphải thành ngữ

A. Đầu bò đầu bướu               C. Chú bò tìm bạn

B. Lo bò trắng răng                 D. Kêu như bò giống

4: Thể loại nào sau đây không thuộc văn biểu cảm?

A.    Kí sự                                             C. Thơ trữ tình

B. Ca dao                                           D. Tùy bút

5: Qua hình ảnh chiếc bánh trôi nước, Hồ Xuân Hương muốn nói điều  về người phụ nữ?

A. Vẻ đẹp hình thể                           C. Số phận bất hạnh

B.  Vẻ đẹp tâm hồn                D.Vẻ đẹp  số phận long đong

6: Hình ảnh nào cùng xuất hiện trong hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh?

A. Dòng suối                                     C. Ánh trăng

B. Tiếng hát                                      D. Bầu trời

II. Phần tự luận( 7đ)

1: (2 đ) Tại sao truyện ngắn viết về cuộc chia tay của hai anh em Thành và Thủy nhưng lại lấy nhan đề là “Cuộc chia tay của những con búp bê” ?

2:(1 đ) Đọc đoạn thơ sau:

“Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ.”

(Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh – Ngữ văn 7, tập1)

Trong đoạn thơ trên tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó đối với việc thể hiện nội dung đoạn thơ ?

3: (4 đ) Đọc đoạn thơ sau:

 “…Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,

Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.

Dừng chân đứng lại, trời non nước,

Một mảnh tình riêng, ta với ta.”

(Qua Đèo Ngang – Bà Huyện Thanh Quan – Ngữ văn 7, Tập 1)

Phát biểu cảm nghĩ của em về đoạn thơ trên ?

0
15 tháng 12 2018

Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

15 tháng 12 2018

Nếu bạn muốn đăng những câu hỏi không liên quan đến Toán, Văn và Tiếng Anh thì vào trang H.vn nhé ^^

15 tháng 12 2018

1.mực và ốc sên cùng một ngành thân mềm vì chúng có nhiều đặc điểm giống nhau (sgk) nhưng mực và bạch tuộc bơi nhanh hơn ốc sên , trai do lớp vỏ đá vôi của mực đã bị tiêu biến qua quá trình tiến hóa( lớp vỏ tiêu biến làm mực và bạch tuộc di chuyển nhanh hơn) còn ốc sên,trai do nếu tiêu biến lớp vỏ nó sẽ không có '' vũ khí '' để bảo vệ mình nhưng lại làm cho nó di chuyển chậm hơn

note:mực và bạch tuộc tiêu biến được lớp vỏ vì chúng còn những vũ khí lợi hại để có thể tự bảo vệ mình như :xúc tu hay túi mực

2.phân tích ;

thân cá chép thon dài , đầu thuôn nhọn gắn chặt với thân làm giảm sức cản của nước

mắt cá không có mi , màng mắt tiếp xúc với môi trường nước giúp mắt cá không bị khô

vảy cá có da bao bọc trong da có tuyến tiết chất nhày giảm ma sát với môi trường nước

vảy cá xếp như ngói lợp giúp cá dễ dàng di chuyển theo chiều ngang

vây cá gồm nhiều tia vây căng bời màng da mỏng khớp động với thân có tác dụng như mái chèo

15 tháng 12 2018

Câu 1 (trang 162 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Bài tùy bút nói về Cốm. Tác giả sử dụng các phương thức miêu tả, thuyết minh, biểu cảm, bình luận

Phương thức chủ yếu là biểu cảm, bộc lộ cảm xúc của tác giả

Bài này chia thành 3 đoạn:

     + Phần 1 (từ đầu… thuyền rồng): gợi nhớ cách làm và bán cốm

     + Phần 2 (tiếp… nhũn nhặn): Phát hiện và ca ngợi giá trị cốm gắn với phong tục của người dân tộc

     + Phần 3 (còn lại): nói về cách thưởng thức cốm, mua cốm một cách có văn hóa

15 tháng 12 2018

Câu 2 (Trang 162 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Tác giả mở đầu bài viết về Cốm bằng những hình ảnh đẹp, cụ thể:

     + Hương thơm của lá sen, gợi nhắc mùi của thức quà thanh khiết

     + Miêu tả những bông lúa non, chứa đựng chất quý sạch của trời, nguyên liệu làm cốm

     + Cảm giác về hương thơm lá sen, màu xanh của cánh đồng, về mùi thơm mát của lúa non, giọt sữa trắng thơm trong hạt lúa phảng phất hương vị hoa cỏ

- Yếu tố tạo nên tính biểu cảm:

     + Hình ảnh đẹp, giàu sức gợi: hồ sen, đồng lúa, bông lúa, giọt sữa, ngào ngạt hương thơm

     + Tạo ra trường liên tưởng đẹp, nên thơ với tấm lòng trân quý

     + Giọng văn nhẹ nhàng, sâu lắng