K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 12 2018

-Bạn tha thứ cho người mà trước kia đã hiểu lầm và nói xấu bạn.

-Bỏ qua lỗi nhỏ của một bạn trong lớp đối xử không tốt với mình.

-Thuyết phục,góp ý giúp bạn sửa chữa lỗi lầm mà bạn gây ra cho mình.

-Khuyên nhủ cho bạn về hành vi xấu bạn gây ra cho mình.

-Bạn vẫn đối xử tốt với người đã đối xử tệ bạc với mình.

16 tháng 12 2018

Nhầm :v Nêu kích thước của bầu đất

16 tháng 12 2018

https://h7.net/cong-nghe-7/bai-23-lam-dat-gieo-uom-cay-rung-l6728

16 tháng 12 2018

Mỗi người hẳn đều lưu giữ và khắc ghi trong trái tim mình hình ảnh một người thân yêu để họ sẽ trở thành niềm tin, động lực và ý nghĩa trong cuộc đời của chúng ta. Họ là những người luôn ở lại dù chúng ta có bay xa, bay cao, hay mải miết với những điều mới mẻ, họ luôn vững chãi và chân thành yêu thương ta. Và với tôi, người ấy là mẹ.

Mẹ tôi không còn trẻ, những tháng năm dầm mưa dãi nắng nuôi nấng tôi dần trưởng thành đã thấm mệt, đã lấy đi thanh xuân của mẹ. dường như mỗi khi nhìn vào mẹ, từ nụ cười đến ánh mắt hay bất kì một hành động nhỏ nào đấy, nó gợi cho tôi cái gì đó là chiều dài của lịch sử cội nguồn dân tộc, chiều rộng của yêu thương bao la và chiều sâu của nội tâm, của những trăn trở cả đời vì chúng tôi. Tôi nhìn vao mẹ để thấy tôi khi đã ở tuổi hoa niên, để thấy tháng năm và cả nét đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam bao đời.

Mẹ tôi không phải là người nghiêm khắc nhưng mẹ không chiều chuông chúng tôi vô lí, không phải lúc não cũng ngọt bùi, cũng có cả những đắng cay và roi vọt, nhưng chính những roi vọt ấy đã khiến chúng tôi trưởng thành và càng thêm yêu mẹ.

Liệu trong cuộc sống bạn có tìm được ai yêu bạn vô điều kiện như vậy.
Mẹ sẵn sàng hi sinh tuổi đời của mẹ vì tuổi trẻ của ta.
Hi sinh tình yêu và lòng bao dung để ta trìu mến lớn lên, để ta mãnh mẽ và tin vào chính mình.
Từ những việc nhỏ nhất, bát cơm ta ăn, tấm áo ta mặc, đôi dép ta đỉ, quyển sách thơm tho ta được học đều là từ giọt mồ hôi và nước mắt mẹ kết thành.

Mẹ không hề tính phí, không hề đòi ta trả lãi, cũng không hay kể lể về sự hi sinh ấy. Mẹ chỉ âm thầm, bền bỉ, kiên cường nhỏ xuống lòng ta những giọt mồ hôi mặn chát, giọt nước mắt đắng cay đã thấm vào đất, vào trời, vào biển mà đôi khi lòng ta lại chưa đủ sâu để hưởng trọn những giọt ngọc ấy.

Mẹ là tất cả những hi sinh, yêu thương và vĩ đại của thế giới, mẹ cho ta một thế giới để sống tốt hơn, cho ta những điều kiện tuyệt vời nhất đẻ phát triển, trưởng thành. Nêu ví những loài hoa là sự bất tử của vẻ đẹp, của hương sắc thì mẹ là tất cả những điều ấy, và mẹ còn là cả thế giới rộng lớn ấy. Mẹ hi sinh thật nhiều còn ta lại quá nhỏ để hiểu trọn nỗi lòng người mẹ. mẹ đi suốt những tháng năm cuộc đời của ta bằng những câu ca dao hay lời hát ru, những nụ cười và cái ôm ấm áp để vững lòng vào con đường ta đang đi, và rồi bỗng giật mình tự hỏi ta đã làm gì cho người mẹ, người phụ nữ thiêng liêng mà cũng rất đỗi bình dị ấy?

Tôi yêu mẹ tôi từ đôi bàn tay ầy gầy xương xương, đến những giọt nước mắt chắt ra từ huyết quản và cả những chiếc áo mang dáng hình mẹ đã khắc ghi cùng xứ sở. Cảm ơn mẹ vì cho con cuộc sống, cảm ơn mẹ vì đã khiến sự sống ấy thêm phần ý nghĩa.

1. Mở bài:

  • Giới thiệu được người mẹ mà em yêu quý nhất
  • Tình cảm, ấn tượng của em về mẹ.

2. Thân bài

a. Giới thiệu một vài nét tiêu biểu về mẹ: Mái tóc, giọng nói, nụ cười, ánh mắt

  • Hoàn cảnh kinh tế gia đình ... công việc làm của mẹ, tính tình, phẩm chất.

b. Tình cảm của mẹ đối với những người xung quanh

  • Ông bà nội, ngoại, với chồng con ...
  • Với bà con họ hàng, làng xóm ...

c. Gợi lại những kỉ niệm của em với mẹ.

  • Nêu những suy nghĩ và mong muốn của em đối với mẹ.

3. Kết bài:

  • Ấn tượng, cảm xúc của em đối với mẹ
  • Liên hệ bản thân ... lời hứa.
16 tháng 12 2018

- Trong suốt hơn một nghìn năm, giai cấp phong kiến châu Âu đã lấy kinh thánh của đạo Ki-tô làm cơ sở tư tưởng chính thống của mình và dựa vào Giáo hội để thống trị nhân dân về mặt tinh thần.

- Vì vậy, giai cấp tư sản đang lên coi Giáo hội là một thế lực cản trở bước tiến của họ nên họ đòi thay đổi và “cải cách” tổ chức Giáo hội đó, phong trào Cải cách tôn giáo xuất hiện. ( không chắc đúng ) 

 Những điểm giống và khác nhau trong cách đánh quân xâm lược Nguyên ở cuộc kháng chiến lần thứ hai và lần thứ ba : Dựa vào diễn biến cuộc kháng chiến lần thứ ba để biết được cách đánh giặc của nhà Trần, khi quân giặc mới tấn công vào xâm lược nước ta, với một lực lượng quân sự mạnh thì nhà Trần đã thực hiện những chủ trương, kế sách gì và khi quân giặc lâm vào tình thế khó khăn thì nhà Trần đã làm gì. Có giống với chủ trương kế sách của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ hai. Đồng thời, dựa vào diễn biến trận Bạch Đằng đánh đắm đoàn thuyền lương của giặc để thấy những điểm khác nhau trong kháng chiến lần thứ ba. Căn cứ vào những biểu hiện giống và khác nhau giữa lần kháng chiến thứ hai và thứ ba để trả lời.

Hok tốt 

Ko chắc !!

16 tháng 12 2018

ko hỏi cái giống và khác đâu

2)Viết 1 đoạn văn ngắn  về chủ đề tình cảm của con đối vs ba mẹ 

                                                                                 Mẹ - mặt trời của con

“Mẹ thương con có hay chăng
Thương từ khi thai nghén trong lòng
Mấy nắng sớm chiều mưa ròng
Chín tháng so chín năm, gian khó tính khôn cùng
A á ru hời ơ hời ru…”

Cho đến tận bây giờ, lời ru ầu ơ thuở thơ bé của mẹ vẫn còn mãi vang trong tâm hồn tôi. Lúc nào cũng vậy, mẹ luôn là người thương yêu, săn sóc các con của mình. Mẹ tôi còn hi sinh bao điều để nuôi nấng, dưỡng dục tôi khôn lớn.
Mẹ tôi đã rất vất vả để sinh ra tôi. Nghe bà tôi kể, hồi có mang tôi, mẹ tôi gầy yếu lắm. Bà bảo chắc do tôi ở trong bụng quá nghịch ngợm nên mẹ luôn ốm nghén, chẳng ăn được nhiều. Sau chín tháng mười ngày, mẹ sinh đón cậu con trai đầu lòng với tất cả niềm hạnh phúc nhất. Mẹ đã thức hằng đêm để trông nom tôi có giấc ngủ tròn. Từ bé tới giờ, tôi chẳng thể nhớ nổi mình ốm sốt bao nhiều lần, chỉ hình dung được gương mặt lo lắng của mẹ.
Mẹ luôn yêu thương tôi và dành cho tôi những điều tốt đẹp nhất. Sáng sớm, mẹ thức dậy nấu cho tôi những món ăn hấp dẫn. Chiều tan học, tôi lại được sà vào vòng tay đầy thương yêu của mẹ. Mẹ tôi là một cô giáo. Với tôi, mẹ là cô giáo đầu tiên và vĩ đại nhất cuộc đời. Hồi bốn tuổi, tôi đã bắt đầu học cách cầm bút. Nhưng tôi lại thuận tay trái. Mẹ đã cầm tay tôi, đưa từng nét chữ đầu tiền, rèn cho tôi cách cầm bút bằng tay phải. Những ngày đầu, tôi vô cùng nản chí. Cầm bút không thuận tay nên tay tôi mỏi rã rời, những dòng chữ cứ nguệch ngoạc. Tôi vẫn gắng viết nhưng trong lòng cảm thấy ấm ức. Mắt tôi ứa đầy nước. Mẹ lại gần, nhẹ nhàng cầm lấy chiếc bút chì và ôm tôi vào lòng. Mẹ thủ thỉ những lời động viên ấm áp. Từ hôm đó, tôi học được cách kiên nhẫn, viết từng nét, từng nét thật chậm.
Dù đã mười tuổi, tôi vẫn thích được nằm ngủ trong vòng tay mẹ, được nghe những ru ầu ơ ngọt ngào thuở nhỏ. Bởi tôi biết, vòng tay ấy, lời ru ấy là những gì yêu thương nhất, tình cảm nhất mẹ dành cho tôi. Đứa con nghịch ngợm này nhất định sẽ không làm đôi mắt mẹ buồn, sẽ chăm ngoan và sẽ khôn lớn trưởng thành


 

16 tháng 12 2018

a, - là từ láy

-td: tăng hiệu quả cho diễn đạt

      giúp ng đọc hình dung dc khung cảnh hoang sơ, vắng vẻ của Đèo Ngang

16 tháng 12 2018

Còn câu b, ai giúp với :(((

I. Trắc nghiệm khách quan (2,5 điểm, 10 câu, mỗi câu 0,25 điểm)Khoanh tròn vào chỉ một chữ cái trước câu trả lời đúng.1. Bài thơ Sông núi nước Nam thường được gọi là gì?A. Hồi kèn xung trậnB.Khúc ca khải hoànC.Áng thiên cổ hùng vănD.Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên2. Bài Sông núi nước Nam được viết cùng thể thơ với bài nào?A. Phò giá về kinhB.Bài ca Côn SơnC.Bánh trôi nướcD.Qua Đèo...
Đọc tiếp

I. Trắc nghiệm khách quan (2,5 điểm, 10 câu, mỗi câu 0,25 điểm)

Khoanh tròn vào chỉ một chữ cái trước câu trả lời đúng.

1. Bài thơ Sông núi nước Nam thường được gọi là gì?

A. Hồi kèn xung trận

B.Khúc ca khải hoàn

C.Áng thiên cổ hùng văn

D.Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên

2. Bài Sông núi nước Nam được viết cùng thể thơ với bài nào?

A. Phò giá về kinh

B.Bài ca Côn Sơn

C.Bánh trôi nước

D.Qua Đèo Ngang

3. Bài thơ Sông núi nước Nam ra đời trong hoàn cảnh nào?

A. Ngô Quyền đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng.

B.Lý Thường Kiệt chống quân Tống trên sông Như Nguyệt.

C.Trần Quang Khải chống giặc Nguyên ở bến Chương Dương.

D.Quang Trung đại phá quân Thanh.

4. Bài thơ Sông núi nước Nam đã nêu bật điều gì?

A. Nước Nam là đất nước có chủ quyền và không một kẻ thù nào xâm phạm được.

B.Nước Nam là một đất nước có truyền thống văn hiến từ ngàn xưa.

C.Nước Nam rộng lớn và hùng mạnh, có thể sánh ngang với các cường quốc khác.

D.Nước Nam có nhiều anh hùng sẽ đánh tan giặc ngoại xâm.

5. Từ nào sau đây không đồng nghĩa với từ sơn hà?

A. Giang sơn

B.Sông núi

C.Đất nước

D.Sơn thuỷ

6. Nghệ thuật nổi bật của bài thơ Sông núi nước Nam là gì?

A. Sử dụng nhiều biện pháp tu từ và ngôn ngữ giàu cảm xúc

B.Sử dụng điệp ngữ và các yếu tố trùng điệp

C.Ngôn ngữ sáng rõ, cô đúc, hoà trộn giữa ý tưởng và cảm xúc

D.Nhiều hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng

7. Trong các bài thơ sau, bài nào là thơ Đường?

A. Phò giá về kinh

B.Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

C.Cảnh khuya

D.Rằm tháng giêng

8. Nhận xét nào sau đây không đúng về tác phẩm trữ tình?

A. Tác phẩm trữ tình thuộc kiểu văn bản biểu cảm.

B.Tác phẩm trữ tình chỉ dùng lối bày tỏ trực tiếp tình cảm, cảm xúc.

C.Tác phẩm trữ tình có ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu sức gợi cảm.

D.Tác phẩm trữ tình có thể có yếu tố tự sự và miêu tả.

9. Thành ngữ trong câu “Mẹ đã phải một nắng hai sương vì chúng con.” giữ vai trò gì?

A. Chủ ngữ

B.Vị ngữ

C.Bổ ngữ

D.Trạng ngữ

10. Lối chơi chữ nào được sử dụng trong hai câu sau:

“Con cá đối bỏ trong cối đá
Con mèo cái nằm trên mái kèo”

A. Từ ngữ đồng âm

B.Cặp từ trái nghĩa

C.Nói lái

D.Điệp âm

II. Tự luận (7, 5 điểm)

11. (2 điểm): Nhận xét ngắn gọn về sự khác nhau của cụm từ ta với ta trong hai bài thơ Qua Đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan) và Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến).

12. (5,5 điểm): Viết bài văn biểu cảm (có sử dụng yếu tố miêu tả, tự sự) theo một trong hai chủ đề sau:

– Một kỉ niệm tuổi thơ.

– Tình bạn tuổi học trò

Đây là đề thi .....

 

0
I. Trắc nghiệm khách quan (2,5 điểm, 10 câu, mỗi câu 0,25 điểm)Khoanh tròn vào chỉ một chữ cái trước câu trả lời đúng.1. Bài thơ Sông núi nước Nam thường được gọi là gì?A. Hồi kèn xung trậnB.Khúc ca khải hoànC.Áng thiên cổ hùng vănD.Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên2. Bài Sông núi nước Nam được viết cùng thể thơ với bài nào?A. Phò giá về kinhB.Bài ca Côn SơnC.Bánh trôi nướcD.Qua Đèo...
Đọc tiếp

I. Trắc nghiệm khách quan (2,5 điểm, 10 câu, mỗi câu 0,25 điểm)

Khoanh tròn vào chỉ một chữ cái trước câu trả lời đúng.

1. Bài thơ Sông núi nước Nam thường được gọi là gì?

A. Hồi kèn xung trận

B.Khúc ca khải hoàn

C.Áng thiên cổ hùng văn

D.Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên

2. Bài Sông núi nước Nam được viết cùng thể thơ với bài nào?

A. Phò giá về kinh

B.Bài ca Côn Sơn

C.Bánh trôi nước

D.Qua Đèo Ngang

3. Bài thơ Sông núi nước Nam ra đời trong hoàn cảnh nào?

A. Ngô Quyền đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng.

B.Lý Thường Kiệt chống quân Tống trên sông Như Nguyệt.

C.Trần Quang Khải chống giặc Nguyên ở bến Chương Dương.

D.Quang Trung đại phá quân Thanh.

4. Bài thơ Sông núi nước Nam đã nêu bật điều gì?

A. Nước Nam là đất nước có chủ quyền và không một kẻ thù nào xâm phạm được.

B.Nước Nam là một đất nước có truyền thống văn hiến từ ngàn xưa.

C.Nước Nam rộng lớn và hùng mạnh, có thể sánh ngang với các cường quốc khác.

D.Nước Nam có nhiều anh hùng sẽ đánh tan giặc ngoại xâm.

5. Từ nào sau đây không đồng nghĩa với từ sơn hà?

A. Giang sơn

B.Sông núi

C.Đất nước

D.Sơn thuỷ

6. Nghệ thuật nổi bật của bài thơ Sông núi nước Nam là gì?

A. Sử dụng nhiều biện pháp tu từ và ngôn ngữ giàu cảm xúc

B.Sử dụng điệp ngữ và các yếu tố trùng điệp

C.Ngôn ngữ sáng rõ, cô đúc, hoà trộn giữa ý tưởng và cảm xúc

D.Nhiều hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng

7. Trong các bài thơ sau, bài nào là thơ Đường?

A. Phò giá về kinh

B.Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

C.Cảnh khuya

D.Rằm tháng giêng

8. Nhận xét nào sau đây không đúng về tác phẩm trữ tình?

A. Tác phẩm trữ tình thuộc kiểu văn bản biểu cảm.

B.Tác phẩm trữ tình chỉ dùng lối bày tỏ trực tiếp tình cảm, cảm xúc.

C.Tác phẩm trữ tình có ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu sức gợi cảm.

D.Tác phẩm trữ tình có thể có yếu tố tự sự và miêu tả.

9. Thành ngữ trong câu “Mẹ đã phải một nắng hai sương vì chúng con.” giữ vai trò gì?

A. Chủ ngữ

B.Vị ngữ

C.Bổ ngữ

D.Trạng ngữ

10. Lối chơi chữ nào được sử dụng trong hai câu sau:

“Con cá đối bỏ trong cối đá
Con mèo cái nằm trên mái kèo”

A. Từ ngữ đồng âm

B.Cặp từ trái nghĩa

C.Nói lái

D.Điệp âm

II. Tự luận (7, 5 điểm)

11. (2 điểm): Nhận xét ngắn gọn về sự khác nhau của cụm từ ta với ta trong hai bài thơ Qua Đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan) và Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến).

12. (5,5 điểm): Viết bài văn biểu cảm (có sử dụng yếu tố miêu tả, tự sự) theo một trong hai chủ đề sau:

Một kỉ niệm tuổi thơ.

Tình bạn tuổi học trò

0
Đọc bài ca dao sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:“Đường vô xứ Huế quanh quanhNon xanh nước biếc như tranh họa đồAi vô xứ Huế thì vô …”(Ca dao)a )Xác định nội dung chính bài ca dao trên (1 điểm)b) Tìm một bài ca dao em được học chương trình ngữ văn 7/HKI có cùng chủ đề với bài trên và chép thuộc lòng (1 điểm)2: (2 điểm)Tôi yêu Sài gòn da diết … Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ...
Đọc tiếp

Đọc bài ca dao sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Đường vô xứ Huế quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ

Ai vô xứ Huế thì vô …”

(Ca dao)

a )Xác định nội dung chính bài ca dao trên (1 điểm)

b) Tìm một bài ca dao em được học chương trình ngữ văn 7/HKI có cùng chủ đề với bài trên và chép thuộc lòng (1 điểm)

2: (2 điểm)

Tôi yêu Sài gòn da diết … Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang âm u buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thủy tinh.

(Minh Hương, Sài Gòn tôi yêu)

Xác định và gọi tên phép điệp ngữ trong đoạn văn trên và tìm 2 từ láy, 2 từ ghép được sử dụng trong đoạn.

3: (2 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 8 câu) giới thiệu về mái trường hiện nay em đang học, trong đó có sử dụng ít nhất một cặp từ trái nghĩa và gạch dưới.

4: (4 điểm) Tập Làm Văn

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến.

1
15 tháng 12 2018

Tham khảo nhé.

C4

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến

Nguyễn Khuyến là một nhà thơ được độc giả biết đến với những bài thơ luôn có những nét mộc mạc, lối suy nghĩ đơn giản, dễ hiểu nhưng bao hàm trong đó là những tình cảm thiết tha, hết lòng vì mọi người. ông đã có những bài thơ rất hay để nói về tình bạn của mình với những lời tâm tình, thể hiện tình bạn trong sáng, hết lòng vì nhau mà không có điều gì ngăn cách. Và trong số những bài thơ ấy, “bạn đến chơi nhà” là minh chứng rõ nhất cho điều đó.

Đã bấy lâu nay bác tới nhà

Mở đầu bài thơ như một lời tâm tình của tác giả, cũng như một lời nói thân mật của một người bạn dành cho tri kỉ của mình. Trong đó chúng ta cũng cảm nhận được sự thân ái, và thoải mái khi được gặp lại những người có cùng tâm tình của mình trong hoàn cảnh đã rất lâu rồi mới được gặp nhau.

Trẻ thời đi vắng chợ thời xa

Ao sâu, sóng cả khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Cả sáu câu tiếp theo, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật để liệt kê ra hàng loạt những khó khăn hiện tại của mình. Tuy cũng có những sự phóng đại ở đó, nhưng chúng ta không thể phủ nhận được rằng trong hoàn cảnh ấy, gia đình của nhà thơ thực sự không có gì “ra trò” để đãi khách.

Lúc người bạn tới chơi, trong gia đình lúc này chẳng có ai ngoài nhà thơ nghèo cả. Tất cả người trẻ đã đi ra ngoài rồi, không còn ai để nhờ mua đồ tiếp khách được nữa. Có cái chợ là nơi mua bán tất cả những đồ cần thiết thì lại quá xa, khiến cho chủ nhà không biết phải làm như thế nào hết.

Người chủ nhà ấy đã nghĩ ngay tới việc xem trong gia đình mình còn có gì có thể làm để chiêu đãi khách hay không. Không có những đồ đắt giá ở ngoài thì mình sẽ làm cho khách những đồ từ chính cây nhà lá vườn cũng được. ấy vậy mà, tác giả lại vô cùng thất vọng bởi ở nhà cũng chẳng có gì khả thi để dùng được. Hai người già thì sao có thể bắt cá giữa những đợt sóng lớn hay bắt gà ở trong khoảng vườn rất rộng được đây. Ngay cả những món rau dân dã cũng không có sẵn ở trong vườn. Hàng loạt những dẫn chứng của tác giả như lời than trách “cải chửa ra cây”, “cà mới nụ”, “bầu vừa rụng rốn”, “mướp đương hoa”, … Trong đầu của người chủ nhà, dần dần từng thứ được đưa ra, từ những thứ cao sang cho tới những thứ gần gũi và bình dị đối với món ăn thường ngày của mỗi người vậy mà vẫn không có đủ để dành cho bạn.

Cuối cùng, ngay cả tới miếng trầu được mệnh danh là “đầu câu chuyện” cũng chẳng có để đưa cho bạn mình - những thứ vốn được coi là những thứ cơ bản nhất trong những cuộc gặp mặt. Thế nhưng, cho dù có rất nhiều lí do đi chăng nữa thì câu thơ cuối cùng, tất cả lại như được vỡ òa trong cảm xúc và trở thành linh hồn của cả bài thơ.

Bác đến chơi đây ta với ta

Tất cả những thứ vật chất giờ đã không còn quan trọng nữa. chỉ cần có tấm lòng, có sự chân thành là đủ. Đã không còn là hai con người, tác giả và cả người tri kỉ đã giống nhu nhau “ta với ta”. Đó cũng chính là điều đáng quý nhất trong mối quan hệ của con người và con người.

Qua bài thơ trên, ta cảm nhận được một cách sâu sắc về tình bạn của nhà thơ Nguyễn Khuyến và người bạn của mình. Đó là một tình bạn không màng vật chất mà chỉ có sự chân thành và tấm lòng đối xử với nhau. Đó làm một điều rất đáng được trân trọng và học tập trong mối quan hệ của chúng ta.

15 tháng 12 2018

Câu 1 (trang 151 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   Cảm hứng của tác giả được khơi gợi từ tiếng gà trưa nhảy ổ trên đường hành quân xa. Mạch cảm xúc tự nhiên mà đầy sức gợi. Từ tiếng gà cục tác đến những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ, hình ảnh người bà tần tảo, khắc sâu hình ảnh quê hương.

15 tháng 12 2018

Câu 2 (trang 151 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   Những hình ảnh và kỉ niệm đã được gợi lại từ tiếng gà trưa :

   - Con gà mái mơ với ổ trứng.

   - Lần bị bà mắng vì nhìn gà đẻ.

   - Người bà chắt chiu từng quả trứng, chăm lo quần áo mới cho cháu.

   ⇒ Thể hiện sự trong sáng hồn nhiên của một đứa trẻ, cũng như tình cảm yêu quý, trân trọng của người cháu với bà.