B. KIỂM TRA VIẾT (4,0 điểm)
Viết bài văn tả cảnh quê hương.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 5 :
Ghi lại những câu văn về những điều mẹ của Xu-di đã nói khi nghe cô bé chia sẻ về câu chuyện giữa cô và Pam.
Câu 6 :
Nội dung chính của câu chuyện là gì?
Câu 8 :
Chỉ ra một câu ghép với các vế câu được nối bằng cặp quan hệ từ chỉ mối quan hệ tương phản trong đoạn văn. Đặt một câu ghép khác có chứa cặp quan hệ từ ấy.
Câu 9 :
Theo em, tình bạn có vai trò như thế nào trong cuộc sống của chúng ta?
Em thấy bến sông quê thật yên bình và đẹp biết bao. Những bông hoa bần tim tím nở xoè, từng cánh hoa rơi xuống rồi trôi theo dòng nước, tạo nên một cảnh sắc nhẹ nhàng, thơ mộng. Gió từ sông thổi về mang theo hương thơm của trái bần chín, làm lòng em cảm thấy thật dễ chịu và ấm áp, như được trở về với những ký ức tuổi thơ thật tươi đẹp.
*Phân tích cấu tạo câu:
+Chiều chiều là trạng ngữ
+gió từ phía sông là CN1
thổi về man mác là VN1
+những bông hoa bần tim tím là CN2
nở xòe là VN2
+từng cánh hoa là CN3
thi nhau rơi xuống rồi cuốn trôi theo dòng nước là VN3
* Câu trên là câu ghép
Trong bài đọc, nhân vật "tôi" thể hiện tình cảm yêu quý và gắn bó sâu sắc với quê hương, qua hình ảnh bến sông và những món ăn dân dã như trái bần và canh cá bống sao. Những kỷ niệm về quê hương và món ăn tuổi thơ luôn khiến "tôi" nhớ nhung mỗi khi đi xa.
Olm chào em, cảm ơn đánh giá của em về chất lượng bài giảng của Olm, cảm ơn em đã đồng hành cùng Olm trên hành trình tri thức. Chúc em học tập hiệu quả và vui vẻ cùng Olm em nhé!
Olm chào em, cảm ơn đánh giá của em về chất lượng bài giảng của Olm, cảm ơn em đã đồng hành cùng Olm trên hành trình tri thức. Chúc em học tập hiệu quả và vui vẻ cùng Olm em nhé!
Kỳ Phát, nhân vật chính trong "Ngôi nhà cổ", là một cá thể phức tạp với mối liên kết sâu sắc với ngôi nhà cổ kính. Anh ta như một mảnh ghép không thể thiếu trong bức tranh tổng thể của căn nhà, mang trong mình những bí mật và câu chuyện riêng. Kỳ Phát không chỉ đơn thuần là người thừa kế, mà còn là người bảo vệ những giá trị văn hóa, lịch sử mà ngôi nhà mang lại. Qua từng trang sách, ta thấy Kỳ Phát đối mặt với những thử thách, khám phá những bí ẩn, và dần trưởng thành. Ngôi nhà cổ không chỉ là một không gian vật lý, mà còn là nơi trú ẩn, là nơi giúp Kỳ Phát tìm thấy chính mình.
Đoạn văn: Tết đến, làng quê nhộn nhịp trong không khí xuân đầy sắc màu. Mọi người đều quay quần bên nhau, làm mâm cơm cúng ông bà, cha mẹ và tổ tiên. Dọc theo con đường làng, những cây mai, đào nở hoa, đua nhau khoe sắc thắm. Hương bánh chưng thơm ngào ngạt trong mỗi ngôi nhà, hòa cùng tiếng cười rộn rã của trẻ con. Chợ Tết thật đông đúc, tiếng rao hàng của người bán, tiếng chúc Tết của mọi người vang vọng khắp nơi. Đây là thời khắc thiêng liêng để mọi người thể hiện lòng kính trọng với tổ tiên và hy vọng một năm mới an lành, hạnh phúc. Giải thích yêu cầu:
Dấu câu: Trong đoạn văn có sử dụng các dấu câu như dấu chấm (.), dấu phẩy (,), dấu chấm phẩy (;), dấu hai chấm (:), dấu hỏi (?)… để thể hiện sự kết nối các câu, làm rõ ý nghĩa và tạo nhịp điệu cho đoạn văn. Biện pháp tu từ: Đoạn văn sử dụng biện pháp nhân hóa khi mô tả cảnh vật như cây mai, đào "đua nhau khoe sắc thắm", giúp làm nổi bật sự sống động của mùa xuân. Cụm danh từ: Ví dụ, "mâm cơm cúng ông bà, cha mẹ và tổ tiên" hay "hương bánh chưng", "tiếng cười rộn rã", các cụm danh từ này làm rõ ý và tạo sự liên kết trong câu. Động từ: Các động từ như "quay quần", "làm", "nở", "khoe", "thơm", "hòa", "rao", "chúc" giúp diễn tả hành động trong một ngày Tết. Tính từ: Tính từ "đầy sắc màu", "thắm", "ngào ngạt", "rộn rã", "thiêng liêng", "an lành", "hạnh phúc" làm nổi bật vẻ đẹp, không khí và cảm xúc trong những ngày Tết ở làng quê.
Khi màn đêm buông xuống, quê hương tôi khoác lên mình một vẻ đẹp tĩnh lặng và huyền bí. Trời cao, trong veo, lấp lánh những ngôi sao như những viên ngọc quý được rải khắp. Ánh trăng sáng vằng vặc soi xuống những mái nhà, những hàng cây, tạo nên một bức tranh làng quê thơ mộng. Tiếng côn trùng râm ran từ những bụi cây ven đường như một bản nhạc ru nhẹ nhàng, đưa con người vào giấc ngủ bình yên.
Buổi sáng sớm, khi mặt trời chưa kịp ló dạng, làng quê đã bừng tỉnh. Những giọt sương long lanh còn đọng lại trên lá cỏ, phản chiếu ánh sáng như những viên pha lê nhỏ bé. Tiếng gà gáy vang xa từ đầu làng đến cuối xóm báo hiệu một ngày mới bắt đầu. Bà con trong làng ai nấy đều tất bật với công việc của mình: người ra đồng cày cấy, người chở rau ra chợ bán, người quét dọn sân nhà. Tất cả tạo nên một bức tranh sống động về cuộc sống lao động cần cù và giản dị.
Quê hương không chỉ là nơi chôn nhau cắt rốn mà còn là nơi lưu giữ bao kỷ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ tôi. Là những buổi chạy nhảy khắp đồng ruộng, là những chiều cùng bạn bè thả diều trên đồi, là những lần lội bùn mò cua bắt ốc. Dẫu sau này có lớn lên, đi xa và khám phá nhiều nơi khác, tôi tin rằng hình ảnh làng quê yêu dấu vẫn luôn ở trong trái tim mình, là nguồn động lực để tôi cố gắng trong cuộc sống.
Quê hương là thế, không chỉ đẹp trong khung cảnh mà còn đẹp trong lòng người. Mỗi khi nhắc đến quê hương, tôi luôn cảm thấy tự hào và yêu mến nơi đã nuôi dưỡng tâm hồn mình.
Mỗi chúng ta khi sinh ra ai cũng đều có quê hương. Giống như bao người khác, tôi rất yêu quê hương của mình. Tôi yêu những cánh đồng lúa chín vàng, yêu cảnh núi non hùng vĩ, yêu những dòng sống xanh mát, yêu sự chân chất, cần cù, nặng nghĩa tình của người dân quê tôi. Và tôi yêu cả cảnh đẹp đặc biệt nơi quê – những đêm trăng rằm soi sáng muôn nơi. Khi màn đêm buông xuống, bóng tối mờ nhạt dần dần bao trùm khắp xóm làng. Một chiếc chăn sao hiện lên mờ ảo rồi rõ dần. Chẳng bao lâu, mặt trăng cũng đã nhô lên khỏi dãy núi trùng điệp. Trăng tán tám to, tròn như kết tinh của hàng ngàn hàng vạn ngôi sao trên bầu trời xa. Ánh trăng bàng bạc tinh nghích xuyên qua các kẽ lá, nhuộm một màu trắng xóa khắp ao hồ, cây cối, con đường. Càng lên cao, trăng càng sáng rõ. Lúc này, nhìn mặt trăng tròn vành vạnh như một chiếc mâm đang bay lơ lửng giữa không trung. Chiếc mâm đặc biệt này đã giúp quê hương tôi chìm trong một thế giới diệu kì. Dòng sông Đáy đang mỉm cười thật tươi khi nó thấy mình như đẹp hơn trong chiếc áo đen đính vầng trăng sáng và hàng ngàn ngôi sao lấp lánh. Sông như muốn ánh trăng chỉ là của riêng mình nên nó liền chộp lấy thứ ánh quà tặng mà chị Hằng ban xuống. Hình như cây cỏ, hóa lá cũng muốn thưởng thức ánh trăng nên chúng xòe những bàn tay đủ kích cỡ để đón ánh sáng kì lạ kia. Mọi vật đều im lặng để ngắm nghía và cảm nhận vẻ đẹp của đêm trăng. Lũy tren đưojc ánh trăng soi vào cũng đẹp hơn hẳn. Khóm tre từ từ ngân lên khúc nhạc đồng quê. Khúc nhạc ấy mới du dương và êm đềm biết bao! Khúc nhạc rì rào khiến mọi vật nhảy nhót dưới ánh trăng bạc. Thảm lúa vàng dập dờn trước gió, nhấp nhô gợn sóng như từng làn sóng nối đuôi nhau đến tận chân trời. Sao mà cảnh đêm trăng kì diệu đến vậy! Lũ côn trùng cất tiếng kêu ra rả như hòa vào khúc dạ nguyệt ban nãy. Cây lá như được lên những hạt vàng, hạt bạc từ trên trời rơi xuống. Hương lúa quyện với hơi sương khiến cho vùng quê thoảng một mùi thơm nhè nhẹ. Hồi còn bé, cứ đêm trăng là tôi lại ngây ngô hỏi mẹ, sao ông trăng luôn đi theo chúng ta. Mẹ tôi bảo trăng đi theo để soi sáng, và vì chú Cuội trên cung trăng rất nhớ nhà, nhớ mẹ, nhớ quê hương và nhớ lũ trẻ quê chú nên lúc nào cũng dõi theo. Cảnh trăng đêm nay thật đẹp! Tôi luôn ngỡ rằng cảnh đêm trăng thanh bình, yên ả ở quê tôi là đẹp nhất. Những đêm trăng như làm tôi yêu thiên nhiên hơn, yêu quê hương hơn.