K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Các bộ phận song song là:

  

 


 

mờ ảo đang// lắng dần rồi chìm vào đất=>> vị ngữ

mở rộng cánh//rung rinh dưới nước=> vị ngữ

Buổi sáng//nói đồi//thung lòng// làng bản => chủ ngữ

21 tháng 2 2020

quyết tử cho tổ quốc quyết sinh  biểu tượng bất tử về cuộc chiến tranh nhân dân

         Nghĩa là:

    - Lòng dũng cảm,tinh thần hi sinh vì đất nước.

(hiểu nôm na là mình chết nhưng để đất nước sống)

T.I.C.K!!!

21 tháng 2 2020

Từ đồng nghĩa cố tình còn câu sau để mik nghĩ típ

21 tháng 2 2020

Mik nhầm trái trái nghĩa là cố tình còn đồng nghĩa vô ý

21 tháng 2 2020

Viết có dấu dùm đọc ko hiểu

21 tháng 2 2020

xl milk xai may tinh nen ko danh dau duoc

21 tháng 2 2020

a, Cười ha hả , thổi rì rào , kêu ríu rít . 

b, Cao lênh khênh , sâu hun hút , rộng mênh mông , thấp lè tè.

Chúc bạn hok tốt!

21 tháng 2 2020

cao cao,sâu sâu, rộng rộng

21 tháng 2 2020

1. Tự tìm đam mê và tự giác

Bất kể làm việc gì, khi có đam mê và chăm chỉ thì thành công ắt hẳn sẽ đến. Học toán học cũng vậy, các em ngay từ nhỏ hãy tìm cho mình một đam mê với toán học để đánh thức bản thân tự giác muốn học mỗi ngày. Hãy xem toán học như một món ăn mà bản thân các em yêu thích.

Học toán sẽ hỗ trợ rất nhiều cho các em không chỉ các lý thuyết, các kỹ năng cho toán học, các môn khác mà còn áp dụng vào thực tế cuộc sống. Vì vậy, hãy tìm cho mình những lý do để học toán, để yêu thích và đam mê toán.

Chỉ khi nào các em cảm thấy thực sự đam mê toán học thì khi học nó các em mới cảm thấy thoải mái, tự học bài, tự làm bài theo sự hướng dẫn của thầy cô. Đam mê sẽ giúp các em có động lực học và học tốt hơn.

  • Cha mẹ cần khích lệ khi con học toán.

  • Cha mẹ có thể gắn toán vào đời sống của con từ khi còn nhỏ với những câu đố đơn giản như “Đố con biết hôm nay mẹ mua bao nhiêu quả táo?”, “2 con mèo nhà mình có mấy cái chân?”, hay các câu đố vui, câu đố dân gian để con trẻ quen với toán và thấy toán không hề đáng sợ.

  • Cha mẹ nên nhắc nhở nhẹ nhàng và có lời khen ngợi, khích lệ khi con tự giác học toán, tự giải bài tập, hoặc khi con đạt thành tích tốt.

2. Lập kế hoạch và tự đặt mục tiêu

Lập kế hoạch và nghiêm túc thực hiện 

Việc lập kế hoạch và tự đặt mục tiêu sẽ là một cách tự học toán hiệu quả. Cha mẹ nên mua cho con mình một cuốn sổ và lên kế hoạch hàng tuần cho việc học toán. Hãy hướng dẫn con ghi rõ ràng và chi tiết kế hoạch học, cũng như phân bổ thời gian hợp lý trong tuần cho việc học và làm bài tập toán.

Khi các con còn nhỏ, cha mẹ nên cùng giúp con ghi và đặt mục tiêu cho mỗi tuần các con nên và cần học được những lý thuyết, công thức nào cũng như các dạng bài tập nào. Hàng tháng, các con nên tổng kết lại để coi như một lần nữa hệ thống lại kiến thức. Khi con lớn thì con có thể tự giác làm các việc trên.

3. Đề ra các phương pháp tự học cụ thể

Để có cách tự học toán hiệu quả, các em có thể đề ra các phương pháp tự học cụ thể để phù hợp với khả năng cũng như thời gian biểu của bản thân. Cha mẹ nên tham gia cùng con để giúp con định hướng, cũng như ủng hộ và hỗ trợ con để con có thể học theo phương pháp phù hợp nhất.

Bên cạnh đó, các em cũng nên cập nhật nhiều những phương pháp mới được gợi ý từ thầy cô hoặc do các em tự nghĩ ra mà độ hiệu quả cao. Đặc biệt, dù là phương pháp nào các em cũng nên đưa ra một cách cụ thể để từng bước thực hiện, không nên đưa ra phương pháp học khó hiểu, chung chung.

4. Kiên trì và kỷ luật

Như đã nói, toán học là một môn học khá khó vì nó có quá nhiều lý thuyết, công thức, dạng bài yêu cầu các em phải học, phải nhớ lâu và phải thực hành thành thạo. Do vậy, tính kiên trì và kỷ luật là hai đức tính cần có nếu muốn học toán hiệu quả.

Khi gặp một bài toán khó, tính kiên trì và kỷ luật cần đặc biệt có vì nếu không có các em sẽ rất dễ nản, bỏ cuộc. Để rèn luyện được hai đức tính này các em nên tự bản thân đưa mình vào khuôn khổ hoặc rèn luyện nhiều bài tập dù khó buộc vẫn phải làm cho đến lúc ra hướng giải.

5. Ghi nhớ lý thuyết, công thức toán học

Một số phụ huynh và em học sinh cho rằng lý thuyết thường sẽ được các em hiểu là những điều không quan trọng bằng thực hành. Tuy nhiên, suy nghĩ này hoàn toàn không chính xác và có thể ảnh hưởng xấu tới việc học toán.

Những điều cơ bản mà lý thuyết cung cấp đều rất quan trọng, phải nhớ thì mới áp dụng vào thực hành được. Nếu không nắm vững lý thuyết như: định nghĩa, công thức, bản chất của lý thuyết hay những điều cơ bản thì các em chỉ có thể giải được những bài toán ở mức độ không quá khó, thậm chí là không giải được.

Mặt khác, toán học học càng lên cao càng khó, càng nhiều lý thuyết, vì vậy các em cần nhớ kiến thức cơ bản thì mới học được các kiến thức nâng cao. Hổng kiến thức nền sẽ khiến các em khó lòng hiểu được các kiến thức bậc cao, không thể hiểu được bản chất của toán.

6. Luyện tập thật nhiều

Học đi đôi với hành

Bên cạnh việc học và ghi nhớ các kiến thức về lý thuyết toán học, các em cũng cần luyện tập thật nhiều bài tập để có thể làm được nhiều dạng toán khác nhau. Các em luôn cần phải nhớ “lý thuyết luôn đi đôi với thực hành”, thiếu một trong hai yếu tố thì việc học toán của các em hoàn toàn không có ý nghĩa và tác dụng.

Ở mỗi dạng bài tập toán cụ thể, các em hãy làm quen với nhiều dạng bài tập để thành thạo và tiếp cận với nhiều bước và phương pháp giải. Càng thực hành nhiều các em sẽ tạo cho mình được một thói quen tốt cũng nhưng kinh nghiệm khi gặp bất cứ dạng bài nào, ở mức độ cơ bản hoặc nâng cao.

7. Tự rút ra kinh nghiệm cho bản thân

Mỗi khi hoàn thành xong bài tập, các em nên kiểm tra lại kết quả và xem xét các bài tập mình vừa giải xem lại phương pháp giải và tìm xem còn cách giải nào thích hợp hơn không, dấu hiệu nhận biết từng dạng bài là gì. Hãy ghi chú tất cả những điều đó vào bên cạnh hoặc ra vở hoặc vào bất kỳ chỗ nào mà em cảm thấy dễ nhớ nhất.

Bên cạnh đó, mỗi lần làm sai các em cũng nên ghi lại lỗi sai đó và tìm cách khắc phục, tránh cho những lần sau không mắc phải. Mỗi lần như vậy, các em sẽ tự rút ra kinh nghiệm cho bản thân mình hơn.

Để hiệu quả đạt được cao nhất, các em nên ôn tập hoặc sửa sai và ghi lại luôn ở mỗi phần để tránh tình trạng dồn dập học. Tự rút kinh nghiệm giúp các em dễ dàng nhận ra điểm yếu của bản thân, những mảng kiến thức bản thân chưa vững, từ đó mà có thể cải thiện dễ dàng hơn.

8. Không ngại ngần thay đổi phương pháp

Thay đổi phương pháp, sử dụng thêm dụng cụ trực quan,... đôi khi là cần thiết

Học toán là cả một quá trình, vì vậy các em không nên chỉ áp dụng một phương pháp học. Các em nên thay đổi nhiều phương pháp học khác nhau để thay đổi cách học cũng như tự rèn luyện, làm mới phương pháp học ở nhiều dạng. Hoặc nếu khi làm bài mà quá bế tắc vì không tìm được hướng đi thì các em cũng nên tìm nhiều cách và nhiều phương pháp khác để giải cho phù hợp.

Cha mẹ có thể đóng vai trò người tư vấn, giúp các em tìm hướng học mới phù hợp hơn và hỗ trợ các em khi cần thiết. Hãy để các em mạnh dạn thử với nhiều cách và nhiều phương pháp học toán mới vì chúng không chỉ vừa giúp các em có thêm kỹ năng kinh nghiệm khi học và làm bài mà còn giúp tìm được hướng giải phù hợp với mỗi dạng bài cụ thể.

9. Ôn tập thường xuyên

Một trong những cách học toán hiệu quả cần phải có chính là ôn tập thường xuyên. Sau mỗi bài học trên lớp, khi về nhà buổi tối các em nên hệ thống lại các kiến thức đã học trên lớp và áp dụng làm một số bài tập để kiểm lại những gì mình đã tiếp thu được. Cha mẹ có thể tham gia, đặt câu hỏi ngẫu hứng về bài học để con trả lời, ôn lại lý thuyết đã học như một trò chơi nhỏ mỗi tối.

Việc ôn tập nên được thường xuyên diễn ra, các em không nên trì hoãn lại cho đến sát khi thi hay kiểm tra mới ôn lại. Như vậy lượng kiến thức cần ôn sẽ vô cùng lớn, vừa gây áp lực nặng nề, vừa khiến việc ô tập khó khăn không hiệu quả. Chính vì vậy, sau mỗi bài các em nên ôn tập luôn và mỗi lần ôn lại như vậy các em sẽ thêm một lần nhớ hơn.

10. Lời khuyên

Việc học toán là một quá trình dài và đây là môn học cơ bản, rất quan trọng trong chương trình học nên người học cần phải có một nền tảng học vững chắc. Ngay từ những bậc học thấp nhất như mầm non, tiểu học, các bậc phụ huynh nên cho con học toán tư duy để có bộ não khỏe mạnh và hình thành tư duy toán học ngay từ bé

Nhớ k đúng và kết bạn với mk nha mk đầu tiên

21 tháng 2 2020
  • Bạn dành nhiều thời gian học nhưng chậm tiến bộ.
  • Bạn học từ vựng nhiều nhưng mau quên, không nhớ khi cần dùng.
  • Bạn nghe nhiều nhưng vẫn nghe không được.
  • Bạn không sắp xếp được thời gian hợp lý cho việc học.
  • Bạn cảm thấy học tiếng Anh thật khó khăn và nặng nề.
  • Hoặc bạn dễ rơi vào tình trạng thiếu động lực, thiếu kiên trì, dễ mất tập trung khi học.


Nếu bạn đang tìm cách học tiếng Anh hiệu quả để hóa giải những tình huống như trên, hãy dành ít phút đọc bài viết này.
Bạn SẼ KHÔNG đơn thuần nhận được những lời khuyên kiểu như “hãy học 3.000 từ vựng thông dụng”, “hãy nghe nhạc và xem phim tiếng Anh thường xuyên”, “hãy nghe tiếng Anh thụ động”…
Bạn sẽ biết cần học cái gì, học thế nào cho đúng, và tại sao học như vậy lại giúp bạn có kết quả cao. Bạn cũng sẽ được chuẩn bị những yếu tố quan trọng khác như tinh thần, động lực trong quá trình học.

Phương pháp học tiếng Anh hiệu quả nhất là gì?

Nếu bạn đặt ra câu hỏi “phương pháp học tiếng Anh hiệu quả nhất là gì?”, bạn sẽ không bao giờ tìm được câu trả lời chính xác. Bởi lẽ có rất nhiều phương pháp học tiếng Anh HIỆU QUẢ. (Ý tôi muốn nói đến những phương pháp thật sự hiệu quả). Mỗi phương pháp có điểm hay, điểm dở riêng. Nhưng phương pháp đem lại kết quả cho người khác, chưa chắc đã đem lại kết quả cho bạn.
Thay vì áp dụng máy móc một phương pháp hay lời khuyên nào đó, bạn cần hiểu những điều gì khiến phương pháp đó đem lại hiệu quả cho người học. Từ đó, bạn sẽ biết nên ứng dụng phương pháp nào vào tình huống của mình.
Bạn sẽ thấy rằng bạn không nhất thiết phải áp dụng rập khuông 1 phương pháp cứng nhắc. Thay vào đó, bạn có thể cần áp dụng nhiều phương pháp để thu được kết quả cao nhất.
Tinh thần học tập rất quan trọng!

Để có khả năng tiếng Anh tốt, bạn buộc phải trải qua quá trình học hỏi và rèn luyện, sử dụng tiếng Anh thường xuyên (cho dù bạn cảm thấy nó khó và nhàm chán đến mức nào).
Tôi hiểu rằng khi học tiếng Anh, chắc chắn sẽ có lúc bạn cảm thấy khó khăn, chán nản. Có nhiều vấn đề làm bạn mất tập trung như gia đình, bạn bè, facebook, chương trình ti vi,… Đôi khi bạn cảm thấy bạn không có thời gian học tiếng Anh. Bạn cảm thấy mình không có động lực. Bạn thấy lười…
Nhưng tôi chắc chắn điều đó không kéo dài lâu. Khi bạn đủ kiên trì và bắt đầu tiến bộ, bạn sẽ cảm thấy vô cùng hứng khởi bởi những điều tuyệt vời mà bạn làm được nhờ vốn tiếng Anh của mình

Còn đây là English

21 tháng 2 2020

                                                                                            Bài làm

Tết là một ngày lễ quan trọng nhất trong năm vì thế mọi người thường chuẩn bị nhiều thứ để có một cái tết ấm cúng và trọn vẹn. Những ngày giáp tết chợ tết đông đúc, náo nhiệt khác hẳn ngày thường, nó mang đến không khí tết gần hơn với mỗi người.

Mỗi dịp tết đến xuân về mọi người đua nhau đi sắm tết. Chợ tết vì thế đông vui hơn khác hẳn ngày thường. Tôi cũng được mẹ cho đi chợ tết chơi và sắm sửa đồ đạc. Cổng chợ tấp nập ai cũng vội vã, nối chân nhau để chọn những món đồ thiết yếu phục vụ tết nguyên đán cận kề. Khác với những ngày thường khu chợ nhỏ xíu bỗng chốc đông đúc, có người còn chen lấn xô đẩy nhau.

Chợ Tết không chỉ đồng người mua mà người bán cũng bận rộn không kém với những gian hàng của mình. Trẻ con thì thích thú với gian hàng đồ chơi và những quả bóng bay đủ màu sắc sặc sỡ. Người trẻ thì lại chen chúc trong những gian hàng bán quần áo, ai cũng muốn mua cho mình những bộ quần áo thật đẹp để đi chơi tết. Những món quà ăn vặt cũng được nhiều người ghé vào thưởng thức trong tiết trời đông lạnh giá.

Không khí nhộn nhịp náo nhiệt mang hơi thở của tết, của một mùa xuân mới. Ngày thường hàng hóa đơn giản bao nhiêu thì ngày giáp tết chợ tết đa dạng bấy nhiêu, từ thịt, đến các hàng tạp hóa bánh kẹo phục vụ tết. Hàng thịt có lẽ thu hút nhiều người ghé mua hơn cả, bên cạnh đó là hàng lá dong chật kín người, những chiếc lá dong xanh mướt được gấp thành những tập nhỏ, người mua người bán rôm rả đáp lời nhau. Lá dong và thịt, đỗ là những nguyên liệu không thể thiếu được ở chợ tết, bởi không có bánh trưng thì không còn gọi gì là tết nữa.

Năm nào đi chợ tết cũng nhộn nhịp, đông vui như được mùa, tiếng cười nói của những người bán, người mua, người đi chơi rộn ràng, hối hả. Ai cũng dành hết thời gian để mua sắm, để hòa vào dòng người chọn cho mình những món đồ về chuẩn bị đón năm mới. Chợ tết mang không khí của Tết đến gần hơn với mỗi người, ai đã từng một lần đi chợ tết chắc hiểu được điều đó. Trẻ con náo nức đi chợ để được bố mẹ mua cho những bộ cánh thật đẹp, các bà, các mẹ đi chợ để mua gói miến, hay gói măng, thịt lợn về nấu những món ăn truyền thống trong dịp tết.

Chợ tết đông đúc nhất có lẽ vẫn là những hàng quà dân dã. Với đủ các món quà quê đơn giản là bát bún chan, bánh cuốn, phở gà, chè thập cẩm, trứng vịt lộn… Mọi người xúm lại những gian hàng này để ăn những thức quà nóng hổi giữa tiết trời se lạnh. Thường những phiên chợ đông như thế này chủ yếu là những thanh niên hay các cụ già mới có thời gian để ngồi ăn quà vặt, còn những người khác còn phải lo mua đồ.

Những cô hàng xén cũng đắt hàng không kém mỗi phiên chợ tết. Hàng hóa bày la liệt nhưng người mua thì đông, đôi khi có cô còn tính nhầm tiền cho khách gọi với trong đám đông. Gian hàng hoa quả cũng hút đông người tới mua sắm. Những nải chuối xanh, chuối chín, đến những quả bưởi… được người ta dải ra bày bán trong những chiếc thúng nhỏ hay dải một tấm nilong nhỏ để đặt lên trên. Mọi người đều tất bật mua sắm, nhiều người tay xách nách mang vô số thứ nhưng vẫn nán lại để sắm một vài thứ để có một cái tết đầy đủ và ấm cúng.

Phiên chợ cuối năm là sự kết thúc của năm cũ chào một năm mới, nhưng ở đó không khí tràn ngập sự đông vui. Bởi chợ là nơi mang tết về gần hơn với mỗi người và là một nét đặc trưng trong mỗi dịp năm mới cận kề. Mỗi lần đi chợ tết là một lần được đón cái không khí của một mùa xuân đến sớm hơn, ai nấy đều vui tươi, phấn khởi đón một mùa xuân chuẩn bị bước sang.

Chúc bạn học tốt!!!

21 tháng 2 2020

Muốn ko mạng tự down bài zăn zề mà nghĩ 

Năm nào cũng thế, cứ mỗi dịp Tết đến, mẹ lại cho tôi tới chợ để sắm Tết. Những ngày này, chợ Tết bao giờ cũng rất đông vui , náo nhiệt. Nhưng chợ Tết năm nay để lại cho tôi ấn tượng sâu sắc nhất

Sáng sớm, hai mẹ con tôi đã đến chợ. Phía đông, mặt trời còn ngái ngủ sau lớp mây hồng phơn phớt. Vậy mà, chợ đã khá đông rồi. Có lẽ ai cũng muốn nhanh chân lựa những món hàng còn mới. Từng tốp, từng tốp người quang gánh kĩu kịt, tíu tít đổ về chợ. Tiếng trò chuyện râm ran khiến cả khu chợ ồn ào, náo nhiệt khác với ngày thường. Ngay lối vào chợ là hàng bán lá dong. Lá dong được xếp thành từng đống lớn gọn ghẽ, xanh mươn mướt. Cạnh đó là những bó ống dang để chẻ lạt, gói bánh chưng. Kế đó là dãy bán măng khô, nấm hương, mộc nhĩ,… và các loại cây thuốc quý như cam thảo, sa nhân, hồi, quế – những đặc sản mang hương vị của núi rừng. Các cô bán hàng, giọng ngọt như đường, đon đả chào mời khách mua hàng. Bên trái chợ là khu bán hoa quả. Những quả chuối vàng ruộm, mập mạp, đều đặn trông như những ngón tay đang khum khum xoè ra. Quả bưởi to, tròn màu nắng ấm, còn nguyen cuống lá xanh. Những rổ cam ngọt lành, quả hồng xiêm màu nâu xám. Còn nữa là chùm nho tím với những quả treo lúc lỉu, mọng nước… Tất cả đều được cô bán hàng sắp xếp nhìn thật vui mắt. Chếch sang một chút là nơi bán rau, đủ các loại cây nhà lá vườn. Củ su hào còn nguyên phấn trắng, cải bẹ mỡ màng. Cà chua đỏ ối, chín căng mọng xếp vào từng giỏ lớn cạnh những bó hành dọc xanh, củ trắng nõn nà. Tất cả đều tươi xanh roi rói. Đi tiến lên chút nữa là quầy bán bánh kẹo. Những hộp mứt, hộp kẹo, bánh được trang trí với nhiều hình dạng và màu sắc sặc sỡ trông thật bắt mắt. Những thỏi kẹo sôcôla hay những gói bánh trứng càng vì thế mà ngon lành hơn. Những lon bia, chai rượu cũng được tô điểm mới lạ, đẹp hơn mọi ngày. Mẹ tôi vào lựa hai chai rượu một gói bánh về chuẩn bị thắp hương. Bước ra khỏi quầy bánh kẹo, tôi và mẹ đến xem quần áo tại một cửa hàng đối diện. Những tấm thổ cẩm, những tấm vải dệt rực rỗ sắc màu làm tôi hoa cả mắtKẻ mua, người bán ồn ào, tấp nập. Mấy cô gái trẻ ướm thử những thứ mình định mua rồi quay ra nhìn nhau cười khúc khích. Mẹ chọn cho tôi và Đạt mỗi đứa một bộ để diện đi chơi Tết. Chen giữa dòng người, hai mẹ con tôi như bị cuốn đi trong nhuẽng tiếng chào mời tíu tít. Luồn lách mãi mới đến được hàng hoa. Vươn lên tán lá dày, xanh mát là hàng chục bông hồng đua nhau toả hương khoe sắc. Chúng khoác lên mmình bộ dạ hội đỏ thắm, cao sang cùng những viên kim cương điểm xuyết cho tà áo rực rỡ. Cạnh đó là những bông cúc gắn liền với mùa thu trong sáng, dịu êm. Những bông hoa vàng tươi, kiêu hãnh chao nghiêng theo làn gió nhẹ khoe những cánh vàng e ấp, mịn màng. Chúng như mời gọi các nàng ong, nàng bướm tụ hội. A, kia rồi! Cây bích đào duyên dáng với hàng ngàn, hàng vạn chồi non, lộc biếc như vô vàn những ánh nến lấp lánh ẩn hiện dưới nắng sớm. Nép sau tà áo xanh mơn mởn, những cánh hoa phơn phớt hồng đầu tiên đã hé nở, chào đón Tết đến. Cạnh đó là nơi bán đèn lồng. Những chiếc đèn lồng đỏ rực rỡ để trang trí nhà cửa, cầu cho mọi nguời năm mới tốt lành

kb tự ziết

21 tháng 2 2020

A) HỢP LỰC , HỢP TÁC , HỢP NHẤT .

B) HỢP TÌNH , PHÙ HỢP , HỢP THỜI , HỢP LỆ , HỢP PHÁP , HỢP LÝ , THÍCH HỢP .

CHÚC BẠN HOK TỐT

a,Hợp tác, hợp nhất, hợp lực.

b,Hợp lệ, hợp lí, hợp tình, thích hợp, phù hợp, hợp pháp, hợp thời.

20 tháng 2 2020

Kỉ niệm về chiếc cặp mà em đựng sách vở đi học mãi mãi ở trong tâm trí em. Đã một năm trôi qua rồi, thế mà mỗi lần nghĩ đến, em vẫn còn cảm thấy nôn nao, bồn chồn đến lạ.

Hồi ấy, em đang còn sử dụng chiếc cặp của chị Hai lúc chị học ở Tiểu học. Chiếc cặp vẫn còn sử dụng tốt, chỉ nứt một số đường may ở trong các ngăn cặp và miệng cặp. Sách vở và đồ dùng học tập thường bỏ lẫn với nhau vì chỉ còn lại có một ngăn. Nhưng không phải vì thế mà em buồn. Trái lại em rất quý và rất yêu chiếc cặp vì nó là vật kỉ niệm của chị em. Chị Hai bây giờ là sinh viên năm thứ nhất khoa Quản trị Kinh doanh rồi. Em muốn nâng niu vật kỉ niệm ấy bên mình như thầm hứa với chị Hai sẽ noi theo gương chị. Do vậy mà em không đòi hỏi bố phải mua cặp mới cho em. Nhưng rồi vào một buổi học cuối học kì II năm lớp Ba, tan học, mưa tầm tã sách vở và đồ dùng học tập ngày hôm ấy lại khá nặng, tất cả đều dồn vào cặp nên khi nước mưa thấm vào đã làm đường chỉ khâu dưới đáy cặp bị bung ra. Và thế là bao nhiêu sách vở, đồ dùng học tập của em bị rơi xuống mặt đường. Em nhặt sách vở và đồ dùng học tập lên gói chung vào tấm ni lông tất tả chạy về nhà. Thấy em ôm chồng sách vở trên tay, vai đeo chiếc cặp không, bố hỏi: “Sao con không bỏ vào cặp?”. Em vừa cởi quai đeo vừa nói với bố: “Cặp hỏng rồi bố ạ!”. Bố nhìn em, nhìn chiếc cặp đã thủng đáy, rồi quay sang âu yếm nói: “Đừng buồn nghe con! Bố bận công chuyện quá không để ý đến chiếc cặp của con. Mẹ con lại đi làm xa, chắc cũng không biết chuyện này, thông cảm cho bố mẹ. Chiều nay, bố đưa con ra chợ thị xã, mua chiếc khác”. Thế là em đành phải từ biệt chiếc cặp, đế nó lên giá sách như lưu giữ lại một vật kỉ niệm của chị mình.

Chiếc cặp mà em có trong tay bây giờ là một chiếc cặp tuyệt đẹp! Có lẽ nó đẹp thuộc loại nhất, nhì trong lớp, bởi nó vừa mới lại vừa tốt, kiểu cặp trông rất xinh và rất tiện lợi. Chất liệu chiếc cặp được may bằng vải ni lông tổng hợp màu xanh lá cây. Chiều dài độ ba mươi lăm xăng-ti-mét, chiều rộng chừng hai mươi lăm xăng-ti-mét. Phía trên có quai xách. Đằng sau có hai quai đeo làm bằng chỉ dù to bản, vừa chắc lại vừa êm vai. Phía trước cặp có hai khoá móc láng bóng được mạ kền. Chỉ cần bấm nhẹ vào hai cái nút nhỏ lên như hai đầu đũa, móc bật ra là em có thể mở cặp một cách nhanh chóng, thuận tiện. Phía trong nắp cặp là một đường dây kéo tạo thành một cánh cửa đóng kín ba ngăn cặp. Nắp cặp được làm bằng một miếng mi-ca mỏng và được trang trí bằng một tấm hình chụp vị thuyền trưởng Sinbad trong bộ phim “Cuộc phiêu lưu của Sinbad” làm tăng thêm vẻ đẹp của chiếc cặp.

Chiếc cặp được cấu tạo ba ngăn. Ngăn giữa rộng hơn, em dùng để toàn bộ sách vở trong buổi học. Còn hai ngăn kia dùng để đồ dùng học tập và tấm vải mưa. Thật là tiện lợi. Đã gần một năm rồi mà chiếc cặp vẫn còn y như mới mua tuần trước. Đi học về, bao giờ em cũng dùng một miếng vải mỏng lau sạch bụi bặm hoặc nước mưa rồi mới để vào góc học tập của mình.

Chiếc cặp đã trở thành người bạn thân thiết của em từ dạo đó. Và bây giờ, ngày ngày, chiếc cặp lại cùng em tung tăng đến trường, rồi lại cùng em trở về nhà trong niềm vui vì những điểm mười mà em đạt được.

Bài tham khảo 2

Tôi còn nhớ mãi năm học lớp ba, trong buổi lễ tổng kết trao phần thưởng học sinh hoạt động đội xuất sắc, tôi nhận được bức ảnh Bác Hồ đeo khăn quàng cho một bạn đội viên. Đó là món quà có nhiều ý nghĩa đối với tôi.

Bức ảnh đó không to lắm với chiều dài khoảng chừng bốn mươi cen ti mét, chiều rộng khoảng chừng ba mươi cen ti mét. Khung ảnh được làm bằng gỗ sơn màu vàng nhạt. Run run cầm bức ảnh trên tay, tôi cảm nhận được mùi thơm của gỗ mới và véc ni. Mặt khung ảnh là một tấm gương trong suốt, rất dày. Đằng sau khung ảnh là một miếng gỗ cắt vừa với chiếc khung. Bốn góc phía sau là bốn ốc vít để điều chỉnh cho tấm gương và miếng gỗ vừa khít lại với nhau. Quan trọng nhất là bức ảnh trong khung. Đó là bức ảnh Bác Hồ đeo khăn quàng cho một bạn nhi đồng. Bác mặc bộ quần áo ka ki trắng giản dị, quen thuộc. Mái tóc của Người đã bạc trắng. Bác đang nhìn bạn nhỏ với ánh mắt đầy tự hào và yêu thương. Một nụ cười thân ái nở trên đôi môi của Người. Bạn nhi đồng trong ảnh mặc bộ đồng phục áo sơ mi trắng và váy. Hai bím tóc tết lại gọn gàng hai bên. Chiếc khăn quàng Bác đang đeo lên vai bạn khiến bức tranh trở nên ý nghĩa. Ở phía bên dưới của khung ảnh nổi bật dòng chữ màu đỏ: “Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh”.

Ngày nhận được món quà đó, tôi vô cùng xúc động. Tôi đã trang trọng treo nó ở góc học tập của mình. Bức hình nhỏ bé, giản dị nhưng nổi bật trên tường. Bên cạnh bức hình là những tờ giấy khen cùng những món quà kỉ niệm khác trong những năm tôi tham gia công tác đội. Mỗi lần nhìn tầm hình, tôi lại có cảm giác như Bác đang mỉm cười thân ái với tôi, tôi lại như được tiếp thêm động lực để học tập và phấn đấu.

Bức hình tôi được tặng không có nhiều hình ảnh, không có cảnh thiên nhiên hay những hình ngộ nghĩnh mà bọ trẻ nhỏ như chúng tôi thích và thường hay sưu tầm. Nó chỉ là một bức hình bình dị. Bình dị nhưng đó lại là món quà đầy ý nghĩa, không chỉ với tôi mà với tất cả những ai từng trải qua tuổi thiếu niên nhi đồng.

Bài tham khảo 3 - Tả hộp đựng bút

Đầu năm học lớp bốn, chú Hưng ghé qua nhà em chơi, tặng em một cái hộp đựng bút. Chú bảo: “Chú mua cho cháu để cháu tiện dùng vì lên lớp lớn rồi.”.

Em sung sướng cảm ơn chú và mở giấy gói ra xem. Hộp bút hình chữ nhật, làm bằng nhựa tốt màu xanh lơ, dài hơn một gang tay em, rộng bảy xăng-ti-mét, dày độ hai xăng-ti-mét. Vỏ ngoài của hộp in hình búp bê màu tím nhạt thật xinh xắn, nổi bật trên nền xanh của vỏ hộp. Hộp bút có thể đóng mở nhờ một thanh thép trắng ở nắp hộp và hai thanh nam châm ở phần thanh của hộp. Khi mở nắp, nắp hộp lộ ra một tầng nhỏ bắc xếp nối với đáy hộp. Tầng bé nhỏ này có thể đựng bút chì, nhãn vở, tẩy... Phần đáy hộp có cái giắt bút ép bằng nhựa dẻo và một ô nhỏ để đựng cái gọt bút chì. Em lau bút viết sạch sẽ rồi đặt tất cả dụng cụ học tập của em vào hộp bút cẩn thận. Ngắm nghía cái hộp bút, em rất hài lòng và tự nhủ từ đây không phải để viết máy vào ngăn cặp nữa. Có hộp bút, em lấy dụng cụ học tập nhanh hơn, việc giữ gìn bút viết tốt hơn nhiều. Mỗi khi học xong, em đều lau hộp bút bằng một mảnh vải mềm và để nó vào cặp nhẹ nhàng, ngay ngắn. Em giữ gìn hộp bút cẩn thận để nó không bị sờn, trầy lớp nhựa bóng bên ngoài. Như một dũng sĩ cận vệ, cái hộp bút bảo vệ dụng cụ học tập của em bền, đẹp. Mỗi buổi học, em như nghe hộp bút thì thầm: “Tiến lên, cô học trò nhỏ. Chúng tôi sẽ giúp cô bước vào sự nghiệp mai sau.”.

Món quà của chú Hưng thật thực tế và hữu dụng. Hộp bút còn giữ thẻ thư viện của em không bị cong, nhăn góc. Mỗi lần mở hộp bút ra dùng em đều nhớ chú Hưng. Em cố gắng học giỏi để bố mẹ vui lòng và đền đáp lại sự quan tâm của chú Hưng dành cho em.

20 tháng 2 2020

bùi văn mạnh : có phải bạn copy trên mạng rồi dán rồi gửi cho mk đúng ko ???

20 tháng 2 2020

GIÚP MK VỞI NHA MN !!!

20 tháng 2 2020

Quê hương! Hai tiếng ấy cất lên thật thiêng liêng trong lòng mỗi con người. Quả đúng như vậy, hình bóng quê hương yêu dấu thanh bình, yên ả đã hằn sâu vào kí ức tuổi thơ em. Càng lớn khôn trưởng thành em càng thấy quê hương mình có nhiều vẻ đẹp. Nhưng có lẽ thích nhất là được ngắm nhìn phong cảnh quê em vào những buổi sáng mùa xuân đẹp trời.

Khi tiếng gà gáy râm ran vang vọng khắp xóm làng như xé tan bầu không khí yên tĩnh của buổi sớm mai, gọi mọi vật tỉnh giấc sau một đêm dài yên lặng. Làn sương mùa xuân mỏng manh như tấm khăn voan khổng lồ bao trùm khắp không gian. Gió vẫn nhè nhẹ thổi. Những ngôi sao trên bầu trời thức dậy muộn hối hả chạy trốn. Từ trong các bếp ánh lửa bập bùng, ngọn khói lan xa. Đâu đó tiếng chó sủa văng vẳng, tiếng vo gạo sàn sạt, tiếng xoong nồi va vào nhau loảng xoảng vọng ra từ các gia đình. Tiếng gọi nhau dậy đi học, đi làm í ới. Em cũng đã trở dậy ăn sáng rồi chuẩn bị đến trường. Vừa bước chân ra đến đầu làng em đã thấy một bầu không khí trong lành và dễ chịu. Chao ôi! Tiết trời mùa xuân thật là đẹp từ phía đằng đông ông mặt trời từ từ nhô lên chiếu muôn vàn ánh hào quang xuống trần gian. Từ trong vòm cây vải, cây nhãn trong vườn nhà ông Tư đầu làng những anh chích choè đang luyện giọng hoà cùng muôn điệu tiếng chim khác tấu lên khúc nhạc không lời chào bình minh tươi đẹp. Em khoan khoái dạo bước trên con đường quen thuộc cùng các bạn trong xóm đến trường. Trên đường tấp nập, nhộn nhịp những bước chân, tiếng trò chuyện của người đi làm, đi chợ, tiếng các bạn học sinh cười nói vui vẻ, ríu ran...

Phóng tầm mắt ra xa nhìn cánh đồng quê hương trong buổi ban mai mới thấy sức sống mùa xuân đang dâng trào mãnh liệt. Cánh đồng lúa mượt mà như một tấm thảm bằng nhung xanh trải dài xa tít. Nắng sớm dìu dịu, làn gió mơn man làm cho cánh đồng hệt như một bức tranh thêu của một nghệ nhân khéo léo. Những giọt sương mai còn đọng trên lá cây ngọn cỏ láp lánh. Một đàn cò trắng bay ngang rồi đậu xuống một bờ cỏ xanh mượt. Hương lúa nồng nàn lan toả theo chiều gió, sóng lúa nhấp nhô, rì rào.

Xa xa là dòng sông quê hương hiền hoà chảy. Sông tốt bụng lắm, xin bao nhiêu nước cũng cho. Hai bên bờ những bãi dâu, vườn chuối xanh um. Vài con thuyền chầm chậm xuôi dòng. Tiếng máy hút cát trên thuyền xình xịch vang động mặt sông. Trên triền đê mấy chú bò thung thăng gặm cỏ. Luỹ tre ven đê vẫn đu mình trong gió, xanh biếc một màu xanh quê hương. Mặt trời đã lên cao, nắng vàng lan toả khắp muôn nơi. Em cùng các bạn đã đến trường từ lúc nào không biết. Em bước vào lớp học trong lòng trào dâng một cảm xúc khó tả.

Quê hương thật thân quen giản dị. Quê hương đã lưu giữ bao kỉ niệm êm đềm ngày thơ ấu. Dù có đi đâu xa, em cũng chẳng thể nào quên được vẻ đẹp của quê mình vào những buổi sáng mùa xuân đẹp trời. Bởi đó là những gì thiêng liêng thơ mộng nhất của tuổi thơ em.