K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 4 2020

a ) Cái cặp như đang cầm giúp tôi như cuốn vở .

b ) Chú ếch con đang ngồi học bên bờ sông .

c ) Cây hoa như thể đang cười với tôi .

19 tháng 4 2020

 Nếu em được khuyên Dế Mèn, em sẽ khuyên rằng:

chúng ta không nên hung hăng, tự kiêu, tự đại, sống ở đời, phải bik suy nghĩ, chứ ko thì sẽ rước họa vào thân. do cậu mà dế choắt đã hi sinh oan uổng. Thay vì chỉ trêu chọc và làm hại người khác thì chúng ta nên giúp đỡ họ, nếu làm vậy chúng ta cảm thấy rất vui và cũng đã góp phần làm cho xã hội tốt đẹp hơn rồi đó.

17 tháng 4 2020

Năm 179 TCN, Triệu Đà sáp nhập đất đai Âu Lạc vào Nam Việt, chia Âu Lạc thành hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân.

Năm 111 TCN, nhà Hán chiếm Âu Lạc và chia lại thành ba quận: Giao Chỉ, cửu Chân và Nhật Nam (bao gồm Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đến Quảng Nam ngày nay), gộp với 6 quận của Trung Quốc thành châu Giao. Thủ phủ của châu Giao được đặt ở Luy Lâu (Thuận Thành - Bắc Ninh). Đứng đầu châu là Thứ sử, đứng đầu mỗi quận là Thái thú coi việc chính trị, Đô uý coi việc quân sự. Những viên quan này đều là người Hán. Dưới quận là huyện, các Lạc tướng vẫn trị dân như cũ.

Nhân dân châu Giao, ngoài việc phải nộp các loại thuế nhất là thuế muối, thuế sắt..., hằng năm phải lên rừng, xuống biển tìm kiếm những sản vật quý như ngà voi, sừng tê, ngọc trai, đồi mồi... để cống nạp cho nhà Hán. Nhà Hán lại đưa người Hán sang ở các quận Giao Chỉ, cửu Chân và bắt dân ta phải theo phong tục của họ.

Năm 34, Tô Định được cử sang làm Thái thú quận Giao Chỉ. Tên này ra sức đàn áp và vơ vét của cải của dân ta, khiến cho dân ta càng thêm khổ cực.

CHÚC BẠN HỌC TẬP TỐT !!!

18 tháng 4 2020

Thank bạn

 A lô! Tôi nói các bạn nghe rõ không. Mà .. tôi có nói đâu mà nghe được với chả không nghe được. Hì. Khổ lắm các bác ạ, tôi ở nhà mà như bị tra tấn với cả núi bài tập chất chồng. Lại có mấy bài tôi không hiểu chứ nên muốn nhờ mấy cao thủ tài tình của online maths giúp ấy màE, hèm. Mong các bác giúp đỡ tận tình. Ánh đây không ngại tặng các bạn một tích. Rồi rồi, bài này là văn...
Đọc tiếp

 A lô! Tôi nói các bạn nghe rõ không. Mà .. tôi có nói đâu mà nghe được với chả không nghe được. Hì. Khổ lắm các bác ạ, tôi ở nhà mà như bị tra tấn với cả núi bài tập chất chồng. Lại có mấy bài tôi không hiểu chứ nên muốn nhờ mấy cao thủ tài tình của online maths giúp ấy mà

E, hèm. Mong các bác giúp đỡ tận tình. Ánh đây không ngại tặng các bạn một tích. Rồi rồi, bài này là văn nha. 
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chắt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ”.
(Ngữ văn 6, tập 2)
a.Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
b. Nêu nội dung chính của đoạn văn trên bằng một câu văn.
c. Tìm các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh. Nêu tác dụng của các biện pháp tu từ so sánh đó.
d. Em hãy viết đoạn văn (8-10 câu)nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật Dượng Hương Thư trong đoạn trích trên. Trong đoạn văn có sử dụng một phép so sánh và một danh từ chỉ đơn vị tự nhiên.

Được roài. Các bạn có thể không làm đoạn văn cug đc. Tôi tự làm ha. Giúp với. Sắp đến hạn thu bài rồi. Mấy cao thủ ơi!

 

1
17 tháng 4 2020

1. Đoạn văn trên được trích trong văn bản " Vượt thác " của tác giả Võ Quảng

2. Đoạn văn nói về thao tác và kĩ năng vượt thác đầy điêu luyện của Dượng Hương Thư

3. Các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh là :

- Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt

- Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.

- Tác dụng : những hình ảnh so sánh có tác dụng gợi hình gợi cảm, miêu tả Dượng Hương Thư  rất sinh động, cụ thể. Nhân vật Dượng Hương Thư  hiện lên với vẻ nhanh nhẹn, dưt khoát. Dượng Hương Thư  được so sanh cơi pho tượng đồng đúc nhằm tả vóc dáng khỏe khắn, gân guốc, mạnh mẽ. Còn so sánh: " Dượng Hương Thư với hiệp sĩ... hùng vĩ" nhằm gợi vẻ mạnh mẽ, tư thế hào hùng của nhân vật đang chế ngự thiên nhiên.

4. Trong văn bản "Vượt thác" của Võ Quảng, đoạn văn miêu tả Dượng Hương Thư khi đang vượt thác quả thực là một đoạn văn hay và giàu sức gợi . Dượng Hương Thư vốn là một người lao động bình thường của quê hương, nhưng điều đặc biệt ở nhân vật này là khi bước chân vào cuộc hành trình vượt thác thì nhân vật không còn là một con người nhỏ bé, bình thường nữa mà trở nên thật lớn lao, hùng vĩ khi dám can đảm một mình chống lại thiên nhiên. Nhà văn đã dùng hình ảnh so sánh thật độc đáo và ấn tượng :" Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. " Chỉ với một câu văn ấy thôi, người đọc cảm nhận được sự nhanh nhẹn, dưt khoát của nhân vật, cùng với đó là vóc dáng khỏe khắn, gân guốc, mạnh mẽ.  Tất cả gợi lên vẻ mạnh mẽ, tư thế hào hùng của nhân vật đang chế ngự thiên nhiên. Qua đó, tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quý của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trọng công việc, trong khó khăn, thử thách.
 

17 tháng 4 2020

                                                                                 Bài làm

         Trong văn bản "Vượt thác" của Võ Quảng, hình ảnh dượng Hương Thư "giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ" là một hình ảnh so sánh đầy sức gợi. Hình ảnh ấy khiến ta liên tưởng tới những hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường của những Đăm Săn, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện trước mắt. So sánh như vây, tác giả nhằm khắc hoạ nổi bật và tôn vinh sức mạnh của con người trong công cuộc chế ngự thiên nhiên. Lớp lớp những thế hệ trên mảnh đất này đã lao công khổ tứ với sự nghiệp chinh phục thiên nhiên hoang dã đổ giành phần sống cho mình, và hôm nay, không phải chỉ một mình dượng Hương Thư, không phải một mình người dân chài nào trên mảnh đất này đang đơn độc chống chọi với thác dữ mà là oai linh của hàng trăm người anh hùng đang tụ hội cùng hậu thế vượt qua thử thách. Không chỉ vậy, cách so sánh này còn đối lập mạnh mẽ với một hình ảnh "dượng Hương Thư ở nhà, nói nãng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ". Qua đó, tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trọng công việc, trong khó khăn, thử thách.

Tham khảo nha

Hok Tốt !

# mui #

19 tháng 4 2020

Thank you

17 tháng 4 2020

Tham khảo bạn nhé!

Đối với lứa tuổi học sinh chúng ta thì chắc hẳn không ai không biết đến bà thơ Lượm do Tố Hữu – nhà thơ cách mạng biểu của Việt Nam sáng tác. Bài thơ đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc hình ảnh Lượm, một cậu bé thiếu nhi hy sinh vì nhiệm vụ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Cậu bé dường như rất vui thích và rất tự hào khi mình đã được phục vụ kháng chiến khi chỉ là một cậu bé rất nhỏ. Chẳng thế mà nhìn cậu lúc này xem cậu đi thoăn thoắt cái đầu cậu lại nghênh nghênh với chiếc mũ ca nô đặc trưng của các chiến sĩ liên lạc nhưng lại được chú đội lệch sang hắn một bên thể hiện Lượm là một cậu bé rất tinh nghịch và rất trẻ trung, yêu đời cứ như một chú chim nhỏ vô tư. Đến những câu thơ cuối, vẫn hình ảnh vô tư hồn nhiên ấy, nhưng Lượm lại hiện lên như những người chiến sĩ giải phóng quân thực thụ, dù mưa bom bão đạn xung quanh, cái chết rình rập nhưng cậu bé không hề sợ hãi. Trước nhu cầu truyền thông tin “thượng khẩn”, lòng yêu tổ quốc giúp cậu vượt lên mọi nỗi lo sợ, kể cả an toàn mạng sống “Sợ chi hiểm nghèo”. Lượm-một anh hùng nhỏ tuổi đã hi sinh anh dũng khi đang làm nhiệm vụ trong cảnh mưa bom bão đạn, cậu đã hi sinh trên đất mẹ quê hương – 1 sự hi sinh thiêng liêng cao cả, một tấm gương sáng mà thế hệ chúng ta phải noi theo

20 tháng 4 2020

Những câu văn có sử dụng phép so sánh trong Bài học đường dời đầu tiên:

  • Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua.
  • Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm tìgoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.
  • Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện.
  • Đã thanh niên rồi mủ cánh chỉ ngắn cùn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo ghi-lê.
  • Đến khi định thần lại, chị mới trợn tròn mắt, giương cánh lên, như sắp đánh nhau.
  • Mỏ Cốc như cái dùi sắt, chọc xuyên cả đất.
  • \(\Rightarrow\)Phép so sánh em thích:
  • Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua.
  • Tác dụng: 

    - Tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt

    - Miêu tả ngọn cỏ đã bị một sức mạnh lớn, sắc nhọn lia qua khiến cây cỏ gẫy rạp, đáng thương

  • k cho mk nha!!

17 tháng 4 2020

Câu 1:

  • Cây xanh có hoa có 2 loại cơ quan:
    • Cơ quan sinh dưỡng gồm thân, rễ, lá thực hiện chức năng sinh dưỡng của cây như: quang hợp, hô hấp, vận chuyển các chất,...
    • Cơ quan sinh sản gồm hoa, quả, hạt thực hiện chức năng sinh sản của cây

Câu 2:

* Nhận xét: Sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng tạo nên một thống nhất.

- Rễ có chức năng hút nước và các chất dinh dưỡng cho cây.

- Thân : vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá và vận chuyển các chất ngược lại các chất hữu cơ mà lá tổng hợp được đến các bộ phận khác của cây.

- Lá: Thu nhận ánh sáng, tổng hợp chất hữu cơ, trao đổi khí với bên ngoài và thoát hơi nước.

- Hoa: Thực hiện thụ phấn, thụ tinh, kết hạt và tạo quả.

- Quả: Bảo vệ hạt và giúp phần phát tán hạt.

- Hạt: Nảy mầm thành cây con, duy trì và phát triển nòi giống.

* Giữa các cơ quan của cây có hoa có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động đến một cơ quan sẽ ảnh hưởng đến cơ quan khác và toàn bộ cây.

Câu 3:

-Không .

Câu 4:

(bạn tự làm nốt nhé )

Chúc bạn học tốt !

17 tháng 4 2020

cảm ơn bn nha!