K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

(4 điểm) Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:       (Lược một đoạn: Thám tử Sherlock Holmes nhận được một bức thư xin trợ giúp trong một vụ án kì lạ từ hai viên thanh tra của Scotland Yard – Gregson và Lestrade. Trong một căn nhà bỏ hoang tại khu Lauriston Garden bỗng xuất hiện thi thể của một người đàn ông. Nạn nhân khoảng 43, 44 tuổi, người tầm thước, vai rộng, tóc quăn và đen, râu rậm...
Đọc tiếp

(4 điểm) Đọc văn bản và trả lời câu hỏi: 

     (Lược một đoạn: Thám tử Sherlock Holmes nhận được một bức thư xin trợ giúp trong một vụ án kì lạ từ hai viên thanh tra của Scotland Yard – Gregson và Lestrade. Trong một căn nhà bỏ hoang tại khu Lauriston Garden bỗng xuất hiện thi thể của một người đàn ông. Nạn nhân khoảng 43, 44 tuổi, người tầm thước, vai rộng, tóc quăn và đen, râu rậm xén ngắn. Trên thi thể không hề có bất kì một thương tích nào nhưng trong gian phòng lại có nhiều vết máu. Tại hiện trường vụ án xuất hiện nhiều điểm đáng ngờ, gần thi thể xuất hiện một chiếc nhẫn cưới của một người phụ nữ, trên một mé tường tối tăm có chữ “Rache” được viết bằng máu. Còn bên ngoài căn nhà có dấu vết để lại của một chiếc xe ngựa, dấu chân của một con ngựa và vết giày của hai người đàn ông. Những manh mối này khiến cho họ phải đau đầu vì không xác định được nghi phạm và động cơ gây án. Thông qua điều tra sơ bộ, các viên thanh tra đã xác định được danh tính của nạn nhân là Drebber. Ngay khi vụ án dần được hé lộ, Lestrade phát hiện một vụ án giết người khác cũng xuất hiện chữ “Rache” được viết bằng máu dưới thi thể của nạn nhân. Nạn nhân lần này là Staggerson – thư kí của Drebber. Cuộc điều tra càng thêm khó khăn và bế tắc vì các viên thanh tra và Holmes không thể xác định được mục đích thật sự của hung thủ là gì. Sau đó, Holmes phát hiện ra manh mối về viên thuốc được tẩm độc trong căn phòng của nạn nhân thứ hai. Bằng sự mưu trí, ông đã dụ hung thủ đến căn hộ của mình và bắt hắn tại đây, trước sự chứng kiến, giúp sức của Gregson, Lestrade và người bạn cùng phòng Waston. Nhờ đó, vụ án được hé mở. Dưới đây là sự diễn giải lại quá trình suy luận của Holmes qua cuộc trò chuyện với bác sĩ Waston.

      – Để giải quyết một vấn đề như vậy, cái quan trọng là lập luận ngược chiều. […] Đây là trường hợp người ta nói cho anh biết cái kết cục và tự anh phải tìm ra tất cả những sự việc đã dẫn đến cái kết cục ấy. Tôi xin kể lại với anh các giai đoạn khác nhau trong cách lập luận của tôi. Như anh đã biết, tôi đã đi bộ khi gần đến hiện trường, đầu óc hoàn toàn không có một dự kiến hay thiên kiến gì. Tôi bắt đầu xem xét đoạn đường dẫn đến ngôi nhà, và ở đó, tôi thấy rõ những vệt bánh xe, loại xe nhỏ hai chỗ chở thuê, và qua một vài câu hỏi, tôi biết chắc là xe này đã đậu ở đấy đêm trước. Tôi biết đây không phải là một chiếc xe nhà mà là xe chở thuê, căn cứ ở khoảng cách hẹp giữa hai bánh xe. Chiếc xe chở thuê thông thường ở London nhỏ hẹp hơn nhiều so với xe nhà. Sau đó tôi đã chầm chậm đi theo lối qua vườn mà nền đất là một loại đất sét, rất dễ nhận thấy vết chân, đối với con mắt nhà nghề của tôi thì mỗi dấu vết mang một ý nghĩa… Tôi đã thấy những vết chân nặng nề của các viên cảnh sát, nhưng tôi cũng thấy những vết chân của hai người đã đi qua khu vườn này trước đám cảnh sát kia: ở một đôi chỗ vết chân của hai người bị những vết chân cảnh sát đè lên, xóa đi. Qua đó, nó cho tôi biết đã có hai người lạ mặt đến đây hồi đêm, một người rất cao lớn – căn cứ theo chiều dài của bước chân và người kia ăn mặc sang trọng, căn cứ theo vết giầy nhỏ nhắn, thanh mảnh. Vào trong nhà, người đi giày sang trọng nằm đó. Vậy thì, người cao lớn là kẻ đã gây ra án mạng. Không có thương tích trên người nạn nhân, nhưng qua những nét kinh hoàng lưu lại trên mặt, tôi đoán hẳn nạn nhân đã được báo về số phận mình trước khi chết. Những người chết vì bệnh tim hoặc vì một nguyên nhân tự nhiên nào khác không bao giờ nét mặt lại nhăn nhúm đến như vậy. Ngửi môi nạn nhân, tôi thấy có mùi chua chua, tôi kết luận nạn nhân đã bị cưỡng bức uống thuốc độc. Chính vẻ căm thù và khiếp sợ biểu lộ trên mặt đã dẫn tôi đến suy đoán ấy. Tôi đi đến kết luận này bằng phương pháp loại trừ vì không có một giả thiết nào khác có thể giải thích được tất cả những chi tiết kia. Cưỡng bức nạn nhân uống thuốc độc hoàn toàn không phải là điều mới trong lịch sử hình sự. Tiếp theo đó là câu hỏi lớn: tại sao có vụ ám sát này? Tiền bạc không phải là động cơ. Vụ này dính đến chính trị hay đến phụ nữ? Trước hết tôi ngả về giả thiết thứ hai. Những kẻ ám sát chính trị một khi làm xong nhiệm vụ thì vội bỏ đi ngay. Ở đây ngược lại, thủ phạm đã để dấu vết trong khắp gian phòng, chứng tỏ y đã lưu lại đây khá lâu. Vậy đây là một vụ thanh toán do hận thù cá nhân chứ không phải là một vụ án chính trị. Khi phát hiện ra những chữ viết trên tường, tôi càng tin chắc sự suy đoán của tôi là đúng, đây quá rõ là một mưu mẹo nhằm đánh lạc hướng. Đến khi tìm thấy chiếc nhẫn thì tôi coi việc xác định giả thiết là đã xong. Rõ ràng thủ phạm đã dùng chiếc nhẫn này để gợi lại với nạn nhân một người phụ nữ đã chết hoặc vắng mặt. Chính là khi đó tôi hỏi Gregson xem trong bức điện gửi đi Cleverland, ông ta có hỏi một chi tiết gì đặc biệt về quá khứ của Drebber không. Chắc anh còn nhớ Gregson đã trả lời tôi là không. Sau đó, tôi xem xét tỉ mỉ gian phòng. Việc này giúp tôi thấy rõ tầm vóc, loại thuốc xì gà và móng tay dài của thủ phạm. Vì không có dấu vết vật lộn nào nên tôi kết luận chỗ máu giây ra trên sàn nhà hẳn là máu mũi của thủ phạm lúc bị quá khích. Tôi thấy những vết máu này trùng hợp với những vết chân của thủ phạm. Không mấy ai, trừ phi là người thuộc tạng rất thừa máu, lại chỉ vì xúc cảm mà chảy máu mũi. Vì vậy, tôi dám nghĩ rằng thủ phạm chắc là một người lực lưỡng, mặt đỏ vì xung huyết. Thực tế đã chứng minh là tôi đoán đúng. Ở ngôi nhà đó ra về, tôi đã vội vàng làm cái việc mà Gregson bỏ qua. Tôi điện cho Sở cảnh sát thành phố Cleverland, hỏi về những tình huống xung quanh cuộc hôn nhân của Drebber. Bức điện trả lời cho biết Drebber đã nhờ cảnh sát thành phố che chở cho mình khỏi bị một kẻ tên là Hope ám hại. Kẻ này là tình địch của Drebber trong một chuyện yêu đương cũ và hiện nay kẻ này đang có mặt tại châu Âu. Đến lúc ấy, tôi biết là đã nắm trong tay tất cả các đầu mối, chỉ còn có việc tóm cổ thủ phạm nữa thôi. Tôi đã tin chắc rằng người ấy đi cùng với Drebber vào ngôi nhà và người đánh xe chỉ là một. Vết chân ngựa day đi day lại trên đường cho thấy không có người giữ cương nó. Vậy thì người đánh xe lúc ấy ở đâu nếu không phải là ở trong nhà? Bởi không có ai dám gây ra một án mạng ngay trước mắt một người thứ ba để về sau người đó sẽ tố cáo mình. Cuối cùng, giả sử thủ phạm muốn theo dõi nạn nhân của mình qua các phố ở London thì liệu y còn tìm được cách nào tốt hơn là đóng vai người đánh xe ngựa không. Tất cả những khía cạnh ấy buộc tôi phải tìm Hope trong số những người đánh xe ngựa ở Luân Đôn. Nếu y làm nghề đánh xe thì không có lý do gì y lại không tiếp tục nghề ấy. Trái lại, theo cách nhìn của y, mọi sự thay đổi đột ngột có thể làm cho người ta chú ý đến y. Chắc y cũng tiếp tục nghề cũ, ít nhất trong một thời gian. Cũng không có lý do gì để giả thiết rằng y sống dưới một cái tên giả. Y cần gì phải đổi tên ở một nước không có ai quen biết? Tôi đã nhờ đến mấy chú bé lang thang, phái chúng đến hỏi tất cả các chủ xe London cho đến khi tìm được người mà tôi tìm. Chúng đã tìm được. Vụ giết Stanggerson là một việc hoàn toàn bất ngờ, nhưng dù sao cũng không thể ngăn ngừa được. Anh thấy không, tất cả những điều đó là một chuỗi sự việc logic móc nối nhau liên tục, không một kẽ hở, không một chỗ nào gián đoạn.

     – Thật là tuyệt vời! – Watson kêu lên – Công lao của anh đáng được mọi người biết đến. Phải đăng một bài báo về vụ này. Nếu anh không viết thì tôi sẽ viết thay anh.

(Sherlock Holmes toàn tập, Arthur Conan Doyle, NXB Văn học)

Câu 1. Xác định thể loại của văn bản trên.

Câu 2. Xác định ngôi kể được sử dụng trong văn bản. 

Câu 3. Câu ghép dưới đây là câu ghép đẳng lập hay câu ghép chính phụ? Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép đó.

Tôi bắt đầu xem xét đoạn đường dẫn đến ngôi nhà, và ở đó, tôi thấy rõ những vệt bánh xe, loại xe nhỏ hai chỗ chở thuê, và qua một vài câu hỏi, tôi biết chắc là xe này đã đậu ở đấy đêm trước.

Câu 4. Vì sao vụ án này lại được coi là một vụ án nan giải, hóc búa?

Câu 5. Nhận xét về cách lập luận của nhân vật Sherlock Holmes trong văn bản. 

0
6 tháng 1

Đề.jeets🫣

6 tháng 1

Chủ đề: Lòng yêu mến thiên nhiên, cảnh vật; sự giao thoa giữa con người và những thay đổi của tự nhiên. - Cảm hứng chủ đạo: tinh thần lạc quan, sự ngợi ca và yêu thương phong cảnh, nhất là phong cảnh núi non hùng vĩ.

6 tháng 1

Xuân về gió nhẹ đùa cành mai,

Hoa đào thắm nở rộn ràng say.

Trên cành én liệng chào năm mới,

Dưới đất trẻ con nhảy múa vui.

Mùi khói bếp thơm lan tỏa khắp,

Bánh chưng xanh ngát, vị ngọt đậm.

Gia đình sum họp, tiếng cười vang,

Quây quần bên nhau, ấm áp tình thương.

Câu chúc mừng Tết, lời hay ý đẹp,

Niềm vui tràn ngập, quên hết ưu phiền.

Năm mới an khang, thịnh vượng đầy,

Tài lộc dồi dào, vạn sự như ý.

6 tháng 1

Khoắng cây bút viết thơ tặng bạn
Chúc Tân Niên có vạn niềm vui
Bao nhiêu vất vả đẩy lùi
Thay vào là những ngọt bùi yêu thương

Hôm nay là Tết Nguyên Đán đó
Gửi lời chúc nhờ gió chuyển cho
Mong mọi người hết sầu lo
Bình an hạnh phúc chuyến đò nhân gian

Một... hai... ba, cùng san sẻ Tết
Ta nâng ly quên hết buồn đời
Chúc cho cuộc sống tuyệt vời
Tình bạn tri kỷ người ơi giữ gìn

Hãy đặt những niềm tin yêu quý
Sống chân thành, hoan hỷ mỗi ngày
Thế sự có lắm đổi thay
Tâm ta bất biến, thẳng ngay mà làm

Gửi chúc người Việt Nam yêu dấu
Năm Quý Mão phấn đấu mọi điều
Làm những công việc mình yêu
Để cho cuộc sống thêm nhiều bình yên.

6 tháng 1

Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, lòng yêu nước luôn là một giá trị thiêng liêng và bất diệt, một động lực mạnh mẽ thúc đẩy nhân dân vượt qua mọi khó khăn, gian khổ để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ nền độc lập tự do. Đoạn trích "Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn là một tác phẩm tiêu biểu phản ánh tinh thần yêu nước cao cả của dân tộc trong thời kỳ chống quân xâm lược Nguyên – Mông. Từ lời kêu gọi của Trần Quốc Tuấn, ta có thể nhận thấy rằng lòng yêu nước không chỉ là một cảm xúc sâu sắc, mà còn là sự kết hợp giữa lý trí và tình cảm, giữa ý chí và hành động, là một phẩm chất cần được rèn luyện và phát huy mạnh mẽ trong mọi hoàn cảnh. Lòng yêu nước không phải chỉ là một cảm xúc mơ hồ, mà là sự thức tỉnh, là sự nhận thức rõ ràng về trách nhiệm của mỗi người đối với đất nước. Trần Quốc Tuấn khẳng định rằng, dù là những người tướng lĩnh, những chiến binh dũng mãnh nhất, họ cũng phải hiểu rằng sự sống còn của quốc gia không chỉ phụ thuộc vào sức mạnh quân sự mà còn vào lòng yêu nước, vào tinh thần quyết chiến của mỗi cá nhân trong quân đội. Ông nhắc nhở các tướng sĩ rằng, trong giờ phút đất nước nguy nan, mỗi người phải quên đi những lợi ích cá nhân, để chiến đấu hết mình vì đất nước, vì tổ quốc. Đây chính là sự thức tỉnh về vai trò, trách nhiệm của một cá nhân đối với sự nghiệp chung của dân tộc. Lòng yêu nước không chỉ là những lời nói, mà là hành động cụ thể. Đó là sự hy sinh, là quyết tâm không ngừng nghỉ để bảo vệ từng tấc đất, từng ngọn cỏ, từng hạt giống của quê hương. Mỗi tướng sĩ, mỗi người dân đều có trách nhiệm và vai trò trong cuộc chiến bảo vệ đất nước, và đây là một ý thức phải được rèn luyện ngay từ trong gia đình, trong nhà trường, trong xã hội. Trần Quốc Tuấn cũng nhấn mạnh rằng, lòng yêu nước không chỉ xuất phát từ lòng yêu mến những giá trị vật chất hay lợi ích cá nhân mà còn từ sự gắn bó sâu sắc với lịch sử, văn hóa của dân tộc. Lịch sử hào hùng của dân tộc chính là một nguồn động lực vô cùng mạnh mẽ, giúp mỗi người có thể vươn lên trong khó khăn, có thể cứng rắn trước những thử thách. Lòng yêu nước, theo Trần Quốc Tuấn, là sự tôn trọng và gìn giữ những giá trị truyền thống của dân tộc. Tình yêu đối với tổ quốc là tình yêu đối với những giá trị văn hóa, lịch sử lâu đời của dân tộc, là sự tôn vinh những thế hệ đi trước đã chiến đấu vì sự độc lập của đất nước. Đó là lý do tại sao Trần Quốc Tuấn nhắc lại những chiến thắng của ông cha trong quá khứ, để các tướng sĩ, cũng như mỗi người dân, nhận ra rằng họ không thể để những thành quả đó bị mai một. Chúng ta thấy rằng, trong bối cảnh hiện đại, lòng yêu nước cũng không thể thiếu sự gắn bó với lịch sử và văn hóa dân tộc. Đặc biệt, trong một thời đại mà văn hóa phương Tây đang có ảnh hưởng mạnh mẽ đến xã hội Việt Nam, việc giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Lòng yêu nước ngày nay không chỉ là sự bảo vệ lãnh thổ mà còn là bảo vệ và phát huy nền văn hóa, bản sắc dân tộc. Lòng yêu nước còn được thể hiện qua tinh thần đoàn kết, đồng lòng trong cuộc chiến đấu. Trần Quốc Tuấn không chỉ kêu gọi các tướng sĩ chiến đấu vì tổ quốc mà còn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đoàn kết trong quân đội, trong toàn dân. Khi mỗi cá nhân nhận thức rõ trách nhiệm của mình và quyết tâm chiến đấu, sự đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh vô biên, giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn. Lòng yêu nước không chỉ là một đức tính của cá nhân, mà còn là yếu tố kết nối những con người cùng chung một mục tiêu, một lý tưởng. Lòng yêu nước là khi mỗi người đều ý thức được rằng, chỉ có đoàn kết, chỉ có sự hiệp lực mới có thể giúp dân tộc vượt qua mọi thử thách. Nếu không có sự đoàn kết, nếu mỗi người chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân, thì mọi cuộc chiến, mọi nỗ lực đều sẽ trở thành vô nghĩa. Trong chiến tranh, như Trần Quốc Tuấn đã chỉ rõ, khi quân đội và nhân dân đồng lòng, không gì có thể ngăn cản được sức mạnh của dân tộc. Cuối cùng, lòng yêu nước cũng thể hiện qua sự kiên định và quyết tâm không khuất phục trước mọi khó khăn, thử thách. Trong "Hịch tướng sĩ", Trần Quốc Tuấn nhấn mạnh rằng, dù chiến đấu trong hoàn cảnh nào, dù có phải đối mặt với những khó khăn, gian khổ, thì tướng sĩ vẫn phải giữ vững lòng quyết tâm, không bao giờ đầu hàng. Lòng yêu nước là khi ta không bao giờ bỏ cuộc, dù trong hoàn cảnh tồi tệ nhất. Đó chính là phẩm chất kiên cường, bất khuất mà mỗi người con đất Việt đều cần có. Ngày nay, lòng yêu nước của chúng ta cũng phải được thể hiện qua sự kiên cường trong công cuộc xây dựng đất nước, trong việc vượt qua khó khăn và thử thách. Khi đối mặt với những vấn đề lớn của đất nước, như bảo vệ chủ quyền, bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế và xã hội, mỗi người dân Việt Nam cần phải giữ vững tinh thần kiên định, không khuất phục trước những khó khăn. Lòng yêu nước là một phẩm chất cao quý, là sức mạnh tinh thần giúp mỗi dân tộc vượt qua thử thách và gian khổ. Qua "Hịch tướng sĩ", Trần Quốc Tuấn đã khẳng định rằng, lòng yêu nước không chỉ là cảm xúc, mà là sự nhận thức sâu sắc về trách nhiệm đối với đất nước, là sự gắn bó với lịch sử và văn hóa dân tộc, là sự đoàn kết và kiên định không bao giờ khuất phục. Lòng yêu nước không chỉ là khái niệm mang tính lý thuyết, mà là một động lực, một giá trị sống động và thiết thực, cần phải được nuôi dưỡng và phát huy mạnh mẽ trong mỗi con người, trong mọi thời đại.

Nghị luận về lòng yêu nước qua đoạn trích "Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn Lòng yêu nước là một tình cảm thiêng liêng, cao quý của mỗi người dân đối với tổ quốc, đất nước. Tình yêu này được thể hiện qua những hành động cụ thể trong cuộc sống, đặc biệt là trong những giai đoạn lịch sử quan trọng. Đoạn trích "Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn là một trong những tác phẩm tiêu biểu khắc họa sâu sắc lòng yêu nước của người dân Việt Nam, đặc biệt là đối với các tướng sĩ, quân đội trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược. Lòng yêu nước thể hiện trong hành động bảo vệ tổ quốc Trong "Hịch tướng sĩ", Trần Quốc Tuấn đã khẳng định rõ ràng rằng: bảo vệ đất nước là trách nhiệm thiêng liêng của mỗi công dân, đặc biệt là của những người lính. Lòng yêu nước không chỉ dừng lại ở cảm xúc mà phải được thể hiện qua hành động, qua sự quyết tâm bảo vệ đất nước trước mọi nguy cơ xâm lăng. Trần Quốc Tuấn đã khéo léo nhắc nhở các tướng sĩ về công lao của ông cha, về những hy sinh gian khổ để giữ gìn nền độc lập dân tộc. Ông không chỉ kêu gọi lòng yêu nước mà còn kêu gọi sự dũng cảm, kiên cường, sẵn sàng hy sinh vì sự trường tồn của đất nước. Tình yêu nước lúc này chính là sự quyết tâm chiến đấu đến cùng, không bỏ cuộc trước khó khăn. Lòng yêu nước và sự đoàn kết Một yếu tố quan trọng trong lòng yêu nước mà Trần Quốc Tuấn muốn nhấn mạnh là sự đoàn kết của quân dân. Chỉ khi tất cả mọi người, từ quân đội đến dân chúng, đều hiểu rõ trách nhiệm của mình và đồng lòng, thì mới có thể đánh bại kẻ thù. Ông đã khẳng định rằng mỗi người, dù ở vị trí nào, đều có thể góp phần vào cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc. Lòng yêu nước trong hoàn cảnh ấy không chỉ thể hiện trong hành động chiến đấu mà còn là sự gắn kết, hỗ trợ lẫn nhau để tạo ra sức mạnh vượt trội. Tình yêu nước trong thời đại ngày nay Ngày nay, dù không phải đối mặt với những cuộc chiến tranh xâm lược trực tiếp như thời Trần, lòng yêu nước vẫn luôn là giá trị quan trọng. Lòng yêu nước không chỉ thể hiện qua những cuộc chiến bảo vệ biên cương, mà còn thể hiện qua việc xây dựng và phát triển đất nước trong hòa bình. Mỗi công dân cần có ý thức giữ gìn nền văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường, đóng góp vào sự phát triển kinh tế, giáo dục và xã hội. Bằng cách đó, chúng ta có thể làm cho đất nước ngày càng mạnh mẽ và phát triển, xứng đáng với những gì mà ông cha ta đã hy sinh để bảo vệ. Kết luận Lòng yêu nước là một giá trị vô cùng thiêng liêng và quý báu, được thể hiện qua nhiều hình thức khác nhau. Qua đoạn trích "Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn, chúng ta thấy rõ lòng yêu nước không chỉ là những cảm xúc trong lòng, mà là sự hy sinh, sự đoàn kết và những hành động cụ thể để bảo vệ và xây dựng đất nước. Lòng yêu nước phải được thể hiện qua hành động, qua sự kiên cường và quyết tâm chiến đấu vì sự trường tồn của tổ quốc.

bạn tìm hiểu trên google ý

6 tháng 1

Bài văn biểu cảm về ngày khai trường

Ngày khai trường luôn là một dịp đặc biệt đối với mỗi học sinh, đặc biệt là đối với những ai vừa trải qua kỳ nghỉ hè dài. Đó không chỉ là một ngày đầu tiên của năm học mới mà còn là dấu mốc quan trọng trong cuộc đời của mỗi học trò, mở ra những cơ hội, thử thách và niềm vui mới. Và với tôi, ngày khai trường luôn là một ngày đầy cảm xúc, không thể nào quên.

Sáng sớm ngày khai trường, khi mặt trời vừa nhô lên, một làn gió nhẹ mang theo hơi thở của mùa thu mát mẻ thổi qua. Không khí trong lành và tươi mới khiến cho mọi thứ xung quanh dường như trở nên rực rỡ hơn. Mỗi người đều mang trong mình những cảm xúc riêng, có người háo hức, vui mừng, có người lại cảm thấy lo lắng và hồi hộp. Dù là cảm giác gì đi chăng nữa, tất cả chúng ta đều mong chờ một năm học mới tràn đầy hy vọng.

Nhớ lại khoảnh khắc tôi cùng các bạn bước vào sân trường, hình ảnh đầu tiên là tiếng trống trường vang lên, giòn giã, báo hiệu một năm học mới bắt đầu. Trong tiếng trống ấy là niềm vui, là sự háo hức và cả những ước mơ, hoài bão của tuổi học trò. Sân trường, nơi thường ngày tĩnh lặng, hôm nay lại đông vui lạ thường. Các bạn học sinh mặc đồng phục chỉnh tề, những chiếc khăn quàng đỏ thắm trên cổ, tất cả đều tươi tắn, rạng rỡ. Mọi người vẫy tay, trao nhau những nụ cười, những lời chào hỏi thân thương. Tất cả như hòa vào một bức tranh đầy màu sắc của sự khởi đầu.

Tôi không thể quên được cảm giác vừa bước vào lớp học, nhìn thấy những khuôn mặt quen thuộc của bạn bè, thầy cô. Mỗi người đều mang theo một câu chuyện, một cảm xúc riêng. Thầy cô, những người luôn đồng hành và dìu dắt chúng tôi trong suốt năm học, cũng chính là những người đầu tiên gửi gắm những lời chúc tốt đẹp, hy vọng cho một năm học mới. Tôi cảm thấy lòng mình ấm áp, như được tiếp thêm động lực để bước vào hành trình học tập phía trước.

Ngày khai trường cũng là lúc chúng tôi nhìn lại những kỷ niệm của năm học cũ, với bao niềm vui, nỗi buồn, những lần mắc lỗi và học hỏi. Nhưng tất cả đều là những bài học quý giá, giúp chúng tôi trưởng thành hơn. Và khi bước vào năm học mới, tôi nhận thấy mình không chỉ là một học sinh đang chờ đợi những bài giảng mà còn là một người có trách nhiệm, có ước mơ và sẵn sàng đối mặt với thử thách.

Ngày khai trường đối với tôi không chỉ là sự kết thúc của một kỳ nghỉ hè mà còn là sự khởi đầu cho những cơ hội mới. Đó là cơ hội để tôi học hỏi, trưởng thành và đóng góp cho cộng đồng. Dù có những khó khăn, thử thách phía trước, nhưng tôi tin rằng với tình yêu thương của thầy cô, bạn bè và gia đình, tôi sẽ vượt qua tất cả.

Ngày khai trường luôn là một ngày đáng nhớ, là khởi đầu cho những ước mơ, là một dấu mốc quan trọng trong hành trình trưởng thành của mỗi học sinh. Và tôi, như bao bạn bè khác, luôn mong chờ một năm học đầy ý nghĩa và thành công.

6 tháng 1

Câu trả lời đúng là B. Gieo vần chân.

Trong đoạn thơ, vần xuất hiện ở cuối câu, như trong các từ "nhé" – "ngõ", "buông" – "hoa", "nhất" – "đó", "mưa" – "nhớ". Đây là đặc điểm của gieo vần chân, khi các từ cuối câu có âm tiết giống nhau hoặc tương tự.

Niềm tin đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Nó như một ngọn đèn soi đường, giúp ta vượt qua những khó khăn, thử thách và hướng đến những điều tốt đẹp. Niềm tin vào bản thân cho ta sức mạnh để đối mặt với những điều chưa biết, dám bước ra khỏi vùng an toàn và khám phá những khả năng tiềm ẩn của mình. Khi tin rằng mình có thể làm được, ta sẽ có động lực để cố gắng, nỗ lực hết mình và không dễ dàng bỏ cuộc. Không chỉ vậy, niềm tin còn là nền tảng xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp. Tin tưởng bạn bè, người thân giúp ta gắn kết với họ hơn, chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn và nhận được sự đồng hành, giúp đỡ. Niềm tin vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống giúp ta lạc quan, yêu đời và có cái nhìn tích cực hơn về thế giới xung quanh. Tuy nhiên, niềm tin cũng cần dựa trên những cơ sở thực tế và lý lẽ đúng đắn. Niềm tin mù quáng có thể dẫn đến những sai lầm và thất vọng. Vì vậy, hãy xây dựng cho mình những niềm tin tích cực, đúng đắn để cuộc sống thêm ý nghĩa và tươi đẹp.

6 tháng 1

Cầu cứa

 

6 tháng 1

Tác phẩm Nhà mẹ Lê là câu chuyện về cuộc đời những người dân ngụ cư mà nhân vật chính là mẹ Lê cùng mười một đứa con.

Họ sống nghèo khổ trong một căn nhà chật hẹp và tồi tàn. Bà mẹ phải làm lụng vất vả nhưng vẫn không đủ nuôi các con. Những ngày cực nhọc nhất của những người nông dân lại là những ngày vui sướng của bà mẹ nghèo khổ ấy vì lúc đó mới có người mướn làm. Những buổi tối cả nhà mẹ Lê xúm xít quanh nồi cơm bốc khói là những ngày hạnh phúc nhất. Nhưng những ngày như thế không nhiều. Mùa đông đến, ngoài đồng chỉ còn trơ cuống rạ, ao hồ không còn tôm tép để bắt, nguồn thức ăn của gia đình mẹ Lê không còn. Nhà mẹ Lê vốn nghèo khổ giờ càng túng quẫn hơn. Đàn con đói rét, không cầm lòng nổi trước cảnh tượng đó mẹ Lê một lần nữa tìm đến nhà ông Bá giàu có trong làng để vay gạo. Gạo vay không được, mẹ Lê còn bị ông Bá thả chó ra cắn. Được một người quen đưa về với vết thương máu chảy ròng ròng, mẹ Lê lên cơn sốt nặng. Trong lúc mê man, người mẹ tội nghiệp ấy nhớ lại quãng đời bất hạnh và khốn khổ của mình. Kết thúc câu chuyện là cảnh mẹ Lê từ giã cõi đời để lại mười một đứa con bơ vơ, không nơi nương tựa, không biết đi đâu về đâu.

Cái khổ của nhà mẹ Lê là cái khổ của cảnh đời đông con, túng quẫn. Nếu ít con hơn, có lẽ mẹ Lê sẽ có thể được bớt lo, bớt khổ phần nào. Cảnh gia đình đông con của nhà mẹ Lê không phải là hiểm trong xã hội ấy. Đông con là một áp lực, là một gánh nặng đè lên vai bất kì người phụ nữ nào, gia đình nào trong xã hội ấy.

Thạch Lam dường như đã hóa thân vào nhân vật để cảm nhận những nỗi đắng cay trong cuộc đời của họ. Ta thấy cái nhìn độ lượng, thương cảm của nhà văn khi miêu tả căn nhà tồi tàn của mẹ Lê "chừng ấy người chen chúc trong một khoảng rộng độ bằng hai chiếc chiếu, có mỗi một chiếc giường nan đã gẫy nát", mùa rét phải rải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm và tác giả so sánh cảnh tượng đó "trông như một ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc". Để đặc tả sự nghèo khổ của nhà mẹ Lê, tác giả cho ta thấy "cách kiếm ăn' khổ cực và bấp bênh của bà mẹ này:" Từ buổi sáng tinh sương mùa nực cũng như mùa rét bác ta phải trở dậy đi làm mướn cho những người có ruộng trong làng ". Ấy vậy mà đó là những ngày sung sướng nhất vì khi ấy còn có người mướn bác làm việc. Những con người sống với nghề nghiệp bấp bênh ấy trở nên tội nghiệp hơn khi những ngày mùa qua đi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ. Những khó khăn ấy không chỉ đến với riêng mẹ Lê mà với tất cả những người dân trong xóm ngụ cư nghèo khổ ấy. Đặc tả một khung cảnh đói khổ và buồn bã, tác phẩm dường như báo hiệu cho chúng ta thảm cảnh Ất Dậu.

Đói rét, nghèo khổ nhưng với Thạch Lam những con người trong" nhà mẹ Lê "trước bờ vực thẳm của cuộc đời không bị tha hóa, biến dạng. Giữa cái giá lạnh của cuộc sống họ" lặng lẽ, âm thầm chịu khổ một mình, không than thở với láng giềng hàng xóm bởi vì ai nấy đều biết cũng nghèo khốn như nhau ". Đây là một đặc điểm của các nhân vật trong sáng tác của Thạch Lam. Nhà văn luôn" chắt chiu cái đẹp "ấy tạo ra một thế giới nhân vật mà ở đó luôn âm thầm, lặng lẽ chịu đựng và hi sinh (Tâm trong" cô hàng xén ", Liên trong" một đời người "). Những con người ấy không dám thổ lộ nỗi khổ của mình phải chăng sợ làm tổn thương người khác? Họ âm thầm đồng cảm với nhau, lặng lẽ chia sẻ cùng nhau mà không có một phản ứng mạnh mẽ, một phản kháng quyết liệt nào về hiện thực tối tăm bao quanh mình.

Nhân vật trong" nhà mẹ Lê "sống trọn vẹn với niềm vui và cả những nỗi buồn. Những con người ấy thiếu thốn về vật chất nhưng không thiếu thốn về tinh thần. Họ không cô đơn trong cuộc sống cũng không cô độc trong cuộc đời bởi họ luôn mang trong tâm hồn mình tình người ấm áp. Tình người đẹp đẽ ấy phải chăng xuất phát từ tấm lòng bao la của nhà văn dành cho những kiếp người nhỏ bé? Thạch Lam đã đưa họ đến gần nhau để những con người ấy không chỉ thấu hiểu mà còn chia sẻ và giúp đỡ nhau. Mẹ Lê khi bị chó nhà giàu cắn được đưa về nhà trong cơn đau vẫn xúc động nói" may gặp bác Đối, chứ không biết bao giờ mới lê về được đến nhà "và khi người mẹ ấy chết đi chính những người nghèo khổ ấy đã" mua cho bác một cỗ ván mọt, rồi đưa giúp bác ra cánh đồng, chôn vào bãi tha ma nhỏ đầu làng ". Họ quay trở về ái ngại và xót xa cho những đứa con tội nghiệp của người mẹ xấu số. Tác phẩm vì thế được bao trùm bởi tình yêu thương. Đó không chỉ là tình thương của những con người cùng cảnh ngộ trong truyện mà còn là tình thương của độc giả dành cho nhân vật và của chính nhà văn với" đứa con tinh thần ".

" Nhà mẹ Lê' vừa mang yếu tố hiện thực vừa được khoác lên mình màu sắc lãng mạn . Thạch Lam không chỉ cảm thông mà còn trân trọng nhân vật của mình. Sự trân trọng ấy được biểu hiện từ cách gọi tên các nhân vật. Nhà văn không gọi nhân vật của mình là "thị", "y", "hắn" như Nguyễn Công Hoan, Nam Cao.. mà gọi một cách trân trọng, trìu mến "mẹ Lê", "mẹ Đối", "mẹ Hiền". Xuyên suốt tác phẩm mẹ Lê được gọi là "bác". Nó giống như đây là một câu chuyện kể về một người thân quen cùng một hoàn cảnh, cùng một tầng lớp trong xã hội.

6 tháng 1

3 phần