K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Giúp mình làm bài này với:Ca dao về quê hương Hải Dương​1. An Phụ  có cái bàn cờTrông xuống hạ giới mờ mờ xa xaBây giờ kể núi quanh taNúi Mông, núi Sấu, núi Ngà, núi ChâuNúi Than, núi đước một màuTrông về núi Vá củi đâu rậm rừngBồ Băn núi đất, núi thôngKìa trông Phương Luật, Cổ Tân, Đông Hà.2. Em đi gánh nước giếng chùaVì say cảnh đẹp nên chưa muốn vềGiếng tròn tròn giữa làng...
Đọc tiếp

Giúp mình làm bài này với:

Ca dao về quê hương Hải Dương

1. An Phụ  có cái bàn cờ

Trông xuống hạ giới mờ mờ xa xa

Bây giờ kể núi quanh ta

Núi Mông, núi Sấu, núi Ngà, núi Châu

Núi Than, núi đước một màu

Trông về núi Vá củi đâu rậm rừng

Bồ Băn núi đất, núi thông

Kìa trông Phương Luật, Cổ Tân, Đông Hà.

2. Em đi gánh nước giếng chùa

Vì say cảnh đẹp nên chưa muốn về

Giếng tròn tròn giữa làng quê

Tình em với giếng chẳng hề phôi pha

Mạch từ lòng đất phun ra

Như nguồn sữa mẹ nuôi ta tháng ngày

Truyền rằng ở mạch giếng này

Có lò khoa bảng chỉ đầy không vơi.

3. Đồng Lại bánh đúc, gạo xay

Trở về Đan Giáp ta quầy nghề đan

Vũ Xá chẻ nứa đan sàng

Mỗi làng một việc, cơ hàn chẳng lo.

Câu hỏi:

1. Nét đẹp riêng của mỗi vùng quê được thể hiện như thế nào?

2.Nhận xét của em về nét đặc sắc trong nghệ thuật thể hiện của mỗi bài ca dao?

3.Tâm trạng và tình cảm của nhân vật trữ tình thể hiện như thế nào trong mỗi bai ca dao?

4. Em thích nhất bài ca dao nào trong các bài ca dao trên? Vì sao?

0

Tớ Ko ở đó

3 tháng 1 2019

vâng cảm ơn bạn

Viet Nam Dung thu 4 asiad

Chu h nuocmat

3 tháng 1 2019

là đứa bn thân nhất của tớ có ny và tớ ra rìa

3 tháng 1 2019

Cảnh khuya tác phẩm của chủ tịch Hồ Chí Minh được viết vào thời điểm mà cuộc chiến chống Pháp đang rất cam go, ác liệt. Giữa thời điểm đó Bác vẫn thể hiện được sự lạc quan, ung dung đến lạ kì. Người còn dành thời gian để thưởng thức thiên nhiên và hòa mình vào khung cảnh tuyệt đẹp nơi này.

Bài thơ mở đầu bằng những câu hình ảnh gợi hình gợi thanh mô tả khung cảnh núi rừng rất hay:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

Bác như một người họa sỹ vẽ nên vẻ đẹp của núi rừng thiên nhiên Việt Bắc, trong đêm khuya tất cả các âm thanh khác đều lắng chìm đi để nổi bật lên tiếng suối róc rách, tiếng hát trong trẻo. Tiếng suối làm cho không gian càng thêm tĩnh lặng hơn.

Hình ảnh ánh trăng có sức gợi hình cao, “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” trăng sáng chiều vào cây cổ thụ, chiếu qua những tán lá, cành cây, ánh trăng và lá cây như hòa quyện vào nhau in hình xuống mặt đất thật đẹp.

Khung cảnh thiên nhiên được Bác miêu tả có xa và gần, xa là tiếng suối róc rách đang chảy, gần là bóng trăng, bóng cây, bóng hoa hòa quyện, lung linh. Màu trắng bạc của ánh trăng, màu đen sẫm của tàn cây, bóng cây, bóng lá. Dưới gam màu tưởng chừng lạnh lẽo ẩn chứa một sức sống từ thiên nhiên. Âm thanh tiếng suối và hình ảnh ánh trăng như khúc ca êm đềm, du dương trong cảnh thiên nhiên Việt Bắc.

Trong hai câu đầu tác giả chỉ tập trung hoàn toàn vào tả khung cảnh núi rừng, hai câu sau thể hiện tâm trạng của con người đó là Bác Hồ, người đang rất tâm trạng:

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

Trước khung cảnh thiên nhiên đẹp như vậy nhưng Bác vẫn không quên nỗi lo nước nhà, lo lắng thời cuộc khi cuộc chiến tranh đang rất ác liệt. Câu thơ như nói lên tâm trạng của Bác, Bác ngắm cảnh thiên nhiên và phát hiện ra những nét đẹp trong đêm khuya nhưng tâm trạng vẫn hướng tới việc nước. Từ trạng thái say mê chuyển sang lo lắng đến việc dân, việc nước, Bác nhận ra mình đang là một người quan trọng, lãnh đạo nhân dân đất nước giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến trường kì.

Mặc dù câu thơ chỉ có bốn câu, hai câu đầu tả cảnh, hai câu sau nói lên tâm trạng Bác nhưng trọng tâm vẫn là nói về tâm trạng Bác, câu thơ cuối nói lên nguyên nhân “người chưa ngủ” ở câu trên, “vì lo nỗi nước nhà” Bác không có thời gian nghỉ ngơi cho chính mình.

Bài thơ Cảnh khuya đã cho thấy sự cảm nhận thiên nhiên tinh tế, nhạy cảm và nỗi niềm của một vị lãnh tụ vĩ đại. Bác vẫn luôn là con người giản dị, yêu thiên nhiên và lo lắng cho vận mệnh của nước nhà.

Bài thơ Cảnh khuya được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào năm 1947, khi quân và dân ta đang thắng lớn trên chiến trường Việt Bắc. Sông Lô, Đoan Hùng đã đi vào lịch sử bằng những nét vàng chói lọi đầu tiên của ta trong chín năm kháng chiến chống Pháp. Bài thơ thể hiện cảm hứng yêu nước mãnh liệt dạt dào ánh sáng và âm thanh. Đó là ánh sáng của trăng Việt Bắc, của lòng yêu nước sâu sắc:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Cùng với các bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc, Đi thuyền trên sông Đáy, Cảnh khuya thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu nước sâu sắc của Bác trong một đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc.

Hai câu thơ đầu trong bài thơ tả cảnh đêm khuya nơi núi rừng Việt Bắc. Trăng càng về đêm càng sáng. Ánh trăng lan toả bao phủ khắp mặt đất. Đêm vắng, tiếng suối nghe càng rõ. Tiếng suối chảy êm đềm nghe rất trong rì rầm từ xa vọng đến. Cảm nhận của Bác thật tinh tế, nghe suối chảy mà cảm nhận được mức độ xanh trong của dòng nước. Tiếng suối trong đêm khuya như tiếng hát xa dịu êm vang vọng, khoan nhạt như nhịp điệu của bài hát trữ tình sâu lắng. Đó là nghệ thuật lấy động tả tĩnh, tiếng suối rì rầm êm ả, vắng lặng trong đêm chiến khu. Tiếng suối và tiếng hát là nét vẽ tinh tế gợi tả núi rừng chiến khu thời máu lửa mang sức sống và hơi ấm của con người:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Sáu trăm năm trước trong bài thơ Bài ca Côn Sơn Ức Trai đã có cảm nhận cực kỳ tinh tế về dòng suối Côn Sơn:

Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bền tai

Tiếng suối nghe sao mà êm đềm thơ mộng đến thế. Nó như những giọt của cây đàn cầm vang vọng bên tay. Đầu thế kỉ XX Nguyễn Khuyến đã từng viết về dòng suối như sau:

Cũng có lúc chơi nơi dặm khách

Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo...

Mỗi một vần thơ, mỗi một khung cảnh, âm thanh của suối chảy được cảm nhận tinh tế khác nhau. Sau tiếng suối nghe như tiếng hát xa kia là trăng chiến khu. Ánh trăng chiến khu sao mà sáng và đẹp thế. Tầng cao là trăng, tầng giữa là cổ thụ, tầng thấp là hoa - hoa rừng. Cả núi rừng Việt Bắc đang tràn ngập dưới ánh trăng. Ánh trăng bao phủ khắp không trung mát dịu, len lỏi xuyên qua kẽ lá, tán cây, ánh trăng như âu yếm, hoà quyện cùng thiên nhiên cây cỏ. Ánh trăng như xoáy và lồng vào những tán lá. Và trên mặt đất những đoá hoa rừng đang ngậm sương đêm cùng với bóng cổ thụ đan xen trên mặt đất. Đêm thanh, trên không trung dường như chỉ có vầng trăng ngự trị. Đêm vắng, trăng thanh mặt đất cỏ cây như ngừng thở để đón đợi ánh trăng mát lạnh dịu hiền mơn man ôm ấp:

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Chữ lồng điệp lại hai lần đã nhân hoá vầng trăng, cổ thụ và hoa. Trăng như người mẹ hiền đang tiếp cho muôn vật trần gian dòng sữa ngọt ngào. Trăng trở nên thi vị, trữ tình lãng mạn. Chữ lồng gợi cho ta nhớ đến những câu thơ sau trong Chinh phụ ngâm:

Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm

 Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông,

Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng...

Trong câu có tiểu đối trăng lồng cổ thụ / bóng lồng hoa tạo sự cân xứng trong bức tranh về trăng, ngôn ngữ thơ trang trọng, điêu luyện tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp tràn đầy chất thơ. Cảnh khuya trong sáng, lung linh huyền ảo. Đọc vần thơ ta nghe như có nhạc, có hoạ, bức tranh cảnh núi rừng Việt Bắc thơ mộng biết bao. Người xưa từng nói thi trung hữu hoạ, thi trung hữu nhạc quả thật không sai. Đối với Bác trăng đã trở nên tri âm tri kỉ nên làm sao có thể hờ hững trước cảnh đẹp đêm nay. Trong ngục tối bị giam cầm, trước ánh trăng tuyệt đẹp Bác Hồ cũng đã có những vần thơ tuyệt diệu:

Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ...

(Ngắm trăng)

Một thi sĩ với tâm hồn thanh cao đang sống những giây phút thần tiên giữa cảnh khuya chiến khu Việt Bắc. Giữa bức tranh thiên nhiên rộng lớn và hữu tình như vậy, tâm trạng thi sĩ bỗng vút cao thả hồn theo cảnh đẹp đêm trăng bởi đêm nay Bác không ngủ. Trước cảnh đẹp đêm trăng: có suối, có hoa lá, núi ngàn, và cả tâm trạng của Bác. Bác không chỉ xúc động trước cảnh đẹp thiên nhiên mà:

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

 Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Nước nhà đang bị giặc xâm lăng giày xéo, biết bao đồng chí đang bị gông cùm xiềng xích. Cuộc đời còn lầm than cơ cực, bao năm Bác bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ lầm than. Nay nước nhà còn đang chìm trong khói lửa đạn bom lòng Bác sao có thể ngủ yên giấc được. Chưa ngủ không hẳn chỉ vì cảnh đẹp đêm nay mà chưa ngủ vì nỗi nước nhà.

Nỗi nhớ nhà lo cho nước nhà làm cho trái tim Bác luôn thổn thức. Bác thức trong đêm khuya trằn trọc băn khoăn không sao ngủ được. Lòng yêu nước sâu sắc mãnh liệt xiết bao. Đã có biết bao đêm Bác Hồ của chúng ta cũng mất ngủ như vậy:

Một canh, hai canh, lại ba canh

Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành

Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt

Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh

(Không ngủ được)

Hình ảnh sao vàng chính là tự do độc lập, niềm thao thức mơ ngày mai ánh hồng soi đất nước hoà bình. Một tâm hồn nghệ sĩ thanh cao lồng trong cốt cách người chiến sĩ cộng sản kiên trung. Cảm hứng thiên nhiên chan hoà với cảm hứng yêu nước tha thiết của Bác.

Bài thơ Cảnh khuya là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt cực hay, là một trong những bài thơ trăng đẹp nhất của Bác. Giữa chốn rừng Việt Bắc tràn ngập ánh trăng, lòng Bác luôn thao thức vì nỗi nước nhà. Đó là nét đẹp riêng của bài thơ, cảm hứng thiên nhiên nhiên chan hoà trong lòng yêu nước sâu sắc. Thương dân, lo cho nước, yêu trăng... như dẫn hồn ta vào giấc mộng đẹp. Đọc thơ Bác giúp ta càng biết ơn, yêu kính Bác Hồ hơn.


Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/cam-nhan-ve-bai-tho-canh-khuya-cua-ho-chi-minh-c34a1518.html#ixzz5bUAzERqL

Nhìn bàn tay mảnh mai của em dịu dàng đưa mũi kim thoăn thoắt, không hiểu sao tôi thấy ân hận quá. Lâu nay, mải vui chơi bè bạn, chẳng lúc nào tôi chú ý đến em… Từ đấy, chiều nào tôi cũng đi đón em. Chúng tôi nắm tay nhau vừa đi vừa trò chuyện. Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi. Nhưng không, có...
Đọc tiếp

Nhìn bàn tay mảnh mai của em dịu dàng đưa mũi kim thoăn thoắt, không hiểu sao tôi thấy ân hận quá. Lâu nay, mải vui chơi bè bạn, chẳng lúc nào tôi chú ý đến em… Từ đấy, chiều nào tôi cũng đi đón em. Chúng tôi nắm tay nhau vừa đi vừa trò chuyện. 
Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi. 
Nhưng không, có tiếng dép lẹp kẹp trong nhà và tiếng mẹ tôi:

- Thằng Thành, con Thủy đâu? 
Chúng tôi giật mình, líu ríu dắt nhau đứng dậy 
- Đem chia đồ chơi ra đi!

– Mẹ tôi ra lệnh. Thủy mở to đôi mắt như người mất hồn, loạng choạng bám vào cánh tay tôi. Dìu em vào trong nhà, tôi bảo 
- Không phải chia nữa. Anh cho em tất.

1. Đoạn trích trên trích từ văn bản nào?

2. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

3.Tìm 4 từ láy trong đoạn trích.

4. Xác định quan hệ từ trong câu:'' Nhưng không, có tiếng dép lẹp kẹp trong nhà và tiếng mẹ tôi.''

5. Xét về mặt nội dung, Tính mạch lạc của văn bản được thể hiện như thế nào trong đoạn trích.

6. Đoạn văn trên sử dụng phép tu từ gì? Chỉ ra và nêu tác dụng.

'' Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi.''

7. Nếu em là người anh, em có chia đồ chơi không? vì sao?

- Các bạn cố gắng giúp mình nhé!

1
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
3 tháng 1 2019

1. Đoạn văn trích trong văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê.

2. Phương thức biểu đạt chính: Tự sự

3. Từ láy: mảnh mai, dịu dàng, thoăn thoắt, ân hận, mãi mãi, lẹp kẹp, líu ríu, loạng choạng...

4. Quan hệ từ trong câu trên là: Nhưng, trong, và

5. Tính mạch lạc trong câu trên được thể hiện là: sự việc được kể sau là hệ quả và chịu tác động của việc kể trước.

6. Đoạn văn được nêu sử dụng điệp từ. "xa nhau" - "xa nhau mãi mãi", "một giấc mơ" - "một giấc mơ thôi" => nhân vật tôi đang không muốn tin những chuyện xảy đến với hai anh em mình. Phép điệp từ đã nhấn mạnh ước mơ, mong muốn của nhân vật tôi.

7. Nếu là người anh, em sẽ không chia đồ chơi mà nhường lại hết cho Thủy.

Nhưng Thành là một đứa trẻ, tất yếu nghe lời mẹ, chia đồ chơi, mặc dù trong lòng thì không muốn.

3 tháng 1 2019

M N Q D K E i

a) Xét tam giác MNI và tam giác MDI có :

MN = MD ( gt )

NI = ID ( gt )

MI chung

=> đpcm

b) Vì tam giác MNI = tam giác MDI ( cmt )

=> góc NMI = góc DMI ( 2 g.t.ứ )

Xét tam giác MNK và tam giác MDK có :

MN = MD ( gt )

góc NMI = góc DMI ( cmt )

MK chung )

=> tam giác MNK = tam giác MDK ( c-g-c )

=> NK = DK ( 2 c.t.ứ ) 

=> đpcm

c) Chứng minh tam giác NEK = tam giác DQK ( c-g-c )

=> góc NKE = góc DKQ ( 2 g.t.ứ )

Mặt khác ta có : góc NKD + góc DKQ = 1800 ( kề bù )

=> góc NKD + góc NKE = 1800

Hay góc DKE = 1800

=> D, E, K thẳng hàng ( đpcm )

3 tháng 1 2019

Chứng Minh tam giác NEK = tam giác DQK kiểu gì hả bạn

Học tập luôn là tài sản quý giá của con người. Vì học tập giúp chúng ta mở mang trí óc,biết được nhiều điều xung quanh chúng ta.Ta có thể học theo nhiều cách ngoài thầy cô,cha ,mẹ, ta còn nên học tập bạn bè,những người hiểu biết rộng hơn chúng ta để thu nhập được một số lượng lớn kiến thức mà mình chưa có hay chưa từng biết đến. Cuộc đời con người chỉ có một con đường dẫn đến thành công là học tập. Nếu như không học học chúng ta sẽ có hiểu biết hạn hẹp, đầu óc sẽ trở nên lú lẫn và từ đó mà ta chẳng thể làm được điều gì cả.Và hãy thử nghĩ xem nếu bạn không học mà tình cờ muốn mua một loại thuốc trong khi bản thân lại không biết chữ thì làm sao bạn có thể mua được nó ;bạn không biết tính toán thì sao mua được đồ ăn? Khi không học chúng ta sẽ khó xử như thế đấy vậy nên chúng ta phải học. Học có chất lượng để hiểu biết,để tận hưởng được hết những trải nghiệm quý giá trong cuộc đời.

3 tháng 1 2019

cảm ơn nha~~

2 tháng 1 2019

Từ ngàn đời nay, tạo hóa đã ban cho con người thiên nhiên, thứ quý giá nhất của đất trời với biết bao những cảnh vật thật kỳ vĩ và thơ mộng. Những hàng cau xanh mượt mà gửi hình bóng của mình xuống dòng sông thơ mộng êm đềm, không sóng gió. Những thảo nguyên rực rỡ sắc màu với hàng ngàn bông hoa đua nhau khoe sắc. Bầu trời xanh ngắt trên cao với những đám mây bồng bềnh trôi mải miết về tận chân trời. Những tia nắng chói chang của mặt trời xóa đi màn đêm u tối. Những người giản dị, mộc mạc, có tâm hồn đồng cảm, chan hòa với mọi người thì mới cảm nhận được giá trị cũng như nét đẹp của thiên nhiên. Đến với thiên nhiên, con người sẽ cảm thấy như phần nào nhẹ bớt đi những gánh nặng ở trong lòng, tâm hồn như thư thái hơn, mọi lo toan, u sầu trong lòng mỗi người đều tan biến. Trong ta lúc bấy giờ chỉ còn một khoảng không diệu kỳ. Khoảng không của lòng nhân ái, tình yêu thương của chính ta với thiên nhiên.Vậy đó, thiên nhiên là như thế đó, hạnh phúc sao khi được sống cùng với thiên nhiên món quà kỳ diệu của tạo hóa ban tặng cho con người.

P/s tham khảo nha

2 tháng 1 2019

Thiên nhiên ư? Khi nhắc đến 2 từ ấy lòng em lại bồi hồi xen lẫn đó là niềm xúc động khi nghĩ về nó, nơi mà con người sinh ra và tồn tại được. Thiên nhiên khi mà nhắc đến thì chúng ta sẽ nghĩ đó là những bờ biển xanh biếc rộng mênh mông, những cánh rừng phủ đầy cây xanh, những bông hoa ngát hương, bầu không khí trong lành, những mảnh đất tơi xốp và màu mỡ,.... rất nhiều. Thiên nhiên bao la, to lớn như vậy mà. Nhưng chúng ta đã làm gì để bảo vệ thiên nhiên hay chúng ta đang phá hủy môi trường sống của chính mình mà không hay biết? Hãy tự nhìn nhận mà xem, thiên nhiên cho chúng ta bao nhiêu chúng ta lại càng phá hoại bấy nhiêu, rồi dần dần đến một lúc nào đó nó ko thể chịu đựng được nữa, Trái Đất sẽ bị hủy diệt bởi những cơn sóng thần, những trận động đất kinh hoàng,.... Tất cả đều do ý thức của con người, hãy " một người vì mọi người, mọi người vì một người " cùng nhau bảo vệ và xây dựng thiên nhiên để chúng ta có một cuộc sống tốt hơn. Hãy yêu quý và bảo vệ thiên nhiên, đừng để phải hối hận, mình và các bạn cùng chung tay xây dựng và bảo vệ thiên nhiên nhé.

''Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô đẹp như thơ mộng...''(Ngữ Văn 7, tập 1)a. Câu văn trên trích từ tác phẩm nào, của ai? Nêu ngắn gọn hoàn cảnh ra đời của tác phẩm đó (chú ý: viết dưới dạng một đoạn...
Đọc tiếp

''Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô đẹp như thơ mộng...''
(Ngữ Văn 7, tập 1)

a. Câu văn trên trích từ tác phẩm nào, của ai? Nêu ngắn gọn hoàn cảnh ra đời của tác phẩm đó (chú ý: viết dưới dạng một đoạn văn).
b. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
c. Chỉ ra các từ láy có trong câu văn trên.
d. Đoạn văn trên có sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó.
e. Câu văn trên giúp em cảm nhận được điều gì?


Mong các bạn giúp tớ ạ, tớ đang cần rất gấp để chuẩn bị cho thi học kì, tớ thật sự cảm ơn và sẽ tick cho các bạn giúp mình càng sớm càng tốt. Tớ cảm ơn các cậu nhiều <33

    1
    GN
    GV Ngữ Văn
    Giáo viên
    3 tháng 1 2019

    a. Câu văn trên trích từ Mùa xuân của tôi - Vũ Bằng. Tác giả viết bài bút kí trên trong hoàn cảnh: cảm nhận được hương vị cũng như dư vị còn lại của ngày tết. Tết đến, xuân về, trong màn mưa xuân giăng mắc khắp chốn đã làm rộn lên trong lòng tác giả một cảm xúc, thôi thúc tác giả cầm bút.

    b. Phương thức biểu đạt chính: vì là bút kí nên phương thức biểu đạt chính là biểu cảm (mặc dù tác phẩm được viết dưới hình thức tự sự)

    c. Từ láy: riêu riêu, lành lạnh, xa xa

    d. Đoạn văn trên có sử dụng phép điệp ngữ, liệt kê.

    - Điệp ngữ: mùa xuân của tôi, mùa xuân, mùa xuân => tác giả muốn nhấn mạnh nét đặc trưng riêng của mùa xuân miền Bắc Bộ.

    - Liệt kê: có... có... có... => tác giả đang chỉ ra những nét đặc trưng gây mê đắm lòng người của mùa xuân đất Bắc.

    e. Qua câu văn trên em thêm yêu và trân trọng ngày tết trên quê hương, đó là vẻ đẹp, thể hiện văn hóa truyền thống và thể hiện đặc trưng riêng của từng vùng miền.

    GN
    GV Ngữ Văn
    Giáo viên
    3 tháng 1 2019

    Thơ Bác đầy trăng. Trăng vừa là người đồng hành, vừa là người bạn tâm giao, vừa nói lên nỗi lòng yêu nước, tình yêu thiên nhiên của Bác....

    - Người bạn đồng hành:

           Trăng vào cửa sổ đòi thơ

    Việc quân đang bận xin chờ hôm sau

          Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu

      Ấy tin thắng trận liên khu báo về

    => Trăng như là người bạn đồng hành, trăng chờ người chiến sĩ luận bàn việc công xong để được tâm tình, tâm giao với người chiến sĩ cách mạng. Trăng trong tình huống ấy đã trở thành người bạn đồng hành, theo sát người chiến sĩ trên mỗi chặng đường.

    - Thể hiện tình yêu thiên nhiên:

          Rằm xuân lồng lộng trăng soi

    Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân

         Giữa dòng bàn bạc việc quân

       Ấy tin thắng trận liên khu báo về

    => Người chiến sĩ trong những giờ phút luận bàn việc chiến đấu, căng thẳng là thế nhưng vẫn mở rộng tâm hồn mình để giao hòa với thiên nhiên. Trăng khi này không chỉ là người bạn đồng hành mà còn thể hiện tình yêu thiên nhiên, chất lãng mạn trong một tâm hồn thép của người chiến sĩ.

    - Thể hiện tình yêu nước

    Tiếng suối trong như tiếng hát xa

    Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

    Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

    Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

    => Ánh trăng chiến khu soi sáng cả rừng cây, đồng thời cũng soi tỏ nỗi lòng của người chiến sĩ cách mạng không ngủ được. Bác không ngủ được vì còn lo cho chiến dịch, cho cuộc kháng chiến của ta làm sao để tới được ngày toàn thắng.

    Hoặc

    Ngục trung vô tửu diệc vô hoa

    Đối thử lương tiêu nại nhược hà

    Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt

    Nguyệt tòng song khích khán thi gia

    => Tình yêu nước của người chiến sĩ cách mạng thể hiện qua tinh thần lạc quan, chất thép. Người chiến sĩ trong hoàn cảnh tù ngục, thú vui ngắm hoa, thưởng nguyệt, uống rượu vẫn được Bác tận hưởng một cách đặc biệt nhất. Không rượu, không hoa, ánh trăng thì bị song sắt nhà tù chia cắt, nhưng trăng vẫn hướng tới người chiến sĩ cách mạng qua song sắt, như nguồn động viên an ủi, khích lệ. Trong hoàn cảnh tù đày là vậy mà Bác vẫn cảm nhận ánh trăng, tận hưởng và tâm tình với ánh trăng => Tâm hồn yêu thiên nhiên, chất thép trong người chiến sĩ cách mạng, tình yêu nước.

    5 tháng 1 2019

    Ngoài tập “Nhật kí trong tù”, Hồ Chí Minh còn để lại nhiều bài thơ chữ Hán và thơ tiếng Việt. Thơ của Bác phong phú đẹp đẽ chứa chan tình yêu nước thương dân.

    Bác cũng có viết một số bài thơ cảm hứng trữ tình nói về tình yêu thiên nhiên. Những vần thơ trăng của Bác đẹp lắm. Nhà văn Hoài Thanh nhận xét.
     
    “Thơ Bác đầy trăng”
     
    “Thơ Bác đầy trăng”- “thơ trong tù”, thơ chiến khu... có nhiều bài, nhiều bài thơ nói về trăng xinh đẹp và trữ tình.
     
    Trước hết nói về thơ trăng trong “ Nhật kí trong tù”, “Ngắm trăng” là bài thơ tuyệt tác. Trong ngục tối, nhà thơ không có rượu, có hoa để thưởng trăng. Trăng là một người bạn thân từ phương Trời xa, vượt qua song sắt nhà tù đến thăm Bác. Trăng được nhân hóa tuyệt đẹp: có ánh mắt và tâm hồn. Vượt lên mọi cơ cực cảnh tù đày,
     
    Bác say sưa ngắm vầng trăng. Trăng với Bác lặng lẽ nhìn nhau, cảm động. Bài thơ lại một tư thế ngắm trăng hiếm thấy: một tâm hồn tha thiết yêu thiên nhiên, tạo  một phong thái ung dung tự tại của nhà thơ - chiến sĩ. Trăng hữu tình nên thơ. Trăng với người tù cảm thông chan hòa trong mối tình tri kỉ:
     
    “Người ngắm trăng soi  ngoài cửa sổ
    Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”
     
    “Ngắm trăng” đã phản ánh tinh thần lạc quan và khát vọng sống hướng về , trong sáng, tự do của Bác trong cảnh tù đày.
     
    Tiếp theo, ta nói đến thơ trăng chiến khu của Bác. Có gì đẹp hơn gió núi, trăng ngàn?. “Rằm tháng giêng” là một bài thơ trăng kì diệu. Hai câu đầu là cảnh trăng
    xuân sông nước... Một màu xanh bao la bát ngát: Sông xuân, nước xuân, Trời xuân lung linh dưới vầng trăng đêm nguyên tiêu. Ba chữ trong nguyên tác là một gam màu nhẹ, sáng và tươi mát:
     
    “Rằm xuân lồng lộng trăng soi
    Sóng xuân nước lẫn màu Trời thêm xuân”
     
    Hai câu thơ cuối ghi lại công việc của Bác trong đêm rằm tháng giêng: giữa khói sóng của dòng sông, Bác “bàn bạc việc quân” để lãnh đạo cuộc kháng chiến. Nửa đêm, con thuyền chở đầy ánh trăng vàng quay về bến:
     
    “Giữa dòng bàn bạc việc quân,
    Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”
     
    Con thuyền của lãnh tụ trở thành con thuyền của thi nhân chở đầy ánh trăng vàng. Sự xuất hiện của vầng trăng cho ta thấy một hồn thơ tuyệt đẹp.
     
    Trong khói lửa chiến tranh ác liệt, căng thẳng, bận rộn “ việc quân, việc nước” nhưng Bác vẫn ung dung, lạc quan yêu đời. “nguyệt mãn thuyền” (trăng đầy thuyền) là một hình tượng thơ cổ kính, mĩ lệ rất độc đáo.
     
    Có vầng trăng “bơi theo “con thuyền của lãnh tụ trên dòng sông Đáy miên mang giữa núi rừng chiến khu Việt Bắc: “ Sao đưa  thuyền chạy, thuyền chờ trăng theo” (Đi thuyền trên sóng Đáy). Có vầng trăng đến “đòi thơ” như bạn tri âm, cùng Bác chia vui tin thắng trận. Trăng xuất hiện thì chuông lầu đêm thu reo lên, tin thắng trận dồn dập báo về... Cái đẹp gắn liền với niềm vui. Trong cảnh tù đày, trăng đã đến với Bác thì trong máu lửa chiến tranh, trong mềm vui thắng trận, trăng cũng không thể nào vắng bóng:
     
    “Trăng vào cửa sổ đòi thơ,
    Việc quân đang bận xin chờ hôm sau
     
    Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu
    Ấy tin thắng trận liên khu báo về”
    (tin thắng trận - 1948)
     
    Có vầng trăng thu dát vàng núi rừng đêm khuya, cổ thụ, ngàn hoa hiện dưới vầng trăng làm cho cảnh khuya đẹp như vẽ. Thi nhân thao thức ngắm vầng trăng nghe tiếng suối chảy “trong như tiếng hát xa” lòng bồi hồi, xúc động:
     
    “Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
    Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.
    Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
    Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
    (Cảnh khuya -1947)

    Thiếu nhi, lớp măng non của dân tộc không thể nào quên vầng trăng thu thuở Bác yêu thương các cháu cho nên khi ngắm trăng Trung thu, Bác lại nhớ các cháu gần xa. Tấm lòng của Bác như vầng trăng thu ngời sáng:
     
    “Trung thu trăng sáng như gương,
    Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng”.
     
    Có vầng trăng ước hẹn một ngày mai chiến thắng. Nước nhà độc lập, thanh bình , Bác thanh thản trở về cuộc sống bình dị, chan hòa với thiên nhiên:
     
    “Kháng chiến thành công ta trở lại
    Trăng xưa, hạc cũ với xuân này”
    (Cảnh rừng Việt Bắc)
     
    Kể sao hết vầng trăng trong thơ Bác Hồ, bời lẽ “thơ Bác đầy trăng”, thơ Bác đầy trăng, trăng tròn, trăng sáng, trăng trên mọi nẻo đường Bác đã đi. Có vầng trăng trong cảnh tù đày. Có vầng trăng kháng chiến. Có vầng trăng thanh . Bác nói nhiều về trăng thu. Bác yêu thiên nhiên, sống lạc quan yêu đời cho nên hồn Bác lúc nào cũng hướng về ánh sáng, về cái đẹp. Trăng là biểu tượng cho vẻ vĩnh hằng, là bạn tri âm của tao nhân mặc khách. Bác là một nhà thơ yêu trăng.
     
    Ca dao, dân ca, thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến... có nhiều bài thơ tuyệt tác nói về trăng. Thơ Đường, nổi bật nhất là thơ Lí Bạch dào dạt ánh trăng.
     
    Bác Hồ đã kế thừa tinh hoa thơ ca cổ để viết nên những bài thơ trăng kiệt tác.
     
    Trăng là biểu tượng cho vẻ đẹp của thiên nhiên, của non xanh nước biếc. Bác trăng, viết nhiều thơ về trăng vì Bác giàu lòng yêu thương con người. Trăng trong Bác chiếu sáng một tấm lòng hồn hậu đối với thiên nhiên tạo vật, đối với nhân dân và đất nước quê hương thiết tha, gắn bó.
     
    Trăng đã góp phần làm cho thơ Bác thêm đặc sắc. Thơ Bác vừa thực vừa mộng, vừa mang màu sắc cổ điển vừa mới mẻ hiện đại, đậm đà thi vị. Trăng đã tạo nên  gương mặt, bản sắc và tính thẩm mĩ trong thơ Bác.
     
    Cuộc đời không thể thiếu vầng trăng. Đọc thơ trăng của Bác Hồ, tâm hồn mỗi người chúng ta thêm giàu có, trong sáng, biết hướng tới ngày mai, vươn tới ánh sáng mà đi tới phía trước. Chúng ta càng yêu thêm cảnh trí non sông.
     
    Yêu cái đẹp trong thơ trăng của Bác, cái đẹp trong thơ trăng cổ nhân, chúng ta học tập tình yêu nước, thương dân của Bác. Ước sao đất nước tỏa sáng vầng trăng hoà bình, trăng thu tròn và đẹp cho tuổi thơ, trăng đến với mọi người, mọi nhà trong ấm no, hạnh phúc.