Thực trạng sông ngòi ở địa phương em
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chất mùn có vai trò rất quan trọng trong đất vì chúng là nguồn thức ăn cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sống trên mặt đất.
Chất mùn có vai trò rất quan trọng trong đất vì chúng là nguồn thức ăn cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sống trên mặt đất. ...
HỌC TỐT
Tấc đất tấc vàng
Nhất canh trì , nhị canh viên , tam canh điền
Nhất nc nhì phân tam cần tứ giống
Nhất thì nhì thục
đúng ko bạn ???
Sông là dòng nước chảy thường xuyên tương đối ổn định trên bề mặt lục địa Các dòng sông hầu hết đều đổ ra biển.
Hệ thống sông là 1 mạng lưới các con sông nhỏ hợp thành cung cấp nước cho con sông chính
Lưu vực sông là vùng đất mà trong phạm vi đó nước mặt, nước dưới đất chảy tự nhiên vào sông và thoát ra một cửa chung hoặc thoát ra biển.
Chế độ chảy của sông là nhịp điểu thay đổi lưu lượng của con sông trong một năm
Lưu lượng sông là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang sông trong một đơn vị thời gian
Sông ngòi cung cấp nước để sinh hoạt và phục vụ tưới tiêu cho sản xuất, có giá trị lớn về thuỷ điện, cung cấp một lượng lớn phù sa để đất đai màu mỡ, tăng năng suất cây trồng, là đường giao thông để thuyền ghe hoạt động, nhất là các tỉnh miền Tây, cung cấp nguồn thuỷ sản, đồng thời là nơi nuôi trồng thuỷ sản.
Hồ là những khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu trong đất liền.
phân loại hồ theo nguồn gốc hình thành:
+ Hồ nhân tạo (còn gọi là thủy đàm)
+ Hồ tự nhiên
Về nguyên nhân sinh ra các dòng biển, các nhà khoa học đã khẳng định rằng: hệ thống gió thường xuyên của hoàn lưu khí quyển (như Tín phong, gió Tây ôn đới, gió Đông vùng cực, gió mùa) là động lực chủ yếu gây ra các dòng chảy trong biển và đại dương.
Khối nước trong các biển và đại dương luôn luôn chuyển động. Một trong các dạng chuyển động đó là hiện tượng chảy thành dòng giống như các dòng sông trên lục địa. Các dòng chảy đó gọi chung là các dòng biển hay hải lưu. Đối với các dòng chảy lớn trong các đại dương, người ta gọi là các dương lưu.
Về nguyên nhân sinh ra các dòng biển, các nhà khoa học đã khẳng định rằng: hệ thống gió thường xuyên của hoàn lưu khí quyển (như Tín phong, gió Tây ôn đới, gió Đông vùng cực, gió mùa) là động lực chủ yếu gây ra các dòng chảy trong biển và đại dương.
Các nhân tố khác như: sự khác biệt giữa nhiệt độ nước biển ở các vĩ độ khác nhau, nồng độ muối hoà tan v.v…tuy cũng có ảnh hưởng, nhưng không đáng kể.
ng, hồ đã trở thành nơi chứa nước thải; tỷ lệ nước thải được xử lý chiếm 10 - 12%, còn lại là thải ra ngoài mà chưa qua xử lý. Chỉ có 42 đô thị trong tổng số 787 đô thị có công trình xử lý nước thải tập trung, nhiều hệ thống đã xuống cấp. Đây là nguyên nhân tác động lớn đến chất lượng nước sông, hồ đô thị.
Ảnh minh họa: Bích Liên
Sông, hồ nội thị ô nhiễm nghiêm trọng
Với sự nỗ lực cải tạo, chất lượng nước tại một số sông, kênh, hồ nội thành, nội thị của một số thành phố lớn đã có chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, ô nhiễm nước mặt tại các khu vực sông, hồ, kênh, rạch trong nội thành, nội thị vẫn đang là vấn đề nổi cộm tại hầu hết các tỉnh, thành phố. Phần lớn thông số đặc trưng cho ô nhiễm hữu cơ (BOD5, COD), chất dinh dưỡng (Amoni) đều vượt chuẩn.
Nguyên nhân chủ yếu là do các khu vực này phải tiếp nhận nước thải sinh hoạt đô thị, nước thải từ một số cơ sở sản xuất trong nội đô... chưa được xử lý hoặc xử lý chưa đạt yêu cầu. Hai đô thị đặc biệt là Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh có mức độ ô nhiễm sông, hồ, kênh rạch nội thành nghiêm trọng nhất.
Theo báo cáo Môi trường quốc gia vừa được Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố, đối với các hồ ở khu vực nội thành, chức năng chủ yếu là điều tiết nước, xử lý nước thải (XLNT) và tạo cảnh quan đô thị. Tuy nhiên, do các hoạt động phát triển đô thị và ô nhiễm kéo dài, một số hồ bị thu hẹp, lấn chiếm, bồi lắng, ảnh hưởng đến khả năng tiêu thoát nước và XLNT. Các khu dân cư xung quanh hồ chưa có hệ thống thu gom nước thải nên nước thải đô thị xả trực tiếp vào hồ. Tại nhiều đô thị, hồ đã trở thành nơi chứa nước thải, nước không có sự lưu thông.
Phần lớn các hồ nội thành, nội thị ở các đô thị đều bị ô nhiễm chất hữu cơ và chất dinh dưỡng ở các mức độ khác nhau. Ô nhiễm nước hồ xảy ra không chỉ ở các thành phố lớn (loại đặc biệt, loại I) mà tại các đô thị nhỏ hơn (cấp II, cấp III), đây cũng đang là vấn đề nổi cộm ở nhiều địa phương.
Báo cáo Môi trường của Bộ TN&MT cũng chỉ ra, các sông, kênh mương nội thành là nơi tiếp nhận nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất của các khu đô thị, chất lượng nước cũng bị ảnh hưởng khá lớn. Tình trạng vứt rác bừa bãi, xả nước thải sản xuất chưa qua xử lý xuống lòng sông, kênh mương khá phổ biến. Bên cạnh đó, tình trạng lấn chiếm lòng sông, kênh mương xảy ra khắp nơi khiến diện tích mặt nước thu hẹp, cản trở dòng chảy.
Tại 2 đô thị loại đặc biệt là Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh, mức độ ô nhiễm hữu cơ và chất dinh dưỡng là vấn đề đã xảy ra nhiều năm và chưa có nhiều cải thiện, điển hình là một số sông, kênh như sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét (Hà Nội) và kênh Tân Hóa – Lò Gốm, kênh Ba Bò, kênh Tham Lương (Tp. Hồ Chí Minh) thời gian gần đây, mức độ ô nhiễm có xu hướng trở lại. Tình trạng ô nhiễm sông, kênh mương nội thành đã trở thành vấn đề cần quan tâm giải quyết ở hầu hết các đô thị.
Nước thải sinh hoạt là thủ phạm chính
Có thể thấy, sông “chết” giờ đã trở thành cách gọi quen thuộc để nói về những dòng sông bị ô nhiễm nghiêm trọng. Nhiều người đã phải ví von rằng, thủ đô Hà Nội đang bị bao vây bởi ma trận sông chết vì danh sách các dòng sông này cứ ngày một dày thêm. Điều này đã và đang gây hại tới cuộc sống của người dân nội đô.
Theo các chuyên gia về tài nguyên nước, một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm là nguồn nước thải. Đối với nước thải sinh hoạt, hiện nay việc thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt từ các hộ gia đình còn rất hạn chế, chỉ có một số thành phố lớn mới có hệ thống công trình thu gom, xử lý tập trung nhưng cũng chỉ thu gom được một phần nhỏ lượng nước thải của thành phố còn lại hầu hết nước thải từ các hộ dân đều xả trực tiếp vào hệ thống cống, rãnh, sông ngòi gây ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước ở đô thị.
Đánh giá về chất lượng nước sông, hồ tại các đô thị, ông Hoàng Dương Tùng - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường cho biết, chất lượng nước ở hầu hết các con sông nước ta đang bị suy giảm nghiêm trọng, nhất là các đoạn sông chảy qua các đô thị, khu công nghiệp, làng nghề. Ở các sông, hồ, kênh rạch trong nội thành, nội thị, trị số hàm lượng các chất ô nhiễm của các thông số đặc trưng ô nhiễm hữu cơ đều vượt trị số giới hạn tối đa cho phép đối với nguồn nước”. Ông Hoàng Dương Tùng chỉ ra rằng, tình trạng ô nhiễm nguồn nước đã làm gia tăng bệnh tật cho người dân tại các tỉnh thuộc lưu vực sông, đặc biệt là các tỉnh chịu ảnh hưởng trực tiếp của các nguồn nước bị ô nhiễm.
Theo các nghiên cứu và khảo sát của Liên minh Nước sạch, ô nhiễm nguồn nước (sông ngòi, ao hồ) tại Việt Nam đang có nguy cơ vượt mức kiểm soát. Gần như tất cả các dòng sông, đặc biệt là các dòng sông nhỏ đều đang ở trong tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng. Nguyên nhân được cho là bắt nguồn từ quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa mạnh trong 20 năm qua và quá trình đó đã tạo ra những điểm ô nhiễm rất lớn và nguồn nước là nguồn bị ảnh hưởng lớn và rõ ràng nhất hiện nay. Đây là một thực trạng cấp thiết, đòi hỏi phải có những chính sách mới để giải quyết được vấn đề này.
Để quản lý tốt công tác xả thải vào nguồn nước, các chuyên gia cho rằng, cần phải nghiên cứu cơ chế thực hiện việc thu tiền để xử lý nước thải gắn liền với thu tiền sử dụng nước hoặc thực hiện việc ký quỹ để thực hiện trách nhiệm xử lý nước thải theo quy định của pháp luật. Xây dựng hệ thống giám sát quốc gia để giám sát liên tục, tự động, trực tuyến hoạt động xả nước thải của các cơ sở xả nước thải lớn, có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước. Định kỳ hằng năm hoặc khi cần thiết công bố công khai danh sách các cơ sở xả nước thải gây ô nhiễm hoặc có nguy cơ gây ô nhiễm trên các phương tiện thông tin, truyền thông./.