K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Những người hùng nơi tuyến đầu chống dịch

Cuộc chiến chống dịch COVID-19 bước vào giai đoạn cam go, quyết liệt trong hơn 3 tháng qua, với lời hiệu triệu “Mỗi người dân là một chiến sỹ trên mặt trận phòng, chống dịch bệnh” toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đã đồng tâm, đồng sức, đồng lòng, hiệp đồng chặt chẽ, đoàn kết, trách nhiệm sâu sát từ Trung ương đến tận tổ dân phố, thôn xóm, khu dân cư vượt qua mọi khó khăn, thách thức để chống lại đại dịch COVID-19.

Phát huy truyền thống của dân tộc ta trong các cuộc đấu tranh vệ quốc oanh liệt, hào hùng, trong cuộc chiến này toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta cùng một ý chí, đoàn kết một lòng coi chống dịch như "chống giặc”. Với sức mạnh đoàn kết, ý chí một lòng đã đưa Việt Nam trở thành “điểm sáng” trong phòng chống dịch COVID-19 toàn cầu. Trong cuộc chiến chống lại đại dịch, Việt Nam đã có biết bao anh hùng thầm lặng, không quản gian khó hy sinh, không toan tính đến việc riêng tư hay sự an toàn của bản thân để cứu chữa cho những người bệnh. Trong cuộc chiến cam go, hiểm nguy đó, không thể kể hết tinh thần chống dịch kiên cường, quả cảm của các tầng lớp nhân dân... Những tháng qua, không khó để chúng ta bắt gặp những hình ảnh "ăn núi, ngủ rừng", vội vàng những bữa cơm chiều, rồi đến những đôi mắt thâm quầng vì thiếu ngủ... của đội ngũ y, bác sĩ, chiến sĩ lực lượng vũ trang nơi tuyến đầu “chống giặc” COVID-19, đã lay động hàng triệu trái tim. Tạm gác lại cuộc sống thường nhật, họ phải xa gia đình, người thân yêu để chiến đấu “chống giặc” COVID-19. 

Có mặt để tận mắt chứng kiến công việc bộn bề của những “người lính áo trắng” mới thấu hiểu hết nỗi gian truân, sự hy sinh cống hiến của họ. Ở nơi tuyến đầu chống dịch, các y bác sĩ, cán bộ, nhân viên y tế luôn hàng ngày túc trực 24/24, lao vào ổ dịch bất kể ngày đêm hoặc cả tháng chưa về đến nhà. Như chia sẻ của bác sĩ Lê Quốc Hùng, Trưởng Khoa Bệnh viện Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy “Chỗ có dịch bệnh là nơi mọi người chạy đi, còn nhân viên y tế lại chạy vào”.

Một điều dưỡng tại Viện tim mạch, Bệnh viện Bạch Mai bộc bạch "Chúng tôi không sợ dịch bệnh, nhưng chúng tôi chỉ lo là nếu về thì ai sẽ chăm sóc cho người bệnh đây”.

PGS.TS, Bác sĩ Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương chia sẻ: “Chúng tôi làm việc không có ngày nghỉ, trực 24/24 giờ để sẵn sàng đáp ứng những tình huống khẩn cấp. Nhiều hôm nửa đêm, vừa mới chợp mắt thiu thiu ngủ, nhận cuộc gọi khẩn cấp, cả Tổ công tác lại bật dậy bàn xử lý tình huống ngay”.

Hay như từ khi phát hiện ca bệnh trong 3 toà nhà chung cư ở Quận 2, TP Hồ Chí Minh liên quan đến ổ dịch ở quán bar Buddha, bác sĩ Trương Thành Trung, Trưởng Phòng Y tế Quận 2 cho biết, quận đã huy động toàn bộ nhân viên y tế mỗi ngày lấy từ 400-500 mẫu xét nghiệm. “Chúng tôi mỗi lần mặc đồ xét nghiệm vào không muốn cởi ra để đi ăn, thường xuyên nhịn ăn để làm cho xong vì có quá nhiều xét nghiệm gửi về, người dân lại luôn hối thúc kết quả. Có những hôm phải lấy cả đêm, chỉ kịp nghỉ ngơi chốc lát rồi bắt tay ngay vào công việc”, bác sĩ Trung chia sẻ.

Bác sĩ Lưu Nguyên Thắng, Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương chia sẻ, thời gian qua, không chỉ riêng anh mà các đồng nghiệp trong Khoa đều phải làm việc liên tục, cường độ cao gấp 3 lần so với những ngày thường. Đặc biệt, dịch xảy ra trong thời điểm Tết Nguyên đán, hầu như cán bộ của Khoa không có Tết, ngày đêm họ cuốn vào guồng quay của công việc, sẵn sàng ứng trực, để thời gian sum họp với những người thân, gia đình ở lại phía sau.

Còn với Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội, từ khi dịch COVID-19 xuất hiện đến nay, những “chiến sĩ áo trắng” luôn trong tình trạng “ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương”. Hơn 1.000 cuộc gọi tới mỗi ngày khiến cho các nhân viên trực tại đây hiếm có một bữa cơm trọn vẹn.

Ngày thường, các bác sĩ vốn đã rất bận, nhưng trong mùa dịch vừa điều trị cho các bệnh nhân cũ, vừa phải tiếp nhận các ca cấp cứu mới. Bên cạnh đó còn kiêm thêm nhiệm vụ trực, đo thân nhiệt, nhắc nhở, hướng dẫn bệnh nhân và người nhà đeo khẩu trang, rửa tay sát trùng. Có những y, bác sĩ, nhân viên y tế kiêm nhiệm vụ khuân vác, phân phối hàng hóa…

Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương đang là một trong bệnh viện chủ công trong tuyến đầu điều trị bệnh nhân nhiễm COVID-19. Với đặc thù của một cơ sở y tế tuyến đầu về bệnh truyền nhiễm, công việc quá tải, làm việc liên tục không có ngày nghỉ là điều đã quá quen thuộc với "người lính áo trắng" nơi đây, thậm chí lây nhiễm có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Song, không vì thế mà họ nản lòng. 2 bác sĩ tại Khoa Cấp cứu trong quá trình điều trị cho bệnh nhân đã bị nhiễm COVID-19, chúng ta mới thấy áp lực và căng thẳng của các nhân viên y tế nơi tuyến đầu chống dịch là như thế nào. Nhưng với họ, tự động viên nhau, nhân viên y tế nhiễm bệnh là chuyện không may.

Biết rằng lạc quan của đội ngũ y, bác sĩ là thế, nhưng mà trong guồng quay của dịch bệnh bác sĩ, y tá và những người phục vụ đã không chỉ vất vả hơn về công tác chuyên môn mà bản thân họ còn phải tập trung cao độ, không có sai sót nào để tránh lây nhiễm chéo cho những người xung quanh. Còn trong tình cảnh họ điều trị, chăm sóc cho các bệnh nhân nhiễm COVID-19, họ được tính là F1, vì vậy phải cách ly tuyệt đối, gần như không tiếp xúc với người ngoài, đặc biệt không được về nhà. Vì thế, nhiều y bác sĩ không thể có một “nụ hôn” với đứa con thơ, không có câu chuyện vui đùa với con nhỏ hay ở bên cạnh chăm sóc cha mẹ già…

Với bác sĩ Quách Duy Cường, Khoa Vi rút - Ký sinh trùng, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương gần 1 tháng nay đã không về nhà mà ở lại bệnh viện cùng các đồng nghiệp của mình chữa bệnh cho các bệnh nhân nhiễm COVID-19. Điều đó đồng nghĩa với việc gần 1 tháng nay anh không được gặp vợ và cô con gái bé bỏng 16 tháng tuổi, Chelsea. Hàng ngày, cả nhà chỉ còn cách "gặp nhau" và gửi những nụ hôn qua màn hình điện thoại.

"Mỗi ngày, ba cùng các cô chú đồng nghiệp ở đây đều có rất nhiều việc phải làm. Nhưng khi kết thúc tất cả công việc, ba cùng các cô chú cũng thường chỉ nói về những chuyện vui, không ai nói về sự mệt mỏi hay lo lắng. Tất cả chỉ tiếp tục cố gắng làm thật tốt công việc của mình. Con biết để làm gì không Chelsea? Để các cô chú bị ốm sẽ được quay trở lại cười nói thật khỏe mạnh!", đây là những lời trong bức thư của bác sĩ Cường gửi cho cô con gái bé nhỏ của mình.

Như bác sĩ Cường, chắc chắn còn có hàng trăm, hàng nghìn y bác sĩ cùng với hàng ngàn chiến sĩ đang thầm lặng căng mình chăm sóc, chữa chạy cho bệnh nhân nhiễm COVID-19, phục vụ hàng chục ngàn người cách ly tập trung.

Ở Khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 có 39 bệnh nhân mắc COVID-19, khối lượng bệnh nhân nhiều nên đội ngũ y, bác sĩ trong khoa phải chia làm 2 tốp, mỗi tốp có 3 bác sĩ, 8 điều dưỡng để đổi ca làm việc. Mỗi tốp làm 14 ngày rồi lại nghỉ để tự cách ly, hết thời gian cách ly lại "chiến đấu" tiếp chứ đâu được về nhà.

Bác sĩ Chuyên khoa II Đỗ Thị Phương Mai, Bệnh viện nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 cho biết, cả tháng trời bệnh viện cách ly cùng người bệnh. Đặc biệt, khi dịch bệnh bước sang giai đoạn 2 từ đầu tháng 3, chị và nhiều đồng nghiệp khác khoảng 1 tháng nay không về nhà, ở liền trong bệnh viện. Một phần vì bệnh nhân, phần dù nhớ con nhỏ nhưng về lại sợ lây bệnh sang con, sang người nhà...

Còn đối với những cán bộ y tế dự phòng, họ không đối mặt trực tiếp với loại vi rút mới này như những đồng nghiệp chuyên điều trị, thu dung bệnh nhân, nhưng họ mang sứ mệnh nặng nề khi trở thành “lá chắn thép”. Họ “đến từng nhà, rà từng xóm”, phải tiếp xúc với hàng trăm, hàng ngàn người để sàng lọc, chẩn đoán được “kẻ thù”, đâu có thể biết rằng những “kẻ thù” đó đang ẩn nấp trong bóng tối đó luôn rình rập đem đến sự nguy hiểm cho họ…

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Anh Tuấn, Phó khoa Xét nghiệm sinh học lâm sàng Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh chia sẻ, để có được những mẫu bệnh phẩm chuyển về phòng thí nghiệm tìm virus corona, ngoài việc đến các khu cách ly, những nhân viên, kỹ thuật viên lấy mẫu xét còn phải ngày đêm gồng mình trong bộ đồ bảo hộ kín mít đến tận nhà lấy mẫu bệnh phẩm. Việc lấy mẫu vô cùng khó khăn, nguy cơ phơi nhiễm rất lớn. Có một kỷ niệm đáng sợ của nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm trực tiếp tại sân bay là cứ hễ đưa que lấy dịch mũi là người này chuẩn bị hắt hơi trực diện vào nhân viên xét nghiệm…

Gian khó, nguy hiểm luôn rình rập là vậy nhưng “chiến sĩ mặc áo trắng” của dân tộc Việt Nam anh hùng, những chiến sĩ ở tuyến đầu của trận chiến chống dịch vẫn luôn nêu cao ý trí, bản lĩnh, kiên cường, ngày đêm động viên, chăm sóc, bảo vệ tính mạng của bệnh nhân và đồng bào, kiều bào về nước và cả những người mang quốc tịch nước ngoài…

Dù cuộc chiến chống lại dịch bệnh còn chông gai, con đường đi còn nhiều gian khó, tính mạng các “chiến sĩ áo trắng” đang rình rập và những hy sinh, thiệt thòi đó là để giúp chúng ta kiểm soát được tình hình dịch bệnh, an toàn cho hơn 90 triệu người dân Việt Nam. Vì vậy, đến thời điểm này, nước ta chưa có trường hợp nào tử vong do COVID-19 gây ra, ngoài ra số lượng người mắc COVID-19 ở Việt Nam thấp hơn nhiều so với nước. Trong cuộc chiến chống đại dịch Việt Nam còn là điểm sáng trên toàn cầu, được Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá cao Việt Nam.

Có được kết quả như vậy, là sự hy sinh, nỗ lực quên mình của những “chiến sĩ áo trắng”. Họ là những anh hùng thầm lặng trên mặt trận không tiếng súng. Dân tộc sẽ ghi nhận sự hy sinh cao cả của đội ngũ y bác sĩ, cán bộ nhân viên y tế trong cuộc chiến  "chống giặc” COVID-19 vô hình này. “Người dân Việt Nam đều rất cảm ơn, tự hào về đội ngũ y, bác sĩ, những “chiến sĩ” trên tuyến đầu chống dịch. Việc điều trị thành công các ca bệnh, chưa để xảy ra trường hợp tử vong không chỉ là niềm mong mỏi, niềm tin, sự tự hào của Ngành Y tế Việt Nam mà còn niềm tự hào của dân tộc Việt Nam” như lời Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã thay mặt Đảng, Nhà nước và nhân dân trân trọng bày tỏ.

"Lá chắn thép" bảo vệ sức khỏe nhân dân

29 tháng 4 2020

Tại trường học không chỉ có học tập rèn luyện kỉ luật mà còn có những buổi lao động để giúp học sinh tăng cường thể lực, rèn luyện sức khỏe và tinh thần trách nhiệm được giao. Mỗi tháng tại trường của em luôn tổ chức những buổi lao động như vậy trong toàn trường.

Buổi lao động được diễn ra trong sự chỉ đạo của cô tổng phụ trách, thầy giáo dạy thể dục và còn có cả sự hỗ trợ của bác lao công trong trường. Mọi người đều tham gia một cách tích cực, vui vẻ. Thật may mắn là thời tiết ngày hôm đó cũng thật thuận lợi, trời mát mẻ chứ không phải cái không khí oi bức thường ngày vẫn diễn ra.

Trước khi buổi lao động diễn ra, cô tổng phụ trách họp tòa trường lại và tiến hành điểm danh các lớp, kiểm tra dụng cụ lao động của các lớp để buổi lao động có thể diễn ra thuận lợi nhất. Cô phân công vị trí lao động của các lớp và phát khẩu hiệu để các lớp về vị trí lao động của mình. Ai cũng hào hứng với công việc được phân công.

Phía bên trái, các anh chị lớp 9 lớn hơn được phân công dọn sạch các bồn hoa và cọ bể nước của trường. Những bồn hoa cỏ mọc um tùm, đã lâu không được chăm sóc bây giờ đã được dọn đi sạch sẽ, các anh chị cần mẫn nhổ cỏ, xới đất, trồng lại loạt cây mới. Những khóm hoa mười giờ xinh xắn đã được thay thế bởi những cây hoa dại, rồi theo thời gian, những bồn hoa này sẽ trở nên thật đẹp đẽ và rực rỡ tô điểm cho trường.

Bể nước phía sau trường cũng được cọ rửa thật sạch sẽ. Người mang giẻ, người mang xô người mang xà phòng. Mỗi người một chân một tay, mỗi người một công việc để có thể hoàn thành nhiệm vụ được giao một cách nhanh chóng nhất. Cuối cùng bể nước đã lâu không đụng tới nay trở nên thật sạch sẽ, nước sạch đầy ắp chứ không còn là một cái bể cáu bẩn những nước và loăng quăng như trước nữa.

Một phía bên kia trường, khối lớp 7 đang quét sân trường. Sân trường em rộng rãi, trồng các loài cây, phượng, sà cừ, bằng lăng. Những tán lá xòe rộng che phủ cho sân trường nhưng lá rụng xuống khắp nơi khiến bác lao công phải vất vả mỗi ngày. Mỗi người đều hăng hái làm phần việc của mình thật chăm chỉ. Có người quét lá, có người hót lá, các bạn nam thì nhận nhiệm vụ nặng nhọc hơn một chút là đổ rác.

Chẳng mấy chốc mà sân trường đầy lá hàng ngày hôm nay đã thoáng đãng sạch sẽ hơn bao giờ hết. Những cành cây xòa lòa vướng víu cũng bị chặt bỏ để đảm bảo an toàn cho ngôi trường và cũng là tạo ra khoảng không gian rộng hơn cho ngôi trường.

Các khối lớp 6 thì được nhiệm vụ là dọn vệ sinh các lớp học. Mỗi lớp được phân công hai phòng học khác nhau. Công việc tất bật người đi lại, bạn thì lau cửa sổ bạn thì lau bảng, bạn kê bàn ghế, bạn quét lớp, bạn lau cửa kính. Ai cũng chăm chỉ lao động và vui vẻ với công việc của mình.

Các lớp lao động dưới sự giám sát của cô giáo tổng phụ trách và thầy dạy bộ môn thể dục. Các thầy cô đi nhắc nhở các lớp, động viên các bạn với những câu nói hóm hỉnh, vui tính đồng thời nhắc nhở những lớp tổng vệ sinh chưa tốt vẫn còn bẩn hoặc chưa hoàn thành. Thầy thể dục còn xắn tay áo vào giúp đỡ các bạn với công việc của mình như cửa sổ cao quá không lau được, đèn cao quá không lau bụi được. Mọi người đều vui vẻ vì sự giúp đỡ của thầy.

Lao động không chỉ là thời gian để rèn luyện sức khỏe, để tăng tính chăm chỉ của bản thân mà còn là thời gian để mọi người gần nhau hơn, tăng tình đoàn kết giữa mọi người với nhau khi các bạn được giúp đỡ nhau trong công việc của mình. Các bạn nam cũng thể hiện sự ga-lăng của mình trong việc giúp đỡ các bạn nữ hoàn thành công việc. Thỉnh thoảng lại có vài trò đùa vui vẻ giữa các bạn trong lớp với nhau. Tiếng nói chuyện, tiếng nói cười vui vẻ vang lên khắp mọi nơi trong ngôi trường.

Sau buổi lao động, dường như ngôi trường được thay một bộ mặt mới hơn. Quang cảnh sân trường trở nên sạch đẹp thoáng đãng xinh xắn với những khóm hoa mười giờ được trồng vào. Sân trường không còn những mảnh rác, giấy vụn hay lá cây rụng như mọi ngày. Các lớp học cũng thay đổi sạch sẽ thoáng đãng, cửa kính sạch bong những bụi bẩn, bảng sạch sẽ và bàn ghế được kê lại ngay ngắn thẳng hàng.

Buổi lao động đã diễn ra thật thuận lợi và vui vẻ để đạt được kết quả cao nhất. Các bạn đã phải vất vả những niềm vui và những kỉ niệm được tạo ra sẽ mãi còn. Tại ngôi trường, chúng ta không chỉ học được những kiến thức mà còn học được cách lao động, cách hoạt động trong tập thể hay cách giúp đỡ nhau hoàn thiện công việc của mình. Đó thực sự là những bài học bổ ích cho mỗi người học sinh qua những buổi lao động.

1 tháng 5 2020

Nội dung của đoạn văn trên là biểu lộ chân thực hình ảnh cây gọa đã gắn liền với mùa xuân quê hương , và hình ảnh trẻ thơ vui đùa bên cây gạo.

Ý nghĩa là biểu lộ chân thực và cụ thể tình yêu nước lòng yêu cuộc sống và hình ảnh quê hương ngày xuân nơi quê nhà.

2 tháng 5 2020

  Lớp chúng tôi mới có thêm một thành viên mới. Bạn tên là Tú Anh. Vì ba của Tú Anh phải chuyển công tác ra miền Bắc nên bạn theo gia đình đến đây. Tôi và Tú Anh đã làm quen nhanh chóng và trở thành một đôi bạn thân thiết.

  Tôi vẫn còn nhớ như in cái ngày Tú Anh chuyển đến lớp tôi. Đó là buổi sáng thứ hai đầu tuần. Bầu trời trong xanh, cao vời vợi. Những đám mây trắng xốp bồng bềnh trôi. Những tia nắng mùa thu vàng ươm như rót mật đang nhảy nhót trên khắp cành cây, kẽ lá. Sau giờ chào cờ, lớp tôi còn nhốn nháo vì giáo viên chưa lên lớp. Bỗng cô giáo bước vào, đi bên cạnh cô là một bạn gái xinh xắn. Cô giới thiệu với cả lớp đây là học sinh mới chuyển từ miền Nam ra và hy vọng mọi người sẽ giúp đỡ để bạn dần quen với môi trường mới. Cô xếp cho Tú Anh ngồi cạnh tôi vì trước đây tôi vẫn ngồi một mình. Lúc này tôi mới có dịp quan sát kĩ bạn gái ấy. Tú Anh có nước da trắng hồng, đôi má phính phính như cái bánh bao. Vầng trán cao và rộng lộ rõ vẻ thông minh. Cũng vì lẽ đó mà ban đầu tôi tưởng Tú Anh học rất giỏi. Nhưng về sau tôi mới biết Tú Anh có sở trường về các môn năng khiếu nhiều hơn. Đó là lý do vì sao đôi bàn tay búp măng của bạn lại có đủ mười bông hoa tay, bông nào bông nấy đều tròn xoe. Đôi mắt màu nâu, to tròn và long lanh như giọt sương sớm. Chiếc mũi dọc dừa cao và thẳng. Điểm tôi thích nhất trên gương mặt bạn là đôi môi trái tim đỏ mọng như nụ hoa hồng chúm chím. Mỗi khi cười Tú Anh để lộ ra hàm răng đều đặn, trắng muốt. Tú Anh có dáng người nhỏ nhắn. Hôm bạn mới chuyển đến lớp tôi, vì chưa mua được đồng phục nên bạn mặc chiếc áo sơ mi trắng cổ sen tròn, đi kèm với chiếc nơ màu hồng được đính ở phía dưới. Cách ăn mặc của bạn không hề cầu kì nhưng vẫn thể hiện được sự gọn gàng, sạch sẽ. Một điểm nữa mà tôi rất thích ở ngoại hình Tú Anh, đó là mái tóc ngắn, màu nâu hạt dẻ. Bạn bảo màu tóc là do di truyền vì bà ngoại và mẹ của bạn đều có mái tóc như thế chứ không phải do nhuộm như mọi người vẫn nghĩ. Mái tóc đó thường được tết hai bên với chiếc nơ cột tóc cũng nhỏ nhỏ xinh xinh như hai bím tóc của bạn vậy.

  Tú Anh là một người khá cẩn thận và chu toàn. Điều này lúc đầu làm tôi hơi ngại nhưng sau đó lại cảm thấy thích thú vì sự cẩn thận của Tú Anh có lẽ sẽ rèn được nết cẩu thả, bừa bộn của tôi. Hôm đầu tiên đến lớp bạn đã nhờ tôi dẫn đi tham quan trường để có thẻ hiểu rõ hơn về môi trường mới. Nhìn cách bạn xuýt xoa trước những điều mới lạ, đôi mắt cứ long lanh lên, tự nhiên tôi lại cảm thấy phổng mũi tự hào, có cảm giác như mình là một hướng dẫn viên chuyên nghiệp vậy. Cũng nhờ lần đó mà chúng tôi trở nên thân thiện hơn. Hai đứa nói chuyện rất hợp nên chuyện xích mích, bất đồng giữa chúng tôi hầu như không xảy ra. Tôi hay sang nhà Tú Anh để làm bài tập cùng bạn, cùng nhau giải đáp những thắc mắc để hiểu bài hơn. Tôi học tốt các môn tự nhiên, còn Tú Anh lại có giỏi văn học nên chúng tôi thường giúp đỡ nhau để khắc phục điểm yếu và cũng để nâng cao điểm mạnh. Nhờ vậy mà qua các kì thi, điểm của hai đứa chúng tôi cũng được cải thiện nhanh chóng. Không chỉ vậy, Tú Anh còn là một cô gái đa tài trong các môn nghệ thuật. Bạn có thể chơi ghi-ta, piano và sáo trúc. Những lúc tôi đến nhà Tú Anh chơi, hai đứa thường cùng nhau kéo ghế ra trước hiên nhà, cùng nhau nghêu ngao hát. Bạn đệm đàn, tôi cất tiếng hát. Tiếng hát bay đi trong gió nhưng lại mang niềm vui đến cùng. Thỉnh thoảng hai đứa lại cười phá lên khi tôi quên lời bài hát hoặc khi Tú Anh đánh sai nốt nhạc. Những tia nắng nhảy nhót cùng đàn chim ríu rít trên cành như vui cùng hai chúng tôi. Ngoài ra bạn còn vẽ tranh rất đẹp. Cuối năm học, Tú Anh đã vẽ tặng cả lớp chân dung của từng người thay cho lời cảm ơn vì đã giúp đỡ bạn để bạn đỡ bỡ ngỡ khi chuyển trường.

  Cả lớp ai cũng yêu quý Tú Anh và tôi cũng thế. Tôi hi vọng tôi và Tú Anh sẽ mãi mãi là những người bạn tốt như bây giờ. Và tôi cũng muốn cảm ơn bạn vì đã luôn lắng nghe, chia sẻ mọi niềm vui, nỗi buồn, động viên tôi mỗi khi tôi gặp khó khăn. Tôi sẽ luôn vun đắp, gìn giữ tình bạn đáng quý này.

3 tháng 5 2020

   Trong lứa tuổi học trò ai cũng đã từng có rất nhiều người bạn. Lên lớp 3, em chuyển trường, em đã quen được rất nhiều bạn mới, bạn nào cũng hiền và tốt cả. Nhưng người có tính cách hợp với em nhất đó là Như Quỳnh. Cùng bằng tuổi nhau nhưng Quỳnh cao hơn em một cái đầu. Dáng người cô bạn cao dong dỏng, mảnh mai. Bạn có mái tóc dài đen mượt ôm sát lấy khuôn mặt tròn của Quỳnh, vầng trán cao và rộng lộ ra vẻ thông minh. Đôi lông mày lá liễu thanh mảnh rất hợp với hai con mắt đen láy. Đôi môi trái tim đỏ hồng lúc nào cũng tươi cười. Mỗi khi cười bạn để lộ hàm răng trắng tinh như ngọc trai. Giọng nói trong trẻo của Như Quỳnh nghe vô cùng dễ thương. Bạn là một đứa con gái khá giản dị, không cầu kì, không sang chảnh và có lẽ, điều này đã khiến em ấn tượng khi lần đầu tiên gặp bạn. Ở nhà Quỳnh là con ngoan, còn ở lớp Quỳnh là trò giỏi. Quỳnh đã giúp đỡ em rất nhiều trong những ngày đầu học tập ở môi trường mới. Ra chơi, bạn luôn ở bên em trò chuyện về trường lớp mới, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn cùng em. Nhờ có bạn, em đã không còn bỡ ngỡ và cô đơn khi tiếp xúc với trường mới, thầy cô mới và những người bạn mới. Dù mới gặp Như Quỳnh nhưng em đã rất cảm mến cô bạn dễ thương, xinh xắn này. Quỳnh là một người bạn rất tốt. Em hứa sẽ trân trọng và giữ gìn tình bạn này để chúng em sẽ mãi mãi là người bạn tốt của nhau.

                                                                   Mik viết hơi dài, mong bạn thông cảm.      

3 tháng 5 2020

Không có đoạn trích nào nên mn ko thể trả lời đc nhé!

14 tháng 5 2021

ko có đoạn văn nào cả bạn gửi đoạn văn nên đi

29 tháng 4 2020

Vì sao Rêu là thực vật Tiên Phong mở cho các từ vật khác

Vì rêu là thực vật đầu tiên trên cạn  , mở đầu cho sự phát triển thực vật trên cạn 

CBHT

29 tháng 4 2020

Trả lời : - Phó từ có 2 loại:

* Phó từ đứng trước danh từ, tính từ:

vd: chưa xong, rất ngon, sắp mưa,...

- Mẹ tớ nấu ăn rất ngon.

* Phó từ đứng sau động từ, tính từ:

vd: đẹp quá, đứng lên, mặn lắm,...

- Cô giáo bảo mình đứng lên trả bài.

1 tháng 5 2020

-Phó từ là những từ chuyên đứng trước danh từ hoặc tính từ, dùng để bổ sung ý nghĩa cho danh từ hoặc tính từ 

- Phó từ có 2 loại

+ Phó từ đứng trước danh từ, tính từ

VD: đã học bài, rất tốt,...

+ Phó từ đứng sau động từ, tính từ

VD: đẹp lắm, ngồi xuống,...

Học tốt~~~

8 tháng 5 2020

- Rêu là thực vật "tiên phong mở đường" vì rêu là thực vật trên cạn đầu tiên mở đầu cho sự phát triển của thực vật trên cạn

tích nha 

29 tháng 4 2020

Những buổi sáng đẹp trời, em cùng các bạn thường cắp sách tới trường với tâm trạng háo hức phấn khởi. Bởi niềm vui của tuổi thơ chúng em là những giây phút túm năm tụm bảy trước giờ học hay giờ ra chơi, những giây phút ngắm cảnh sân trường vào buổi sớm mai.

Bầu trời trong xanh, thoáng đãng, không khí rất trong lành. Chỉ có tiếng lá cây xào xạc và tiếng chim hót líu lo. Lúc này, sân trường thật tĩnh mịch, yên ả. Có rất ít học sinh đến trường. Những ánh đèn trong lớp học dần được thắp sáng, những chiếc quạt cũng dần bật lên, để lộ những hàng ghế màu vàng. Ba dãy nhà tầng được xếp theo hình chữ L, để lại một khoảng sân trống rỗng với lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới, cũng chẳng có tiếng học sinh nô đùa. Mặt trời đã nhô lên, trông giống như quả bóng khổng lồ. Những tia nắng dìu dịu chiếu xuống sân trường làm nó sáng hẳn lên. Những giọt sương sáng sớm đọng lại trên những chiếc lá xanh non long lanh như những hạt ngọc. Một vài phút sau, học sinh đến nhiều hơn. Bây giờ, sân trường đã náo nhiệt hơn lúc trước. Tiếng học sinh cười, nói vang dội khắp sân trường. Mỗi bạn chơi một trò, bạn thì đá cầu, bạn thì nhảy dây...Chốc chốc tiếng reo hò lại rộ lên thán phục cổ vũ cho những người thắng cuộc. Trên cành phượng, cành xà cừ những chú chim sẻ, chim chích bông đua nhau nhảy nhót, cất tiếng hót líu lo như muốn cổ vũ, hoà mình với những cuộc vui phía dưới. Các thầy, cô giáo đều đã đến trường để chuẩn bị bài giảng của mình. Bác trống nằm im nhìn chúng em. Các khu nhà sáng rực lên như được dát vàng. Mấy phút sau, tiếng trống vào học vang lên: Tùng! Tùng! Tùng!”, thế là giờ học bắt đầu. Bên ngoài không khí lại tĩnh mịch, yên lặng trở lại. Chỉ còn lá cờ bay phần phật và tiếng cô giáo giảng bài vang vang.

Em rất thích quang cảnh của buổi sớm mai vì đó là một quang cảnh yên tĩnh và thơ mộng đáng nhớ.

Hok tốt !

# mui #

29 tháng 4 2020

tham khảo nha bạn:
 

Tả lại quang cảnh sân trường vào buổi sáng mùa xuân

Những buổi sáng đẹp trời, em cùng các bạn thường cắp sách tới trường với tâm trạng háo hức phấn khởi. Bởi niềm vui của tuổi thơ chúng em là những giây phút túm năm tụm bảy trước giờ học hay giờ ra chơi, những giây phút ngắm cảnh sân trường vào buổi sớm mai.

Bầu trời trong xanh, thoáng đãng, không khí rất trong lành. Chỉ có tiếng lá cây xào xạc và tiếng chim hót líu lo. Lúc này, sân trường thật tĩnh mịch, yên ả. Có rất ít học sinh đến trường. Những ánh đèn trong lớp học dần được thắp sáng, những chiếc quạt cũng dần bật lên, để lộ những hàng ghế màu vàng. Ba dãy nhà tầng được xếp theo hình chữ L, để lại một khoảng sân trống rỗng với lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới, cũng chẳng có tiếng học sinh nô đùa. Mặt trời đã nhô lên, trông giống như quả bóng khổng lồ. Những tia nắng dìu dịu chiếu xuống sân trường làm nó sáng hẳn lên. Những giọt sương sáng sớm đọng lại trên những chiếc lá xanh non long lanh như những hạt ngọc. Một vài phút sau, học sinh đến nhiều hơn. Bây giờ, sân trường đã náo nhiệt hơn lúc trước. Tiếng học sinh cười, nói vang dội khắp sân trường. Mỗi bạn chơi một trò, bạn thì đá cầu, bạn thì nhảy dây...Chốc chốc tiếng reo hò lại rộ lên thán phục cổ vũ cho những người thắng cuộc. Trên cành phượng, cành xà cừ những chú chim sẻ, chim chích bông đua nhau nhảy nhót, cất tiếng hót líu lo như muốn cổ vũ, hoà mình với những cuộc vui phía dưới. Các thầy, cô giáo đều đã đến trường để chuẩn bị bài giảng của mình. Bác trống nằm im nhìn chúng em. Các khu nhà sáng rực lên như được dát vàng. Mấy phút sau, tiếng trống vào học vang lên: Tùng! Tùng! Tùng!”, thế là giờ học bắt đầu. Bên ngoài không khí lại tĩnh mịch, yên lặng trở lại. Chỉ còn lá cờ bay phần phật và tiếng cô giáo giảng bài vang vang.

Em rất thích quang cảnh của buổi sớm mai vì đó là một quang cảnh yên tĩnh và thơ mộng đáng nhớ.

hok tốt !

^_^