Tục ngữ Việt Nam có câu :
"Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao"
Dựa vào thực tế đời sống,em hãy tìm hiểu tính đúng đắn của câu tục ngữ
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Lòng yêu nước là yêu tất cả những gì tốt đẹp, yêu thiên nhiên muôn hình vạn trạng, yêu bầu trời trong xanh, yêu đàn chim bay lượn, yêu cả những dòng sông thân thương hay gần gũi nữa là yêu những chiếc lá mỏng manh. Nói cho cùng thì tinh thần yêu nước nó xuất phát từ ý chí, sự quyết tâm phấn đấu, xây dựng Tổ quốc, tình yêu thương và cả niềm hi vọng. Tinh thần yêu nước bao gồm cả nhiều tình yêu khác: tình yêu gia đình, quê hương, tình yêu con người. Nó được bộc lộ ở mọi lúc mọi nơi, mọi cá nhân, bất cứ nơi nào có người dân Việt Nam sống thì đó sẽ mãi là mầm mống, là chồi non của tinh thần yêu nước Việt Nam. Và đó cũng sẽ không phải là lí tưởng của mình dân tộc Việt Nam mà còn rất nhiều nước khác, lí tưởng ấy luôn đi đầu
Vậy là đã hai năm trôi qua từ khi tôi bước đi tạm biệt ngôi trường cấp 1 yêu dấu này. Ôi! Sao nhớ quá! Những hình ảnh về buổi đầu tiên đến trường cứ gợi lên mãi trong tâm trí tôi. Tất cả hiện lên thật quá đỗi thân thương. Hình ảnh thầy cô, hình ảnh bạn bè và cả hình ảnh sân trường giờ ra chơi. Ngày mai, tôi sẽ chuyển đến một nơi rất xa cùng với gia đình mình nhưng có lẽ những kỉ niệm về ngôi trường đặc biệt này tôi sẽ mãi không bao giờ quên.
+ Câu đặc biệt: in đậm
+ Câu rút gọn: in nghiêng
+ Trạng ngữ: gạch chân
"Lời nói gói vàng". Xưa kia ông cha ta đã biết trân trọng lời nói của mình và đề cao giá trị của nó. Nhưng ngày này, trọng lượng của lời nói ấy bị giảm đi rất nhiều và gây ra một vấn đề đó chính là "nói dối". Lời nói dối đã trở thành một tật xấu của con người hiện nay.
Lời nói của mỗi người đó chính là phát ngôn cho những suy nghĩ, quan điểm, tình cảm của chính họ. Lời nói là phương tiện biểu đạt tâm hồn của con người. Người ta đến với nhau, ban đầu họ giao tiếp bằng ngôn ngữ và sau đó là cảm nhận bằng tâm hồn. Như vậy lời nói trở thành "công cụ" rất quan trọng trong đời sống của con người. Ấy vậy mà, người ta vẫn lợi dụng " công cụ" đó, bóp méo nó và làm cho nó trở thành lời nói dối. Nói dối là cách nói không đúng sự thật, người phát ngôn ra chúng nhằm mục đích che dấu chân tướng, sự thật và để bao biện cho những hàng động xấu phục vụ mục đích của bản thân. Lời nói dối từ ngày xưa đã đi vào trong những câu tục ngữ của ông cha nhằm chế giễu và cảnh tỉnh con người không mắc phải những sai lầm ấy. Ngày nay, chúng càng trở nên nghiêm trọng hơn mà con người lại không nhận thức được hết những tác hại khôn lường của nó cả về bề nổi lẫn cái sâu xa.
Khi một người nói dối, trước hết họ đang đi ngược lại với chính lương tâm của mình. Trong lòng họ nghĩ kiểu này nhưng khi nói ra lại một kiểu khác, điều này sẽ khiến chính chúng ta cảm thấy hổ thẹn và bứt dứt với chính mình. Có người lại nói sai, truyền đạt sai lệch tính chất của sự việc hay tình huống làm người khác hiểu nhầm và gây ra nhiều những tác động tiêu cực. Trước hết, nếu nói dối như vậy, chúng ta sẽ đánh mất lòng tin của mọi người. Các bạn còn nhớ câu chuyện về anh chăn cừu lừa phỉnh dân làng là đàn cừu của anh ta bị sói ăn mất để trêu đùa người dân hết lần này đến lần khác, và rồi khi sói đến thật, chả còn ai tin và giúp anh ta nữa. Có lẽ, sau lần ấy anh ta đã phải trả giá cho lời nói dối tưởng chừng như vô hại của mình bằng cả một đàn cừu . Nói dối, không chỉ là mất đi tiền bạc vật chất , nó khiến chúng ta đánh mất nhiều thứ hơn cả lòng tin đó chính là sự tôn trọng. Lúc ấy, lời nói của ta sẽ mất trọng lượng, rồi chẳng còn ai nghe chúng ta nói, tin chúng ta làm. Đó là một sự bất lương của con người. Khi ta nói dối, ta mất sự thiện lương và trung thực, mất lòng tin và cả sự kính trọng của mọi người dành cho bản thân mình. Hơn thế, lời nói dối đôi khi khiến chúng ta mất cả tình yêu thương bởi không một tình yêu nào trên thế gian là không cần sự trân thành và thủy chung. Hết lần này đến lần khác, ta lừa dối những người yêu thương mình rồi đến một ngày, họ sẽ không còn tin tưởng thậm chí rời xa ta vì bị tổn thương bởi sự lừa lọc và dối trá.
Trong cuộc sống hiện đại, lời nói dối trờ thành một thứ rất phổ biến. Người dối người, vì lời ích mà lừa lọc. Bao người bán hàng đã tâng bốc những món hàng của mình với khách hàng nhưng thực chất giá trị sử dụng của nó không được như vậy. Có biết bao nhiêu vụ lừa đảo trắng trợn để chiếm đoạt tài sản của người khác. Trong một ngày ta đếm không hết hàng tỉ những lời nói dối của con người. Họ biến lời nói dối thành câu cửa miệng, thành những công cụ để kiếm ăn. Còn chúng ta? Những thế hệ tương lai của đất nước nên làm gì để khắc phục những lời nói dối ấy? Trước hết hãy sống thật với chính mình, đừng đi trái với lương tâm để rồi lòng mình trở nên hèn mọn. Mỗi người hãy rèn luyện cho mình đức tính trung thực để không bị sa ngã, không hạ thấp giá trị của lời nói khiến chúng mất trọng lượng. Hãy cảnh tỉnh những kẻ gian dối, cho họ biết lời nói của họ nguy hiểm nhường nào.
Trong thực tế, đôi khi không phải lời nói dối nào cũng có hại ngược lại nó còn khiến con người trở nên mạnh mẽ, hướng đến ánh sáng và làm những điều có ích hơn. Tuy vậy, ranh giới của chúng thật mong manh, mỗi con người nên tự chủ trước những lời nói dối ấy.
Như vậy, nói dối có tác hại rất lớn đối với con người. Chúng ta có thể đạt được mục đích hiện tại nhưng lại để lại những hậu quả, những vết sẹo lớn mãi về sau. Các bạn, đừng nói dối và hãy sống chân thành.
BÀI VĂN CHỨNG MINH NÓI DỐI CÓ HẠI CHO BẢN THÂN 2
Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã từng nói rằng: “Bất cứ sự dối giá nào cũng đều phải trả giá cả, làm sao khác được”. Trong cuộc sống, chúng ta yêu mến và đề cao sự trung thực bao nhiêu thì căm ghét và phê phán sự giả dối bấy nhiêu. Nói dối chính là một trong những tật xấu cố hữu của con người. Chẳng ai trong chúng ta có thể khẳng định: tôi chưa từng nói dối. Tuy nhiên, những hậu quả của nó thì không mấy ai có thể nhận thức hết được.
Nói dối là nói ra những lời không thật lòng, không trung thực hay tự bịa ra một sự việc, một câu chuyện nào đó. Những lời nói dối dù là vô tình hay cố ý đều gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng, mà trước nhất đó chính là bản thân người nói dối, cụ thể hơn là nhân cách, uy tín của họ.
Nói dối gây mất niềm tin giữa người với người, phá hỏng hoặc làm xấu đi các mối quan hệ. Nhân cách của người nói dối trong mắt người khác cũng trở nên méo mó, dị dạng. Những lời nói dối ban đầu có thể đánh lừa người khác nhưng cái kim trong bọc lâu ngày rồi sẽ lộ ra, đến lúc ấy, chả những lời nói dối của bạn mà toàn bộ con người bạn cũng sẽ bị nghi ngờ. Lại có những người thường xuyên nói dối, nói dối đã trở thành thói quen của họ. Niềm tin mà người khác dành cho họ đã không còn nguyên vẹn như lúc đầu nữa, khi mà nó đã bị những lời nói dối xen vào và hủy hoại. Chắc ai cũng đã từng nghe câu chuyện ngụ ngôn về chú bé chăn cừu. Vì buồn chán, cậu thường trêu mọi người bằng cách hô to lên rằng có sói tấn công cừu. Tưởng rằng có sói đến thật, những người nông dân làm ở gần đấy vội vã chạy đến giúp cậu đuổi sói. Cậu lừa được mọi người lần một, rồi lần hai. Đến lần thứ ba, cũng là lần sói thực sự xuất hiện, cậu gắng sức gọi mọi người đến giúp nhưng ai cũng cho là trò đùa như những lần trước nên chẳng một ai giúp cậu đuổi sói. Kết quả thì như chúng ta đã biết, đàn cừu của cậu bị sói xơi sạch.
Khác với những lời nói dối vô hại, có những người nói dối để đánh lừa người khác, nhằm đạt được mục đích của mình. Trong học hành, thi cử, người học sinh muốn đạt điểm cao thì phải lừa thầy dối bạn bằng cách quay cóp, chép phao thi. Trong kinh doanh, muốn có lợi nhuận cao thì người sản xuất lừa dối người tiêu dùng bằng cách bán cho họ những sản phẩm kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái. Nói dối trong những trường hợp trên đều để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Với người học sinh thì bị xấu đi về đạo đức, nhân cách. Với người kinh doanh thì bị mất niềm tin, uy tín.
Nói dối bao giờ cũng là không nên, nhưng trong một số trường hợp, nói dối không hẳn là xấu hoàn toàn. Ví dụ như một bác sĩ nói dối bệnh nhân về tình hình sức khỏe của họ để họ có thể lạc quan, yêu đời hơn. Một người mẹ nói dối để tránh cho con trẻ phải đối mặt với sự thật phũ phàng, hủy hoại đi sự ngây thơ, trong trắng của chúng. Lời nói dối trong những trường hợp khác nhau sẽ mang ý nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, để duy trì mối quan hệ tốt đẹp và lâu dài, chúng ta nên tránh nói dối hết mức có thể.
Nhà phật có câu: “Người nói dối cũng giống như nước rửa chân không thể dùng uống được”. Những lời nói không chỉ hại người mà còn hại chính mình. Nói dối không bao giờ mang lại kết quả gì tốt đẹp, chỉ khi ta thành thật với nhau và với chính mình mới có thể thực sự bình an trong tâm hồn.
Việc nói dối trong đa số các trường hợp đều không tốt và thường nói dối vì những mục đích nào đó để đánh lừa người quen. Mặc dù đôi khi nói dối cũng tốt kể cả cho người nói và người nghe, nhưng đa số các trường hợp nói dối không tốt gây 1 tâm lý nặng trĩu khi luôn phải suy nghĩ mình nói dối sao để ứng phó lại làm tâm hồn không được nhẹ nhàng. Vì thế các bạn nên hạn chế nói dối mà hãy nói thẳng. Thà mất lòng trước được lòng sau còn hơn
Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống nhân nghĩa thuỷ chung son sắt. Lòng biết ơn đôi với người khác - người có công ơn với mình là một biểu hiện của truyền thống nhân nghĩa đó. Đểghi nhớ và nhắc nhở con cháu đời sau, cha ông xưa đã đúc kết và lưu truyền trong những câu tục ngữ vô cùng ý nghĩa:
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Uống nước nhớnguồn
Tuylà hau câu tục ngữ khác nhau, cách diễn đạt cũng khác nhau nhưng cả hai đều chứa đựng bài học luân lí về cách sống, về tình nghĩa cao đẹp của người Việt Nam với nhau. Khi ăn trái ngon ngọt, ta phải nhớ ơn người đã dàv công vun trồng, chăm sóc từ khi cây còn con đến lúc ra quả ngọt trái chín. Được uống ngụm nước trong lành, mát lạnh, nhất định ta không được quên cội nguồn - nơi dòng nước chảy tới. Vẫn là đặc điểm quen thuộc của tục ngữ, vẫn là những hình ảnh tượng trưng độc đáo và hàm súc, cha ông ta gửi gắm vào đó lời răn dạy về lòng biết ơn: người được hưởng thành quả lao động thì phải biết ơn người tạo ra nó. Đểcó được cuộc sống như ngày hôm nay, ta không được quên ơn những người đã mang đến cho ta sự ấm no hạnh phúc.
Truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” vốn đã đi vào đời sống, là nét đẹp trong phẩm chất của người Việt. Gần gũi làthờ cúng ông bà tổ tiên mỗi khi tết, giỗ trong mỗi gia đình để tỏ lòng biết ơn công lao sinh thành dưỡng dục của con cháu, rầm rộ hơn là những lễ hội được tổ chức hàng năm tưởng nhớ các vị anh hùng dân tộc. Bác Hồ đã dạy: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Vì thế mà:
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.
Cứ đến dịp lễ hội đền Hùng (Phú Thọ), nhân dân cả nước lại nô nức kéo nhau về nơi quê cha đất tổ để tưởng nhớ công lao dựng nước của vua Hùng, ởmỗi làng, mỗi thôn xóm vẫn diễn ra hoạt động hội làng đều đặn nhằm ghi tạc công lao của các vị thành hoàng làng, tổ nghề, tổ sư.
Để có được cuộc sống ấm no như ngày hôm nay, cha ông ta đã phải đổ mồ hôi, xương máu và cả tính mạng của mình để giữ vững bình yên cho đất nước. Từ thời “mang gươm đi mở cõi” lịch sử của Việt Nam đã là lịch sử dựng nước gắn liền với giữ nước. Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung... đều trở thành những tên phố, tên đường, tên trường học... luôn nhắc nhở chúng ta về sự đóng góp to lớn của họ cho đất nước. Khắp các địa phương trên cả nước, đền thờ các vị anh hùng dân tộc đều là những di tích lịch sử, trở thành nơi thăm viếng của cả khách trong nước và ngoài nước. Toàn thểnhân dân Việt Nam một lòng biết ơn Đảng, cách mạng và Bác Hồ. Hàng năm, chúng ta có ngày 27/7 - ngày Thương binh liệt sĩ đểtỏ lòng biết ơntới những anh hùng có công với cách mạng, lòng biết ơn được thể hiện bằng hành động rất cụ thể như phong trào “đền ơn đáp nghĩa”,, “nhà tình nghĩa”... Xã hội cũng có nhiều chính sách ưuđãi, hỗ trợ, giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng.
Gần gũi với học sinh nhất là ngày 20-11 - ngày Hiến chương các nhà giáo Việt Nam. Tục ngữ có câu “nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, “không thầy đố mày làm nên” là để nói về công lao to lớn của thầy cô giáo đối với các thế hệ học trò. Vì thế cứ mỗi dịp 20-11 hàng năm, học sinh cả nước lại hân hoan bày tỏ lòng biết ơn, yêu kính của mình đối với thầy cô. Trong tình cảm ấy, lòng biết ơn ấy không chỉ thể hiện vào dịp lễ tết, ngày nhà giáo Việt Nam mà phải thực hiện bằng sự tôn trọng, vâng lời thầy cô mỗi giờ lên lớp, bằng kết quả học tập tốt và trong suốt cả cuộc đời.
Những phong tục, lễ hội đáng quý ấy đã trở thành hoạt động không thểthiếu hàng năm của người Việt Nam. Bởi, nhớ ơn Người mang lại cho mình cuộc sống ấm no hạnh phúc trở thành lễ tự nhiên, trở thành nếp sống, nếp nghĩ và phẩm chất tốt đẹp của nhân dân ta. Đó cũng là một trong những đạo lí làm người của dân tộc Việt Nam. Đối với người học sinh thể hiện lòng biết ơn ông bà cha mẹ, thầy cô bằng hành động cụ thể chính là đang thực hiện đạo lí làm người ấy.
đừng chép mạng nha,mí bạn chép mạng thì mk hỏi làm j nx
a) Địa hình
Các dải núi của bán đảo Trung Ấn là những dải núi nối tiếp dãy Hi-ma-lay-a chạy dài theo hướng bắc - nam và tây bắc - đông nam, bao quanh những khối cao nguyên thấp. Các thung lũng sông cắt xẻ sâu làm cho địa hình của khu vực bị chia cắt mạnh. Đồng bằng phù sa tập trung ờ ven biển và hạ lưu các sông.
Phần hải đảo là nơi thường xảy ra động đất, núi lửa do nằm trong khu vực không ổn định của vỏ Trái Đất. Vùng đất liền và thềm lục địa của khu vực chứa nhiều tài nguyên quan trọng như quặng thiếc, kẽm, đổng, than đá, khí đốt, dầu mỏ...
b) Sông ngòi
Các sông ở đảo thường ngắn và có chế độ nước điều hòa.
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
Càng đọc càng thấy tào lao
Cây làm nên núi thì tao chết liền
BÀI MÌNH CHẾ NHA K
KO NÉM GẠCH ĐÁ
I. Mở bài: giới thiệu về câu tục ngữ “ một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
Kho tàn ca dao tục ngữ của nước ta rất phong phú và đa dạng. những câu ca dao, tục ngữ của ông bà ta luôn mang một ý nghĩa hết sức chân thực và dễ hiểu. mỗi câu tục ngữ đều mang một lời khuyên, một sự nhắc nhở tốt. trong kho tàn ca dao tục ngữ có câu” một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, đây là một câu tục ngữ có ý khuyên chúng ta phải biết đoàn kết. Câu tục ngữ như một lời khuyên cho những người nhục chí và khuyến khích những người có ý chí mạnh mẽ.
II. Thân bài
1. Giải thích câu tục ngữ “ một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
- “ một cây” thì không thể làm “ nên non”
- “ ba cây” gộp lại thì mới có thể làm nên núi cao
=>Thể hiện rằng một khi số lượng thay đổi thì chất lượng cũng thay đổi theo
- “ chụm” từ được dung để thể hiện sự đoàn kết
- “ cây” đây là một biện pháp nhân hóa trở thành 1 biểu tượng sinh động thấm thía về tinh thần đoàn kết.
2. Chứng minh tinh thần đoàn kết của dân tộc ta
a. Trong lịch sử
- Nhân dân ta đã một lòng đoàn kết để đánh đuổi giặt ngoại xâm
- Các cuộc khởi nghĩa có sự đoàn kết như: khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Nguyễn Huệ, Đinh Tiên Hoàng,….
- Bác Hồ có câu: “ đoàn kết đại đoàn kết, thành công đại thành công”
b. Trong thực tế cuộc sống
- Nhân dân ta đoàn kết trong lao động sàn xuất
- Họ cùng nhau góp sức đắp đê ngăn nước lũ để bảo vệ mùa màng...
- Chung tay bảo vệ môi trường, sinh vật,…
3. Bài học kinh nghiệm từ câu tục ngữ “ một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
Đoàn kết là sức mạnh vô địch, đoàn kết quyết định nên sự thành công.
III. kết bài
- Nêu suy nghĩ của em về câu tục ngữ
- Bài học rút ra được từ câu tục ngữ