Đọc câu sau và trả lời câu hỏi :
Hổ mang bò lên núi .
1: Có thể hiểu câu này theo các nghĩa nào ?
2: Vì sao có thể hiểu được nhiều nghĩa như thế ?
Ciaossu !
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hương Sơn ngày 5 - 10 - 2017
Đơn xin gia nhập đội tình nguyện
Kình gửi địa phương của xã em tên là Bùi Thị Lan Phương ,hc lớp 5 ,Trương tiểu hc hương sơn B.hôm nay em đường đột viết lá đơn này là để muốn giúp đỡ nhưng bn có hoàn cảnh khó khăn và chất độc màu da cam ,em bt gia dình em ko có giàu lắm nhưng em se cố gắng giúp các bn vì các bn có hoàn cảnh khó khăn hơn em .Mong địa phương giúp đỡ và cho em vào kết nạp đội nhom giup đỡ các bn hoàn cảnh khó khăn và chất độc màu da cam .Em hứa sẽ chaaos hành đầy đủ nội quy ms địa phương đã giao cho em .Em xin trân thành cảm ơn địa phương rất nhiều
chữ kí
Phương
Bùi Thị Lan Phương
a) Chất độc màu da cam gây ra những hậu quả đối với con người là:
- Cùng với bom đạn và các chất độc khác, chất độc màu da cam đã phá hủy hơn hai triệu hecta rừng, làm xói mòn và khô cằn đất đai, muông thú bị diệt chủng gây ra những bệnh nguy hiếm cho người: nhiễm độc và con cái của họ như dị tật bẩm sinh, quái thai... Hiện nay cả nước ta có khoảng 70.000 người lớn và 200.000 - 300.000 trẻ em là nạn nhân của chất độc da cam.
b) Những việc chúng ta cần làm để giám bớt nỗi đau cho những nạn nhàn chất độc màu da cam là:
- Chúng ta cần thường xuyên thăm hòi, động viên, giúp đỡ những người. nhiễm chất độc màu da cam đề làm giám bớt nỗi đau của họ.
- Tiết kiệm để giúp đỡ những nạn nhân nhiễm chất độc màu da cam.
- Sáng tác nhạc, thơ, tranh ảnh thế hiện sự thông cảm với nỗi đau và thiệt thòi của những người nhiễm chất độc màu da cam.
a,
- Cùng với bom đạn và các chất độc khác, chất độc màu da cam đã phá hủy hơn hai triệu hecta rừng, làm xói mòn và khô cằn đất đai, muông thú bị diệt chủng gây ra những bệnh nguy hiếm cho người: nhiễm độc và con cái của họ như dị tật bẩm sinh, quái thai... Hiện nay cả nước ta có khoảng 70.000 người lớn và 200.000 - 300.000 trẻ em là nạn nhân của chất độc da cam.
b,
Những việc chúng ta cần làm để giám bớt nỗi đau cho những nạn nhàn chất độc màu da cam là:
- Chúng ta cần thường xuyên thăm hòi, động viên, giúp đỡ những người. nhiễm chất độc màu da cam đề làm giám bớt nỗi đau của họ.
- Tiết kiệm để giúp đỡ những nạn nhân nhiễm chất độc màu da cam.
- Sáng tác nhạc, thơ, tranh ảnh thế hiện sự thông cảm với nỗi đau và thiệt thòi của những người nhiễm chất độc màu da cam.
Điền từ trái nghĩa vào chỗ chấm :
• Vội vã / thong thả.
• Yên bình / hỗn loạn.
- Tuần trước gặp nhau ở công viên, được biết và quen cậu, lại nghe cậu kể về gia đình cậu cho mình nghe, mình vui lắm. Nay đến lượt mình nói về gia đình mình cho cậu nghe nhé. Gia đình mình ở gần đây thôi, ngay hẻm Trâm Bầu, khu phố 5. Từ đây, cậu chỉ đi bộ khoảng mười phút là đến nơi. Trước cổng nhà mình là một khóm bông giấy màu đỏ, được bố mình cắt tỉa và uốn thành một cái vòm cổng, vừa đẹp vừa mát. Nhà mình cũng giống nhà cậu, gồm bố mẹ và hai chị em mình, chỉ khác là nhà cậu toàn con trai còn nhà mình thì toàn con gái. Bố công tác ở một công ty kinh doanh, còn mẹ mình là một cô giáo dạy học ở trường Trung học phổ thông Đào Duy Từ. Chị mình học lớp mười một ở trường mẹ dạy. Còn mình thì cậu biết rồi đấy. Khi nào rỗi, đến nhà mình chơi rồi chúng mình cùng học bài, ôn lại những bài tiếng Anh mà cả hai đứa học thêm ở cô giáo Nga đấy. Chúng mình cùng thi đua ai được nhiều điểm mười nhé!
Phần thân bài em cần sắp xếp lại các ý cho hợp lý:
+ khung cảnh chung của cánh đồng sau khi gặt lúa
+ những thửa ruộng khô trơ gốc rạ
+ người ta khẩn trương cày bừa, đập đất
+ cảnh mọi người tấp nập reo ngô, đậu
Ba tháng một lần, cánh đồng làng vào vụ lúa. Cũng chừng ấy thời gian để lúa lớn, trổ bông và chín vàng. Cánh đồng lúa lúc ấy lại vào mùa gặt hái.
Trên cánh đồng ruộng, cò bay thẳng cánh, từng ô ruộng chia ra như bàn cờ. Lúa chín không đồng loạt một lượt. Đám ruộng nào gieo cấy trước sẽ chín trước, đám ruộng nào gieo cấy sau sẽ chín sau. Mỗi vùng ruộng chỉ chín cách nhau ít ngày. Thế nên, lần lượt các ô ruộng đều tới kì gặt hái. Trên cánh đồng, lúa chín vàng trĩu hạt đẹp như tranh vẽ; các bà, các chị tay liềm thoăn thoắt từng ôm lúa. Phút chốc, từng gốc rạ cụt lủn trơ ra trên nền ruộng bùn đã khô cứng lại, dè dặt như cái nền đất thịt. Một vài chị đi sau thợ gặt, bó lúa lại thành từng bó rồi chất dồn vào hai đầu quang gánh, gánh lên bờ lề đường làng. Ngay lề đường, một chiếc xe tuốt lúa đang chờ sẵn. Chú thợ tuốt lúa quẳng từng ôm lúa vào miệng phễu của máy tuốt rồi quay cho nổ giòn. Dưới miệng phễu máy, lúa hột tuôn ra như một suối thóc vàng, chảy vào thúng đã hứng sẵn. Đằng sau máy tuốt, gié lúa chỉ còn lại rơm phun rathành đống, ngàymột cao. Chủ ruộng nhanh nhẹn trút từng thúng lúa vàng vào bao, cột lại thật chặt, chồng đống, chờ xe bò chở thóc về sân phơi. Thợ gặt nhanh tay gặt lúa. Các chị nhanh tay bó lúa rồi gánh từng gánh trĩu nặng đến máy tuốt. Chiếc máy tuốt không ngừng phun rạ ra sau, để lại dưới bụng máy từng thúng thóc vàng ươm. Đống rơm chẳng mấy chốc vun cao như ngọn đồi rạ màu vàng xuộm. Công việc nối công việc, thợ tuốt lúa giục thợ gánh lúa. Việc cứ thế nối nhanh thành từng chuyến xe bò chở đầy những bao lúa căng phồng về sân kho. Trên cánh đồng, một phần ba ruộng chỉ còn trơ gốc rạ. Đồng ruộng như trống ra. Dường như gió mạnh hơn, làm vùng lúa chín còn lại chưa gặt nhấp nhô sóng gợn. Bầy chim gáy từ đâu bay về, đang nhặt thóc rơi rụng quanh gốc rạ. Chúng gọi nhau, gù lên âu yếm, tiếng gù nghe vui tai, giục giã: cúc cù cu. . cúc cù cu... Trưa, thợ gặt nghỉ tay quây quần dưới gốc râm của cây đa ăn trưa, đùa giỡn, trò chuyện rộn rã một vùng. Các chị nói chuyện bông đùa rồi cười giòn giã ghẹo nhau. Không biết các chị đùa những gì mà vui thế, chú trâu non gặm cỏ bên lề ô ruộng mới gặt, ngẩng đầu ngơ ngác nhìn về phía tiếng cười một chốc rồi lại cúi xuống thong thả liếm từng vạt cỏ xanh. Hết giờ nghỉ trưa, trời nắng chang chang. Thợ gặt tiếp tục xuống ruộng gặt nốt phần ruộng còn lại. Xế chiều, phần lúa chín nhất đã gặt xong. Từng chuyến xe đầy ắp bao thóc lần lượt về sân kho. Thợ gặt khoan khoái lên bờ, rửa tay chân ở mương nước rồi thong thả ra về. Cánh đồng thở nhẹ dưới gió chiều, xoè bông lúa đã ngả vàng như phơi ra nắng gió cho nhanh chín, chờ thợ gặt hái trong vài ngày tới. Từng bầy chim sẻ nhảy trên đường làng, mổ lúa rơi trên những cọng rơm còn sót lại. Chúng huyên thuyên một đỗi rồi bay vù lên cây đa. Chiều xuống nhanh trên vùng ruộng lúc này tĩnh lặng, chỉ có gió thổi rì rầm trò chuyện cùng ngọn lúa, bờ mương.
Ngắm cánh đồng trong mùa gặt, em chợt nhớ đến hai câu thơ trong bài học thuộc lòng:
“Ai ơi bưng bát cơm đầy,
Nhớ công người gặt, cấy cày sớm hôm”.
Từng giọt mồ hôi của người nông dân đổ xuống cánh đồng để đổi lấy hạt thóc vàng ươm, hạt gạo trắng thơm ngọt dẻo cho em ăn. Em chân thành biết ơn các bác nông dân đã làm ra lúa gạo. Lớn lên, em sẽ làm ngành nghiên cứu hạt giống để giúp nông dân bội thu, an nhàn hơn trong công việc làm nông.
cau 1: Câu hỏi của Hoàng thị hà - Ngữ văn lớp 7 | Học trực tuyến
cau 2 :
Làm rõ nội dung đoạn thơ
=> Đoạn thơ thể hiện tình cảm lo lắng cho dân,cho nước và tình yêu thiên nhiên tha thiết của Bác.
2. Làm rõ nội dung đoạn thơ qua 3 tác phẩm:
a. Tâm trạng lo lắng trăn trở cho vận mệnh đất nước, cho cuộc sống của người dân
- Nhiều đêm không ngủ để suy nghĩ việc nước:
"Lặng yên bên bếp lửaVẻ mặt Bác trầm ngâm""Bác vẫn ngồi đinh ninhChòm râu im phăng phắc"
=> Các từ láy gợi lên hình ảnh Bác trong đêm khuya ngồi một mình đang lặng lẽ tập trung cao độ để suy nghĩ về việc nước.
"Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủChưa ngủ vì lo nỗi nước nhà"
=> Nghệ thuật so sánh khắc hoạ hình ảnh Bác nhiều đêm trằn trọc không ngủ vì vận mệnh của nước nhà.
"Giữa dòng bàn bạc việc quân"
=> Hình ảnh thơ vừa đẹp, lãng mạn khắc hoạ hình ảnh Bác vừa mang tâm hồn thi sĩ, vừa mang cốt cách chiến sĩ. Giữa bức tranh nên thơ đầy ắp ánh trăng Bác và các cán bộ đang bàn việc nước. Câu thơ toát lên một phong thái ung dung lạc quan của Bác.
- Lo lắng cho cuộc sống của người dân:
"Bác thương đoàn dân công..........................................Làm sao cho khỏi ướt."
"Người cha mái tóc bạc......................................Bác nhón chân nhẹ nhàng."
=> Hình ảnh Bác hiện lên lo lắng cho từng giấc ngủ của đoàn dân công, đi dém chăn cho từng chiến sĩ... Những câu thơ mang tính hiện thực gợi lên hình ảnh Bác cao cả với tấm lòng yêu thương mênh mông, gần gũi như người cha.
b. Tình yêu thiên nhiên tha thiết:
Tình yêu trăng:
"Tiếng suối trong như tiếng hát xaTrăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa"
Hai câu thơ như một bức tranh quả đúng thật là "thi trung hữu hoạ". ánh trăng lồng vào lá cổ thụ tạo nên những mảng tối đậm nhạt, đen, trắng ... gợi nên cảnh chập chùng nhiều tầng lớp, đường nét, hình khối. Nghệ thuật điệp từ tạo nên một bức tranh hoà hợp, quấn quýt, ấm áp.
=> Với những chi tiết, hình ảnh chọn lọc, đặc biệt việc sử dụng ba từ "xuân" trong một câu thơ tác giả đã cho ta thấy một bức tranh thiên nhiên đầy sắc xuân lung linh, huyền ảo, tràn ngập ánh sáng... Dù bận trăm công ngàn việc song lúc nào Bác vẫn dành cho trăng một tình cảm đậm sâu tha thiết. Các câu thơ giúp ta hiểu thêm những rung động nhạy cảm, tinh tế trước cái đẹp và tâm hồn thanh cao trong sáng của Bác.
Câu 1 :
- Xác định được các từ láy và biện pháp tu từ có trong đoạn văn:
+ Từ láy: bâng khuâng, phập phồng, bổi hổi, xốn xang, nhớ nhung, lấm tấm.
+ Biện pháp tu từ:
Nhân hóa: mưa xuân bâng khuâng gieo hạt; mặt đất phập phồng, bổi hổi, xốn xang; hoa xoan nhớ nhung.
So sánh: mặt đất như muốn thở dài.
- Phân tích:
+ Mưa được cảm nhận như là sự bâng khuâng gieo hạt, những hạt mưa xuân từ bầu trời xuống mặt đất một cách nhẹ nhàng, đem đến cho đất trời một sự nồng ấm.
+ Mặt đất đón mưa được cảm nhận trong cái phập phồng, chờ đợi. Có lẽ sự chờ đón đó rất lâu rồi nên mặt đất thở dài, xốn xang, bổi hổi.
+ Hoa xoan rụng được cảm nhận như cây đang rắc nhớ nhung.
* Một loạt từ láy nói về tâm trạng, cảm xúc con người kết hợp biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa để diễn tả cảnh vật, thiên nhiên đất trời lúc mưa xuân: làn mưa xuân nhẹ, mỏng, đáng yêu, đem đến hơi thở, sự sống cho thiên nhiên đất trời của mùa xuân. Mưa xuân được cảm nhận hết sức tinh tế qua tâm hồn nhạy cảm và tình yêu thiên nhiên của nhà văn Vũ Tú Nam
Ngày xưa, ở một làng nọ có một bà lão sống cô độc một mình trong một ngôi nhà nhỏ. Bà đã già yếu, không thể cấy cày lại chẳng có con cháu đỡ đần nên cuộc sống rất nghèo khổ và chật vật. Bà chỉ có độc một bộ quần áo màu đen đã cũ sờn, hai bên vai có vài mảnh chấp. Nhìn cái thân hình còm cõi, cái lưng còng đi vì thời gian, dáng đi chậm chạp, khuôn mặt khắc khổ của bà ai cũng thương cảm. Ấy vậy mà, hàng ngày, bà vẫn phải ra đồng mò cua bắt ốc kiếm sống. Thấy bà cụ đã yếu, bà con trong làng cũng thỉnh thoảng sang đỡ đần bà vài việc nhưng cũng không thể lúc nào cũng chăm sóc bà cụ được. Bởi vậy, bà thường sống lầm lũi một mình.
Một hôm, trong lúc bắt tép mò cua, bà tình cờ bắt được một con ốc rất xinh đẹp. Vỏ của nó phủ một màu xanh biếc, lấp la lấp lánh dưới ánh sáng mặt trời. Thấy ốc đẹp, không nỡ đem bán nên bà đã đem ốc về và thả trong cái chum nước ngoài sân.
Lạ thay, từ ngày đó trở đi, mỗi lần bà đi làm về đều thấy nhà cửa sạch sẽ, tươm tất, gọn gàng, vườn tược được vun xới, lợn gà được ăn uống no say. Đặc biệt lại có cả một mâm cơm được sắp sẵn trên bàn. Ban đầu, bà cũng tưởng hàng xóm thương mình già cả, côi cút nên sang giúp. Nhưng khi biết là không phải, bà quyết định tìm cho ra ai đã lén giúp mình.
Một ngày nọ, bà giã vờ đi làm như mọi khi. Nhưng thực ra đi đến nửa đường bà bèn quay lại, tìm nơi kín đáo rình xem…Chờ mãi, cuối cùng bà cũng thấy một người con gái tuổi mới mười tám đôi mươi, đẹp như tiên sa giáng trần chui ra từ trong chum nước. nàng có khuôn mặt tròn trịa phúc hậu như Vầng trăng tròn, đôi mắt đen và sáng lấp lánh, cái miệng nhỏ nhỏ hồng hồng rất xinh. Vẻ đẹp của nàng cảng thêm rực rỡ khi nàng khoát trên mình chiếc áo màu xanh đẹp đẽ và mền mại. Nàng tiên nhẹ nhàng đi vào nhà rồi cầm chổi quét dọn, lau chìu nhà cửa, sân vườn và cho lợn gà ăn….Bà hết sức ngạc nhiên. Đoán chắc nàng tiên này chui ra từ vỏ ốc, lặng lẽ ta lại gần chum nước, cầm vỏ ốc lên rồi đập vỡ ra thành từng mảnh. Bởi bà không muốn cô gái biến mất nào trong vỏ ốc, bà muốn cô gái sống với mình nên đã làm vậy. Nghe tiếng động, cô gái vội chạy đến bên chum nước để ẩn mình trong vỏ ốc, nhưng đã quá muộn. Trước khi cô gái hết ngạc nhiên, bà cụ đã thuyết phục cô về ở với mình. Và từ đó đến nay, bà sống hạnh phúc với cô con gái xinh đẹp và ngoan ngoãn của mình. Đúng là trời thương người. Bà lão ăn ở hiền lành nhân đức nên đã được hạnh phúc.
Kể lại câu chuyện Nàng tiên Ốc bằng lời của một người dân trong làng.
Bài làm
Làng tôi một bà lão sống cô độc một mình trong một ngôi nhà nhỏ. Bà đã già yếu, không thể cấy cày lại chẳng có con cháu đỡ đần nên cuộc sống rất nghèo khổ và chật vật. Hằng ngày, bà phải ra đồng mò cua bắt ốc kiếm sống, rất tội nghiệp. Bà con trong làng cũng thỉnh thoảng sang đỡ đần bà vài việc nhưng cũng không thể lúc nào cũng chăm sóc bà cụ được. Bởi vậy, bà thường sống lầm lũi một mình.
Bẵng đi một thời gian, tôi thấy lạ khi trong gian nhà hiu quạnh của bà cụ xuất hiện một cô gái xinh đẹp như tiên, tính tình hiền dịu và rất chịu thương chịu khó. Mọi việc trong nhà cô đều làm cho bà cụ. Bà vui lắm. Thấy chuyện lạ kì, tôi bèn sang hỏi thì được bà cụ kể lại rằng:
Một hôm, bà tình cờ bắt được một con ốc rất xinh đẹp. Vỏ của nó phủ một màu xanh biếc, lấp la lấp lánh dưới ánh sáng mặt trời. Thấy ốc đẹp, không nỡ đem bán nên bà đã đem ốc về và thả trong cái chum nước ngoài sân.
Lạ thay, từ ngày đó trở đi, mỗi lần bà đi làm về đều thấy nhà cửa sạch sẽ, tươm tất, gọn gàng, vườn tược được vun xới, lợn gà được ăn uống no say. Đặc biệt lại có cả một mâm cơm được sắp sẵn trên bàn. Ban đầu, bà cũng tưởng hàng xóm thương mình già cả, côi cút nên sang giúp. Nhưng khi biết là không phải, bà quyết định tìm cho ra ai đã lén giúp mình.
Một ngày nọ, bà giã vờ đi làm như mọi khi. Nhưng thực ra đi đến nửa đường bà bèn quay lại, tìm nơi kín đáo rình xem…Chờ mãi, cuối cùng bà cũng thấy một người con gái tuổi mới mười tám đôi mươi, đẹp như tiên sa giáng trần chui ra từ trong chum nước. Đó chính là cô gái mà ta thấy ở nhà bà cụ sau này. Nàng tiên nhẹ nhàng đi vào nhà rồi cầm chổi quét dọn, lau chìu nhà cửa, sân vườn và cho lợn gà ăn….Bà hết sức ngạc nhiên. Đoán chắc nàng tiên này chui ra từ vỏ ốc, lặng lẽ ta lại gần chum nước, cầm vỏ ốc lên rồi đập vỡ ra thành từng mảnh. Bởi bà không muốn cô gái biến mất nào trong vỏ ốc, bà muốn cô gái sống với mình nên đã làm vậy. Nghe tiếng động, cô gái vội chạy đến bên chum nước để ẩn mình trong vỏ ốc, nhưng đã quá muộn. Trước khi cô gái hết ngạc nhiên, bà cụ đã thuyết phục cô về ở với mình. Và từ đó đến nay, bà sống hạnh phúc với cô con gái xinh đẹp và ngoan ngoãn của mình. Đúng là trời thương người. Bà lão ăn ở hiền lành nhân đức nên đã được hạnh phúc.
Kể lại câu chuyện Nàng tiên Ốc bằng lời của bà cụ.
Bài làm
Ta là một bà lão sống cô độc một mình trong một ngôi nhà nhỏ. Ta đã già yếu, không thể cấy cày lại chẳng có con cháu đỡ đần nên cuộc sống rất nghèo khổ. Hằng ngày, ta phải ra đồng mò cua bắt ốc kiếm sống. Một hôm, ta tình cờ bắt được một con ốc rất xinh đẹp. Vỏ của nó phủ một màu xanh biếc, lấp la lấp lánh dưới ánh sáng mặt trời. Thấy ốc đẹp, ta không nỡ đem bán nên ta đã đem ốc về và thả trong cái chum nước ngoài sân.
Lạ thay, từ ngày đó trở đi, mỗi lần ta đi làm về đều thấy nhà cửa sạch sẽ, tươm tất, gọn gàng, vườn tược được vun xới, lợn gà được ăn uống no say. Đặc biệt lại có cả một mâm cơm được sắp sẵn trên bàn. Ban đầu, ta tưởng hàng xóm thương ta già cả côi cút nên sang giúp. Nhưng không phải. Ta quyết định tìm cho ra bằng được người đã lén giúp mình.
Đúng theo kế hoạch, một hôm, ta giã vờ đi làm như mọi khi. Nhưng thực ra đi đến nửa đường ta bèn quay lại, tìm nơi kín đáo rình xem…Chờ mãi, cuối cùng ta cũng thấy một người con gái tuổi mới mười tám đôi mươi, đẹp như tiên sa giáng trần chui ra từ trong chum nước. Nàng tiên nhẹ nhàng đi vào nhà rồi cầm chổi quét dọn, lau chìu nhà cửa, sân vườn và cho lợn gà ăn….Ta hết sức ngạc nhiên. Đoán chắc nàng tiên này chui ra từ vỏ ốc, lặng lẽ ta lại gần chum nước, cầm vỏ ốc lên rồi đập vỡ ra thành từng mảnh. Ta không muốn cô gái biến mất nào trong vỏ ốc, ta muốn cô sống với mình nên đã làm vậy. Nghe tiếng động, cô gái vội chạy đến bên chum nước để ẩn mình trong vỏ ốc, nhưng đã quá muộn. Thấy cô gái ngạc nhiên ta bèn lên tiếng:
- “Con gái ơi! Hãy ở lại đây với ta”.
Cô gái bằng lòng. Từ đó nàng tiên Ốc trở thành đứa con gái yêu của ta và nhờ có nàng mà cuộc sống của ta rất hạnh phúc.
Kể lại câu chuyện Nàng tiên Ốc bằng lời của cô gái.
Bài làm
Tôi vốn là một nàng tiên Ốc – con của vua thủy Tề. Một lần, tôi đang dạo chơi ven bờ sông thì có một bàn tay bắt lấy tôi. Thì ra đó là một bà cụ làm nghề mò cua bắt ốc. Bà đã già lắm rồi. khuôn mặt khắc khổ, quần áo rách nát. Bà ngắm tôi kĩ lắm vì tôi là một con ốc xanh xinh xắn. Bà cụ thốt lên:
- Chà, con ốc này đẹp quá! Ta không bán ốc đâu. Ta sẽ mang ốc về nuôi.
Thế là từ đó tôi sống trong cái chum trong nhà bà cụ. Thương bà cụ cô đơn, nghèo khổ, ngày ngày, sdau khi bà cụ đi làm, tôi liền chui ra khỏi vỏ ốc để dọn dẹp nhà cửa, cho đàn lợn ăn, làm cỏ, tưới rau…Vì vậy, mỗi khi bà đi làm đồng về nahf cưa đều đã sạch tinh tươm. Thấy vậy, bà lão sinh nghi. Một hôm, bà giả vờ đi làm , đến giửa đường thì quay lại đứng rình. Như thường lệ, tôi lại chiu ra khỏi vỏ ốc để giúp bà. Bỗng từ đâu bà chạy đến:
- Con ơi, con đừng đi nữa! Hãy ở lại đây với già cho già bớt cô quạnh.
Thương bà cụ tốt bụng tôi quyết định ở lại, không trở về Thủy Cung nữa. Từ đó hai mẹ con sống hạnh phúc bên nhau.
Kể lại câu chuyện giúp đỡ người khác (giúp một người phụ nữ vừa bế con vừa mang nhiều đồ.
Bài làm
Hôm ấy, trên đường đi học về, trời nắng ơi là nắng. Đang đi bỗng em nhìn có một người phụ nữ, một tay bế một em bé gái xinh ơi là xinh, một tay thì xách biết bao nhiêu là đồ đạc: Nào là làn đựng tả, nào là túi đựng thức ăn, nào là cặp lồng đựng cháo…mà trên đầu chẳng có cái gì để che cho em bé. Em liền chạy đến gần cất lời chào và hỏi thăm:
- Cháu chào cô ạ! Cô ơi, cô đi đâu giữa trời nắng thế ạ? Nhà cô còn xa không? Sao cô mang nhiều đồ thế? Cô để cháu xách giúp đồ cho, cháu cùng đi với cô nhé…
Người phụ nữ vui vẻ nói:
- Cô chào cháu, cháu đi học về à? Cháu học lớp mấy rồi, nhà cháu ở đâu…
Sau một hồi hỏi han, cô đã để cho em xách đồ giúp. Em đưa cho cô chiếc ô của mình để cô che cho em bé nhưng cô không chịu vì sợ em bị nắng, nhưng em cũng không chịu vì nghĩ rằng em bé còn nhỏ quá cần phải được chăm sóc cẩn thận hơn nên nhất quyết nhường ô cho em bé. Người phụ nữ xúc động nghẹn nhào nói: “Cháu ngoan quá, cháu còn nhỏ mà đã biết giúp đỡ người khác như vậy thật xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ. Cô vô cùng cảm ơn cjaus!”. Nghe câu nói của cô, tự nhiên em thấy lòng mình vui biết bao và thầm hứa sẽ mãi mãi là một người con ngoan, trò giỏi để dền đáp coogn lao sinh thành của bố mẹ và công ơn dạy dỗ của thầy cô.
Và trên suốt chặng đường, không chỉ có em mà cả người phụ nữ ấy trong lòng đều thấy ngập tràn niềm vui
Câu 1 :
Tên sĩ quan Đức bực tức với ông cụ vì hắn nghe tiếng chào lạnh lùng của ông. Khi nhận ra ông cụ rất thành thạo tiếng Đức mà không đáp lại bằng tiếng Đức hắn càng tỏ vẻ bực tức hơn.
Câu 2 :
Ông cụ người Pháp đánh giá nhà văn Đức Si-le là một nhà văn quốc tế. Một nhà văn mà tác phẩm được toàn thế giới yêu thích, tên tuổi được cả nhân loại biết đến và kính trọng.
Câu 3 :
Ông cụ căm ghét bọn phát xít Đức nhưng lại đọc thành thạo truyện của nhà văn Đức.
Câu 4 :
Lời đáp của ông cụ ở cuối truyện ngụ ý ám chỉ bọn phát xít là bọn xâm lược chuyên cướp bóc.
1. Tên sĩ quan bực tức với ông cụ người Pháp vì cụ đáp lại lời hắn một cách lãnh đạm. Hắn càng bực tức hơn nữa khi nhận ra ông cụ biết tiếng Đức - thành thạo đến mức đọc được truyện của nhà văn Đức nhưng không trả lời hắn bằng tiếng Đức.
2. Nhà văn Đức Si-le được cụ già đánh giá là một nhà văn quốc tế.
3. Theo em, ông cụ thành thạo tiếng Đức, rất ngưỡng mộ nhà vàn Đức Si-le nhưng căm ghét tên xâm lược phát xít Đức. Ông cụ không hề ghét người Đức mà chỉ căm ghét những tên phát xít Đức xâm lược.
4. Lời đáp của ông cụ cuối truyện:
- Có chứ. Si-le đã dành cho các ngài vở “Những tên cướp” ngụ ý: Chỉ các tên phát xít là kẻ cướp, không xứng đáng với Si-le chút nào.
Nghĩa 1 : Hổ mang bò lên núi : Con rắn Hổ Mang đang bò lên trên núi
Nghĩa 2 : Hổ mang bò lên núi : Con Hổ đem con Bò lên núi .
Chúng ta có thể hiueeur theo nhiều nghĩa bởi viết ko có tên riêng .
có nghĩa là:
con hổ mang con bò lên núi
câu đố vui mà hihi