K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 5 2020

Quê nội của em đẹp bởi có con sông chảy qua làng. Quanh năm cần mẫn, dòng sông chở nặng phù sa bồi đắp cho ruộng lúa. Buổi sớm tinh mơ, dòng nước mờ mờ phẳng lặng chảy. Giữa trưa, mặt sông nhấp nhô ánh bạc lẫn màu xanh nước biếc. Chiều tà, dòng nước trở thành màu khói trong, hơi tối âm âm. Hai bên bờ sông, luỹ tre làng nối vai nhau che rợp bóng mát cho đôi bờ. Sông đẹp nhất vào những đêm trăng. Bóng trăng lồng vào nước, luỹ tre làng in bóng trên dòng sông, vài chiếc thuyền neo trên bờ cát. Cảnh vật hữu tình đẹp như tranh vẽ

ko có hình à bạn

6 tháng 5 2020

Trả lời :

Hình đâu ?? Gửi mk để mk làm cho.

- Hok tốt !

^_^

6 tháng 5 2020

nét tương đồng và gợi hình gọi cảm nhé

6 tháng 5 2020

Câu hỏi : Điền vào chỗ chấm.

Ẩn dụ là gọi tên sự vật , hiện tượng này bằng trên sự vật, hiện tượng khác có nét...với nó nhằm tăng sức gợi...,gợi...cho sự diễn đạt.

Trả lời :

Ẩn dụ là gọi tên sự vật , hiện tượng này bằng trên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt

6 tháng 5 2020

Câu 3:

Có người học trò nào lại không thương, không nhớ sắc màu đỏ rực của những cánh phượng hồng và âm thanh râm ran của những tiếng ve gọi hè da diết? Và như quy luật của tạo hóa muôn đời này, tuổi học trò, phượng vĩ và tiếng ve lạ kì luôn gắn với mùa thi, mùa hạ.

Hàng phượng vĩ chạy dài theo con phố dẫn đến ngôi trường tôi đang học. Hai bên đường những tán cây rợp mát, đan vào nhau tạo thành vòm. Cái vòm cổng tự nhiên ấy giống như một hành lang dẫn đến cung điện của một vị vua. Vào những ngày hè như thế này, cái cổng vòm xanh mát của mùa hè đã chuyển sang sắc đỏ rực rỡ. Đi dưới lòng đường, tôi mơ màng tưởng tượng những cánh phượng tươi thắm trên cây giống như muôn ngàn chú bướm đang múa lượn quanh tôi - một nàng công chúa. Đặc biệt, những cây phương đã già, thân cây vừa vòng tay ôm của một đứa học sinh lớp 6 như tôi, vỏ cây xù xì và chúng đứng thẳng tắp hai bên đường như những người lính đứng canh gác. Đây chẳng phải con đường dẫn đến hoàng cung là gì?

Mùa hè sang, dấu vết của nhưng tán lá trên cây còn rất ít. Từ xa nhìn lại, chỉ còn lốm đốm vài điểm xanh đủ để điểm tô và làm nền cho sắc đỏ kiêu hãnh của những chùm phượng vĩ. Đi dưới lòng đường, thỉnh thoảng lại bắt gặp một loạt lá phượng nhỏ li ti theo gió bay mông lung vào không gian. Theo xuống với những chiếc lá nhỏ xinh như muôn hạt tuyết xanh là những cánh phượng đỏ dịu dàng chao nghiêng. Tôi bỡ ngỡ cúi nhặt và cẩn thận ép vào trang vở trắng.

Chợt không gian vang lên tiếng râm ra rào rào. Tôi ngẩng lên sửng sốt như lần đầu nghe cái âm thanh bồi hồi ấy. Rất nhiều chú ve đang ẩn mình trong những vòm cây đang ngân nga tiếng hát. Chúng cất lời ca chào đón mùa hè hay cử hành khúc chào mừng những thành viên của cung điện nhà trường?

Giờ đây tôi mới để ý đến xung quanh. Hóa ra chẳng phải chỉ mình tôi đang tự lự đi dưới hàng cây tuổi thơ này. Lấp ló sau những thân phượng già xù xì nâu đất là những bóng áo trắng vô tư. Các bạn đang đi nhặt những cánh phượng đẹp nhát để ép vào trang vở. Cũng có bạn lang thang trên đường, thình thoảng lại chăm chú nhìn vào thân cây xem có thấy chú ve kim nào không. Khi tiếng ve râm ran cất lên, không ai bảo ai, ngẩng lên nhìn hàng cây sắc thắm. Tiếng ve rộ lên một lúc lâu rồi lại trầm xuống. Nhưng chỉ một lát sau, khi vài ba tiếng ve ngân lên nho nhỏ là cả dàn đồng ca lại râm ran tiếp nối.

Sắc nắng của ngày hè tưởng như càng rực rỡ hơn bởi mày đỏ thắm của hàng phượng vĩ và tiếng râm ran của những chú ve.

Tôi yêu mùa hè không chỉ vì có những ngày nghỉ sung sướng, tự do. Trong kí ức của tôi mùa hạ - mùa thi - mùa phượng - mùa ve đã trở thành một mảng kí ức đẹp đẽ trong tâm hồn bất kì một cô cậu học trò nào.

6 tháng 5 2020

Câu 2:

Tiết 2 của buổi học sáng thứ sáu tuần qua, cô Thu Nga cho lớp 6A viết bài kiểm tra Làm văn giữa học kì II. Do cô đã thông báo từ trước nên chúng em chuẩn bị khá chu đáo và có thái độ bình tĩnh, tự tin trước giờ làm bài.

Tùng, tùng, tùng... tiếng trống báo hiệu giờ học bắt đầu. Sân trường vắng lặng. Chỉ có tiếng gió lao xao và tiếng chim ríu rít trong vòm lá. Nắng sớm vàng tươi toả chiếu trên nền đất mịn. Không khí thơm ngát mùi hoa cỏ, mùi lúa lên đòng thoảng vào từ cánh đồng xa.

Cô Nga thong thả bước vào lớp. Chúng em đứng nghiêm chào cô. Hôm nay, cô mặc chiếc áo dài màu xanh da trời thật đẹp. Trông cô thanh thoát, dịu dàng. Cô tươi cười gật đầu đáp lại rồi bảo chúng em lấy giấy bút ra làm bài. Cô đọc trước một lần đề bài rồi chép lên bảng. Từng dòng chữ mềm mại, rõ ràng hiện dần trên nền bảng đen: Em hãy tả lại một người thân của em. Cả lớp ồ lên mừng rỡ vì cô giáo đã cho làm nhiều bài tập về văn tả người. Hơn nữa, đây là một đề khá "tự do", chúng em có điều kiện chọn lựa và miêu tả người mà mình yêu thích.

Hơn bốn mươi mái đầu xanh đăm chiêu suy nghĩ trước tờ giấy trắng. im lặng tuyệt đối. Có thể nghe rõ tiếng chú thạch sùng tắc lưỡi trên trần nhà và cánh ong bay rì rì ngoài cửa sổ. Cô giáo nhẹ nhàng nhắc nhở: "Các em đọc kĩ đề, xác định đúng yêu cầu của đề rồi lập dàn ý sơ lược trước khi viết. Hãy làm theo đúng các bước lí thuyết mà cô đã dạy".

Em chọn tả người mẹ mà em yêu quý. Từng hình ảnh quen thuộc của mẹ lần lượt hiện lên trong tâm trí: mái tóc búi cao, gương mặt hiền từ, đôi mắt dịu dàng, độ lượng. Rồi cái dáng tảo tần, đôi tay hay lam hay làm... Đức hi sinh và lòng nhân ái của mẹ đối với chồng con, với mọi người... Em dồn tất cả tình thương yêu, kính trọng vào từng chữ, từng câu. Dần dần, bức chân dung hoàn hảo của mẹ đã được em vẽ nên bằng ngôn ngữ dạt dào cảm xúc.

Bên cạnh em, bạn Hằng cũng đang cắm cúi viết. Bạn ấy tả cu Tí, đứa em trai vừa tròn năm tuổi rất đáng yêu. Thỉnh thoảng, Hằng lại bật lên một tiếng cười khẽ. Chắc là bạn ấy nhớ lại chi tiết thú vị nào đó về cậu em khôi ngô và tinh nghịch của mình.

Thời gian lặng lẽ trôi, em đã viết gần xong bài. Chà! Mỏi cổ quá! Em đưa mắt nhìn khắp lớp. Các bạn vẫn cặm cụi viết. Chắc các bạn cũng có suy nghĩ và cảm xúc giống như em khi chọn tả người mình yêu quý. Chợt tiếng cô giáo vang lên: "Còn năm phút nữa. Các em hãy kiểm tra lại bài viết trước khi nộp cho cô". Cô vừa dứt lời thì tiếng xôn xao nổi lên đây đó: "Thưa cô! Em chưa xong ạ! ", "Thưa cô! Cô cho thêm vài phút nữa ạ! ". Rồi tiếng hỏi nhau từ bàn nọ sang bàn kia: "Hùng ơi! Xong chưa? " "Tớ xong rồi! Còn cậu?". "Tớ cũng xong rồi!". Cô Nga gõ nhẹ thước kẻ xuống bàn, thay cho lời nhắc nhở. Trật tự được lập lại. Ai nấy cố gắng hoàn thành bài viết của mình.

Tùng, tùng, tùng... tiếng trống lại vang lên giòn giã, báo hiệu đã hết giờ. Cô bảo chúng em dừng bút rồi bạn lớp trưởng lần lượt đi thu bài từng bàn. Lớp trưởng nộp bài cho cô, cô ân cần hỏi chúng em có làm được bài không. Cả lớp đồng thanh đáp: "Có ạ! ". Nụ cười rạng rỡ nở trên gương mặt hiền hậu của cô.

Em chưa thật thoả mãn về bài viết của mình, nhưng trong lòng vẫn nuôi hi vọng được cô cho điểm khá. Nghĩ đến lúc cầm trong tay bài văn được 7 hay 8 điểm, em vui lắm! Em sẽ đưa cho mẹ xem đầu tiên và nói thầm với mẹ rằng: "Mẹ ơi! Con có món quà nhỏ này tặng mẹ! ". Chắc mẹ em sẽ ngạc nhiên và thích thú vô cùng!

Câu 1:

Nước từ trên cao phóng xuống định nuốt chửng con thuyền. Nhưng ở phía dưới dượng Hương Thư nhanh như cắt vừa thả sào, vừa rút sào nhịp nhàng, đều đặn. Con thuyền được giữ thăng bằng vẫn xé ngang dòng nước lao nhanh. Nó chồm lên, sấn tới, hùng dũng hơn cả dòng thác dữ.

Kiểu so sánh trong đoạn văn:

  • So sánh ngang bằng: dưới dượng Hương Thư nhanh như cắt 
  • So sánh không ngang bằng: Nó chồm lên, sấn tới, hùng dũng hơn cả dòng thác dữ.
6 tháng 5 2020

1/Truyện buồn nhắc lại nữa làm gì.

2/ Dạ,con mới về.

3/Hóa ra đơn vị của nó cũng đang di chuyển vào làm nhiệm vụ ở Quảng Bình.

Mik ko chắc lắm đâu nha!

6 tháng 5 2020

1/ Truyện buồn nhắc lại nữa làm gì

2/ Dạ,con mới về

3/ Hóa ra đơn vị của nó cũng đang di chuyển vào làm nhiệm vụ ở Quảng Bình

6 tháng 5 2020

Cái này bạn lên gg tra nhé vì thường thường mọi ng sẽ ít khi trả lời câu hỏi này lém!!

Mình góp ý thế thôi!!!

Món khai vị:

- Nên chọn các món ăn nhẹ nhàng và dịu mát như: soup, salad hay các món nộm, rau trộn giúp thực khách không cảm thấy ngán.

- Soup không nên đi kèm các món có nhiều tinh bột mà chỉ nên ăn kèm với phồng tôm

- Nên chọn những chén nhỏ để đựng soup, không nên chọn chén quá to tránh trường hợp khách không dùng hết sẽ gây lãng phí hoặc đã no bụng và không thể ăn thêm món chính.

- Nên tránh sự lặp lại món ăn, những món ăn dùng cho món khai vị thì không nên dùng trong món chính nữa

Món chính:

- Nên kết hợp hài hòa trong danh sách các món chính giữa chế độ dinh dưỡng và mức độ phù hợp

- Nên đa dạng các món ăn như các món nhiều đạm, rau củ quả, món canh. Không nên chọn các món nhiều đạm mà không có rau củ quả và ngược lại.

- Có thể chọn các món như: Gà quay, Tôm bao cốm, Cá tẩm bột chiên, Chân giò hầm, thịt bò xào thập cẩm, canh măng sườn,.. Ngoài ra, còn có món chính là cơm, xôi, bánh chưng, bánh giầy hoặc bánh lá. Vf cũng còn tùy thuộc vào đặc trưng từng vùng miền mà lựa chọn những món cho phù hợp.

- Tránh chọn những món quá đơn điệu như: thịt luộc, cá luộc, tôm luộc,…

Món tráng miệng:

- Lựa chọn trái cây theo mùa

- Các món tráng miệng có thể là: hoa quả tươi, các loại kem, chè, thạch rau câu hoặc bánh bông lan,..

Kinh nghiệm lên thực đơn tiệc Buffet

Bạn có thể lên thực đơn buffet theo các món ăn truyền thống của Việt Nam, hoặc các món ăn nước ngoài, hoặc kết hợp cả hai. Với kiểu tiệc này, các món ăn chắc chắn phải rất phong phú và đa dạng về thực phẩm cũng như cách chế biến.

Các món ăn bao gồm:

Thực đơn cho tiệc buffet thường là 20-30 món.

-  Món Salad: là các món rau ăn kèm với sốt tự chọn hay các món gỏi, nộm; khoảng 3-4 món

Món khai vị: là các loại thịt nguội, chả giò, nghêu, sò, tôm, cua , súp; khoảng 3-4 món

Món chính: khoảng 10 món như : Phở xào rau thập cẩm, Pizza hải sản, Mỳ Ý sốt bò băm, Cơm chiên Dương Châu gạo,…

Món tráng miệng: Thường là trái cây, chè, bánh,... nhưng ít nhất tráng miệng phải có 2 món.

Tuy nhiên, cần cân nhắc các khuyết điểm:

- Trong tiệc buffet, số lượng món ăn ra cầm chừng, có nhiều món ăn nhưng ít được chăm chút.

- Hơn nữa, người lớn tuổi do chưa quen với phong cách này nên thường lười đi lấy, lại thêm phần ngại ngùng nên họ sẽ không được thưởng thức đầy đủ món ăn.

- Tiệc loại này cũng có ít người phục vụ nên cũng có thể gây chút phiền toái cho người tham dự.

Hy vọng với những gợi ý trên sẽ phần nào giúp ích được cho bạn trong việc lên thực đơn cho một bữa tiệc.

Chúc bạn có được những thực đơn khoa học và tuyệt vời cho mình!

#hien#

6 tháng 5 2020

Mk có thể giúp bạn.Nhưng viết rất là lâu

6 tháng 5 2020

Làm 1 đề hay làm cả hai z ?

6 tháng 5 2020

cần ăn uống hợp lí ,cân bằng hệ dinh dưỡng ,đầy đủ các chất , vệ sinh an toàn thực phẩm

có 4 nhóm :

-nhóm giàu chất đường bột

- nhóm gàu chất đạm , béo

-nhóm giàu chất khoàng

- nhóm giàu chất vi - ta min

6 tháng 5 2020

*Thực đơn 

-Cơm

-Tôm chiên

-Thịt rang

-Canh cua

 Tráng miệng : dưa hấu/cam/ táo/ chuối

6 tháng 5 2020

Cái thú vị của bài thơ là tác giả không chỉ trực tiếp tả cơn mưa với sấm, chớp, nước mưa... mà chủ yếu là tập trung miêu tả hoạt động và trạng thái của các loài vật, cây cối, con người trước và trong cơn mưa. Chính cách miêu tả này mà người đọc nhận ra được cảnh tượng cụ thể và sinh động của cơn mưa.

Nét nghệ thuật đặc sắc thứ nhất là nhà thơ đã xây dựng hình ảnh sáng tạo, độc đáo và có giá trị phát hiện rất mới lạ nhưng vẫn đảm bảo được độ chính xác:

Cỏ gà rung tai

 Nghe

Bụi tre

Tần ngần

Gỡ tóc

Từ hình dáng của cây cỏ gà và động tác rung rinh của nó trong cơn gió mà tác giả hình dung ra như cái tai cỏ gà rung lên để nghe; còn những cành tre và lá tre bị gió thổi mạnh thì được hình dung như mớ tóc của bụi tre đang gỡ rối. Và còn nhiều những hình ảnh khác nữa xuất hiện liên tiếp trong bài thơ gợi lên sự thích thú cho người đọc. Không phải ai cũng hình dung được như vậy mà đó là sự liên tưởng rất phong phú của tâm hồn trẻ thơ mới có được hình ảnh ngộ nghĩnh đến như vậy!

Nét đặc sắc thứ hai được nổi bật trong nghệ thuật miêu tả của bài thơ là phép nhân hoá được sử dụng rộng rãi và chính xác:

Ông trời

Mặc áo giáp đen

Ra trận

Muôn nghìn cây mía

Múa gươm

Kiến

Hành quân đầy đường

Những hình ảnh nhân hoá đã tạo nên cảnh tượng một cuộc ra trận dữ dội với khí thế mạnh mẽ, khẩn trương Ông trời - mặc áo giáp đen là cảnh những đám mây đen che phủ cả bầu trời như một lớp áo giáp cúa một dũng tướng ra trận. Còn Muôn nghìn cây mía lá nhọn, sắc quay cuồng trong cơn gió được hình dung như những lưỡi gươm khua lên trong tay các chiến sĩ của một đội quân đông đảo; kiến đi từng đàn vội vã có hàng lối như một đoàn quân đang hành quân khẩn trương.

Phép nhân hoá ở đây- được sử dụng thành công là nhờ sự quan sát tinh nhạy cùng với sức tưởng tượng và khả năng liên tưởng mạnh mẽ của nhà thơ. Tài tình hơn là hình ảnh nhân hoá được “liệt kê” nối tiếp nhau nhưng không nhàm chán mà càng làm cho bức tranh Mưa hiện lên sống động như thật. Người đọc có thể thấy và cảm nhận được ngay.

Nét đặc sắc thứ ba là nghệ thuật miêu tả người của tác giả trong bức tranh Mưa. Hình ảnh người cha đi cày được xây dựng theo lối ẩn dụ khoa trương. Dưới cái nhìn của Trần Đăng Khoa, người lao động đã hiện lên với dáng vẻ lớn lao, với tư thế vững vàng giữa khung cảnh thiên nhiên dữ dội đầy sấm, đầy chớp của trận mưa như là bất chấp tất cả, vượt lên tất cả để tự tin, chiến thắng.

Đội sấm

Đội chớp

Đội cả trời mưa

Một tư thế thật hào hùng, dũng mãnh. Đúng như ca dao xưa đã ca ngợi:

Trời mưa thì mặc trời mưa

6 tháng 5 2020

Tìm cho mình biện pháp ẩn du thoi

6 tháng 5 2020

kham khỏa nha

Ngôi nhà của em được bố tự thiết kế và xây khi em vừa tròn ba tuổi. Kể từ bấy đến nay ngôi nhà đã trở thành chiếc nôi ấm áp nuôi em khôn lớn nên người. Đã có lần bố em có ý định chuyển nhà ra thị trấn nhưng rồi sau khi bố lấy biểu quyết thì chẳng ai đồng ý cả thế là bố lại thôi. Và có lẽ người sung sướng nhất phải là em bởi căn nhà em ở để cho em cuộc sống hạnh phúc và chứa đựng bao kỉ niệm.

Ngôi nhà em không bề thế như những biệt thự ở thị trấn mà nó chỉ là ngôi nhỏ hai tầng được quét một lớp sơn màu hồng. Trong nhà, bố em chia ra các phòng; phòng đầu tiên là phòng khách, nhờ bàn tay khéo léo của mẹ mà trông nó lúc nào cũng sạch sẽ và đẹp mắt. Bộ sa lông màu gụ bóng lộn đặt trước chiếc tủ cũng đồng màu, ở đó luôn có một lọ hoa tươi. Phía trong là phòng ngủ của bố mẹ em, và phòng sau cùng là chỗ nấu ăn và bàn ăn cơm.

Đi qua chiếc cầu thang bằng gỗ uốn lượn là lên đến tầng hai, trên đó bố em chia làm hai phòng, phòng ngủ của em, căn phòng của em bừa bộn nhất, mẹ thường la mắng em về tội luộm thuộm những lúc mẹ mắng em cũng cố gắng chạy đi dọn dẹp nhưng chỉ được một lát em lại bày ra đủ thứ trò chơi. Trên tầng hai còn có một phòng đọc sách, ở đó có rất nhiều sách, nhiều thứ là lạ mà mỗi chuyến đi công tác bố lại mua về. Những lúc chán các trò chơi của mình em lại sang thăm dò khám phá căn phòng đầy bí ẩn đó. Đằng trước có một ban công nhỏ, buổi tối mùa hè ngồi hóng mát thì thật là tuyệt. Em nhớ có hôm trăng sáng cả nhà em ra ngồi ngắm trăng, khung cảnh nông thôn thật bình yên. Muốn được hít thở không khí trong lành nên bố em mở rất nhiều cửa sổ đặc biệt là trên tầng hai bố mở những cánh cửa hướng ra ngoài cánh đồng. Phía đằng trước nhà em là một chiếc sân gạch đỏ, sạch bong, và ở đó còn có một hàng cau, mùa hoa đến chỉ cần đến đầu ngõ là em đã ngửi thấy một mùi hương ngọt ngào. Tiếp đến là một vườn rau, ở đó mẹ trông mỗi mùa một loại, lúc nào nhà cũng có rau ăn mà trông rất mát. Mỗi chiều đi học về cởi quần áo đồng phục của trường là em lại vác chiếc ôdoa ra tưới rau. Quanh nhà em còn có một dòng suối nhỏ nước trong vắt. Buổi sớm khi vừa tỉnh giấc em đã nghe dòng suối róc rách chảyqua nghe như một bản nhạc, còn vào những trưa hè em thường trốn mẹ đi men theo dọc con suối bắt cá cờ, cá rô. Em rất thích đi dọc con suối theo những đoạn ven rừng vì không gian thật yên tĩnh chỉ có tiếng chim thỉnh thoảng hót lên hoặc tiếng chim giật mình vỗ cánh. Và nhìn từ nhà em ra còn có những ngọn đồi ở đó xanh mướt một màu xanh của cây sắn, của những tàu lá cọ rì rào trong gió. Đó là nơi rất lí thú mà vào buổi trưa hoặc buổi chiều khi mặt trời sắp tắt chúng em lại rủ nhau lên đồi cọ, ngắm mặt trời lặn ở đằng tây, ngắm lũ chim vội về tìm chốn ngủ.

Từ ngôi nhà nhỏ của em, phóng tầm mắt ra xa sẽ thấy một màu xanh bát ngát của những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay, thỉnh thoảng em bắt gặp đàn cò trắng bay lượn trên cánh đồng, và có những trưa nắng hè em cùng các bạn lại rủ nhau ra đồng bắt cua. Dưới cái nắng như lửa đốt và nước nóng như đun các anh các chị vẫn cặm cụi móc từng chú cua đang chạy trốn trong hang. Nhà em còn có một điều thật đặc biệt, muốn vào được nhà em phải đi qua một cây cầu nhỏ. Cây cầu này đã có từ thời ông nội em nhưng ngày đó nó chỉ đơn giản là mấy cây tre bắc lên tạm bợ, và do vậy, nó thường trôi mất khi mùa lũ về. Còn mấy năm gần đây bố em đã xây thành chiếc cầu xi măng vững chắc, nó có thể đứng vững được trong mưa bão. Và ngôi nhà của em thật sự ấm cúng khi mỗi buổi chiều sau một ngày vất vả cả nhà lại đoàn tụ bên nhau. Mẹ em đi làm về thường mang theo một làn thức ăn, về đến nhà mẹ lại lúi húi nấu nướng, còn bố em tưới cây cảnh, và em tưới rau. Vừa làm bố mẹ vừa hỏi em về tình hình học tập của ngày hôm ấy.

Nhìn từ xa ngôi nhà của em thật nhỏ bé ẩn hiện giữa vườn cây xanh tốt. Trông nó thật bình yên và đẹp đẽ. Bữa cơm nhà em thường bắt đầu vào 6 rưỡi tối, lúc này căn nhà dường như gần gũi hơn bởi mọi
người được quây quần đoàn tụ. Cả nhà nói chuyện vui vẻ, bố em tính vốn hay đùa nhiều khi làm mẹ và em cười như nắc nẻ, quên cả ăn. Em cảm thấy thật sự ấm cúng khi được ở trong ngôi nhà nhỏ của mình, trong vòng tay chăm sóc của cha mẹ. Chính vì vậy, em rất yêu ngôi nhà nhỏ của mình, mỗi lần đi đâu em cũng chỉ mong trở về nhà, ở đó em mới thật sự thích thú và thoải mái.

Mẹ em thường nói: Sau này dù phải đi đâu con cũng phải nhớ về ngôi nhà này nhé. Thật lòng chưa bao giờ em thích rời xa ngôi nhà này. Em ào lên lòng mẹ và nói: Sau này có tiền con sẽ biến nơi này thành một ngôi biệt thự to hơn có gara để ô tô, có bể bơi, có sân chơi thể thao, giống như những ngôi nhà ở trên ti vi. Mẹ cười lớn: Vậy dễ làm được điều đó còn phải học thật giỏi.

nhớ tích cho mnh !!!!

Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/hay-mieu-ta-ngoi-nha-em-o-c33a6854.html#ixzz6Lca9VhBn

6 tháng 5 2020

Tham khảo nha:

Nếu có nơi nào để em đi dẫu xa đến mấy cũng nhớ về với biết bao yêu thương, mong nhớ thì đó chính là ngôi nhà thân yêu của em. Nơi đó có cha, có mẹ, có người anh trai yêu quý và có cả những cảnh trí vô cùng thân quen. Hình ảnh ngôi nhà đã in sâu vào tâm trí của em.

Ngôi nhà được ba mẹ xây dựng vào năm 1994, khi em chưa ra đời, và được hoàn thiện sau ba năm. Mẹ nói, ngôi nhà là kết quả của một quá trình lâu dài bố mẹ lao động, cố gắng. Bố mẹ đã từng đào đất làm gạch rồi xây lò nung gạch lấy nguyên liệu xây nhà. Mỗi lần nghe mẹ kể, em lại xúc động vô cùng. Nhà em được bao quanh bởi một hàng rào cây găng. Bố em xén tỉa thành bức tường thiên nhiên rất gọn gàng, đẹp mắt. Cổng nhà cao chừng hai mét, rộng một mét rưỡi được làm bằng sắt dựng trên hai trụ xây bằng gạch.

Nhà có hai tầng, mặt tiền rộng bốn mét, cao bảy mét và chiều dài của ngôi nhà là mười hai mét. Mặt tiền quay về hướng nam được sơn màu xanh da trời, trước cửa nhà có trồng một giàn hoa ti-gôn. Trên đường đi học về, từ xa nhìn lại, ngôi nhà của em rất dễ nhận biết bởi giàn ti-gôn xanh tươi và những chùm hoa màu hồng duyên dáng gần như phủ kín phía trước.

Tầng một có bốn phòng. Bước qua cánh cửa gỗ màu nâu gụ là phòng khách rộng rãi, thoải mái, ngoài cửa chính còn có hai cửa sổ mở ra hướng đông đón ánh mặt trời. Bộ ghế salon màu trắng sữa được đặt áp tường phía tây. Ở phía Bắc, ngăn cách phòng khách với nhà bếp là một chiếc tủ thấp chừng một mét. Trên tủ đặt ti vi và những đồ trang trí như búp bê, con lật đật,... Giữa chiếc tủ và tường phía đông có một lối đi rộng chừng mét rưỡi. Lối nhỏ ấy dẫn vào phòng bếp.

Gọi là phòng bếp nhưng nơi đó kiêm luôn nhà bếp và nhà ăn. Giữa phòng đặt một chiếc bàn ăn hình tròn. Áp sát phía trái là kệ bếp ga, phía trên kệ bếp là tủ bát bằng gỗ. Liền ngay nhà ăn là cầu thang đi lên tầng hai. Kế tiếp cầu thang là nhà vệ sinh và nhà tắm. Phòng của bố mẹ em nằm sâu trong cùng. Căn phòng khá rộng và được trang trí chủ đạo bằng màu tím - màu mẹ em rất thích - trông vô cùng dịu mát.

Cầu thang dẫn lên tầng hai rộng chừng nửa mét được lát đá ga-ni-to. Đi hết các bậc cầu thang, lên đến tầng hai, nhìn sang bên phải là phòng của anh trai em và bên trái là căn phòng đáng yêu của em. Phòng anh trai em khá gọn gàng thể hiện rất rõ tính cách của anh. Áp sát tường phía tây là bàn thờ gia tiên. Phía đông là hai cửa sổ rất rộng. Tường phía nam được trổ một cửa phụ dẫn ra ban-công đón gió nam mát mẻ mỗi khi hè đến. Căn phòng của em sặc sỡ nhất trong căn nhà yêu dấu được trang trí bằng một màu hồng rực rỡ.

Chiếc giường nhỏ sát tường phía tây được trải ga hồng. Bàn học sát tường phía nam trải khăn hồng; phía trên đó, giá sách của em cũng được bọc dán giấy hồng. Những bức tranh các nhân vật hoạt hình Sakura, Tiểu Anh Đào, Đô- rê-mi,... phần lớn cũng màu hồng. Và đặc biệt, các đồ trang trí "hand­ made" của em như những chú hạc, những chiếc lọ hoa, những chiếc xúc xích cũng được làm bằng giấy hồng rất đáng yêu! Tường phía đông cũng có một cửa sổ rộng mở và tường phía bắc thì có một cửa trổ ra sân phơi. Khoảng sân khá rộng thường là nơi phơi quần áo hoặc những đồ lặt vặt trong nhà.

Ngoài ngôi nhà xinh xắn, nhà em còn có một khoảng sân vườn khá rộng. Trong đó, bố em trồng rất nhiều loại cây: cây xoài, cây bưởi, cây trứng gà... Những trưa hè nóng nực, được dạo dưới bóng mát khu vườn thì vô cùng thích thú!

Ngôi nhà thân yêu của em đã bao năm rồi không hề thay đổi, nó gắn bó với em như một người bạn lớn luôn bao dung và sẻ chia những niềm vui, nỗi buồn tuổi thơ. Nhớ về căn nhà ấm áp, những kỉ niệm xúc động lại ùa về khiến em thêm yêu ngôi nhà hơn nữa…