K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Mùa xuân đất trời đẹp . Dế Mèn thơ thẩn ở cửa hang , hai con chim Én thấy tội nghiệp bèn rủ Dế Mèn dạo chơi trên trời . Mèn hốt hoảng . Nhưng sáng kiến của Chim Én rất giản dị : hai Chim Én ngậm đầu của một cọng cỏ khô . Mèn ngậm vào giữa . Thế là cả ba cùng bay lên . mây nồng nàng , đất trời gợi cảm , cỏ hoa vui tươi . Dế Mèn say sưa . sau một...
Đọc tiếp

Mùa xuân đất trời đẹp . Dế Mèn thơ thẩn ở cửa hang , hai con chim Én thấy tội nghiệp bèn rủ Dế Mèn dạo chơi trên trời . Mèn hốt hoảng . Nhưng sáng kiến của Chim Én rất giản dị : hai Chim Én ngậm đầu của một cọng cỏ khô . Mèn ngậm vào giữa . Thế là cả ba cùng bay lên . mây nồng nàng , đất trời gợi cảm , cỏ hoa vui tươi . Dế Mèn say sưa . sau một hồi lâu miên man, mèn ta chợt nghĩ bụng : Ơ hay , việc gì ta phải gánh hay con én này trên vai cho mệt nhỉ . Sao ta phải quẳng gánh nợ này đi để dạo chơi một mình có sướng hơn không ? Nghĩ là làm . nó bèn há mồn ra . và nó rơi vèo xuống đất như một chiếc lá lìa cành .

Câu 1: Văn bản thuộc thể loại :

-         Đặc điểm của truyện là :

Câu 2 : Có nhân vật :

Chi tiết miêu tả hoạt động của nhân vật là :

Câu 3 : Theo ngôi thứ :

-         Ngôi kể đó có trong chuyện không :

Câu 4 : Chim Én đã giúp Dế Mèn đi chơi bằng cách nào :

Câu 5 : Nhận xét về tính cách của chim Én :

0
Thực trạng đáng lo ngại của bố mẹ đối với việc học online của trẻ     Với diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, việc số hoá toàn ngành giáo dục cho học sinh là giải pháp tình thế cấp thiết thay cho các lớp học truyền thống. Những hạn chế của việc học trực tuyến như trẻ nhỏ phải ngồi hàng giờ trước thiết bị điện tử, trẻ bị thụ động và thiếu sự tương tác bởi...
Đọc tiếp

Thực trạng đáng lo ngại của bố mẹ

đối với việc học online của trẻ

 

 

Với diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, việc số hoá toàn ngành giáo dục cho học sinh là giải pháp tình thế cấp thiết thay cho các lớp học truyền thống. Những hạn chế của việc học trực tuyến như trẻ nhỏ phải ngồi hàng giờ trước thiết bị điện tử, trẻ bị thụ động và thiếu sự tương tác bởi phương pháp giảng dạy quy củ, một chiều, số lượng học sinh mỗi lớp nhiều khiến giáo viên khó quản lý, phụ huynh không có đủ thời gian và kiến thức đồng hành cùng con qua lớp trực tuyến… Cùng điểm qua các hạn chế trong phương pháp dạy học này nhé.

Học sinh thiếu sự tương tác khi học trực tuyến

Hầu hết các chương trình dạy học trực tuyến hiện nay, giáo viên chủ yếu thực hiện bài giảng một chiều, học sinh tiếp nhận qua các phương tiện, tương tác hạn chế, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng giảng dạy.

Học sinh mất đi kỹ năng giao tiếp và hứng thú trong học tập

Phương pháp học trực tuyến hiện nay đang có xu hướng làm cho học sinh trở nên khép kín với xã hội. Các chuyên gia cảnh báo, thời gian học viên sử dụng các thiết bị học trực tuyến quá lâu khiến trẻ dễ mất tập trung, tránh né những câu hỏi của giáo viên, thiếu kỹ năng năng làm việc nhóm hoặc thảo luận về bài học. Về lâu dài sẽ dẫn đến thói quen cô lập với xã hội, mất đi kỹ năng cần thiết trong giao tiếp.

Khó khăn trong việc kiểm soát số lượng và chất lượng giảng dạy

Lớp học trực tuyến với số lượng học sinh lên đến 40 học sinh trong 1 lớp khiến giáo viên gặp không ít trở ngại trong việc quản lý các em. Giáo viên rất khó kiểm soát được sĩ số lớp học cũng như khó theo dõi sát sao từng học viên trong giờ học. Việc phát biểu, nêu ý kiến của trẻ cũng bị ảnh hưởng khiến tình trạng lớp học bị xáo trộn, mất kiểm soát.

Phương pháp giảng dạy hàn lâm, trẻ khó tiếp thu

Giáo dục trực tuyến có xu hướng tập trung vào lý thuyết hơn là thực hành, thầy cô không thể quan sát trực tiếp từng học sinh, trẻ nhanh chóng xao lãng và mất tập trung vào bài giảng khi không được nhắc nhở. Bên cạnh đó, nếu giáo án không đủ sự hấp dẫn, kích hoạt sự thích thú của trẻ sẽ xảy ra tình trạng dễ chán nản và hình thành thói quen "học vẹt", đối phó với giáo viên.

Phụ huynh không có đủ thời gian và kiến thức đồng hành cùng con qua lớp trực tuyến

Ngoài việc đòi hỏi sự tự giác và độc lập trong học tập của từng cá nhân học viên, bậc cha mẹ cũng rất đau đáu trong việc kiểm soát trẻ sử dụng thiết bị điện tử, đăng ký các khoá học phù hợp, theo dõi quá trình học tập cũng như tạo không gian thoải mái cho các em dễ dàng học hỏi. Một số phụ huynh cho biết họ cảm thấy khá khó khăn trong việc hỗ trợ con em mình học trực tuyến vì phải cân bằng công việc riêng, chăm sóc gia đình và theo sát trẻ học online.

Nhìn chung, học trực tuyến trong thời đại dịch này là điều cấp thiết và là giải pháp tối ưu cho ngành giáo dục. Mặc dù còn nhiều hạn chế, nhưng không thể phủ nhận những lợi ích như sự an toàn, tiết kiệm thời gian và chi phí, có thể học mọi lúc, mọi nơi, rèn luyện kỹ năng tập trung, lựa chọn những khoá học từ xa tiện lợi,… dành cho trẻ.

Tóm lại, để có một môi trường học tập tốt giúp trẻ phát triển toàn diện, dù là lớp học truyền thống hay trực tuyến đều đòi hỏi rất nhiều sự cố gắng, ý thức và sự đồng hành của giáo viên, học sinh và cả bậc phụ huynh. 

(Quang Vũ, theo Tri thức trẻ)

Câu 1. Theo em văn bản trên thuộc thể loại văn bản nghị luận hay văn bản thông tin? Vì sao?

 

Câu 2. Văn bản có mấy đoạn văn? Dựa vào dấu hiệu nào em biết?

Câu 3. Các đề mục in đậm có tác dụng gì và chúng có điểm gì chung?

Câu 4. Nội dung chính của văn bản là gì?

Câu 5.Văn bản đưa ra mấy hạn chế của việc học on line? Dựa vào yếu tố nào trong văn bản mà em biết?

Câu 6. Tìm một câu văn trong văn bản sử dụng phép liệt kê và cho biết tác dụng của phép liệt kê trong câu văn đó.

Câu 7. Tìm trong văn bản:

+ 1 từ mượn ngôn ngữ Ấn Âu

+ 5 từ mượn Hán Việt.

Câu 8. Từ Covid-19 có phải là từ mượn không? Nó có gì đặc biệt?

Phần II.  Tạo lập văn bản

Là một học sinh đã trải nghiệm việc học online, hãy viết 1 văn bản nghị luận ngắn  khoảng 2/3 mặt giấy trình bày ý kiến của em về những hậu quả cũng như lợi ích khác của việc học online mà văn bản trên chưa đề cập đến.

0
ĐỀ SÔ 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:    “Mẹ tôi không phải không có lí khi đòi hỏi tôi phải lấy người khác làm chuẩn mực để noi theo. Trên đời, mọi người giống nhau nhiều điều lắm. Ai chẳng muốn thông minh, giỏi giang? Ai chẳng muốn được tin yêu tôn trọng? Ai chẳng muốn thành đạt? Thành công của người này có thể là niềm ao ước của người kia. Vì lẽ đó, xưa nay...
Đọc tiếp

ĐỀ SÔ 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

   “Mẹ tôi không phải không có lí khi đòi hỏi tôi phải lấy người khác làm chuẩn mực để noi theo. Trên đời, mọi người giống nhau nhiều điều lắm. Ai chẳng muốn thông minh, giỏi giang? Ai chẳng muốn được tin yêu tôn trọng? Ai chẳng muốn thành đạt? Thành công của người này có thể là niềm ao ước của người kia. Vì lẽ đó, xưa nay không ít người tự vượt lên chính mình nhờ noi gương những cá nhân xuất chúng. Mẹ muốn tôi giống người khác, thì “người khác” đó trong hình dung của mẹ nhất định phải là người hoàn hảo, mười phân vẹn mười”.

                                               (“Xem người ta kìa”- Lạc Thanh)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích.

Câu 2: Tìm một trạng ngữ và một thành ngữ có trong đoạn văn trên.

Câu 3: Những lí do người mẹ muốn con mình giống người khác là gì?

Câu 4: Tìm các cụm danh từ có trong đoạn văn trên. Chép các cụm danh từ đó vào mô hình cấu tạo cụm danh từ.

Câu 5: Viết đoạn văn khoảng từ 5-7 câu trình bày suy nghĩa của em về mong ước của mẹ trong đoạn văn trên.

ĐỀ SỐ 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

       Một thói quen xấu ta thường gặp hàng ngày ở bất cứ đâu là thói quen vứt rác bừa bãi. Ăn chuối xong cứ tiện tay là vứt ngay cái vỏ ra cửa, ra đường. Thói quen này thành tệ nạn… Một xóm nhỏ, con mương sau nhà thành con sống rác…. Những nơi khuất, nơi công cộng, lâu ngày rác cứ ùn lên, khiến nhiều khu dân cư phải chịu hậu quả mất vệ sinh nặng nề…

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích.

Câu 2: Ngữ liệu trên đề cập đến thói quen nào của con người? Theo em, vấn đề đó có phổ biến trong thực tế không?

Câu 3: Xác định thành phần trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu: Những nơi khuất, nơi công cộng, lâu ngày rác cứ ùn lên, khiến nhiều khu dân cư phải chịu hậu quả mất vệ sinh nặng nề…

Câu 4: Tìm các cụm danh từ có trong đoạn văn trên. Chép các cụm danh từ đó vào mô hình cấu tạo cụm danh từ.

Câu 5: Theo em, để loại bỏ những thói quen xấu có khó không? Điều quan trọng nhất mỗi người cần có để loại bỏ những thói quen xấu là gì?

0
BT2. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Mỗi một người đều có vai trò trong cuộc đời này và đều đáng được ghi nhận. Đó là lí do chúng ta không vì thèm khát vị thế cao sang này mà rẻ rúng công việc bình thường khác. Cha mẹ ta, phần đông, đều làm những công việc rất bình thường. Và đó là một thực tế mà chúng ta cần nhìn thấy. Để trân trọng. Không phải để mặc cảm. Để...
Đọc tiếp

BT2. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Mỗi một người đều có vai trò trong cuộc đời này và đều đáng được ghi nhận. Đó là lí do chúng ta không vì thèm khát vị thế cao sang này mà rẻ rúng công việc bình thường khác. Cha mẹ ta, phần đông, đều làm những công việc rất bình thường. Và đó là một thực tế mà chúng ta cần nhìn thấy. Để trân trọng. Không phải để mặc cảm. Để bình thản tiến bước. Không phải để tự ti. Nếu tất cả đều là doanh nhân thành đạt thì ai sẽ quét rác trên đường phố? Nếu tất cả đều là bác sĩ nổi tiếng thế giới thì ai sẽ là người dọn vệ sinh bệnh viện? Nếu tất cả đều là nhà khoa học thì ai sẽ là người tưới nước luống rau? Nếu tất cả kĩ sư phần mềm thì ai sẽ gắn những con chip vào máy tính? Phần đông chúng ta cũng sẽ là người bình thường. Nhưng điều đó không thể ngăn cản chúng ta vươn lên từng ngày. 
                                           (Nếu biết trăm năm là hữu hạn - Phạm Lữ Ân)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của điệp ngữ được sử dụng trong đoạn văn.
Câu 3. Xác định hai phép liên kết được sử dụng trong các câu: “Phần đông chúng ta cũng sẽ là người bình thường. Nhưng điều đó không thể ngăn cản chúng ta vươn lên từng ngày.”
Câu 4. Hãy viết một đoạn văn nghị luận (5 - 7 câu) với câu chủ đề: “Mỗi một người đều có vai trò trong cuộc đời này và đều đáng được ghi nhận”, trong đoạn văn có sử dụng một từ Hán Việt (gạch chân).

Giúp mình với! 

0
I. Đọc – hiểu (4 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Giờ đây, loài người thống trị hầu khắp hành tỉnh đến mức chúng ta đang đẩy các động thực vật hoang đã ra khỏi bề mặt Trái Đất. Chúng ta đã sử dụng hơn một nửa đất đai của thế giới cho lương thực, thành phố, đường sá và hâm mỏ; chúng ta sử dụng hơn 40% sản lượng sơ cấp của hành tỉnh (tất cả...
Đọc tiếp
I. Đọc – hiểu (4 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Giờ đây, loài người thống trị hầu khắp hành tỉnh đến mức chúng ta đang đẩy các động thực vật hoang đã ra khỏi bề mặt Trái Đất. Chúng ta đã sử dụng hơn một nửa đất đai của thế giới cho lương thực, thành phố, đường sá và hâm mỏ; chúng ta sử dụng hơn 40% sản lượng sơ cấp của hành tỉnh (tất cả mọi thứ chế biến từ thực vật và động vật); và chúng ta kiểm soát 3/4 lượng nước ngọt. Con người hiện là loài động vật lớn với số lượng nhiều nhát trên Trái Đất và đứng thứ hai trong danh sách đó chính là những con vật được chúng ta nhân giống để phục vụ mình. Những thay đổi trên cấp độ hành tỉnh giờ đây đang đe doa gáy tuyệt chủng cho 1/5 sinh vật, gấp khoảng một nghìn lần tỉ lệ tuyệt chủng tự nhiên - chúng ta đã mất một nửa số động vật hoang đã chỉ trong vòng 40 năm qua... (Nhiều tác giả, Thế giới sẽ ra sao?, NXB Dân trí, Hà Nội, 2020, tr, 38 - 39) Câu 1: Văn bản trên thuộc kiểu văn bản nào đã học? Đoạn trích cho người đọc biết về vấn đề gì? Câu 2: Đoạn trích này có nội dung gần gũi với những đoạn nào trong hai văn bản thông tin đã học: Trái Đất - cái nôi của sự sống và các loài chung sống với nhau như thế nào? Câu 3: Tác giả đã chứng minh “sự thống trị hầu khắp hành tinh” của loài người theo cách nào?  Help me, cần gấp ạ
0