mọi người ơi cho em hỏi làm cách nào để mình dễ xác định cái tôi và chất trữ tình vậy ạ?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đồ ăn: Thịt kho; trứng ốp la; rau muống; cái kem
Đồ vật: Máy tính; cái quạt; dây buộc tóc; máy bay;
Con vật: Con mèo; con lợn; con trâu ; con cá.
Tu Ti nhà em vừa tròn một tuổi tuần trước. Đúng hôm sinh nhật, nó đứng dậy bước đi chập chững, chập choạng rồi ngã phịch xuống. Cả nhà vỗ tay ầm ĩ, mẹ sung sướng ôm Chầm lấy nó. Khoái chí, ,cô nàng cười để lộ mấy chiếc răng sữa trông ngộ ơi là ngộ. Được đà, Tu Ti lại đứng dậy. Mẹ lùi ra một chút và giơ tay đón bé, cả nhà vỗ tay cổ vũ : “Cố lên.! Cố lên ! Cố lên !”. Bé nhấc chân bước một, hai, ba, bốn bước rồi lao vào lòng mẹ. Mẹ giơ cao bé lên, dụi dụi đầu vào bụng bé làm bé cười khanh khách hoà với tiếng đùa vui của cả nhà. Đúng là một kỉ niệm khó quên ! Nhưng thích nhất vẫn là nghe bé tập nói với cái giọng non nớt đáng yêu vô cùng : “Bà, bà, măm, măm, mẹ, mẹ…”. Nó là con gái mà cũng nghịch lắm cơ, chuyên sà vào mâm cơm phá phách. Khi cả nhà ăn cơm, phải để cho nó một cái bát và một cái thìa để nó chọc, ngoáy và gõ loạn lên. Có lần, em đỡ bị nó xé toạc quyển truyện, sao nó nhanh thế, em chẳng kịp “chạy loạn” chỉ biết hét lên vì tiếc. Em có một “bí kíp”. Khi Tu Ti khóc, muốn nó nín, em liền bảo: “đi, đi”. Nó nín bặt, mắt sáng long lanh, chỉ vào cái mũ nói “i… i..”. Ôi, trông khuôn mặt nó lúc ấy buồn cười quá !
Câu 6. Đọc bài văn sau, gạch dưới những từ ngữ miêu tả hoạt động của em bé đang tuổi tập nói tập đi:
Tu Ti nhà em vừa tròn một tuổi tuần trước. Đúng hôm sinh nhật, nó đứng dạy bước đi chập chững, chập choạng rồi ngãphịch xuống. Cả nhà vỗ tay ầm ĩ, mẹ sung sướng ôm Chầm lấy nó. Khoái chí, ,cô nàng cười để lộ mấy chiếc răng sữa trông ngộ ơi là ngộ. Được đà, Tu Ti lại đứng dạy. Mẹ lùi ra một chút và giơ tay đón bé, cả nhà vỗ tay cổ vũ: “Cố lên.! Cố lên ! Cố lên !”. Bé nhấc chân bước một, hai, ba, bốn bước rồi lao vào lòng mẹ. Mẹ giơ cao bé lên, dụi dụi đầu vào bụng bé làm bé cười khanh khách hoà với tiếng đùa vui của cả nhà. Đúng là một kỉ niệm khó quên ! Nhưng thích nhất vẫn là nghe bé tập nói với cái giọng non nớt đáng yêu vô cùng: “Bà, bà, măm, măm, mẹ, mẹ...”. Nó là con gái mà cũng nghịch lắm cơ, chuyên sà vào mâm cơm phá phách. Khi cả nhà ăn cơm, phải để cho nó một cái bát và một cái thìa để nó chọc, ngoáy và gõ loạn lên. Có lần, em đỡ bị nó xé toạc quyển truyện, sao nó nhanh thế, em chẳng kịp “chạy loạn” chỉ biết hét lên vì tiếc. Em có một “bí kíp”. Khi Tu Ti khóc, muốn nó nín, em liền bảo: “đi, đi”. Nó nín bặt, mắt sáng long lanh, chỉ vào cái mũ nói “i... i..”. Ôi, trông khuôn mặt nó lúc ấy buồn cười quá !
day nhe ban nhe tim cho minh nhe
1giới thiệu về trải nhiệm mink đang muốn kể
2: liệt kê thời gian khi gặp cho đến bây giờ và liệt kê những j mà đáng nhớ nhất giữ em với bạn ấy
3: rút ra bài học đáng nhớ j về tình bạn ấy? Có trân trọng nó hay ko? Bây h như thế nào nhưng đó là một tình bạn đẹp đối với em
Phó từ trong đoạn văn trên là: "lại".
Ý nghĩa: chỉ hành động vần cái vại dưa lặp đi lặp lại của mẹ. Để có một vại dưa ngon là bao công sức của mẹ gửi gắm vào trong đó.
phó từ trong bài là "lại"
bổ sung cho động từ xoay có nghĩ : lặp lại
Sau đây là bài văn nghị luận mình từng viết về sự đố kị ( một thói hư tật xấu của con người trong xã hội ). Bạn tham khảo rồi viết theo ý mình nha:
Trong “Sapiens- Lược sử loài người” tác giả Yuval Noah Harari đã chia sẻ về “Khoa học và Cách mạng công nghiệp đã đem lại cho nhân loại những quyền lực siêu việt cũng như nguồn năng lượng gần như vô biên”. Nhưng một câu hỏi mà bản thân tôi muốn đặt ra là, việc khám phá ra những nguồn năng lượng vô tận có mở ra trước mắt ta một hạnh phúc vô tận hay lại là những nỗi đau âm ỉ không bao giờ nguôi ngoai? Và đối diện với hiện thực trước mắt, tôi đã nhìn thấy một trong những “nỗi đau” mà thời đại phát triển để lại cho con người đó là tâm bệnh “đố kị”.
Đố kị là sự ghen ghét, không công nhận thậm chí muốn bài trừ, phủ nhận mọi thành công và nỗ lực của người khác. Nó là một loại biến dạng của lòng hiếu thắng theo một cách tiêu cực hơn. Điều gì đã khiến sự đố kỵ mở rộng phạm vi ảnh hưởng của nó mỗi ngày len lỏi trong cuộc sống của chúng ta? Aristotle cho rằng sự ganh đua thường được cảm nhận bởi người có khuynh hướng xem trọng đạo đức và danh dự, có sự tôn trọng với bản thân và niềm tin rằng họ xứng đáng với những điều tốt đẹp mà họ chưa đạt được. Song trong thời đại công nghiệp 4.0 phương tiện thông tin phát triển đã vô tình trở thành chất xúc tác khiến sự ganh đua ngày càng mạnh mẽ hơn và gieo rắc vào trong suy nghĩ con người mầm mống của sự đố kị. Lối suy nghĩ “đứng núi này trông núi nọ”khiến con người biến chất. Điều duy nhất tồn tại trong lí trí của họ là làm sao để trở thành kẻ chiến thắng cuối cùng kể cả điều đó có dẫm lên “xương máu” của người khác. Một điều tồi tệ hơn bao giờ hết với thế hệ trẻ hiện nay là xu hướng “con nhà người ta”. Bố mẹ của họ cố gắng tạo nên một hình ảnh “hoàn mĩ” dựa trên thành công của một đứa trẻ khác áp đặt lên đứa con của mình. Sự đố kị ngày càng phổ biến không chỉ do các nguyên nhân bên ngoài xã hội mà còn từ chính thâm tâm của con người thiếu đi định hướng và mục đích sống đúng đắn. Rất nhiều người tin vào câu nói “Cuộc đời là trường đua dài bất tận, chúng ta phải vượt qua mọi đối thủ để trở thành người chiến thắng”. Nhưng họ lại không nhận ra cuộc đời vốn không phải cuộc đua và cũng không ai ganh đua với ta. Tất cả chỉ là do chủ quan chúng ta luôn muốn vượt lên làm cá thể đứng “nhất” trong một cộng đồng gây ra mà thôi.
Brian Tracy từng viết như một sẻ chia “Nếu bạn ghen tị với những người thành công, bạn đang tạo ra một trường lực tiêu cực đẩy bạn ra xa khỏi những điều bạn cần làm để thành công”. Hiện thực đã chứng minh tính chân xác của câu nói ấy. Khi con người ươm mầm hạt giống xấu không bao giờ có thể ra trái ngọt. Mục đích của người đố kị chính là khao khát muốn hạ bệ người khác, muốn nhìn người khác thất bại lấy đó là chiến lợi phẩm của thành công. Họ sẵn sàng hi sinh tất cả điều kiện thuận lợi trước mắt để đổi lấy cơ hội khiến người khác đau khổ vì thất bại. Thật đáng tiếc, khi họ không nhận ra rằng trước khi chúng ta ném bùn vào người khác thì chính bản thân ta lại là người dính bùn đầu tiên. Sự đố kị chính là một loại độc dược khiến chúng ta cảm thấy ban đầu rất ngọt ngào nhưng sau cùng lại là đau đớn dằn vặt thấu tâm can. Đơn cử như câu chuyện về Bàng Quyên - vị tướng tài hoa trong thời chiến quốc mang lòng đố kị đến mức tính kế với bạn đồng môn của mình là Tôn Tẫn. Cũng vì chút tâm cơ ấy mà lọt bẫy và chết dưới hàng trăm mũi tên của Tôn Tẫn.
Theo Sách khôn ngoan “qua sự đố kỵ của ma quỷ mà cái chết đã bước vào thế giới của con người”. Tôi nghĩ đó là cái chết của tâm hồn hoặc cái giá của nó còn đắt hơn thế. Chúng ta không còn quá xa lạ với câu chuyện Hera và Aphrodite vì đố kị nhau xem ai là người xinh đẹp nhất mà gây ra cuộc chiến thành Troy mười năm ròng rã. Từ đó ta có thể thấy, đứng trước sự đố kị và ích kỉ mọi giá trị đạo đức đều suy tàn. Tựa như họ mặc kệ tất cả để phần “con” lấn át phần “người”, hành động mà không màng đến tất cả để tư thù cá nhân hủy hoại toàn bộ cơ đồ bao công sức gây dựng trong tích tắc.
Thậm chí, lòng đố kị có thể khiến ta mù quáng đến mức ganh ghét muốn hủy hoại cả những người thân luôn bên cạnh mình. Chúng ta tồn tại là những “hòn đảo cô độc” để tìm đến bến bờ yêu thương tiến đến xây dựng một cộng đồng bền vững chứ không phải để triệt tiêu những cá nhân khác cũng đang đóng góp cho sự phát triển của xã hội. Lòng ganh ghét chính là một vách ngăn vô hình khiến chúng ta tự tách biệt với phần còn lại của thế giới. Quỹ thời gian của ta quá ít ỏi để lòng đố kỵ cản bước chúng ta bay cao hơn, xa hơn trên bầu trời tri thức. Vì vậy, loại bỏ tận gốc rễ của lòng đố kỵ là điều chúng ta cần làm.
Cuộc đời không phải định nghĩa bằng Iphone, Ipad mà chính là I am ( Tôi là..). Những gì được viết sau I am là những gì ta định nghĩa về bản thân cho người khác thấy. Vì vậy cuộc đua đến thành công thực chất chỉ là cuộc đua của chính mình để vượt lên những góc tối, sự nhỏ nhen ích kỷ vốn có của phần “con” để hướng đến ánh sáng của phần “người” cao quý ( chân-thiện-mỹ).
Điểm đầu tiên chúng em đến là Công viên Quốc gia Cát Bà, một khu bảo tồn sinh quyển được UNESCO công nhận. Tại đây, chúng em đã được tham gia vào các hoạt động như đi bộ trong rừng, leo núi, quan sát các loài cây và động vật quý hiếm… Chúng em cũng đã được thưởng thức các món ăn đặc sản của rừng như gà rừng, cá sông, măng tre… Em rất thích cảm giác khi được hòa mình vào thiên nhiên và khám phá những điều mới lạ.
Điểm tiếp theo chúng em đến là Lan Hạ Bay, một vịnh nhỏ nằm ở phía Nam của Cát Bà, có nhiều hòn đảo đá vôi và hang động kỳ thú. Tại đây, chúng em đã lên thuyền để tham quan các hang động như hang Sáng, hang Tối, hang Cá… Chúng em cũng đã được vui chơi trong công viên nước Monkey Island, trượt cỏ, leo núi… Chúng em cũng đã được ngắm nhìn vẻ đẹp của biển và rừng từ trên cao qua cáp treo. Em rất thích không khí trong lành và sôi động ở đây.
Điểm cuối cùng chúng em đến là Bãi biển Cát Cò, một bãi biển dài và đẹp ở phía Đông của Cát Bà. Tại đây, chúng em đã được tắm biển, nằm dưới ánh nắng mặt trời và thư giãn. Chúng em cũng đã được thử các món ăn hải sản ngon miệng như tôm hùm, bào ngư, ốc hương… Em rất thích cảm giác khi được thưởng thức những món ngon và ngắm nhìn cảnh biển.
Ngày cuối cùng, chúng em đã trở lại thành phố Cát Bà và chuẩn bị về nhà. Em đã mua một số quà lưu niệm như bánh tráng Cát Bà, muối ớt Cát Bà, dừa sáp… để mang về cho người thân và bạn bè. Em cũng đã ghi lại những kỷ niệm đẹp của chuyến đi vào quyển nhật ký của mình.
Em rất hài lòng với chuyến đi du lịch ở Cát Bà. Em đã được khám phá một vùng đất mới, được gần gũi với thiên nhiên và văn hóa địa phương, được thư giãn và tận hưởng cuộc sống. Em cũng đã có những kỷ niệm đẹp cùng bạn bè. Em mong sẽ có dịp quay lại Cát Bà một lần nữa trong tương lai.
Like