K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Các bn giúp mik vs 
Mik đag cần gấp 
Mơn các bn nhìu nhoa !!!

Trả lời:  

Nhân hoá : Núi cao chi  lắm núi ơi.

Kiểu nhân hoá là trò chuyện với vật như người. 
Tác dụng: làm cho câu thơ trở nên hay và làm dễ bộc lộ cảm xúc giữa người và vật 

Chúc học tốt nhé!!!
 

5 tháng 5 2020

a,

Chú bé loắt choắt,
Cái xắc xinh xinh,
Cái chân thoăn thoắt,
Cái đầu nghênh nghênh,

Ca-lô đội lệch,
Mồm huýt sáo vang,
Như con chim chích,
Nhảy trên đường vàng...

- “Cháu đi liên lạc,
Vui lắm chú à.
Ở đồn Mang Cá,
Thích hơn ở nhà!”

Cháu cười híp mí,
Má đỏ bồ quân:
- “Thôi, chào đồng chí!”
Cháu đi xa dần...

Cháu đi đường cháu,
Chú lên đường ra,
Ðến nay tháng sáu,
Chợt nghe tin nhà.

b, Qua miêu tả của tác giả, ta nhận thấy nét hồn nhiên vui tươi trong con người của Lượm, đúng với độ tuổi của em. Những điều bất bình thường ở đây là, em còn bé nhưng đã làm công việc phi thường mà những người lớn chưa chắc đã làm được. Lượm đã coi việc đi liên lạc nguy hiểm khó khăn kí như một chuyến đi chơi, thật vui và thích thú.Lượm ngây thơ và hồn nhiên, tinh nghịch và yêu đời. Dáng điệu và cử chỉ của chú thật đáng yêu biết bao: Ca lô đội lệch - mồm huýt sáo vang. Lượm khác nào con chim non cất tiếng hót rộn ràng, tung bay trong nắng mới, nhảy nhót trên đường vàng.Con đường vàng một hình ảnh sáng giá tượng trưng cho con đường đầy nắng đẹp đi tới tương lai mà cách mạng đã đem đến cho thiếu nhi Việt Nam. Qua ngôn ngữ giàu hình tượng và biểu cảm, Tố Hữu dành cho chú đội viên nhiều trìu mến, trân trọng và yêu thương. ( ko chắc nha :D)

Câu c mình chưa ngĩ ra sr :(

26 tháng 4 2021

"con đường vàng" mà Lượm đang đi có thể hiểu theo ba nghĩa

Nghĩa thứ nhất:con đường trải đầy nắng

Nghĩa thứ hai:con đường có lúa đang trổ bông

Nghĩa thứ ba:con đường của cánh mang, của vinh quang

sai gì thì mong bạn thông cảm

5 tháng 5 2020

ko biết

5 tháng 5 2020

có vậy mà cx ko bt

7 tháng 5 2020

Hai tiếng "bà ngoại" trong tôi là hai từ vô cùng đẹp đẽ và thiêng liêng. Cả tuổi ấu thơ của tôi đều gắn liền với những kỉ niệm với bà ngoại yêu quý. Những kỉ niệm ấy được bà vun đắp và gieo trồng tạo nên một góc nhỏ xinh đẹp trong tâm hồn tôi. Đó là những lời tự tận đáy lòng mà tôi muốn nói với bà ngoại của mình - bà tuyệt với nhất trong trái tim tôi. 

Bà tôi năm nay đã ngoài bảy mươi hai tuổi. Tóc bà trắng như những bà tiên trong các câu chuyên cổ tích. Lưng bà còng lắm rồi. Làn da nhăn nheo với nhiều vết đồi mồi trên má. Bà đã hi sinh cả tuổi xuân, tần tảo, bươn chải, thức khuya dậy sớm nuôi nấng mẹ và cùng các cậu các dì tôi. Đôi mắt bà không còn tinh tường như trước nhưng cái nhìn cho con cho cháu thì vẫn như ngày nào: trìu mến và nhân hậu. Đôi bàn tay thô ráp, chai sần bởi suốt cuộc đời lặn lội, vất vả kiếm tiền, kiếm cơm nuôi con.

Nghe mẹ kể lại, khi tôi nhỏ xíu bố mẹ đi làm xa tôi khóc suốt, bà thì cũng có tuổi thế mà ngày nào cũng phải thức để dỗ dành kể chuyện rồi hát ru cho tôi ngủ. Cho tới tận bây giờ cái mùi trầu thơm đượm bà nhai vẫn còn mơn man trong tâm hồn tôi. Ngày còn thơ bé, tôi được sống trong vòng tay yêu thương vô bờ bến của bà. Đêm nào tôi cũng chìm vào giấc ngủ êm đềm nhờ những câu truyện cổ tích bà kể. Sáng sớm, bà gọi tôi dậy đi học. Lời gọi: "Cháu ơi, dậy đi nào, đã đến giờ đi học rồi" luôn làm tôi tỉnh táo sau giấc ngủ dài. Bà dắt tay, đưa tôi đến trường. Chờ cho cánh cổng trường khép hẳn, bà mới an tâm ra về.

Chiều chiều, vẫn cái dáng đi lặng lẽ ấy, bà đưa tôi trở về nhà. Mỗi khi ở cạnh bà, tôi cảm thấy ấm áp vô cùng. Có lần bị ngã, tôi đã nằm ăn vạ rất lâu. Bà ẩy con lật đật và bảo: "Con lật đật luôn biết đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã. Cháu của bà cũng vậy, đúng không nào? Cháu được như con lật đật là bà rất vui". Nghe lời bà, tôi nín khóc và tự đứng dậy. Bà cười móm mém "Cháu ngoan lắm, lại đây bà phủi đất cho nào".

Những hôm học khuya, buồn ngủ quá, tôi gục luôn xuống bàn thiếp đi. Sáng hôm sau, khi tỉnh dậy, tôi thấy mình đang đắp chăn, nằm trên giường. Trên bàn học, đèn đã tắt từ lúc nào, sách vở được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. Bà đã bế tôi lên giường, xếp lại sách vở ngăn nắp cho tôi. Bà thì luôn muốn lo toan mọi việc nhà. Mẹ tôi không muốn bà làm, sợ bà mệt nhưng bà không nghe. Tôi mong mình lớn thật nhanh để đỡ đần cho bà nhiều hơn. Nhưng nhiều khi, tôi lại ước ao thời gian trôi thật chậm để bà thôi già đi, còn tôi mãi mãi được nằm trong vòng tay yêu thương của bà.

Bà ngoại tôi còn rất vui tính, thường kể cho cả nhà nghe những chuyện hài hước. Bà cũng luôn sẵn sàng giúp đỡ hàng xóm, vì vậy, ai cũng yêu quý bà. Bà yêu thương tôi nhưng không nuông chiều. Có lần, tôi không nghe lời bà. Cả tuần, bà không nói với tôi một câu nào. Sang tuần sau, bà gọi tôi vào phòng, giảng giải cho tôi biết tại sao tôi không nên làm như vậy, tại sao bà lại muốn tôi làm như bà nói. Tôi cảm thấy ăn năn, xấu hổ vì mình làm chưa đúng và để bà phải buồn.

Tôi thương bà nhiều lắm. Trong trái tim tôi trước đây, bây giờ, và mãi mãi bà sẽ luôn là bà tiên đẹp nhất, hiền nhất và đáng kính nhất. Sự yêu thương niềm vui của bà sẽ mãi lan tỏa xung quanh làm rạng ngời tâm hồn tôi.



Chúc bạn hok tốt

 Bài 1:Tìm phép hoán dụ và nêu rõ ý nghĩa của các hoán dụ đã tìm được trong các câu sau?a.Một tay lái chiếc đò ngangBến sông Nhật Lệ quân sang đêm ngày. (Tố Hữu)b.Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính. (Chính Hữu)c.Làng xóm ta xưa kia lam lũ quanh năm mà vẫn quanh năm đói rách. (Hồ Chí Minh)d.Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhàMiền Nam mong Bác nỗi mong cha. (Tố Hữu)e.Chồng em áo rách em...
Đọc tiếp

 

Bài 1:Tìm phép hoán dụ và nêu rõ ý nghĩa của các hoán dụ đã tìm được trong các câu sau?

a.Một tay lái chiếc đò ngang

Bến sông Nhật Lệ quân sang đêm ngày. (Tố Hữu)

b.Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính. (Chính Hữu)

c.Làng xóm ta xưa kia lam lũ quanh năm mà vẫn quanh năm đói rách. (Hồ Chí Minh)

d.Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà

Miền Nam mong Bác nỗi mong cha. (Tố Hữu)

e.Chồng em áo rách em thương

Chồng người áo gấm xông hương mặc người. (Ca dao)

g.Mồ hôi mà đổ xuống đồng

Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nường. (Ca dao)

h.Vì lợi ích mười năm trồng cây,

Vì lợi ích trăm năm trồng người. (Hồ Chí Minh)

i.Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. (Tục ngữ)

j.Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm. (Hoàng Trung Thông)

0