K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 3 2019

Đây là trang tiếng việt đấy, chưa đọc nội quy hỏi đáp à. Coi chừng bạn bị hack nick đấy😒😒😒😒

6 tháng 3 2019

9h13

Bác Hồ sinh năm 1890

mất năm 1968

hok tốt

6 tháng 3 2019

Trả lời :

1 . 21 : 18

2 . 19/5/1890

3 . 2/9/1969

Hok tốt

6 tháng 3 2019
  • Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động).
  • Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào (chỉ đối tượng của hoạt động).
6 tháng 3 2019

Câu chủ động là câu có chủ ngữ gây ra hành động

Còn câu bị động là câu có chủ ngữ ko gây ra hành động.

Học tốt nha!!

6 tháng 3 2019

Chúng ta đều biết, môn Văn là một môn học rộng bao gồm ba phân môn nhỏ là Văn học, Tiếng Việt và Tập làm văn.

Môn học này đang chiếm thời lượng nhiều nhất nên số lượng tiết học dao động từ 4-5 tiết/tuần. Vì lượng kiến thức rộng, đòi hỏi người dạy và học có sự khái quát cao mới cảm nhận hết được.

Trong khi đó, trải qua nhiều lần chỉnh sửa sách giáo khoa chúng ta phải thừa nhận rằng cách viết sách hiện nay vẫn dài dòng, rườm rà.

Đặc biệt là phân môn Tập làm văn, nhiều bài nhập nhằng vào nhau và diễn đạt một cách chủ quan theo người viết sách.

Nội dung phản ánh của môn học rộng, chẳng hạn như môn Văn học gồm các tác phẩm Văn học trong nước, nước ngoài nhưng lại không sắp xếp theo trình tự thời gian mà hướng người dạy, người học theo hướng tích hợp cả ba phân môn.

Chính vì vậy mà đang Văn học trung đại lại nhảy sang Văn học hiện đại, hay Văn học nước ngoài .

Vì thế, nếu học sinh không chú tâm sẽ rất khó nhớ được tác phẩm văn học nào là hiện đại, tác phẩm nào là trung đại và không có một mạch cảm xúc xuyên suốt.

Đồng thời, sách giáo khoa cũng bố trí quá nhiều văn bản nhật dụng vào môn học nên giảm đi đặc trưng của văn học.

Trong khi đó, nhiều thầy cô dạy Văn không chịu làm mới mình. Một số thầy cô vẫn chủ quan cho rằng mình dạy lâu năm có nhiều kinh nghiệm, lên lớp cứ thao thao từ năm này qua năm khác với chừng ấy kiến thức.

Phần văn học trung đại là phần đòi hỏi phải có nhiều kiến thức Lịch sử, Triết học, sự hiểu biết về chữ Hán, Nôm thì mới thẩm thấu hết được, đằng này chỉ bám vào phần dịch thơ, hay văn bản tiếng Việt.

Chúng ta biết rằng nhiều bài thơ dịch không thể sát với nguyên bản tiếng Hán bởi người dịch phải dịch theo thể thơ, theo vần điệu…

Nhiều thầy cô chỉ bám vào hướng dẫn của sách giáo viên và thiết kế bài giảng đã có sẵn nên bài giảng cứng nhắc, rập khuôn.

Môn Văn lại luôn cần sự sáng tạo, luôn cần cái riêng để khám phá cái hay, cái đẹp của văn chương.

Từ lâu, khi kinh tế đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường, nhiều ngành nghề mới được mở, khả năng sau khi ra trường kiếm được thu nhập cao hơn, cơ hội xin việc dễ hơn.

Trong khi môn Văn chỉ thi được một số ngành mà cơ hội việc làm lại thấp. Vì thế, các môn tự nhiên là đối tượng các em yêu thích hơn, đầu tư nhiều hơn.

Một điều khó khăn nữa là một số hướng dẫn hiện hành mang tính cứng nhắc. Bởi từ năm học 2010-2011, Bộ Giáo dục phát hành quyển Chuẩn kiến thức môn Ngữ văn.

Vì thế, trong quá trình dạy phải hướng học sinh tới cái “chuẩn” đã quy định. Nhất là phần nghệ thuật và ý nghĩa phải giống nhau nên tạo nên những máy móc bắt buộc.

Ai cũng phải thực hiện các mục này giống nhau. Nếu không giống thì bị bắt bẻ khi có giáo viên, Hội đồng bộ môn hay Ban giám hiệu dự giờ. Trong khi hai phần này gần như đều đã nằm trong ghi nhớ của bài học.

Chúng ta cũng cần thiết có một cái chuẩn chung cho mọi đối tượng học sinh. Nhưng, việc bắt buộc người dạy, người học phải đi qua chừng ấy các đề mục là điều không cần thiết.

Văn chương trước hết phải là văn chương, không nên gò bó hàng triệu mái đầu vào cùng chung một suy nghĩ của một người viết “chuẩn kiến thức”.

Trong những năm gần đây, việc thay đổi liên tục về phương pháp, cách tiếp cận, cách ra đề kiểm tra, đề thi cũng là một trong những nguyên nhân làm cho môn Văn không còn được nguyên vẹn như trước.

Mãi đến giữa học kì 1 của lớp 9 các em mới bắt đầu tiếp cận với phần nghị luận văn học nhưng cách định hướng kiểm tra cho phần cảm thụ văn học không nhiều, chủ yếu mới dừng lại ở phần “vận dụng thấp”...

Theo quy định hiện hành mỗi học kì giáo viên phải dự giờ một số tiết theo quy định, đặc biệt là thỉnh thoảng chúng tôi được dự một số tiết thao giảng của các trường trong huyện, tỉnh hoặc một số tiết dạy mẫu trong các đợt tập huấn.

Mặc dù, những tiết dạy mẫu có sự đầu tư của nhiều người cho tiết thao giảng, hay là sự báo trước cho chuẩn bị của các giáo viên trong trường, chúng tôi vẫn cảm thấy tiết dạy nhạt nhẽo và nhiều lỗi.

Nhiều tiết giảng văn mà giống như giảng bài môn học Giáo dục công dân. Êm đều, không có một điểm nhấn, cách đọc thơ vô hồn rất khó chấp nhận của một người giảng văn. Chất văn trong mỗi giờ học rất ít có.

Có lẽ, muốn cho học sinh yêu thích học môn Văn, thiết nghĩ không phải là điều quá khó đối với mỗi người thầy.

Chúng ta phải đặt mình trong vị trí người học. Nếu như một tuần có từ 4-5 tiết Văn mà người thầy cứ vào dạy một cách máy móc thì học sinh sẽ rất mau nhàm chán.

Từng buổi học, chúng ta phải tự làm mới mình bằng nhiều phương pháp khác nhau.

Khi cảm thấy học sinh căng cứng phải cần phải thay đổi phương pháp hoặc có thể kể một câu chuyện vui liên quan đến bài giảng để tạo khoảng nghỉ và thư giãn cho học sinh.

Người thầy phải chuẩn bị chu đáo từng câu hỏi, từng bài để gợi mở cho các em tìm tòi, khám phá.

Chúng ta tận dụng tối đa những điểm nhấn của công nghệ thông tin về tranh, phim ảnh, về những bài ngâm thơ mẫu để tạo cho các em sự hứng thú và tái tạo lại bối cảnh lịch sử qua từng tác phẩm để các em đối chiếu tác phẩm văn học qua từng giai đoạn lịch sử.

Những bài dài như phân môn Tập làm văn phải biết cô đọng lại bài để 45 phút của tiết học các em phải hệ thống được kiến thức bài giảng và đặc biệt là giúp các em nắm được các kĩ năng làm bài Văn .

Dù ở thời đại nào thì môn Văn cũng là một môn học quan trọng trong trường phổ thông bởi môn học này không chỉ giúp các em nắm được các kĩ năng cảm thụ văn học, kĩ năng viết bài, nắm được sự giàu đẹp của tiếng Việt mà đây còn là môn học định hướng nhân cách, đạo đức, sống có ước mơ, hoài bão cho học trò.

Vì thế, môn Văn có một vị trí vô cùng quan trọng trong trường phổ thông và đã đến lúc chúng ta cần phải nhìn nhận lại cách dạy và học của môn học này.

6 tháng 3 2019

Trong vài năm trở lại đây việc học môn Ngữ văn đang trở thành vấn đề lo ngại của nhiều trường. Học sinh thế kỷ 21 dường như quá chán nản với việc học môn văn. Tình trạng học văn luôn ở trong tình trạng gượng ép chống đối, việc kiểm tra làm bài các em phụ thuộc quá nhiều và sách tham khảo, hay các bài văn mẫu. Đây là một thực trạng đáng buồn của giáo dục Việt Nam.

Nhà văn M.Goóc-ki đã từng nói rằng “văn học là nhân học” đó chính là câu nói làm toát lên những ý nghĩa sâu xa của văn học. Theo nho giáo của khổng tử việc học văn làm thơ đã từng hưng thịnh qua nhiều thời phong kiến. Trong mỗi bài văn,  bài thơ đều là những bài học về giá trị nhân văn sâu sắc. Các cụ nhà ta có câu “học ăn, học nói, học gói, học mở”  học văn chính là học cách làm người, học cách đối nhân xử thế. Văn học cũng là nơi lưu giữ tâm hồn của các thế hệ cha anh.  Tuy nhiên, trong những năm gần đây giáo viên, học sinh, phụ huynh ngày càng xem nhẹ môn học này.


 

Nguyên nhân nào dẫn đến thực trạng này? Đầu tiên phải nói đến phương pháp dạy văn của Việt Nam qua nhiều năm rồi chưa có sự thay đổi cho phù hợp với thế hệ học trò mới. Nhiều thầy cô chỉ dạy theo lối dập khuôn máy móc theo hướng đọc – chép chưa khiến học trò cảm thấy mệt mỏi và chán nản. Các tác phẩm văn học trong chương trình cũng xa lạ và ít gắn liền với thế hệ của các em. Cùng với thực trạng này là sự phát triển kinh tế kéo theo lối văn hóa nghe nhìn đã chiếm ưu thế, văn hóa đọc bị suy giảm trầm trọng, dẫn đến việc học sinh không còn yêu thích môn văn.

Một trong số những nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến tình trạng này chính là việc bố mẹ thường hướng cho con theo các khối khoa học tự nhiên xem nhẹ các môn xã hội. Vì nghĩ rằng các con học văn hay thi vào khoa văn tương lai sẽ không rộng mở. Chính vì tâm lý này nên các em ra sức học các môn tự nhiên còn ngữ văn chỉ cần trung bình là được.

Nhưng văn học là một môn học đặc biệt và cực kỳ cần thiết cho cuộc sống. Đó là môn học dạy chúng ta biết cách yêu thương, dạy chúng ta biết cách làm người. Dạy chúng ta cách đối nhân xử thế, biết nói những lời dễ nghe, thuyết phục lòng người. Nếu chúng ta không học văn học tâm hồn chúng ta sẽ khô cứng trước vẻ đẹp, lời nói sẽ thiếu đi sự thuyết phục, nhận thức về các giá trị trong cuộc sống sẽ có sự lệch lạc. Đến lúc này chúng ta muốn học thì cũng là quá muộn.

Văn chương mang màu sắc của cuộc sống nếu cuộc sống thiếu văn chương thì sẽ thật tẻ nhạt.  Trong thời đại ngày nay, học tốt văn chương sẽ mang lại cho bạn nhiều cơ hội trong cuộc sống. Đã bao giờ bạn tự hỏi sao các tổng thống mỹ họ có những bài phát biểu làm lay động lòng người? Tại sao các giám đốc công ty lớn họ có thể thuyết phục động viên kết nối nhân viên của mình chỉ bằng vài câu nói ngắn gọn. Đó chính là sức mạnh của văn chương.  Chính vì trong thời đại toàn cầu hóa cùng với sự hội nhập quốc tế văn học lại càng trở nên cần thiết.

Văn chương cũng là nơi lưu giữ tâm hồn của các thế hệ cha anh. Vì vậy, đọc các câu ca dao tục ngữ chúng ta sẽ hiểu về nếp sống và những phong tục tập quán xưa của cha ông, cũng như những bài học kinh nghiệm  mà cha ông ta muốn gửi gắm đến chúng ta.  Học tốt ngữ văn sẽ giúp chúng ta làm chủ được ngôn ngữ nói và viết đây sẽ là tiền đề giúp chúng ta học tốt các môn học khác.

Học văn sẽ giúp khơi dậy trong chúng ta những điều tốt đẹp giúp chúng ta rèn luyện những nhân cách tốt trong bản thân và thành công hơn trong cuộc sống. Khi học văn học chúng ta còn giúp chúng ta hình dung ra cuộc sống lý tưởng của các thi nhân, thi si thời xưa hiểu được ước mơ khát vọng của một thế hệ. Ví như đọc thơ của Bác chúng ta cảm nhận được cái đẹp trong tâm hồn chiến sỹ, hiểu được chất thép trong thơ Bác sẽ hiểu được rằng văn chương cũng là một thứ vũ khí góp phần và chiến thắng dành độc lập dân tộc.

Thật sự, nếu chúng ta đam mê học tin học, toán học, vật lý… không có gì là sai. Tuy nhiên nếu chỉ giỏi số học mà quên đi văn học thì sẽ là một điều thiệt thòi lớn trong đời người.

Làm sao để học tốt ngữ văn? Điều đầu tiên cần đến từ cách dạy của những người thầy, người cô. Chính cách dạy đọc chép đã quá xưa cũ các thầy cô nên thêm vào chương trình học những phương pháp dạy mới để khích lệ khả năng sáng tạo ngôn ngữ của các em. Cùng với đó các bạn là bộ giáo dục cần thêm vào nhiều tác phần gắn liền với thực tế cuộc sống của các em để giảm bớt đi sự nhàm chán trong môn học.

Bản thân mỗi bạn học sinh đều cần rèn cho mình thói quen đọc sách. Thói quen này không chỉ giúp ích cho môn văn học mà còn giúp bạn bổ sung kiến thức cho nhiều môn học khác. Niềm đam mê và yêu thích văn học sẽ giúp bạn gắt hái được nhiều thành công trong cuộc sống.

6 tháng 3 2019

Chắc hẳn ai cũng biết Bác Hồ phải không? Bác là một vị cha già của dân tộc, bác là người lãnh tụ tài ba, Bác là một vị danh nhân của thế giới. Đấy, Bác Hồ của chúng ta vĩ đại như vậy đấy, nhưng Bác không kiêu ngạo, như PHẠM VĂN ĐỒNG đã nói Bác giản dị trong lối sống, Bác giản dị trong quan hệ với mọi người và trong lời nói và bài viết. 
Rất đúng! Tuy Bác là một người luôn bận rộn nhưng Bác vẫn đi thăm các em thiếu nhi. Bác luôn động viên các em thiếu nhi là"tuổi nhỏ làm việc nhỏ tuỳ theo sức của mình"Bác còn ra 5 điều, để dạy thiếu nhi. Bác hay thăm các em ở trại trẻ mồ côi,Bác còn phát kẹo cho các cháu. Không những Bác quan tâm đến các em thiếu nhi, mà Bác còn quan tâm đến các cô chú công nhân, Bác lo cho cuộc sống của họ. Đêm 30 Bác lại đi thăm các hộ gia đình nghèo Bác còn tặng quà, ân cần hỏi han sức khoẻ. Khi Bác đọc bảng tuyên ngôn độc lập Bác hỏi"Mọi người có nghe rõ không ?Vầo ngày trung thu Bác thuờng làm thơ cho các em thiếu nhi "Trung thu trăng sáng như gương Bác hồ ngắm cảnh nhớ thuơng nhi đồng"
Thế đấy cuộc sống của Bác rất giản dị, nhưng tình cảm của Bác thì không hề giản dị. Tình cảm của Bác dành cho chúng ta bằng một đại dương, đại dương ấy sẽ không bao giờ cạn được. Chúng ta tuy còn nhỏ nhưng chúng ta vẫn có thể làm cho Bác vui lòng được đó là cố gắng học thật giởi để mai sau chúng ta có thể giúp ích cho đất nước Việt Nam này. "Bác ơi ! Bác à! Bác cứ ngủ thật ngon, chúng con sẽ luôn cố gắng thực hành điều Bác mong muốn! " Đó là điều em muốn nói trước khi Bác ra đi 

6 tháng 3 2019

Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.
Tác giả đã điệp từ "vì" để nhấn mạnh nguyên nhân khiến người chiến sĩ ra đi chiến đấu. Không phải bắt nguồn từ những nguyên nhân to lớn nào khác mà chính là vì bà, nơi quê hương thân thuộc có tiếng gà cục tác, ổ trứng hồng tuổi thơ.
Âm thanh tiếng gà trưa bình dị mà thiêng liêng được lặp lại bốn lần xuyên suốt trong bài thơ như nhắc nhở, lay gọi bao tình cảm đẹp. Ta có thể thấy được tình cảm gia đình làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương dất nước rộng lớn của người chiến sĩ. Một tình bà cháu đẹp đẽ, nồng hậu và ấm áp!
Tiếng gà trưa không chỉ là âm thanh quen thuộc từ đời sống của mỗi làng quê mà còn là âm vang của kỉ niệm, những hồi ức đẹp. Hình ảnh người bà trong bài thơ khiến cảm xúc trong người tôi dâng trào, nhớ tới người bà đã khuất của mình. " Tiếng gà trưa thực là một bài thơ hay!"

6 tháng 3 2019

Xuân Quỳnh là cây bút xuất sắc trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam vào những năm chống Mỹ. Các tác phẩm của bà thường viết về những tình cảm gần gũi, bình dị trong đời sống gia đình và tình yêu quê hương, đất nước. Tình cảm quê hương thường rất sâu kín trong mỗi con người mà nhiều khi chỉ cần một sự việc bất ngờ, tình cảm ấy sẽ trỗi dậy quyết liệt.

“Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh có lẽ được ra đời trong trường hợp như thế. Bài thơ đã để lại trong em nhiều ấn tượng mạnh mẽ. Tiếng gà trưa đã gợi lên trong lòng người chiến sĩ bao nỗi nhớ cồn cào, da diết về tuổi thơ hạnh phúc bên người bà thân thương. Bởi vậy, tiếng gà trong chiến tranh khốc liệt có sức lay động lớn đối với tâm hồn những người cầm súng.

Khổ thơ cuối đã thể hiện trọn vẹn niềm khát khao về một cuộc sống hòa bình, không có chiến tranh trên quê hương người lính trẻ. Cứ tưởng rằng tiếng gà trưa chỉ đánh thức những kỉ niệm tuổi thơ. Nhưng thật bất ngờ và thú vị khi những hồi ức ấy đã khẳng định, làm sâu sắc thêm những tình cảm trong hiện tại. Từ tình yêu bà nảy nở thành tình yêu quê hương, yêu tổ quốc. Đó là một chuỗi tình cảm liền mạch khiến bài thơ càng cảm động, có sức gợi thắm thía:

“Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ.”

Điệp từ “vì” đã nhấn mạnh mục đích cao đẹp, lớn lao của cuộc chiến đấu, giải phóng nửa phần đất nước, là động lực thúc giục người lính trẻ cầm chắc cây súng, quyết tâm bảo vệ Tổ quốc thân yêu. Tiếng gà trưa làm sáng lên trong tâm hồn tình yêu xóm làng, quê hương, yêu bà, yêu gia đình. Trái tim người lính trẻ luôn vững vàng niềm tin về một ngày mai có cuộc sống yên vui, hạnh phúc. Đoạn thơ giúp em cảm thấy biết ơn thế hệ đi trước, những giải phóng quân thời chống Mỹ đã đấu tranh vì hòa bình cho chúng em được sống trong niềm vui, hạnh phúc ngày hôm nay và mai sau.

6 tháng 3 2019

Cô bé 8 tuổi Khánh Ngọc thì kể lại kỷ niệm lúc ốm, mẹ thức cả đêm lo lắng. Ngọc chúc mẹ ngày 8/3 xinh đẹp, khỏe mạnh để nuôi con lớn khôn.

"Con biết, hàng ngày, mẹ rất bận rộn. Buổi sáng, mẹ phải dậy sớm để đưa con ra xe buýt đến trường rồi mẹ đi làm. Chiều về, mẹ phải đi chợ, nấu cơm cho cả nhà, giúp con học bài rồi chơi với con, cho con ngủ. Mẹ chăm sóc con rất tận tình. Mỗi khi con ốm, mẹ thức cả đêm để kiểm tra nhiệt độ, giúp con hạ nhiệt, vỗ về để con dễ ngủ.

Vào mùa hè, mẹ đều cho con đi nhiều nơi và dạy cho con những bài học về cuộc sống. Con nhớ nhất kỷ niệm đi Sapa cùng mẹ. Con và mẹ đi đến bản nghèo, gặp gỡ và nói chuyện với các bạn nhỏ. Nhờ vậy, con biết mình đang được hưởng một cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc. Sau chuyến đi, con tự nhủ mình phải học hành chăm chỉ, trở thành người có ích và giúp đỡ những người nghèo, gặp khó khăn".

6 tháng 3 2019

Thế là ngày 8/3 đã đến…

Con đã tặng, tặng rất nhiều quà, nhưng chưa một lần con có món quà nào tặng mẹ hay đơn giản là câu nói “Con yêu mẹ”. Dù mẹ là người ở bên con nhiều nhất, thương con nhất mà không toan tính. Khi ở gần có lẽ con thấy những việc đó quá đỗi bình thường và cũng chả nghĩ gì hết nhưng….giờ đây….chính lúc này….con đã là sinh viên đại học, đã xa nhà. Đúng như người ta vẫn nói mẹ ạ! Khi xa một ai đó mới thấy họ quan trọng đến thế nào?  Không được mẹ chăm lo cho từng chút, ko được mẹ quan tâm thường xuyên hơn con mới thấy thèm sự quan tâm, câu quát mắng của mẹ rất nhiều!

Con cũng có người yêu. Nhưng mẹ không biết đâu nhỉ? Con cũng mua cho bạn gái con những món quà đắt giá. Nhưng con cũng lại quên mất mẹ – chỗ dựa tinh thần cho con lúc con cần và người yêu con nhất

Năm nay con sẽ khác mẹ ạ người mà con muốn tặng quà nhất là mẹ nhưng con lại ở xa nhà biết sao đây nhỉ? Nhưng mẹ đã nói ” Quà đâu nhất thiết là vật chất” . Và bất chợt hình như con chưa nói với mẹ rằng “con yêu mẹ” , có nói thì lúc đó con quá bé và chỉ nghe theo lời người khác chứ chưa thể cảm nhận. Con biết sẽ có rất nhiều người hỏi tại sao con lại muốn nói lời yêu với vì có lẽ các bạn của con cũng thế lên đại học nhắn tin cho mẹ gọi là có cho xong chứ chả mấy ai gọi về nói “Con yêu mẹ”. Cũng có người nói với con rằng thể hiện là chính. Ukm, biết là thế nhưng từ sâu thẳm ai cho muốn nghe con mình nói câu đó phải không mẹ. Cũng như ai đó yêu ý nếu cứ thể hiện mà không nói lời yêu với người mình yêu xem lúc đó biết ngay thôi mẹ nhỉ? Thế mà mẹ chả một lời kêu gì cả? Mẹ thật vị tha, bao dung con……..

Mẹ chắc bất ngờ lắm khi con gọi về đúng ko? Nhưng rồi ai cũng phải lớn, cũng phải hiểu ra nhiều thứ chứ mẹ nhỉ? .

Mẹ ơi…. Lúc này con nhớ mẹ.

Và…

…Mẹ có nhớ không nhỉ những lúc con bị bố đánh, mẹ là người bênh con và cầm cái roi của bố đầu tiên

…Lúc con đánh thằng bạn khóc nó về cáo mẹ, mẹ đứng đó và mắng con nhưng vẫn có cái nháy mắt nói thành lời “giả vờ thôi con nhé!”

…Lúc mẹ đánh con khóc nhưng chỉ một lúc sau sẽ là bịch sữa, gói bim bim mua cho con

…Con thì mê xem phim cứ đến giờ là ngồi cắm đầu vào xem mẹ cứ cẩm con bảo “5 phút nữa mẹ nhé” thế là mẹ cho con xem xong luôn

…Con đá bóng gãy chân, mẹ cấm con đá bóng nhưng khi con khỏi , đến giờ đá bóng thấy con còn ở nhà mẹ lại hỏi “Hôm nay không đi đá bóng hả?”

…Lúc con bị viết bản kiểm điểm cả bố và mẹ đều không kí cho con. Nhưng khi sáng dậy con đã thấy bảng kiểm điểm đã có chứ kí và một dòng nhắn của mẹ “Cố gắng học nhé con mẹ luôn tin tưởng con”

…Lúc con đi lên học đại học mẹ đã khóc cả mấy ngày đúng ko? Con biết mà

…Con đã có ý định bỏ học và mẹ đã người mà đã lôi con khỏi suy nghĩ sai lầm đó mà

6 tháng 3 2019

Đăng câu hỏi kiểu này thì ------------------------------------> chắc không ai giải cho đâu!!!

5 tháng 1 2022

Trên hành trình đến với thành công, chúng ta luôn phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, thử thách. Khi đó thì câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” chính là lời khuyên quý giá dành cho mỗi người.

Từ một hình ảnh có thật trong cuộc sống nói đến công việc rèn kim loại. Người thợ có thể rèn một thanh sắt thô sơ, to lớn thành một cây kim nhỏ bé, sắc bén. Cũng giống như con người nếu chịu khó học tập, rèn luyện sẽ trở thành một con người thành công, có ích cho xã hội. Bên cạnh “Có công mài sắt có ngày nên kim”, còn có rất nhiều câu với lời khuyên như trên như: “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”, “Kiến tha lâu cũng đầy tổ”, “Thua keo này, bày keo khác”...

Trong cuộc sống, chúng ta có thể bắt gặp được rất nhiều tấm gương chứng minh cho câu tục ngữ trên. Bên cạnh những cái tên đã quá quen thuộc như thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký, nhà bác học Lương Đình Của, nhà văn Mai Xuân Thưởng. Thì ở hiện tại, thế hệ trẻ cũng xứng đáng với những người đi trước. Đó là Nguyễn Sơn Lâm - do ảnh hưởng của chất độc màu da cam để lại sau chiến tranh, anh đã bị dị tật ở hệ xương khiến chân tay mềm yếu. Những bằng ý chị, nghị lực phi thường và ước mơ cháy bỏng, anh đã vượt qua hạn chế của bản thân để đạt được thành công của riêng mình. Đặc biệt hơn là hình ảnh một chàng cao chưa đầy 90cm chinh phục nóc nhà Đông Dương, đỉnh Phan-xi-păng trên đôi nạng gỗ… Hay câu chuyện về “cô gái xương thủy tinh” - Nguyễn Phương Anh. Trong cuộc thi Tìm kiếm tài năng Việt Nam (Vietnam’s got talent 2011), Nguyễn Phương Anh đã bất ngờ lọt vào vòng chung kết. Dù không đạt giải, nhưng hình ảnh một cô gái nhỏ bé, với nghị lực phi thường đã để lại ấn tượng sâu nặng trong lòng mọi người. Cô còn được sang Australia du học với học bổng toàn phần của Đại học Curtin. Cô là một trong những thí sinh xuất sắc đạt số điểm IELTS 8.0…

Có thể khẳng định rằng, dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, chỉ cần chúng ta kiên trì rèn luyện thì có thể hoàn thiện bản thân, tiến gần đến thành công. Bản thân một học sinh như tôi, câu tục ngữ này đã giúp tôi ý thức được việc tích cực học tập, rèn luyện bản thân để trở thành người có ích cho xã hội.

Tóm lại, câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim” đã đem đến cho mỗi người một lời khuyên đúng đắn. Mọi sự kiên trì sẽ đem đến những thành quả tốt đẹp cho con người.

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
8 tháng 3 2019

Câu a, b là câu đặc biệt. Câu c là câu rút gọn.

Câu a. Thông báo về thời điểm tồn tại của sự vật hiện tượng.

Câu b. "Cá heo!" là câu văn thuật lại lời thốt lên thể hiện thái độ ngạc nhiên, ngỡ ngàng của nhân vật.

Câu c. Là câu rút gọn. Câu đầy đủ vốn là:

Hai chân Nhẫn quàng lên cổ. (Hai chân Nhẫn) quàng lên cổ quê cả đói, quên cả rét. ...