em hãy viết 1 bài văn miêu tả cảnh cây phượng vĩ và những tiếng ve vào 1 ngày hè
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mùa hè, thứ đẹp nhất là những cây phượng vĩ và tiếng ve. Suốt năm học, hàng phượng vĩ đứng trầm ngâm, dang rộng vòng tay che mát con đường đi vào trường. Và đến mùa hè, những cây phượng vĩ khoe vẽ đẹp rực rỡ của mình với những chú ve đang hòa mình vào một dàn đồng ca mùa hạ.
Từ xa nhìn lại, hàng phượng vĩ như dải lụa đỏ thắm đang uốn lượn giữa bầu trời. Lại gần mới thấy các cây phượng vĩ thật cao lớn, chúng xếp thành từng hàng đều tăm tắp như khi chúng em xếp hàng chào cờ. Thân hình nó vạm vỡ, to lớn đến nổi vòng tay của hai bạn học sinh mới ôm được. Ở ngoài nó mặc một lớp áo giáp dày như một chàng hiệp sĩ đang che chắn những nàng công chúa hoa phượng khoe sắc thắm với những cậu lá non xanh tươi. Lúc này, những tia nắng rực rỡ của mùa hè chiếu vào khiến hoa phượng càng thêm sáng tươi. Trên những cành phượng, những nghệ sĩ ve đang hòa tấu thành một dàn đồng ca mùa hạ. Trên cao, những cây phượng thỉnh thoảng lại tạo thành một khúc nhạc hay nhờ gió. Hai thứ âm thanh đó hòa lại với nhau, tạo thành một âm thanh du dương, khi trầm khi bỗng rất êm tai. Dưới tán lá xanh tươi, những chú ve giấu mình và đang mải miết trình diễn các tiết mục của mình cho mùa hè yên tĩnh trở nên rực rỡ sắc màu. Cả sân trường như ngập tràn tiếng ve ngân. Những nhạc sĩ ve dùng các bản nhạc của mình để đánh thức những nụ hoa phượng còn e thẹn giấu mình dưới tán lá xanh non cùng khoe sắc và hòa vào không khí rộn ràng trên hàng hoa phượng vĩ. Hàng phượng vĩ và tiếng ve như những người bạn thân của màu hè, chúng cùng làm nỗi bật vẽ đẹp của nhau.
Tiếng ve kêu: "Ve...Ve...Ve...", âm thanh báo hiệu mùa hè đã đến. Hoa phượng vĩ khoe sắc cho chúng em biết rằng sắp được nghĩ hè. Mùa hè nhờ có hoa phượng và tiếng ve nên thật rộn ràng, rực rỡ tươi thắm. Hoa phượng và tiếng ve là những người bạn thân thiết với tuổi học trò chúng em.
Bài mẫu 2 - Tả hàng phượng vĩ và tiếng ve kêu vào mùa hè lớp 6
"Là bạn của mùa hè
Đâu phải những chú ve
Mà còn là hoa phượng
Là cảnh sắc mùa hè…"
Mỗi khi nghe thấy tiếng râm ran của những chú ve hòa cùng màu vàng óng của nắng và màu đỏ rực của phượng là biết khi ấy hè đã về. Hoa phượng biểu tượng cho tuổi học trò hồn nhiên, thơ ngây, cho những năm tháng cắp sách đến trường. Đây cũng là loài hoa được biết bao thế hệ học trò yêu quý, khắc ghi mãi trong tim.
Em không biết cây phượng được trồng tự bao giờ chỉ biết rằng cây to lớn, như một người canh gác khổng lồ đứng ở góc sân trường, lặng lẽ quan sát, chia sẻ mọi vui buồn với chúng em trong suốt những năm tháng tuổi học trò. Phượng đẹp nhất là mỗi khi hè về.
Từ xa cây phượng thật nổi bật giữa nền trời trong xanh. Cây phượng cao lớn, to sừng sững đứng ở góc sân trường. Thân phượng màu nâu nhạt, trải qua nhiều sương gió đã bạc đi vài phần, thân cây to lớn, xù xì phải ba người chúng em ôm mới hết. Lên cao độ khoảng hai mét, thân phượng tách làm ba nhánh, tỏa ra các hướng. Cành phượng như những cánh tay sải dài đến hàng mét, vươn bàn tay khổng lồ che mát cho chúng em trong những ngày hè nóng bức. Những chiếc rễ to tướng, ngoằn ngoèo nổi gồ lên mặt đất chẳng khác nào những con rắn khổng lồ đang đội đất nhô lên. Thân cây to lớn là vậy, nhưng lá phượng lại rất nhỏ bé, mong manh. Lá phượng chỉ to bằng nửa đầu ngón tay, đan lại với nhau thành nhiều tầng, nhiều lớp che mát cho chúng em. Mỗi khi có cơn gió đi qua, lá phượng mỏng manh lại ào ào rơi xuống tựa như những cơn mưa, khiến cho không gian trở nên vô cùng lãng mạn.
Đẹp nhất của cây phượng có lẽ là những bông hoa đỏ rực rỡ. Hoa phượng của chúng em khắc hẳn hoa phượng những nơi khác, nó không mang màu đỏ cam mà mang sắc đỏ rực, đỏ thẫm như màu máu, đó là hoa phượng Hải Phòng, loài hoa này cũng chính là biểu tượng của quê hương em. Hoa phượng có năm cánh, cánh phượng không quá dày, tròn tròn, nhìn rất đáng yêu. Trong một bông hoa năm cánh, sẽ luôn có một cánh mang màu trắng với những đốm đỏ mà chúng em vẫn thường gọi là cánh phượng sữa, cánh phượng này làm cho bông hoa trở nên đặc biệt hơn.
Phượng trở thành người bạn thân thiết với chúng em. Khi hoa phượng bắt đầu bung nở, cùng với tiếng ve râm ran cũng là lúc vào mùa thi cử bận rộn. Phượng luôn bên cạnh cổ vũ động viên chúng em học tập tốt hơn để đạt kết quả cao nhất trong kì thi. Trong những ngày cuối cùng của năm học, phượng buồn thiu khi cánh cổng trường khép lại, các bạn học sinh lần lượt về hết và bắt đầu kì nghỉ hè của mình.
Em còn nhớ mãi kí ức về cây phượng thân yêu trong năm học cuối cùng ở trường tiểu học. Dưới gốc phượng chúng em đã mang quyển sổ nhỏ xinh để ghi những lời chúc cho nhau trước khi chia tay. Mỗi dòng lưu bút lại đi kèm một cánh phượng, hay một con bướm làm từ cánh phượng. Làm sao em có thể quên những giây phút đẹp đẽ và thân thương ấy. Phượng là bạn, người thân của chúng em.
Cây phượng mãi là người bạn thân thiết của em, nơi lưu giữ những kí ức học trò hồn nhiên, đẹp đẽ. Dù sau này sẽ phải rời xa mái trường thân yêu nhưng em cũng sẽ không bao giờ quên người bạn này.
Xem thêm tại: https://doctailieu.com/ta-hang-phuong-vi-va-tieng-ve-keu-vao-ngay-he
Bài 1
a, Chị Cốc rỉa lông cánh một lát nữa rồi lại bay là xuống đầm nước...
-> Nhân hóa dùng những từ gọi người để gọi vật và dùng những từ chỉ hoạt động,tính chất của người để chỉ tính chất,hoạt động của vật
b, Heo hút cồn mây súng ngửi trời.
-> nhân hóa giống a
c, Tre ăn ở với người đời đời kiếp kiếp. Tre, nứa, vai, vầu giúp người trăm công nghìn việc khác nhau
-> giống a luôn
d,Trăng ơi... từ đâu đến?
Hay từ cánh rừng xa
Trăng hồng như quả chín
Lửng lơ lên trước nhà
-> Nhân hóa (1) Cách xưng hô với trăng như với con người
-> Nhân hóa (2) giống a
Buổi sáng đẹp trời, Phrăng đã định trốn học để chạy nhảy trên cánh đồng cỏ Ríp - pe, nghe tiếng sáo hót ven rừng, đi bắt tổ chim hoặc trượt trên hồ. Nhưng cậu bé cưỡng lại được và ba chân bốn cẳng chạy đến trường. Thầy Ha - men thông báo với cậu đây là buổi học Pháp văn cuối cùng. Phrăng nghe tin mà rụng rời. Khuôn mặt cậu đỏ bừng vì tức giận, rồi chuyển dần sang tái nhợt vì choáng váng. Đôi mắt đen láy ngây thơ không còn hiện lên vẻ tinh nghịch mà thay vào đó là một nỗi mất mát, một nỗi sợ mơ hồ. Đôi bàn tay nhỏ bé run run lấy sách từ trong cặp để lên bàn, lật giờ từng trang thật nhẹ nhàng. Ánh mắt của Phrăng dõi theo thầy Ha - men như thể sợ thầy có thể biến mất. Lúc được gọi lên đọc bài, Phrăng lúng túng và đung đưa người trên chiếc ghế dài, lòng rầu rĩ, không dám ngẩng đầu lên vì xấu hổ. Cậu quan sát lớp học, những khuôn mặt, hành động và sự nhẫn nại của thầy Ha - men để khắc sâu hồi ức về buổi học này trước khi bị ép học tiếng Đức. Suốt cả buổi học, Phrăng chăm chú nghe thầy giảng như nuốt lấy từng lời cho đến khi tiếng chuông cầu nguyện buổi trưa vang lên báo hiệu giờ học kết thúc.
hok tốt !
k cho mik nha
^_^
Đoạn văn miêu tả về nhân vật thầy Ha-men trong buổi học tiếng Pháp cuối cùng
Trong buổi học cuối cùng, hình ảnh thầy Ha-men (văn bản Buổi học cuối cùng của An-phông-xơ Đô-đê) hiện lên thật khác với những ngày thường.
Thầy mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục diềm lá sen gấp nếp mịn và đội mũ tròn bằng lụa đen thêu. Đó là bộ lễ phục chỉ dùng vào những ngày đặc biệt khi có thanh tra hoặc phát thưởng. Mái tóc đã lốm đốm hoa râm của thầy được chải gọn gàng. Thầy đi đôi giày đen rất hợp với sự trang trọng của bộ lễ phục.
Thầy chuẩn bị bài học rất chu đáo. Giáo án được viết bằng thứ mực đắt tiền; những dòng chữ nghiêng nghiêng, rõ ràng, nắn nót, kẻ tiêu đề cẩn thận nổi bật trên nền giấy trắng tinh. Thầy giảng bài bằng giọng nói dịu dàng; lời nhắc nhở của thầy cũng hết sức nhã nhặn, trong suốt buổi học người không giận dữ quát mắng học sinh một lời nào. Ngay cả với cậu bé đến muộn Phrăng, thầy cũng chỉ nhẹ nhàng mời vào lớp. Tất cả học sinh trong lớp đều thấy rằng: Chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng bài như vậy.
Trong bài giảng của mình, thầy luôn ca ngợi tiếng Pháp – tiếng nói dân tộc - và tự phê bình mình cũng như mọi người có lúc đã sao nhãng viẹe học lập và dạy tiếng Pháp. Mỗi lúc ihầy nói đến những điều đó, giọng lliầy như nghẹn lại, lạc đi và gưưng mặt hằn lên những nếp nhăn đau đớn. Thầy còn nhấn mạnh rằng, chính tiếng Pháp là vũ khí, là chìa khóa trong chốn lao tù, giúp mỗi người tù vượt tù "vượt ngục tinh thần", nuôi dưỡng lòng yêu nước.
Buổi học kết thúc, những tiếng kèn hiệu khiến thầy Ha-men xúc động mạnh, người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói được hết câu. Thầy đã viết thật to lên bảng: "Nước Pháp muôn năm".
Những thay đổi của thầy Ha-men trong buổi học cuối cùng đã khẳng định một điều chắc chắn: Thầy là người yêu nghề dạy học, yêu tiếng mẹ **, và là người yêu nước sâu sắc.
Nezuko Tamado
Cụm từ "Thần đồng Tổ quốc" chỉ vùng đất:
luỹ thép Vĩnh Linh - Tiền đồn của miền Bắc xã hội chủ nghĩa, hậu phương trực tiếp của miền nam
Dựa vào sự quan sát và tính toán, người xưa đã tính được thời gian mọc, lặn, di chuyển của Mặt Trời, Mặt Trăng và làm ra lịch.
Người xưa đã phân chia thời gian theo ngày, tháng, năm và sau đó chia thành giờ, phút,...
Tuy nhiên, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia, mỗi khu vực có cách làm lịch riêng. Nhìn chung có hai cách chính: theo sự di chuyển của Mặt Trăng quanh Trái Đất (âm lịch) và theo sự di chuyển của Trái Đất quanh Mặt Trời (dương lịch).
Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/nguoi-xua-da-tinh-thoi-gian-nhu-the-nao-c81a14104.html#ixzz6KDPVtSRV
Tiếng nói dân tộc là ngôn ngữ chung được một cộng đồng xã hội sử dụng để giao tiếp. Dùng tiếng nói thống nhất là một đặc điểm chủ yếu của dân tộc. Giữ vững được tiếng nói thì sẽ không bao giờ quên Tổ quốc, sẽ luôn ấp ủ lòng nhiệt tình yêu nước. Trong các cuộc cách mạng giải phóng dân tộc cùng với chủ trương đường lối lãnh đạo đúng đắn, thời cơ và những điều kiện vật chất khác thì ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá, tình yêu tiếng nói dân tộc sẽ tạo ra một sức mạnh tổng hợp về tinh thần đoàn kết, ý chí quyết chiến, quyết thắng để đấu tranh bảo vệ dân tộc. Vứt bỏ tiếng nói dân tộc, khước từ tiếng nói dân tộc là từ chối bản sắc văn hoá của dân tộc. Một dân tộc thực sự độc lập không chỉ tự do về mặt chủ quyền, lãnh thổ mà hơn hét là giữ vững được bản sắc văn hoá riêng. Văn hoá lại kết tinh trong ngôn ngữ dân tộc. Một khi ngôn ngữ đã bị đồng hóa, bị lai căng mất đi tinh hoa dân tộc thì việc tự đánh mất mình, trở thành kẻ phụ thuộc “ăn nhờ ở đợ" sẽ là điều tất yếu. Vì lẽ đó, trong tất cả cuộc xâm lăng, kẻ xâm lược luôn đặt vấn đề nô dịch văn hoá lên hàng đầu. Như vậy, tình yêu tiếng nói dân tộc giữ một vai trò nhất định, một súc mạnh to lớn trong quá trình đấu tranh, bảo vệ và giữ gìn phát triển một đất nước.
hok tốt
Tiếng lói giân tộc là 1 trong những nét đẹp của VN.nNó tạo nên 1 ấn tượng xâu xắc đối vs bạn bè quốc tế.CHẾM HẾT:))
k hộ nha:))
#Tinz