Lớp em chuẩn bị cuộc họp cuối năm học tại lớp, có mời các thầy cô đến dự. Để phục vụ cuộc họp mặt, em lập bản phân công các bạn trong tổ chuẩn bị các công việc chuẩn bị đó.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo nha
Mẹ là người em yêu nhất trên đời này bởi mẹ đã vất vả sinh em ra, nuôi em khôn lớn và dạy em những bài học đạo lý làm người. Mẹ em là một bác sĩ nên khi có những ca cấp cứu, mẹ thường về rất khuya. Mẹ thường xuyên phải ở lại trực rất muộn nên từ khi còn bé, em không được gặp mẹ nhiều.
Bà nội kể mỗi khi về nhà là ngay lập tức mẹ qua chăm sóc và chơi đùa với em dù rằng mẹ đã rất mệt mỏi. Mẹ luôn nở một nụ cười dịu dàng và hạnh phúc mỗi khi thấy em bởi mẹ nói em là đứa con mẹ thương yêu nhất, là kết tinh tình yêu của bố và mẹ.
Đuôi mắt mẹ đã có dấu vết của thời gian nhưng tâm hồn mẹ thì không. Mẹ là một người phụ nữ yêu đời và lạc quan. Căn nhà lúc nào cũng được trang hoàng đẹp đẽ bởi những bông hoa dù phần lớn thời gian mẹ đều dành cho bệnh nhân. Em rất thương mẹ và luôn cố gắng đỡ đần mẹ những việc trong khả năng của mình để mẹ đỡ vất vả hơn. Em mong mình lớn thật nhanh để có thể đền đáp công lao to lớn của mẹ, đền đáp lại tình yêu thương to lớn mẹ đã dành cho em từ thở ấu thơ.
-Tk cho mk nha-
-Mk cảm ơn-
Bạn tham khảo nha
Mỗi người chúng ta sinh ra đều có một người mẹ. Đó là người mang nặng đẻ đau, chăm lo và nuôi dưỡng chúng ta trưởng thành. Mẹ của em cũng như bao người mẹ khác, đều rất yêu thương con cái. Em rất yêu mẹ của em.
Mẹ năm nay đã gần 45 tuổi, mái đầu mẹ đã bắt đầu có những sợi tóc màu bạc. Mỗi lần ngồi cạnh mẹ, mẹ lại bảo nhổ cho mẹ những sợi tóc đó. Người ta bảo với em rằng đó là dấu hiệu của tuổi già. Mà em thì không muốn mẹ già đi chút nào.
Gương mặt mẹ tròn, làn da bị sạm vì rám nắng. Suốt ngày mẹ em làm việc đồng áng từ sáng đến tối nên mẹ không trắng như nhiều người khác. Nhưng em vẫn thích sờ vào má mẹ khi nằm ngủ. Vì em nhận ra sự nhọc nhằn, vất vả của mẹ. Đôi mắt của mẹ em hiền lắm, mẹ cười mà mắt cũng biết cười.
Mẹ chăm sóc cho hai chị em rất cẩn thận, mỗi sáng mẹ đều chuẩn bị cơm canh rất ngon cho em và ba ăn. Mẹ bảo bữa sáng quan trọng nhất nên không được bỏ bữa. Khi chúng em đến trường, mẹ còn không quên chuẩn bị khẩu trang cũng như nước uống bỏ vào túi. Mẹ luôn là người phụ nữ chu đáo như vậy.
Mỗi khi chị em em đi học, mẹ ở nhà dọn dẹp rất ngăn nắp, vừa làm việc đồng vừa làm việc nhà nhưng chưa bao giờ mẹ than mệt mỏi. Mẹ bảo là người mẹ, người vợ thì cần phải đảm đang mới được nhiều người yêu quý.
Mẹ thường hay tết tóc cho em mỗi khi em đến trường. Mẹ bảo rằng phải gọn gàng, sạch sẽ thì mới có thể học hành giỏi giang được. Mỗi khi chúng em bị ốm nét mặt mẹ lo lắng chạy vạy khắp nơi để mua thuốc, nấu cháo cho hai chị em. Nhìn mẹ lúc ấy mà em thương quá, chỉ muốn mình nhanh khỏi để mẹ đỡ vất vả.
Cuối tuần mẹ hay dẫn hai chị em đến thăm ông bà nội. Mẹ dọn dẹp, nấu cơm tươm tất cho cả nhà cùng ăn. Bà nội yêu quý mẹ lắm, vì mẹ vừa hiền vừa đảm đang. Hàng xóm xung quanh em cũng rất yêu quý mẹ, vì mẹ hay giúp đỡ người khác.
Mẹ em là một người phụ nữ tuyệt vời. Em rất yêu quý mẹ và mong mẹ luôn khỏe mạnh để sống mãi với em.
k cho mk nha
Dạng đề nghị luận xã hội là dạng đề kiểm tra về kỹ năng, vốn sống, mức độ hiểu biết của học sinh về xã hội để các em nêu lên những suy nghĩ về cuộc sống, về tâm tư tình cảm nói chung nhằm giáo dục, rèn luyện nhân cách cho học sinh. Nhìn chung, dạng đề văn nghị luận xã hội thường tập trung vào một số vấn đề cơ bản mang giá trị đạo lý làm người, những hiện tượng thường xảy ra trong xã hội mà qua đó trở thành kinh nghiệm sống cho mọi người.
I. CÁC DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI THƯỜNG GẶP
1. Nghị luận về một hiện tượng đời sống
- Hiện tượng có tác động tích cực đến suy nghĩ (tiếp sức mùa thi, hiến máu nhân đạo…).
- Hiện tượng có tác động tiêu cực (bạo lực học đường, tai nạn giao thông…).
- Nghị luận về một mẩu tin tức báo chí (hình thức cho một đoạn trích, mẩu tin trên báo… Rút ra vấn đề nghị luận).
2. Nghị luận về một tư tưởng đạo lý
- Tư tưởng mang tính nhân văn, đạo đức (lòng dũng cảm, khoan dung, ý chí nghị lực…).
- Tư tưởng phản nhân văn (ích kỷ, vô cảm, thù hận, dối trá…).
- Nghị luận về hai mặt tốt xấu trong một vấn đề.
- Vấn đề có tính chất đối thoại, bàn luận, trao đổi.
- Vấn đề đặt ra trong mẩu truyện nhỏ hoặc đoạn thơ.
II. NHỮNG VẤN ĐỀ LƯU Ý KHI LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
1. Đọc kỹ đề
- Mục đích: Hiểu rõ yêu cầu của đề, phân biệt được tư tưởng đạo lý hay hiện tượng đời sống.
- Phương pháp xác định: Đọc kỹ đề, gạch chân dưới từ, cụm từ quan trọng để giải thích và xác lập luận điểm cho toàn bài. Từ đó có định hướng đúng mà viết bài cho tốt.
2. Lập dàn ý
- Giúp ta trình bày văn bản khoa học, có cấu trúc chặt chẽ, hợp logic.
- Kiểm soát được hệ thống ý, lập luận chặt chẽ, mạch lạc.
- Chủ động dung lượng các luận điểm phù hợp, tránh lan man, dài dòng.
3. Dẫn chứng phù hợp
- Không lấy những dẫn chứng chung chung (không có người, nội dung, sự việc cụ thể) sẽ không tốt cho bài làm.
- Dẫn chứng phải có tính thực tế và thuyết phục (người thật, việc thật).
- Đưa dẫn chứng phải thật khéo léo và phù hợp (tuyệt đối không kể lể dài dòng).
3. Lập luận chặt chẽ, lời văn cô động, giàu sức thuyết phục
- Lời văn, câu văn, đoạn văn viết phải cô đúc, ngắn gọn.
- Lập luận phải chặt chẽ.
- Cảm xúc trong sáng, lành mạnh.
- Để bài văn thấu tình đạt lý thì phải thường xuyên tạo lối viết song song (đồng tình, không đồng tình; ngợi ca, phản bác…).
4. Bài học nhận thức và hành động
- Sau khi phân tích, chứng minh, bàn luận… thì phải rút ra cho mình bài học.
- Thường bài học cho bản thân bao giờ cũng gắn liền với rèn luyện nhân cách cao đẹp, đấu tranh loại bỏ những thói xấu ra khỏi bản thân, học tập lối sống…
5. Độ dài cần phù hợp với yêu cầu đề bài
- Khi đọc đề cần chú ý yêu cầu đề (hình thức bài làm là đoạn văn hay bài văn, bao nhiêu câu, bao nhiêu chữ…) từ đó sắp xếp ý tạo thành bài văn hoàn chỉnh.
III. CẤU TRÚC ĐỀ VÀ CÁC DẠNG ĐỀ CỤ THỂ
1. Nghị luận về tư tưởng đạo lý
1.1 Khái niệm: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, quan điểm nhân sinh (như các vấn đề về nhận thức; về tâm hồn nhân cách; về các quan hệ gia đình xã hội, cách ứng xử; lối sống của con người trong xã hội…).
- Cấu trúc bài văn:
a. Mở bài
- Giới thiệu khái quát tư tưởng, đạo lý cần nghị luận.
- Nêu ý chính hoặc câu nói về tư tưởng, đạo lý mà đề bài đưa ra.
b. Thân bài
- Luận điểm 1: Giải thích yêu cầu đề
+ Cần giải thích rõ nội dung tư tưởng đạo lý.
+ Giải thích các từ ngữ, thuật ngữ, khái niệm, nghĩa đen, nghĩa bóng (nếu có).
+ Rút ra ý nghĩa chung của tư tưởng, đạo lý; quan điểm của tác giả qua câu nói (thường dành cho đề bài có tư tưởng, đạo lý được thể hiện gián tiếp qua câu danh ngôn, tục ngữ, ngạn ngữ…).
- Luận điểm 2: Phân tích và chứng minh
+ Các mặt đúng của tư tưởng, đạo lý (thường trả lời câu hỏi tại sao nói như thế?).
+ Dùng dẫn chứng xảy ra cuộc sống xã hội để chứng minh.
+ Từ đó chỉ ra tầm quan trọng, tác dụng của tư tưởng, đạo lý đối với đời sống xã hội.
- Luận điểm 3: bình luận mở rộng vấn đề
+ Bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến tư tưởng, đạo lý (vì có những tư tưởng, đạo lý đúng trong thời đại này nhưng còn hạn chế trong thời đại khác, đúng trong hoàn cảnh này nhưng chưa thích hợp trong hoàn cảnh khác).
+ Dẫn chứng minh họa (nên lấy những tấm gương có thật trong đời sống).
- Rút ra bài học nhận thức và hành động
+ Rút ra những kết luận đúng để thuyết phục người đọc.
+ Áp dụng vào thực tiễn đời sống.
c. Kết bài
- Nêu khái quát đánh giá ý nghĩa tư tưởng đạo lý đã nghị luận.
- Mở ra hướng suy nghĩ mới.
2. Dàn ý về dạng đề mang tính nhân văn
2.1 Khái niệm:
- Các tính nhân văn tốt đẹp: lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý chí nghị lực, tôn sư trọng đạo…
- Hình thức: thường ra dưới dạng một ý kiến, một câu nói, một hay vài câu thơ hoặc tục ngữ, ngạn ngữ…
2.2 Cấu trúc bài làm
a. Mở bài: Trong trường hợp là đề yêu cầu bàn về một câu nói, một ý kiến thì chúng ta nêu nội dung của ý kiến rồi dẫn ý kiến vào.
Ví dụ trường hợp đề là một bài văn nghị luận ngắn nêu suy nghĩ về một vấn đề nào đó như: Viết một bài văn nghị luận ngắn trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói của liệt sĩ Đặng Thùy Trâm: “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”.
Ta mở bài như sau:
Cuộc sống quanh ta có biết bao nhiêu là khó khăn và thử thách. Nếu chúng ta hèn nhát và yếu đuối chắc chắn sẽ gặp thất bại nhưng với ý chí và nghị lực vượt qua mọi gian khó thì con đường vươn đến thành công sẽ mở ra trước mắt. Liệt sĩ Đặng Thùy Trâm đã ghi lại trong những dòng nhật ký đầy máu, nước mắt và niềm tin: “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”. Đó là giá trị chân lý sống, là con đường vươn tới tương lai.
b. Thân bài
Trong trường hợp đề chỉ yêu cầu bàn về đức tính của con người.
Ví dụ: Cho mẩu chuyện sau: “Có một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng. Chiếc lá lớn hơn con kiến gấp nhiều lần. Đang bò, kiến gặp phải một vết nứt khá lớn trên nền xi măng. Nó dừng lại giây lát, đặt chiếc lá ngang qua vết nứt rồi vượt qua bằng cách bò lên trên chiếc lá. Đến bờ bên kia, con kiến lại tiếp tục tha chiếc lá và tiếp tục cuộc hành trình”. Bằng một văn bản ngắn (khoảng 1 trang giấy thi), trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa mẩu chuyện trên.
Trước hết, ta cần tìm hiểu thông điệp câu chuyện gửi đến: Những khó khăn, trở ngại vẫn thường xảy ra trong cuộc sống, luôn vượt khỏi toan tính và dự định của con người. Vì vậy, mỗi người cần phải có nghị lực, sáng tạo để vượt qua.
- Giải thích ý nghĩa truyện:
+ Chiếc lá và vết nứt: Biểu tượng cho những khó khăn, vất vả, trở ngại, những biến cố có thể xảy ra đến với con người bất kì lúc nào.
+ Con kiến dừng lại trong chốc lát để suy nghĩ và nó quyết định đặt ngang chiếc lá qua vết nứt, rồi vượt qua bằng cách bò lên trên chiếc lá. Đó là biểu tượng cho con người biết chấp nhận thử thách, biết kiên trì, sáng tạo, dũng cảm vượt qua bằng chính khả năng của mình.
- Bàn luận
+ Thực tế: những người biết chấp nhận thử thách, biết kiên trì, sáng tạo, dũng cảm vượt qua bằng chính khả năng của mình sẽ vươn đế thành công.
+ Tại sao con người cần có nghị lực trong cuộc sống?
Cuộc sồng không phải lúc nào cũng êm ả, xuôi nguồn mà luôn có những biến động, những gian truân thử thách. Con người cần phải có ý chí, nghị lực, thông minh, sáng tạo và bản lĩnh mạnh dạn đối mặt với khó khăn gian khổ, học cách sống đối đầu và dũng cảm; học cách vươn lên bằng nghị lực và niềm tin. Dẫn chứng: Lê Lợi mười năm nếm mật nằm gai đưa cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đến thắng lợi.
- Phê phán những quan niệm, suy nghĩ sai trái:
+ Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn những người bi quan, chán nản, than vãn, buông xuôi, ỷ lại, hèn nhát, chấp nhận, đầu hàng, đổ lỗi cho số phận…. cho dù những khó khăn ấy chưa phải là tất cả.
+ Dẫn chứng (lấy từ thực tế cuộc sống).
- Bài học nhận thức và hành động:
+ Về nhận thức: Khi đứng trước thử thách cuộc đời cần bình tĩnh, linh hoạt, nhạy bén tìm ra hướng giải quyết tốt nhất (chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo).
+ Về hành động: Khó khăn, gian khổ cũng là điều kiện thử thách và tôi luyện ý chí, là cơ hội để mỗi người khẳng định mình. Vượt qua nó, con người sẽ trưởng thành hơn, sống có ý nghĩa hơn.
c. Kết bài
- Khẳng định lại vấn đề.
- Liên hệ.
Ví dụ: Tóm lại, cuộc sống không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió. Khó khăn, thử thách, sóng gió có thể nổi lên bất cứ lúc nào. Đó là qui luật tất yếu mà con người phải đối mặt. Vì thế cần phải rèn luyện nghị lực và có niềm tin vào cuộc sống. “Đường đi trải đầy hoa hồng sẽ không bao giờ dân đến vinh quang”.
3. Dạng đề nêu những vấn đề tác động đến việc hình thành nhân cách con người
3.1 Các vấn đề thường gặp:
- Vấn đề tích cực: tình yêu quê hương đất nước, lòng nhân ái, tình yêu thiên nhiên, ý chí nghị lực, hành động dũng cảm…
- Vấn đề tiêu cực: Thói dối trá, lối sống ích kỷ, phản bội, ghen tị, vụ lợi cá nhân…
3.2 Dạng đề
Đề thường ra dưới dạng một ý kiến, một câu nói, tục ngữ, ngạn ngữ, một mẩu chuyện nhỏ, một đoạn tin trên báo đài…
Ví dụ: Sài Gòn hôm nay đầy nắng. Cái nắng gắt như thiêu như đốt khiến dòng người chạy bạt mạng hơn. Ai cũng muốn chạy cho nhanh để thoát khỏi cái nóng. Một người phụ nữ độ tuổi trung niên đeo trên vai chiếc ba lô thật lớn, tay còn xách giỏ trái cây. Phía sau bà là một thiếu niên. Cứ đi được một đoạn, người phụ nữ phải dừng lại nghỉ mệt. Bà lắc lắc cánh tay, xoay xoay bờ vai cho đỡ mỏi. Chiếc ba lô nặng oằn cả lưng. Chàng thiếu niên con bà bước lững thững, nhìn trời ngó đất. Cậu chẳng mảy may để ý đến những giọt mồ hôi đang thấm ướt vai áo mẹ. Chốc chốc thấy mẹ đi chậm hơn mình, cậu còn quay lại gắt gỏng: “Nhanh lên mẹ ơi! Mẹ làm gì mà đi chậm như rùa”.
(Những câu chuyện xót xa về sự vô cảm của con trẻ - http://vietnamnet.vn)
Viết văn bản ngắn (khoảng một trang giấy thi) nêu suy nghĩ của em về hiện tượng được nhắc đến trong câu chuyện trên.
a. Mở bài
Ta có gợi ý mở bài như sau: “Trong cuộc sống, nếu như chúng ta có sự quan tâm lẫn nhau, biết suy nghĩ về nhau thì cuộc đời sẽ đẹp biết bao. Thế nhưng, hiện nay sự thờ ơ vô cảm của giới trẻ đang xuất hiện ngày càng nhiều. Những câu chuyện xót xa về sự vô cảm của con trẻ được đăng trên vietnamnet.vn đã gợi cho chúng ta nhiều suy tư về quan niệm sống trong xã hội.”
b. Thân bài
- Giải thích
+ Thế nào là thờ ơ, vô cảm?
+ Những hiện tượng vô cảm, thờ ơ trong gia đình hiện nay được biểu hiện như thế nào? (tóm tắt lại văn bản một cách ngắn gọn, rút ra vấn đề).
- Bàn luận
+ Thực trạng: Thờ ơ, vô tâm; quát mắng cha mẹ; đánh đập, thậm chí làm người thân tổn thương vì những hành vi bạo lực,...
+ Hậu quả: Con người trở nên lãnh cảm với mọi thứ, tình cảm thiếu thốn dễ nảy sinh tội ác, khó hình thành nhân cách tốt đẹp; gia đình thiếu hơi ấm, nguội lạnh, thiếu hạnh phúc, dễ gây bất hòa; sự vô cảm, cái ác sẽ thống trị và nhân lên trong xã hội,...
+ Nguyên nhân:
* Bản thân (thiếu ý thức chia sẻ gian khó với mọi người xung quanh, chỉ biết vụ lợi…).
* Gia đình (cha mẹ quá nuông chìu con cái, thiếu giáo dục ý thức cộng đồng cho con cái…).
* Nhà trường (chỉ chăm lo dạy chữ mà coi nhẹ việc giáo dục đạo đức, bồi dưỡng tình cảm cho học sinh...).
* Xã hội (sự phát triển không ngừng của khoa học, con người trở nên xơ cứng, chỉ nghĩ đến cá nhân, thiếu ý thức cộng đồng...).
- Phê phán
+ Những biểu hiện lạnh lùng vô cảm.
+ Đề cao thái độ đồng cảm, tình người.
+ Nêu dẫn chứng.
- Bài học nhận thức và hành động
+ Về nhận thức: đây là một vấn đề xấu nhiều tác hại mà mỗi chúng ta cần đấu tranh và loại bỏ ra khỏi bản thân mình và xã hội.
+ Về hành động, cần học tập và rèn luyện nhân cách, sống cao đẹp, chan hòa, chia sẻ, có ý thức cộng đồng.
c. Kết bài
Quan tâm, chia sẻ với mọi người chung quanh để đầy ý nghĩa.
4. Cách thiết lập dàn ý nghị luận về hiện tượng đời sống
4.1 Khái niệm
- Nghị luận về một hiện tượng đời sống là bàn bạc về một hiện tượng đang diễn ra trong thực tế đời sống xã hội mang tính chất thời sự, thu hút sự quan tâm của nhiều người (như ô nhiễm môi trường, nếp sống văn minh đô thị, tai nạn giao thông, bạo hành gia đình, lối sống thờ ơ vô cảm, đồng cảm và chia sẻ…).
- Đó có thể là một hiện tượng tốt hoặc xấu, đáng khen hoặc đáng chê.
- Phương pháp: Để làm tốt kiểu bài này, học sinh cần phải hiểu hiện tượng đời sống được đưa ra nghị luận có thể có ý nghĩa tích cực cũng có thể là tiêu cực, có hiện tượng vừa tích cực vừa tiêu cực… Do vậy, cần căn cứ vào yêu cầu cụ thể của đề để gia giảm liều lượng cho hợp lý, tránh làm bài chung chung, không phân biệt được mặt tích cực hay tiêu cực.
4.2 Thiết lập dàn ý
a. Mở bài: Giới thiệu hiện tượng đời sống phải nghị luận.
b. Thân bài
- Luận điểm 1: giải thích sơ lược hiện tượng đời sống; làm rõ những hình ảnh, từ ngữ, khái niệm trong đề bài.
- Luận điểm 2: nêu rõ thực trạng các biểu hiện và ảnh hưởng của hiện tượng đời sống.
+ Thực tế vấn đề đang diễn ra như thế nào, có ảnh hưởng ra sao đối với đời sống, thái độ của xã hội đối với vấn đề.
+ Chú ý liên hệ với thực tế địa phương để đưa ra những dẫn chứng sắc bén, thuyết phục từ đó làm nổi bật tính cấp thiết phải giải quyết vấn đề.
- Luận điểm 3: lý giải nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đời sống, đưa ra các nguyên nhân nảy sinh vấn đề, các nguyên nhân từ chủ quan, khách quan, do tự nhiên, do con người. Nguyên nhân nảy sinh vấn đề để đề xuất phương hướng giải quyết trước mắt, lâu dài.
- Luận điểm 4 đề xuất giải pháp để giải quyết hiện tượng đời sống. Chú ý chỉ rõ những việc cần làm, cách thức thực hiện, đòi hỏi sự phối hợp với những lực lượng nào).
c. Kết bài
- Khái quát lại vấn đề đang nghị luận.
- Thái độ của bản thân về hiện tượng đời sống đang nghị luận.
5. Cụ thể hóa cấu trúc hiện tượng đời sống có tác động đến con người
a. Mở bài:
Ví dụ 1: “Việt Nam vốn là một quốc gia yêu chuộng hòa bình và có nhiều truyền thống nhân văn cao đẹp về lòng yêu thương con người, lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, sự đồng cảm sẻ chia… Một trong những biểu hiện cao đẹp của truyền thống ấy đang được tuổi trẻ ngày nay phát huy. Đó chính là (…). Đây là một hiện tượng tốt có nhiều ý nghĩa nhân văn cao đẹp.”
- Ví dụ 2: “Môi trường học đường của chúng ta hiện nay đang đứng trước thử thách bởi các vấn nạn: bạo lực học đường, gian lận trong thi cử, nói tục chửi thề, bệnh thành tích trong giáo dục… Một trong những vấn đề thách thức hàng đầu hiện nay đó chính là (…). Đây là một hiện tượng tiêu cực có nhiều tác hại mà ta cần lên án và loại bỏ”.
- Ví dụ 3: Xã hội của chúng ta hiện nay đang đứng trước nhiều thách thức như: tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường, nạn tham nhũng, bệnh vô cảm… Một trong những vấn đề thách thức hàng đầu hiện nay đó chính là (…). Đây là một hiện tượng xấu có nhiều tác hại mà ta cần lên án và loại bỏ.
b. Thân bài
Ví dụ: Đề bàn về tai nạn giao thông.
Trước hết ta cần hiểu “Tai nạn giao thông” là gì? Tai nạn giao thông là tai nạn do các phương tiện tham gia giao thông gây nên. Bao gồm: tai nạn giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường hàng không. Trong đó nhiều nhất là tai nạn giao thông đường bộ.
Bàn luận:
- Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông: (trình bày nguyên nhân):
+ Chủ quan: ý thức người tham gia giao thông. Đây là ngyên nhân cơ bản, quan trọng nhất dẫn đến tai nạn giao thông: không chấp hành luật giao thông, thiếu quan sát, phóng nhanh, giành đường, vượt ẩu, sử dụng rượu bia và các chất kích thích khi tham gia giao thông…
+ Khách quan: cơ sở hạ tầng giao thông còn hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu xã hội, mật độ dân số ngày càng đông…
- Phân tích những nguyên nhân, tìm ra biện pháp khắc phục: (trình bày biện pháp).
+ Xây dựng ý thức tôn trọng pháp luật
+ An toàn giao thông – hạnh phúc của mọi người, mọi nhà.
+ Hãy chấp hành nghiêm luật giao thông đường bộ.
+ Hãy đội mũ bảo hiểm để bảo vệ cuộc sống của bạn.
+ Lái xe bất cẩn - Ân hận cả đời.
+ Hãy nói không với rượu, bia khi tham gia giao thông.
+ Có văn hóa giao thông là sống vì cộng đồng.
- Bài học bản thân: “An toàn là bạn, tai nạn là thù” để không trở thành nạn nhân của tai nạn giao thông. Như rèn luyện nhân cách, bản lĩnh; tham gia vào các sinh hoạt văn hóa lành mạnh…
c. Kết bài
- Tai nạn giao thông là một vấn nạn ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội cần sữ chung sức của cả cộng đồng.
- Hãy thể hiện mình là người có văn hóa khi tham gia giao thông.
Nghị luận xã hội là một vấn đề vô cùng phong phú, đa dạng, đa diện đòi hỏi kiến thức xã hội, kỹ năng sống, khả năng tiếp cận vấn đề của người học sinh. Vì thế, các em cần rèn luyện cách nghĩ, cách nhìn vấn đề thật tinh tường để đạt hiệu quả khi đánh giá nhận định vấn đề xã hội. Trên đây là một số gợi ý nhỏ giúp các bạn làm hành trang khi viết văn nghị luận xã hội. Chúc bạn học tốt.
Quá trình thành niên vốn đã không dễ dàng, dịch COVID-19 xuất hiện càng thêm phần khó khăn. Nhiều thanh thiếu niên phải bỏ lỡ không chỉ những sự kiện trọng đại của tuổi niên thiếu, mà còn những khoảnh khắc thường nhật như được tán gẫu với bạn bè hay được lên lớp do trường học đóng cửa và nhiều sự kiện bị hủy bỏ.
Nếu bạn đang cảm thấy lo lắng, cô lập và thất vọng khi phải đối mặt với những thay đổi trong cuộc sống do dịch bệnh bùng phát, hãy nhớ rằng: Bạn không đơn độc. Chúng tôi đã trao đổi với TS. Lisa Damour - chuyên gia tâm lý, tác giả của hai đầu sách bán chạy nhất và cây viết cho chuyên mục tháng của Thời báo New York trong lĩnh vực tâm lý vị thành niên để tìm hiểu cách bạn có thể tự chăm sóc sức khỏe tinh thần cho chính mình.
1. Hiểu rằng cảm giác lo âu là hoàn toàn bình thường
Bạn không phải là người duy nhất cảm thấy lo âu khi biết trường học đóng cửa và khi đọc các dòng tít báo động về dịch bệnh. Trên thực tế, cảm xúc lo lắng đó ở bạn là phản ứng bình thường. TS. Damour cho biết: "Các nhà tâm lý học từ lâu đã nhận ra rằng cảm giác lo âu là một cơ chế bình thường và lành mạnh, giúp cảnh báo con người về các mối đe dọa, từ đó thực hiện biện pháp bảo vệ bản thân. Cảm giác lo âu sẽ thôi thúc bạn quyết định những điều cần làm ngay bây giờ, chẳng hạn như hạn chế tiếp xúc với người khác, tránh tụ tập đông người, rửa tay thường xuyên và không chạm tay vào mặt". Nỗi lo âu đang bảo vệ an toàn cho bạn cũng như những người xung quanh. “Lo nghĩ cho những người xung quanh cũng là cách chúng ta thể hiện sự quan tâm, chăm sóc đối với các thành viên trong cộng đồng,” chị giải thích.
Theo TS. Damour, mặc dù những lo lắng xung quanh COVID-19 là hoàn toàn dễ hiểu, song bạn nên cập nhật thông tin từ "những nguồn tin chính thống (ví dụ như website của UNICEF và Tổ chức Y tế Thế giới), đồng thời xác minh thông tin từ những nguồn tin phi chính thống” để tránh hoang mang không cần thiết.
Nếu bạn lo ngại rằng mình đang có các triệu chứng bệnh, hãy trao đổi với cha mẹ. TS. Damour cho hay: "Hãy nhớ rằng tình trạng bệnh do COVID-19 nhìn chung là nhẹ, đặc biệt ở trẻ em và thanh thiếu niên" và nhiều triệu chứng bệnh có thể chữa khỏi được. Chuyên gia khuyên bạn hãy chia sẻ và tìm kiếm hỗ trợ từ cha mẹ hoặc một người lớn mà bạn tin tưởng khi cảm thấy không khỏe hoặc lo ngại về vi-rút Corona.
Đừng quên rằng "có rất nhiều biện pháp hiệu quả mà chúng ta có thể áp dụng để bảo vệ an toàn cho bản thân và người khác, cũng như để cảm thấy mình đang kiểm soát tình hình tốt hơn: rửa tay thường xuyên, không chạm tay vào mặt và giữ khoảng cách an toàn với người khác".
>> Tất cả những điều bạn cần biết về rửa tay
2. Chuyển hướng chú ý
TS. Damour cho biết: “Theo lời khuyên của các nhà tâm lý học, trong tình huống khó khăn kéo dài như hiện nay, chúng ta nên phân loại vấn đề thành hai nhóm: 1) những điều tôi có thể thay đổi và 2) những điều tôi không thể thay đổi.”
Trong bối cảnh hiện nay, rất nhiều việc sẽ rơi vào nhóm thứ hai, nhưng không sao hết. Thay vì tập trung vào những điều ngoài tầm kiểm soát, hãy chuyển sự chú ý sang công việc khác như làm bài tập về nhà, xem bộ phim yêu thích hoặc nằm đọc một cuốn tiểu thuyết để giải tỏa căng thẳng và tìm thấy sự cân bằng trong cuộc sống hàng ngày.
3. Tìm kiếm những cách thức mới để kết nối với bạn bè
Mạng xã hội là một công cụ tuyệt vời giúp bạn kết nối với bạn bè khi đang cách ly tại nhà. Hãy phát huy sức sáng tạo, chẳng hạn bằng cách tham gia thử thách điệu nhảy rửa tay trên -Tok #safehands. TS. Damour “không bao giờ đánh giá thấp sức sáng tạo của giới trẻ. Theo linh cảm của tôi, các bạn trẻ sẽ tìm ra những cách hay chưa từng có để kết nối trực tuyến với nhau."
“Tuy nhiên, bạn không nên dành quá nhiều thời gian ngồi trước màn hình hoặc sinh hoạt trên mạng xã hội thiếu điều độ. Đó không phải là hành vi lành mạnh hay sáng suốt bởi việc này có thể khiến bạn càng hoang mang thêm." Lời khuyên của TS. Damour là các bạn trẻ và cha mẹ nên cùng nhau lập thời gian biểu sử dụng mạng xã hội.
4. Trau dồi bản thân
Bạn muốn bắt đầu học một cái mới, đọc một cuốn sách hay tập chơi nhạc cụ? Cơ hội của bạn đã đến! Trau dồi bản thân và tìm cách tận dụng thời gian bất ngờ rảnh rỗi này là một cách hiệu quả để bạn chăm sóc sức khỏe tinh thần của chính mình. TS. Damour chia sẻ: "Bản thân tôi cũng đã lập một danh sách tất cả những cuốn sách mình muốn đọc và những điều mình vẫn luôn muốn thực hiện."
“Cách duy nhất để bạn thoát khỏi nỗi đau là trải qua nó.”
5. Thành thực với những cảm xúc của bản thân
Thật buồn khi phải từ bỏ các sự kiện với bạn bè, sở thích hoặc các trận đấu thể thao. TS. Damour chia sẻ: "Đây là những tổn thất lớn, nên cũng phải thôi nếu các bạn trẻ cảm thấy thất vọng. Cách giải quyết tốt nhất là gì? Hãy cảm nhận nỗi thất vọng đó,” bởi "cách duy nhất để bạn thoát khỏi nỗi đau là trải qua nó. Nếu bạn muốn buồn thì hãy buồn đi. Càng mau buồn thì bạn càng mau chóng khôi phục tinh thần."
Cách xử lý cảm xúc của mỗi người là khác nhau. "Một số trẻ sẽ làm các hoạt động nghệ thuật; một số lại muốn nói chuyện với bạn vè và chia sẻ nỗi buồn với nhau như một cách để cảm nhận được sự kết nối trong thời gian không được gặp mặt trực tiếp; một số khác tìm cách tích trữ thực phẩm," TS. Damour cho biết. Điều quan trọng là bạn tìm ra cách làm phù hợp với bản thân.
6. Thương yêu bản thân và người khác
Một số thanh thiếu niên đã trở thành nạn nhân của bắt nạt và xâm hại học đường do diễn biến của dịch bệnh COVID-19. Theo TS. Damour, để giải quyết vấn nạn bắt nạt học đường cần huy động sự tham gia của những người ngoài cuộc: “Chúng ta không nên kì vọng trẻ em và thanh thiếu niên tự đối đầu với những kẻ bắt nạt. Thay vào đó, chúng ta nên khuyến khích các em tìm kiếm giúp đỡ, trợ giúp từ bạn bè hoặc người lớn.”
Nếu bạn chứng kiến bạn bè bị bắt nạt, hãy tiếp cận và đề nghị giúp đỡ họ. Thái độ phớt lờ của những người xung quanh có thể khiến người bị bắt nạt cảm thấy rằng cả thế giới đang chống lại mình hoặc không ai quan tâm đến mình. Lời nói của bạn có thể tạo ra sự khác biệt.
Cuối cùng, hãy nhớ rằng: Tại thời điểm này, hơn lúc nào hết, bất kì điều gì chúng ta chia sẻ hoặc nói ra đều có thể gây tổn thương cho người khác, vậy nên cần suy nghĩ kĩ trước khi làm.
Trong cuộc sống, vật nuôi gia đình đã trở nên rất phổ biến. Mỗi gia đình đều có một vật nuôi và nhà em có một chú chó đáng yêu và rất biết nghe lời. Chú tên Milu, chú đã ở bên gia đình em được 3 năm rồi.
Milu nhà em có một bộ lông vàng óng, em cũng chẳng biết nó thuộc giống chó gì. Năm nay 3 tuổi Milu nhìn trông to lớn vô cùng, chẳng bù cho lúc trước bé xíu lũn cũn bằng một bắp chân. Đôi mắt Milu đen đen và tròn, mỗi khi muốn ăn cái gì chú sẽ nhìn em một cách đáng thương tỏ ý muốn ăn cái đó. Mỗi lúc như vậy trông chú thật đáng yêu biết mấy. Milu thì rất hiền lành, nhưng mỗi khi có kẻ lạ vào nhà, chú trở nên rất dữ tợn. Hàm răng chú trắng bóng, sắc lẹm, cái lưỡi hồng hồng thè ra thở. Đôi tai thính cứ có tiếng động lạ là lại vểnh lên như hai lá mít. Dáng người chú oai về như một người lính canh gác trung thành vậy, cái đuôi Milu sẽ vẫy xoắn tít mỗi khi thấy em đi học về và chạy vòng quanh em như vui mừng khôn xiết. Milu nhà em rất thích nằm sưởi nắng vào mỗi buổi sáng, chú lim dim đôi mắt nằm ườn trên cái bệ trước nhà, cái tai thỉnh thoảng vẫy lên nghe ngóng đôi chút lại cụp xuống lười nhác. Vì thế mà lông Milu lúc nào cũng sạch sẽ mềm mại và không có những con giận đáng ghét. Nhà em tuy không có mèo, những chẳng một con chuột nào to gan dám bò vào vì có "vệ sĩ" Milu, chú bắt chuột rất cừ, mỗi lần vồ được con chuột trong bếp hoặc sau vườn, chú lại quẫy đuôi chạy quanh em như khoe chiến công hào hùng của mình. Gia đình em quý chú lắm, mỗi khi đi xa là nhớ và lo lằng xem chú ở nhà ăn uống như thế nào, ở một mình có buồn không. Đối với gia đình em Milu trở thành người bạn chứ không phải là một con vật không biết suy nghĩ. Chú thông minh lắm, dạy chú cái gì chú làm được ngay và rất nghe lời em, biết đi vệ sinh đúng chỗ và không bao giờ trèo lên giường. Cứ đêm đến Milu lại âm thầm canh gác cho giấc ngủ của mọi người trong nhà. Quả chú là một vệ sĩ rất cừ, một thành viên nhỏ dễ thương của gia đình em.
Cả nhà và em ai cũng rất yêu quý Milu, dần dần dường như không thể thiếu được bóng dáng của chú một người bạn trung thành
Hok tốt !!!
Trong cuộc sống, vật nuôi gia đình đã trở nên rất phổ biến. Mỗi gia đình đều có một vật nuôi và nhà em có một chú chó đáng yêu và rất biết nghe lời. Chú tên Milu, chú đã ở bên gia đình em được 3 năm rồi.
Milu nhà em có một bộ lông vàng óng, em cũng chẳng biết nó thuộc giống chó gì. Năm nay 3 tuổi Milu nhìn trông to lớn vô cùng, chẳng bù cho lúc trước bé xíu lũn cũn bằng một bắp chân. Đôi mắt Milu đen đen và tròn, mỗi khi muốn ăn cái gì chú sẽ nhìn em một cách đáng thương tỏ ý muốn ăn cái đó. Mỗi lúc như vậy trông chú thật đáng yêu biết mấy. Milu thì rất hiền lành, nhưng mỗi khi có kẻ lạ vào nhà, chú trở nên rất dữ tợn. Hàm răng chú trắng bóng, sắc lẹm, cái lưỡi hồng hồng thè ra thở. Đôi tai thính cứ có tiếng động lạ là lại vểnh lên như hai lá mít. Dáng người chú oai về như một người lính canh gác trung thành vậy, cái đuôi Milu sẽ vẫy xoắn tít mỗi khi thấy em đi học về và chạy vòng quanh em như vui mừng khôn xiết. Milu nhà em rất thích nằm sưởi nắng vào mỗi buổi sáng, chú lim dim đôi mắt nằm ườn trên cái bệ trước nhà, cái tai thỉnh thoảng vẫy lên nghe ngóng đôi chút lại cụp xuống lười nhác. Vì thế mà lông Milu lúc nào cũng sạch sẽ mềm mại và không có những con giận đáng ghét. Nhà em tuy không có mèo, những chẳng một con chuột nào to gan dám bò vào vì có “vệ sĩ” Milu, chú bắt chuột rất cừ, mỗi lần vồ được con chuột trong bếp hoặc sau vườn, chú lại quẫy đuôi chạy quanh em như khoe chiến công hào hùng của mình. Gia đình em quý chú lắm, mỗi khi đi xa là nhớ và lo lằng xem chú ở nhà ăn uống như thế nào, ở một mình có buồn không. Đối với gia đình em Milu trở thành người bạn chứ không phải là một con vật không biết suy nghĩ. Chú thông minh lắm, dạy chú cái gì chú làm được ngay và rất nghe lời em, biết đi vệ sinh đúng chỗ và không bao giờ trèo lên giường. Cứ đêm đến Milu lại âm thầm canh gác cho giấc ngủ của mọi người trong nhà. Quả chú là một vệ sĩ rất cừ, một thành viên nhỏ dễ thương của gia đình em.
Cả nhà và em ai cũng rất yêu quý Milu, dần dần dường như không thể thiếu được bóng dáng của chú một người bạn trung thành.
Mưa bão Càng lớn việc đi lại Càng gặp khó khắn>
Nhớ k điểm cho mình nhé!
(mưa bão nếu lớn việc đi lại sẽ gặp khó khăn)
đây là ý kiến riêng của mình nếu không hợp lí thì thôi
Câu 1 . Câu nào sau đây không phải là câu ghép ?
a .Cánh đồng lúa que em đang chín rộ
b. Mây đen kéo kín bầu trời , cơn mưa ập tới
c. Bố đi xa về, cả nhà vui mừng
d. Bầu trời đầy sao nhưng lặng gió
k cho mk nha
"Chúng tôi đi làm vì bạn, hãy ở nhà vì chúng ta"
Qua bức thông điệp trên, ta có thể thấy các " Anh Hùng Áo Trắng "đang làm việc tới cùng chỉ để giữ được " mạng sống " của mọi người. Vậy, ở nhà cũng có thể nhàm chán, có lẽ luôn " cắm đầu " vào chiếc điện thoại của chúng ta... Vậy, có lẽ những hoạt động bổ ích sau đây, có thể giúp các bạn vừa khỏe mạnh lại luôn có tinh thần tốt trong mùa dịch này!
- Học Online : Nhắc đến học, nhiều người sẽ luôn tỏ thái độ như : Trời ơi, suốt ngày học, học,...
Thế nhưng, trong mùa dịch này, rất nhiều người hào hứng học đấy! Trao dồi nhiều kiến thức, mà còn được gặp trường, lớp nữa chứ...
- Duy trì thói quen tốt :
Đừng để tâm chí hoang mang làm thay đổi thói quen hằng ngày mà chúng ta có. Chơi thể thao, nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa, cắm hoa, học đàn, nghe nhạc… là một phần giúp thanh lọc và điều hòa tinh thần. Một tinh thần sảng khoái, cam đoan sẽ là điều kiện tiên quyết để ngăn chặn bệnh tật.
Anou, tớ nghĩ đến đó thôi, mong cậu thôpng cảm :^
P/s : Tớ ngu Văn
_Study Well_
#Aoi
Em đã gắn bó với ngôi trường cấp I này được bốn năm rồi. Em yêu nhất là vườn hoa nằm ở góc sân trường.
Vườn hoa trường em rất đa dạng, phong phú. Tuy không lớn lắm nhưng nó là nơi sinh sống của rất nhiều loại cây khác nhau. Ấn tượng nhất là những khóm hoa cúc vàng rực rỡ, hoa cúc trắng khiêm nhường. Những nàng hoa hồng có vẻ kiêu kì hơn, hoa mười giờ giản dị nhưng cũng đầy màu sắc. Bông nào cũng mềm mại, mang vẻ đẹp dịu dàng, dễ thương. Kế bên là những chậu cây cảnh được tỉa thành nhiều hình dáng rất bắt mắt. Có lẽ phải kì công lắm mới tạo ra được những chậu cảnh đẹp đến thế. Khu vườn trường em còn trồng một số cây ăn quả như cây hồng xiêm, cây xoài. Mùa hè, những chùm quả lúc lắc như các cậu bé nô đùa với nhau. Giữa khu vườn là cái hồ nho nhỏ xinh xinh. Nước trong hồ mát lành, sạch sẽ, mấy chú cá vàng tung tăng bơi lội. Cây liễu đứng cạnh bên duyên dáng, thỉnh thoảng xoã mái tóc dài xuống chải chuốt. Trong vườn, nhà trường còn dành một góc nhỏ cho học sinh thực hành môn sinh học, đó là không gian rất lí thú với chúng em. Vườn có một vài chiếc ghế đá, vào giờ ra chơi, học trò lại ra đó ngồi nói chuyện, cười đùa rôm rả...
Vườn trường không lộng lẫy, không sang trọng mà gần gũi, thân thương với tất cả chúng em. Học trò chúng em, ai cũng yêu thích khu vườn này.
#B
Ở mảnh đất nông thôn, con người lầm lũi, bán mặt cho đất bán lưng cho trời với công việc đồng áng một nắng hai sương, với hững lo toan thời tiết, thời vụ. Nên việc chăm chút một vườn hoa trong nhà là điều rất hiếm hoi. Nhưng ông nội em là người rất yêu hoa và có sở thích chăm cây cảnh, bởi vì thế nhà em là một trong những nhà hiếm hoi có một vườn hoa được chăm chút rất tỷ mỷ đúng nghĩa.
Vườn hoa nhà em có diện tích khoảng năm mươi mét vuông, được đặt ngay góc trái hiên nhà. Ông nội em bắt đầu trồng và chăm bón chũng mới được khaongr ba năm thôi. Ở đấy ông đặt hai cây lộc vừng hai bên góc mảnh vườn, hai cây lộc vừng ấy qua ba năm đã cứng cáp hơn nhiều, cứ mỗi độ đông qua xuân về là um tùm chồi lộc xanh non mơn mởn. Ở viền xung quanh ông treo những chậu thiết mộc lan nhỏ xinh cao bằng vai ông. Đến mùa nở hoa, cây tỏa hương hơm ngát cho cả ngôi nhà. Ở giữa là những chậu hoa hồng tỷ muội, mỗi chậu là mỗi màu hoa khác nhau. Đẹp nhất có lẽ là màu cam hường tinh khiết nhẹ nhàng.
Ở đấy ông em còn có cả những chậu xương rồng. Xương rồng nhiều loại lắm, có loại thì năm nào cũng nở hoa sặc sỡ, nhưng cũng có loại suốt mấy năm nay chả có mùa nào chịu nở một bông. Nhiều lúc tôi thắc mắc hỏi ông rằng tại sao ông chăm chúng đều được ông chăm giống nhau mà chậu xương rồng kia thì năm nào cũng nở hoa, còn chậu này thì suốt ba năm nay không thấy nở ạ. Ông khẽ cười hiền hậu giải thích: Cây giống như con người chúng ta vậy, khi chúng ta lớn lên, và có đầy đủ bộ phận cũng như thể chất thì mới sinh con đẻ cái được. Chậu xương rồng này của ông trước kia cũng lớn lắm, nhưng đợt bão năm ngoái không hiểu sao có một viên ngói trên nhà rơi đúng vào thân cây nó, ông phải bỏ đi hai phần ba cây. Lúc đấy nó chỉ còn lại một đoạn bé lắm, ông chỉ sợ nó không sống nổi, nhưng sức sống của cây xương rồng dẻo dai lắm, nó đã bắt đầu tự mọc rễ và lớn lại từ đầu. Chắc nó đang yếu nên chưa nở hoa được cháu ạ. Tôi chăm chú nhìn ông giải thích rồi quay lại nhìn chậu cây, thầm nghĩ sau này mình cũng sẽ thật mạnh mẽ giống loại cây xương rồng này. Kiên cường trước mọi sóng gió của cuộc đời.
Cũng nhờ từ ngày có vườn hoa nhỏ xinh ấy, mà hàng ngày biết bao con chim và bướm, thỉnh thoảng lại có một vài chú ong đến chơi với cây, với hoa. Mỗi ngày lại thấy ông nội đưa về một chậu cây mới. Vì có đôi tay ông nội mà mảnh vườn nhỏ xinh ấy càng ngày càng xanh tươi. Ước rằng luôn thấy mãi hình ảnh ông nội mỗi sớm mai bên mảnh vườn nhỏ xinh ấy.
Tham Khảo
Bài làm
“Chương trình họp mặt cuối cấp tiểu học”
I.Mục đích
- Đánh giá kết quả học tập trong những năm học vừa qua
II.Phân công công việc:
1.Vệ sinh lớp học : Bạn Trang, Tùng, Duy Anh, Nhung, Châu ( bạn Châu phụ trách)
2. Viết khẩu hiệu trên bảng đen “Họp mặt cuối cấp tiểu học” : Bạn Ly phụ trách
3. Chuẩn bị khăn trải bàn, lọ hoa, hoa : Bạn Hào, Luân, May ( bạn May phụ trách )
4. Chuẩn bị chương trình buổi họp mặt : bạn Thảo, Vy, Ngọc, Duy Anh ( Lớp Trưởng phụ trách)
5. Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ:
+ Tiết mục đơn ca : bạn Ngọc phụ trách
+ Tiết mục sáo : Bạn Nam phụ trách
+ Tiết mục kịch “ Cô bé bán diêm ”: Các bạn tổ 2
+Tiết mục múa : Các bạn nữ
6.Chuẩn bị hoa quả, bánh kẹo : Bạn Linh, Lộc, Trà, Tài ( bạn Tài phụ trách )
III.Chương trình cụ thể.
1.Giới thiệu chương trình cuộc họp
2.Các tiết mục văn nghệ :
+ Tiết mục đơn ca
+ Tiết mục sáo
+ Tiết mục kịch “ Cô bé bán diêm”
+Tiết mục múa
3.Kết thúc chương trình