K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 10 2022
Nội dungP trắngP đỏ
Công thức phân tử\(P_4\)\(\left(-P_4-\right)_n\)
Cấu trúc phân tửTứ diện đềuPolime
Trạng thái, màu sắcChất rắn màu trắng hơi vàngChất rắn màu đỏ
Nhiệt độ nóng chảy44,1 oC590 oC
Tính tanKhông tan trong H2O; tan trong C6H6, CS2,...Không tan trong các dung môi thông thường
Độ bềnKém bền, tự bốc cháy ở nhiệt độ trên 40 oCVì là polime nên khá bền, nhưng dễ bị chảy rữa
Tính độcRất độc, gây bỏng nặng khi rơi vào da, hít phải hơi P4 có thể gây tử vongKhông độc hại
Khả năng phát quangPhát quang màu lục nhạt trong bóng tối ở nhiệt độ thườngKhông phát quang ở nhiệt độ thường
Cách bảo quảnNgâm vào nướcỞ nơi khô ráo
Chuyển hoá qua lại

Nung nóng ở 250 oC trong chân không, sẽ có phản ứng trùng hợp tạo polime P đỏ:

\(nP_4\xrightarrow[\text{chân không}]{250^\circ C}\left(-P_4-\right)_n\)

Khi đun nóng trung chân không, polime P đỏ bị "bẻ gãy" tạo thành hơi P4, khi làm lạnh thì hơi đó ngưng tụ lại thành P trắng.

 

23 tháng 10 2022

Gọi \(\left\{{}\begin{matrix}n_M=a\left(mol\right)\\n_{Fe}=3a\left(mol\right)\end{matrix}\right.\left(ĐK:a,b>0\right)\), hóa trị của M là n

=> aMM + 56.3a = aMM + 168a = 19,2 (1)

Ta có: \(\left\{{}\begin{matrix}n_{H_2}=\dfrac{8,96}{22,4}=0,4\left(mol\right)\\n_{Cl_2}=\dfrac{12,32}{22,4}=0,55\left(mol\right)\end{matrix}\right.\)

TH1: M không phản ứng với HCl

PTHH: Fe + 2HCl --> FeCl2 + H2

           0,4<------------------------0,4

=> mFe = 0,4.56 = 22,4 (g) > 19,2 (g) = mhh (vô lý)

=> Loại

TH2: M có phản ứng với HCl

PTHH:    \(2M+2nHCl\rightarrow2MCl_n+nH_2\)

                 a------------------------------->0,5an

               \(Fe+2HCl\rightarrow FeCl_2+H_2\)

                3a------------------------->3a

=> 0,5an + 3a = 0,4 (2)

PTHH:      \(2M+nCl_2\xrightarrow[]{t^o}2MCl_n\)

                 a----->0,5an

                 \(2Fe+3Cl_2\xrightarrow[]{t^o}2FeCl_3\)

                   3a----->4,5a

=> 0,5an + 4,5a = 0,55 (3)

Lấy (3) - (2), ta được: 1,5a = 0,15 => a = 0,1 (t/m)

Thay a = 0,1 vào (1), ta được:

0,1MM + 168.0,1 = 19,2 

=> MM = 24 (g/mol)

=> M là Magie (Mg)

=> \(\left\{{}\begin{matrix}\%m_{Mg}=\dfrac{0,1.24}{19,2}.100\%=12,5\%\\\%m_{Fe}=100\%-12,5\%=87,5\%\end{matrix}\right.\)

23 tháng 10 2022

chịu mới học lớp 6

23 tháng 10 2022

a) Ta có: \(\left\{{}\begin{matrix}n_{Fe}=\dfrac{22,4}{56}=0,4\left(mol\right)\\n_{AgNO_3}=0,2.0,1=0,02\left(mol\right)\\n_{Cu\left(NO_3\right)_2}=0,2.0,5=0,1\left(mol\right)\end{matrix}\right.\)

PTHH:           \(Fe+2AgNO_3\rightarrow Fe\left(NO_3\right)_2+2Ag\downarrow\) (1)

ban đầu        0,4       0,02

sau pư          0,39       0                  0,01            0,02

                      \(Fe+Cu\left(NO_3\right)_2\rightarrow Fe\left(NO_3\right)_2+Cu\downarrow\) (2)

ban đầu         0,39        0,1

sau pư           0,29          0                0,1               0,1

=> mA = 0,1.64 + 0,02.108 + 0,29.56 = 24,8 (g)

b) \(C_{M\left(Fe\left(NO_3\right)_2\right)}=\dfrac{0,1+0,01}{0,2}=0,55M\)

23 tháng 10 2022

\(^{242}_{94}Pu+^{22}_{10}Ne\rightarrow4^1_0n+^{260}_{104}Rf\)

22 tháng 10 2022

(1) Helium , Neon , Argon 

(2) liên kết hóa học 

(3) Ion

(4) cộng hóa trị

22 tháng 10 2022

Câu 6 : Hợp chất NaCl thuộc liên kết ion . Vì các ion Na+ và Cl- hút nhau tạo thành liên kết ( lớp vỏ ngoài cùng có 8e ) trong phân tử sondium chlorine