K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 3 2019

                                                                     Bài làm 

Văn nghệ là tiếng nói của tình cảm con người. Và văn chương-một bộ phận nhỏ của văn nghệ cũng góp phần làm nên cái tiếng nói chung ấy. Dù bạn là người khô khan, cộc cằn đến đâu thì liệu bạn có chắc rằng mình sẽ không rơi lệ khi chứng kiến cảnh chia tay giữa hai anh em Thành và Thuỷ trong "Cuộc chia tay của những con búp bê". Sự chia sẻ, tâm hồn rộng mở chính là quà tặng tinh thần đẹp nhất mà văn chương mang đến cho chúng ta. Bạn có chú ý đến từ "gây" trong đề bài. Từ "gây" ở đây gợi cho người đọc một sự lôi kéo, dường như đó là cái không tốt. Bởi cũng như cuộc sống muôn màu, văn học cũng được tạo nên từ nhiều mảnh ghép khác nhau; có những mảnh ghép làm cho nền văn học thêm đặc sắc, độc đáo nhưng cũng có những thành phần làm văn học trở nên u tối, đầy rẫy những xấu xa. Nói như thế, có nghĩa là, bên cạnh những tình cảm tích cực, văn học còn mang đến cho ta những mặt tiêu cực trogn suy nghĩ và lối sống mà tư tửong yêu đương tuổi học trò là một ví dụ chẳng hạn. 
Văn học mang đến cho cuộc sống chúng ta nhiều thứ thật đấy. Nhưng tiếp nhận chúng thế nào, cảm nhận chúng ra sao lại là một vấn đề khác. Hãy để những tình cảm trong văn học mãi luôn là những tình cảm đẹp, thiêng liêng nhất...và còn gì đẹp hơn nếu bạn biến chúng thành tình cảm thật trogn cuộc sống nhỉ ?

P/S : kb nhoa !!!!

31 tháng 3 2019

Với một lối văn nghị luận kết hợp hài hòa giữa lí lẽ sắc bén với cảm xúc tinh tế, trong văn bản này, Hoài Thanh khẳng định: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha. Văn chương là tấm gương phản ánh cuộc sống muôn hình vạn trạng. Hơn thế, văn chương còn góp phần sáng tạo ra sự sống, gây dựng cho con người những tình cảm không có và luyện những tình cảm sẵn có. Đời sống tinh thần của nhân loại nếu thiếu văn chương thì sẽ rất nghèo nàn, tẻ nhạt.Văn chương nâng cao nhận thức, làm phong phu tâm hồn con người. Văn chương làm đẹp, làm giàu cho cuộc sông trên trái đất này.

31 tháng 3 2019

Trong cuộc đời của mỗi con người ai cũng mong muốn sau này lớn lên sẽ trở thành một con người có ích trong xã hội, đặc biệt trong thời đại mà xã hội ta đang trên con đường đổi mới theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để đất nước có thể theo kịp các nước khác chúng ta phải có nhiều nhân tài. Và đối với thế hệ học sinh, nhiệm vụ học tập là vô cùng quan trọng vì họ chính là người chủ tương lai đất nước, họ phải là những con người có tri thức có trình độ mới có thể làm tốt vai trò quan trọng của mình sau này. Về ý thức học tập Lênin có một câu nói rất nổi tiếng “Học, học nữa, học mãi”.

Để hiểu nội dung của lời khuyên này trước hết chúng ta cần hiểu học là gì? Học là một quá trình thu nhận, tích lũy kiến thức, kĩ năng để giúp cho bản thân có thêm hiểu biết về trình độ khoa học, kĩ thuật. Học là một khái niệm rất rộng chứ không phải bó hẹp trong phạm vi ngôi trường mà ngay từ nhỏ khi sống giữa vòng tay yêu thương của cha mẹ, ông bà chúng ta đã được dạy dỗ từ cách ăn nói, ứng xử, đi đứng đối xử với người trên với bạn bè. Thế rồi khi đến trường chúng ta lại được các thầy cô dạy kiến thức về khoa học về xã hội, và dưới bàn tay chăm sóc Ân cần của các thầy cô giáo ta còn được học cả rèn luyện cả về đạo đức. Và khi đi ra ngoài xã hội ta còn được học hỏi qua bạn bè, qua những người xung quanh mình, rồi còn qua các thông tin đại chúng như đài báo sách vở… Song có một điều chúng ta cần chú ý là phải học toàn diện tránh tình trạng hỏi về bất cứ vấn đề về tự nhiên thì đều biết còn hỏi về các vấn đề xã hội thì chẳng biết gì.

“Học nữa” là học hết trình độ này chúng ta phải chuyển sang trình độ khác, từ dễ đến khó, từ phạm vi hẹp đến phạm vi rộng. Việc học không bao giờ được ngừng nghỉ mà là một mạch nối tiếp nhau và không ngừng nâng cao để ta có cơ hội trau dồi tri thức, nâng cao trình độ hiểu biết của mình. Mỗi lần nâng lên một mức học con người sẽ trưởng thành và vững chắc thêm một bước về tri thức và trình độ và đó là thứ hành trang quý giá giúp con người tự tin khi bước vào cuộc sống tự lập sau này và quan trọng nhất là có tri thức trí tuệ để có thể vận dụng tốt vào công việc và có thể sáng tạo ra những công trình khoa học, góp phần xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.

Còn “học mãi” là học liên tục, học không ngừng nghỉ suốt đời, luôn nâng cao trình độ hiểu biết của mình. Học mãi để tạo thành thói quen ham học hỏi, say mê với khoa học. Và việc học phải được liên tục không bị hạn chế bởi tuổi tác. Khi ta còn trẻ việc học tập là đương nhiên thế nhưng khi ta càng cao tuổi thì việc học không vì thế mà ngưng trệ, mà ta cũng cần chăm chỉ học hỏi hơn nữa bằng cách tự học, nghiên cứu qua sách vở. Như vậy việc học là vô tận vừa học vừa làm vô cùng có lợi bởi quá trình làm việc sẽ giúp ta hiểu được mình còn thiếu kiến thức gì và việc học sẽ bổ sung cho ta. Như vậy câu nói rất đơn giản của Lênin đã cho ta thấy cần phải học như thế nào mới giúp ta trở thành con người hoàn thiện, một người có tri thức.

Vậy vì sao chúng ta phải hiểu như vậy? Trước hết việc ta học tập tốt sẽ có lợi cho chính bản thân ta, bởi nếu ta không học sau này ta sẽ không thể làm tốt công việc được. Kết quả công việc sẽ không được tốt đẹp như ta mong muốn và chúng ta sẽ không thể nuôi sống bản thân mình, không thể giúp được gia đình công như không thực hiện được nghĩa vụ cao cả của đất nước; là người làm chủ tương lai đất nước. Bác Hồ đã từng nói: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ một phần công lao học tập của các cháu”. Đúng như vậy nếu chúng ta không học tập thì cả thế hệ trẻ sẽ chẳng có ai tài giỏi để giúp cho đất nước tiến lên, vì thế việc học tập là vô cùng cần thiết và hơn thế còn là trách nhiệm đối với mỗi người học sinh chúng ta để đưa đất nước sáng ngang với các nước khác trên thế giới. Và chúng ta không học tập tốt không nắm được những tri thức khoa học hiện đại chúng ta sẽ trở thành những người lạc hậu trước sự lớn mạnh như vũ bão của khoa học kĩ thuật trong ngày nay. Như vậy học tập tốt là giúp cho ta và cho xã hội hơn nữa là phát huy truyền thống hiếu học của ông cha ta từ xưa cho đến nay.

Ngày xưa ông cha ta đã có một truyền thống hiếu học như Mạc Đĩnh Chi là con nhà nghèo nhưng vẫn ham mê học đêm đến vì nhà nghèo không có đèn học nôn ông phải bắt đom đóm cho vào vỏ trứng để học và sau thành tài… Ngày xưa chúng ta có biết bao tấm gương chăm học tập và ngày nay chúng ta cũng cần noi gương theo cha ông.

Song việc học như thế nào để đem lai hiệu quả tốt thì chúng ta thấy cần phải học tập thật chăm chỉ, học say mê hứng thú và phải luôn sáng tao, bên cạnh đó chúng ta cũng cần xem xét phương pháp học tập sao cho đại được kết quả cao. Khi đến lớp cần chăm chú nghe cô giáo giảng bài, ghi chép đầy đủ về nhà học lại và làm bài tập đầy đủ, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp. Ngoài ra ta còn phải học hỏi thêm bạn bè thầy cô giáo và quan trọng là chúng ta phải luôn chủ động trong việc học tránh sự sao chép học tủ học lệch để có thể phát huy được tính sáng tạo của mình. Luôn tạo cho mình một thói quen học tập thật nghiêm túc, say mê, sáng tạo. Học phải đi đôi với hành bởi có như vậy chúng ta mới nhớ lâu kiến thức đã được học.

Câu nói trên của Lênin đã khuyên chúng ta phải học tập thật nhiều học không mệt mỏi để tạo thành nguồn kiến thức vô tận trong mỗi người để sau này trưởng thành có thể làm chủ mọi công việc, góp phần xây đựng đất nước, xã hội ngày một giàu đẹp văn minh. Đó là một lời khuyên mà mỗi học sinh chúng ta cần nhớ và làm theo.

Nguồn :ST_

31 tháng 3 2019

Lênin là nhà cách mạng kiệt xuất của nhân loại. Tên tuổi của Người gắn liền với cuộc Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại. Bên cạnh đó, đối với nhiều thế hệ người Việt Nam, tên tuổi Lênin đã trở thành thân thuộc với câu châm ngôn nổi tiếng: “Học, học nữa, học mãi”.

Khái niệm “học” mà Lênin sử dụng ở đây có thể hiểu theo những cách khác nhau, tùy theo mức độ rộng hay hẹp trong ý nghĩa.

Theo nghĩa hẹp: học là hoạt động thu nhận và tái hiện tri thức của học sinh dưới sự hướng dẫn và truyền đạt của thầy giáo trong nhà trường. Hoạt động học như thế gắn liền với một giai đoạn cụ thể trong cuộc đời: lứa tuổi thanh thiếu niên, gắn liền với một khòng gian xác định: nhà trường.

Theo nghĩa rộng: Hoạt động học diễn ra ở mọi nơi mọi lúc, trong suòt cuộc đời một con người. Không phải ngẫu nhiên người ta gọi cuóc đời là “trường đời”. đây là mái trường mở ra theo bước chân của con người trên mọi nẻo đường đời, ở mọi lứa tuổi. Theo ý nghĩa này, Gorki đã gọi cuộc đời là “trường đại học của tôi”. Và đây cũng là ý nghĩa chính trong khai niệm học của Lènin. Bản thân cuộc đời Lênin là một minh chứng cho quan niệm này. Qua trường đời, Lênin thu nhận tri thức để trở thành nhà trường có kiến thức sâu rộng. Qua trường đời, Lênin “học làm cách mạng" rồi trở thành nhà cách mạng vĩ đại. Tri thức của nhà trường theo nghĩa hẹp dù phong phú, toàn diện đến đâu cũng có giới hạn. Tri thức của tnrờng đời mới là nguồn tri thức rộng lớn, phong phú. Trong trường đời moi sự kiện, mọi lĩnh vực đời sống là trang sách. Mọi người quanh ta đều là thầy ta. Người ta phải học tất thảy mọi điều dù là nhỏ nhặt nhất như câu tục ngữ đã tổng kết: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”.

Với cách hiểu trên, hoại động học là rất cần thiết. Nhờ học mà xã hội loài người luôn phát triển. Thế hệ sau kế thừa những thành tựu của thế hệ trước để từ đó tạo lập nên những thành tựu mới. Lí giải về sự thành công của mình, nhà bác học Niutơn đã nói một cách hõm hỉnh: Tôi đã đứng trên vai người khổng lồ. “Người khổng lồ” ở đây lá một cách nói hình tượng về những tri thức đã được nhà bác học tiếp thu qua nhưng hoạt động học tập của mình.

Nghĩa gốc của từ “học” trong tiếng Nga mà Lênin sử dụng chỉ hoạt động diễn ra trong một quá trình kéo dài. Người lặp lại từ này ba lần chính là để nhàn mạnh tính thường xuyên, liên tục, không ngừng của hoạt động học. Có điều đó là bởi tri thức trong trường đời là vô hạn. Nó bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau và luôn luôn được bổ sung, phát triển. Đây chính là lí do để chúng ta phải “học nữa, học mãi”. Ngừng học tập cũng tức là chúng ta đặt mình ra khỏi vòng quay của cuộc sống đang không ngừng đổi thay, phát triển.

Nhưng “học nữa, học mãi” không có nghĩa là học tràn lan mọi lĩnh vực, học không có trọng điểm kiến thức. Bên cạnh việc học toàn diện, chúng ta còn phải biết hướng sự học vào giải quvết những mục tiêu cụ thể trong cuộc sống. Mục đích của học không phải chỉ để tiếp thu tri thức mà còn phải vận dụng tri thức đó vào thực tế cuộc sống, để đạt tới những thành tựu có ý nghĩa, để tạo ra tri thức mới. Học như thơ mới đem lại sự say mê và bổ ích. Đây là động lực để hoạt động học gắn bó với con người trong cuộc đời của mình.

Chúng ta đang sống trong một xã hội được mệnh danh là “xã hội tri thức”, “xã hội thông tin”: Hơn bao giờ hết, phương châm “Học, học nữa, học mãi” của Lênin thật sự trở nên thiết yếu với mồi con người. Sự giàu có đích thực của mỗi con người, mỗi quốc gia ngày nay là sự giàu có tri thức. Chỉ có phát triển tri thức mới đưa đất nước “sánh vai các cường quốc năm châu” như mong ước của Bác Hồ vĩ đại.

Câu châm ngôn “Học, học nữa, học mãi” của Lê nin thật gián dị nhưng lại hàm chứa một chiều sâu trí tuệ. Đất nước đang đứng trước những vận hội mới. Thế hệ thanh, thiếu niên Việt Nam vì thế phải khắc sâu lời nhắc nhở của Lênin và biến nó trở thành hiện thực bằng những hoạt động cụ thể của mình.


Nguồn: loigiaihay

31 tháng 3 2019

Từ xa xưa, cha ông ta đã luôn căn dặn cháu con:

"Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng"

"Dù xây chín bậc phù đổ

Không bằng làm phúc cứu cho một người",...

Tất cả những lời khuyên ấy tựu chung lại, mong ước hậu thế mai sau sẽ biết sống vị tha giữa cuộc đời.

Vị tha là có tinh thần chăm lo một cách vô tư đến lợi ích của người khác mà hi sinh lợi ích của cá nhân mình. Như vậy, lòng vị tha ở con người chứng tỏ một tinh thần vô cùng bao dung, nhân ái.

Lòng vị tha thể hiện ở thái độ vô tư, không mưu toan tính toán khi giúp đỡ người khác làm một việc gì đó. Trong lớp có học sinh học kém hơn, bạn không dè bỉu, xa lánh mà lại gần sẻ chia, giúp đỡ bạn ấy học tốt. Trong tập thể có thành viên mắc lỗi, làm điều sai trái, bạn không lên án gay gắt mà ngược lại, bạn giúp đỡ, tạo mọi điều kiện để giúp họ sửa sai,... Trong những hoàn cảnh ấy, nếu bạn làm được như vậy, có thể khẳng định rằng bạn là người có lòng vị tha.. Trong đời sống xã hội, ta có thể nhìn vào hoạt động tình nguyện của thế hệ thanh niên đất nước mỗi khi mùa hè đến. Họ không quản ngại gian khó đi về với vùng cao, vùng gặp khó khăn,... để hoà mình với đồng bào, cùng đồng cam cộng khổ giúp đỡ họ vươn lên.

Có được lòng vị tha, con người sẽ cảm thấy thanh thản trước cuộc đời bởi thấy rằng mình có ích. Hơn thế, họ còn được mọi người mến yêu, quý trọng. Những việc họ làm đã giúp thêm đẹp, thêm giàu cho xã hội. Không ai có thể kể hết giá trị của sự bình yên mà những chiến sĩ công an biên phòng đang từng ngày từng giờ thầm lặng hi sinh cho đất nước. Không ai có thể nói hết được niềm hạnh phúc, lòng quyết tâm vươn lên và sự khởi sắc trong tương lai của những người chưa có thành công, những người lầm lỡ được lòng vị tha cứu giúp. Cuộc đời này cần đến những tấm lòng dù chỉ để gió cuốn bay đi nhưng là bay đi để gieo mầm, nở hoa trên đất lạ.

Trong hoàn cảnh đất nước ta hiện nay, còn rất nhiều gia đình nghèo khó. Lòng vị tha của học sinh chúng ta được thể hiện trong việc đóng góp ủng hộ những gia đình ấy. Thiết thực nhất, ta hãy sống vì những người thân yêu quanh mình học tốt chăm ngoan để ông bà, bố mẹ, thầy cô vui lòng. Nếu có thể, chúng ta giúp đỡ bạn bè cùng trang lứa trong học tập, lao động,... Như vậy, sống vị tha không có nghĩa là phải làm những điều gì phi thường, lớn lao. Ngược lại, đức tính ấy được ghi nhận ở những việc làm đơn giản nhất. Vậy thì tại sao chúng ta không xây dựng cho mình một lối sống đẹp?

Con người sống phải có lòng vị tha . Đó là một phẩm chất đáng quý của mỗi người 

Vị tha nghĩa là luôn mở rộng lòng , rộng lượng tha thứ do dự lỗi lầm của người khác . Vị tha còn có nghĩa là biết chăm lo một cách vô tư đến lợi ích người khác , có thể vì người khác mà hi sinh lợi ích riêng của cá nhân 

Trong cuộc sống có biết bao tấm gương sáng về lòng vị tha . Thúy Kiều đã hi sinh hạnh phúc riêng của mình để chuộc cha và em mình . Bác Hồ là 1 gương sáng về lòng vị tha cả cuộc đời Bác chấp nhận hi sinh hạnh phúc riêng của mình để lo hạnh phúc chung của dân tộc , đem cả tài năng nhiệt tình cống hiến cho đất nước . Lòng vị tha luôn được mọi người đề cao và coi trọng 

Người có lòng vị tha là người biết sống cao đẹp , biết giúp đỡ chia sẽ động viên nhau để cùng phấn đấu đạt được những mục đích . Người có lòng vị tha luôn có tâm hồn thanh thả vị cảm sống lạc quan yêu đời hơn . Để được có lòng vị tha con người phải có trái tim nhân hậu biết yêu thương chia sẻ với đồng bào đồng loại . Thiếu lòng vị tha cuộc sống sẽ trở nên đố kị ganh ghét tìm mọi cách hãm hại lẫn nhau 

Lòng vị tha là đức tính quý báu của con người . Chúng ta phải rèn luyện tấm lòng nhân hậu từ những việc làm cụ thể như nhường chỗ cho trẻ em , cụ già , phụ nữ trên xe buýt , giúp đỡ trẻ em nghèo . Xã hội ai cũng có lòng vị tha thì xã hội trở nên tốt đẹp hơn

 
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
1 tháng 4 2019

1. Câu rút gọn:

- Đê vỡ rồi!

- Có biết không?

- Lính đâu?

- Không còn phép tắc gì nữa à?

=> Tác dụng: Khiến câu ngắn gọn, tránh lặp từ. Thể hiện sự nguy cấp của tình thế và sự thô lỗ, vô học của tên quan phụ mẫu. 

2. Đoạn văn trên: Thể hiện sự thảng thốt của tên quan phụ mẫu trước tình cảnh đê vỡ.

3.

- Câu chủ động: Thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày!

- Chuyển thành câu bị động: Thời chúng mày sẽ bị ông cách cổ, thời chúng mày sẽ bị ông bỏ tù!

31 tháng 3 2019

Trả lời :

vt j z cha , đ's hỉu . Vt cho đúng đề chứ đọc vậy đố tk nào hỉu !!!

Pháp lật là cái để ngăn cấm việc riêng tư sai lầm vượt ra ngoài pháp luật {......}.Nhờ dây dọi thẳng mà cây cong bị dẻo. Nhờ cái mực nước bằng gỗ mà chỗ cao, chỗ nghiêng bị gọt. Nhờ treo cái nặng, thêm được cái nhẹ. Nhờ xác lập cái đấu, cái thachjmaf bớt được cái nhiều, thêm được cái ít. Cho nên phép trị nước chỉ cốt theo pháp luật mà làm hay ngăn cấm mà thôi.          ...
Đọc tiếp

Pháp lật là cái để ngăn cấm việc riêng tư sai lầm vượt ra ngoài pháp luật {......}.Nhờ dây dọi thẳng mà cây cong bị dẻo. Nhờ cái mực nước bằng gỗ mà chỗ cao, chỗ nghiêng bị gọt. Nhờ treo cái nặng, thêm được cái nhẹ. Nhờ xác lập cái đấu, cái thachjmaf bớt được cái nhiều, thêm được cái ít. Cho nên phép trị nước chỉ cốt theo pháp luật mà làm hay ngăn cấm mà thôi.

 

                                                                                                                                                           (Theo Hàn Phi Tử, tập một)

Câu 1: Đoạn văn trên giải thích vấn đề gì?

Câu 2: Đoạn văn trên sử dụng phương pháp giải thích nào?

Câu 3: Tác dụng của phương pháp giải thích đó?


 

0
30 tháng 3 2019

1-ngôi trường mơ ước là

-một ngôi trường đầy đủ tiện nghi

-một nơi thân thiện,hòa đồng

-đồ ăn hợp vệ sinh

-không ran rộng rãi

-nhiều cây xanh

-tuân thủ giờ giấc

-có hôi trường đủ chỗ cho 600 con voi châu phi

-có lớp học hiện đại

hết

Hiểu rõ sự gắn bó mật thiết giữa con người với môi trường sống, nên Bác Hồ đặc biệt quan tâm tới việc “trồng cây gây rừng” và Người luôn coi đây là một trong những vấn đề chiến lược, góp phần quan trọng vào việc nâng cao đời sống và bảo vệ cuộc sống của nhân dân. Trồng cây theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngoài việc để nhân dân chuẩn bị lấy gỗ làm nhà ở, để sản xuất, v.v..còn có một ý nghĩa thiết thực là bảo vệ môi trường tự nhiên.

Ngày 28-11-1959, Người viết bài Tết trồng cây và “đề nghị tổ chức một ngày Tết trồng cây” để thiết thực “lấy thành tích chúc mừng Đảng 30 mươi tuổi”. Người từng nói: trồng cây “tốn kém ít mà ích lợi nhiều”, cho nên “tất cả nhân dân miền Bắc mỗi người phụ trách trồng một hoặc vài ba cây và săn sóc cho tốt” và “mỗi Tết trồng được độ 15 triệu cây”, thì sau mươi năm, “nước ta phong cảnh sẽ ngày càng tươi đẹp hơn, khí hậu sẽ điều hoà hơn, cây gỗ đầy đủ hơn. Điều đó sẽ góp phần quan trọng vào việc cải thiện đời sống của nhân dân ta”. Sáng 6/1/1960, Lời kêu gọi toàn dân hưởng ứng một tháng Tết trồng cây của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập Đảng được đăng trên báo Nhân dân và một số tờ báo khác, trong đó, Người kêu gọi mỗi người hãy trồng ít nhất một cây và phải chăm sóc tốt. Đợt trồng cây này gọi là Tết trồng cây và là Tết trồng cây đầu tiên do Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động. Mùa xuân năm sau, ngày 5-2-1961, Người trồng cây ở Vườn hoa Thanh niên cùng các đại biểu dự Đại hội đại biểu Đoàn Thanh niên Lao động thành phố Hà Nội. Ngày 20-2-1961, về thăm Pác Bó (Cao Bằng) sau hai mươi năm xa cách, sau khi dự cuộc mít tinh của nhân dân Huyện Hà Quảng tổ chức bên bờ suối Pác Bó, thăm một số gia đình có công với cách mạng, thăm lại hang Cốc Bó, Người trồng một khóm trúc bên bờ suối làm kỷ niệm…

Không chỉ viết về Tết trồng cây, Người còn nhấn mạnh rằng: Trồng cây phải là một kế hoạch kinh tế lâu dài và liên tục của Nhà nước. Trên tinh thần đó, để trồng cây đạt hiệu quả thiết thực chứ không chỉ là phong trào, thì các cấp bộ, ngành “phải có kế hoạch, có hướng dẫn, tìm thêm hạt, ươm thêm giống… phải làm đúng khẩu hiệu “trồng cây nào tốt cây ấy”(1), để “phong cảnh của ta cũng thật sự là non sông gấm vóc, tươi đẹp vô cùng”. Không chỉ có vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn chỉ rõ: muốn cho Tết trồng cây trở thành một tục lệ tốt đẹp trong đời sống tinh thần của nhân dân ta, trở thành một nét đẹp truyền thống mỗi dịp đầu xuân, theo Người: “Tết trồng cây cũng như mọi việc khác, các cấp uỷ Đảng phải lãnh đạo cụ thể và chặt chẽ thì sẽ thành công”(2). Tuy nhiên, trong khi thường xuyên nhắc nhở chính quyền, đoàn thể các cấp phải “khéo vận động” nhân dân trồng cây để lấy gỗ làm nhà, làm củi đun, Người cũng không quên nhấn mạnh: tất cả mọi người đều phải lo “bảo vệ rừng, cấm phá rừng” để bảo vệ môi trương sinh thái, chắn gió bão, chống xói mòn, lụt lội…Theo lời Người, điểm đặc biệt là phong trào “trồng cây” sẽ thu hút tất cả mọi người – từ các cụ phụ lão đến các em nhi đồng đều có thể hăng hái tham gia, thì phong trào “bảo vệ rừng, cấm phá rừng” cũng sẽ thu hút được sự tham gia của toàn xã hội.

Tiếp đó, cứ mỗi dịp xuân về, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại dành thời gian trồng cây ở Hà Nội và các địa phương, và viết bài cổ vũ cho Tết trồng cây. Trong những năm đồng bào miền Nam còn đang phải đấu tranh để tiến hành cuộc cách mạng giải phóng, Người từng nhắc: mỗi cây chúng ta trồng ở miền Bắc không chỉ có ý nghĩa với riêng miền Bắc, mà là “trồng cây cho cả đồng bào miền Nam nữa”. Trước Tết Kỷ Dậu 1969, Người đã viết bài báo cuối cùng về Tết trồng cây, đăng báo Nhân dân ngày 5-2-1969. Trong đó, Người kêu gọi: “Năm nay, chúng ta thi đua trồng cây cho thật tốt, phải đảm bảo trồng cây nào tốt cây ấy, tổ chức “một Tết trồng cây quyết thắng giặc Mỹ xâm lược”. Ngày mồng một Tết Nguyên đán năm 1969, như bao xuân trước, mặc dù không được khoẻ, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn đi thăm cán bộ chiến sĩ Quân chủng phòng không không quân tại sân bay Bạch Mai. Buổi trưa cùng ngày, Người đi thăm, chúc Tết nhân dân và trồng cây đa khai xuân cuối cùng trên đồi Vật Lại, Ba Vì, Hà Tây.

Từ khi chuẩn bị phát động Tết trồng cây, cho đến khi qua đời (1959-1969), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết nhiều bài về Tết trồng cây, cổ động nhân dân tích cực tham gia phong trào trồng cây, góp phần bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường và bản thân Người cũng trồng nhiều cây. Gần 43 năm sau khi Người ra đi và 53 năm sau bài viết đầu tiên của Người có nội dung về Tết trồng cây, phong trào Trồng cây đầu xuân theo tinh thần “Mùa xuân là Tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng xuân” như Người mong muốn và phát động, đã mang lại những lợi ích thiết thực về môi sinh, môi trường. Biết bao cây non nhân dân ta và chính Người trực tiếp đã trồng trong những Tết trồng cây mỗi dịp đầu xuân đang trường tồn cùng thời gian, làm đẹp thêm cho làng quê, cho công viên, đường phố, để đất nước Việt Nam 4 mùa đều tươi xanh.

Mik xin lỗi vì ko có dàn ý nhé !!!

 
30 tháng 3 2019

Với cách kết hợp tài tình giữa phép tương phản và tâng cấp, Phạm Duy Tốn đã thể hiện rõ thái độ vô trách nhiệm, bàn quan của tên quan phụ mẫu trong tác phẩm "Sống chết mặc bay" - một tên "lòng lang dạ sói". Hãy thử tưởng tượng mà xem, khi lũ con dân của mình đang "chân lấm tay bùn, trăm lo nghìn sợ, đem thân yếu hèn mà đối với sức mưa to nước lớn, để bảo thủ lấy tính mạng gia tài" thì quan phụ mẫu lại đang say sưa trong ván bài. Với hắn, có lẽ những ván bài đỏ đen còn quan trọng gấp vạn lần tính mạng con dân. Ôi thôi, liệu cái ván bài đó có đáng để hi sinh hơn mấy trăm mạng ngươi chứ! Thật là một tên vô lại! Mà ấy còn chưa hết, thậm chí khi "đứa con" của ngài chạy vào nói: "Bẩm...quan lớn...đê vỡ mất rồi!", hắn còn quát vào mặt, đe doạ: "....Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng , thời ông bỏ tù …..! Có biết không?..." rồi đuổi ra.

Thật đúng là kẻ vô lương tâm, độc ác! Liệu cái xã hội có đầy rẫy nhưng kẻ như vậy sẽ ra sao đây! Phải nói rằng, tác phẩm "Sống chết mặc bay" quả là một tác phẩm tuyệt vời!

hok tốt

30 tháng 3 2019

Khi đó, ván bài quan đã chờ rồi. Ngài xơi bát yến vừa xong, ngồi khểnh vuốt râu, rung đùi, mắt đang mải trông đĩa nọc, bỗng nghe ngoài xa, tiếng kêu vang trời dậy đất. Mọi người đều giật nảy mình, duy quan vẫn điềm nhiên, chỉ lăm le chực người ta bốc trúng quân mình chờ mà hạ. Vì ngài sắp ù to.

Có người khẽ nói:

- Bẩm, dễ có khi đê vỡ!

Ngài cau mặt, gắt rằng:

- Mặc kệ!

Rồi ngồi xếp bài lại, quay gối dựa sang bên tay phải, nghiêng mình bảo thầy đề lại:

- Có ăn không thì bốc chứ!

Thầy đề vội vàng:

- Dạ, bẩm, bốc.

Vừa lúc đó thì tiếng người kêu rầm rĩ, càng nghe càng lớn. Lại có tiếng ào ào như thác chảy xiết; rồi lại có tiếng gà, chó, trâu, bò kêu vang tứ phía.

Bấy giờ ai nấy ở trong đình, đều nôn nao sợ hãi. Thốt nhiên(38) một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất cả chạy xông vào thở không ra lời:

- Bẩm... quan lớn... đê vỡ mất rồi!

Quan lớn đỏ mặt tía tai, quay ra quát rằng:

- Đê vỡ rồi!... Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết không?... Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?

- Dạ, bẩm....

- Đuổi cổ nó ra!

Ngài quay mặt vào, lại hỏi thầy đề:

- Thầy bốc quân gì thế?

- Dạ, bẩm, con chưa bốc.

- Thì bốc đi chứ!

Thầy đề tay run cầm cập, thò vào đĩa nọc, rút ra một con bài, lật ngửa, xướng rằng:

- Chi chi(39)!

Quan lớn vỗ tay xuống sập kêu to:

- Đây rồi!... Thế chứ lại!

Rồi ngại vội vàng xòe bài, miệng vừa cười vừa nói:

- Ù! Thông tôm, chi chi nảy(40)!... Điếu, mày!

...

Ấy, trong khi quan lớn ù ván bài to như thế, thì khắp mọi nơi miền đó, nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết; kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh thảm sầu, kể sao cho xiết!