K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 2

Trong đoạn số 2 của bài “Lập làng giữ biển”, chúng ta có câu ghép sau:

“Ngay cả chết, cũng cần ông chết ở đấy.”

6 tháng 2

Anh là một công dân có trách nhiệm và ý thức của một công dân. Mặc dù anh là một thương binh nhưng khi anh thấy nhà cháy anh đã báo động và cứu gia đình đó.

5 tháng 2

Tham khảo ( Chọn lọc ạ ):

Ngày nay có rất nhiều thầy cô giáo dạy môn Âm nhạc không còn trực tiếp kẻ khuông nhạc bằng phấn lên bảng nữa mà trình chiếu cho nhanh. Thế nhưng khi được học cô Lan, cô lại cặm cụi vẽ từng đường kẻ, và tiết dạy đáng nhớ nhất của cô là dạy bài hát “Quốc ca”.

Cô Lan là một cô giáo trẻ, mới ra trường, ở cô có một nét trẻ trung, năng động và đầy nhiệt huyết. Dù tiết học của cô thường từ tiết 3 trở đi nhưng hôm nào cũng thấy cô đến trường thật sớm. Hôm ấy đến tiết học Âm nhạc của lớp em, chúng em di chuyển đến phòng học nhạc nơi có đàn và hệ thống cửa cách âm. Cô Lan đã chờ sẵn chúng em ở trong đó, hôm nay cô mặc chiếc áo thật đặc biệt, chiếc áo cờ đỏ sao vàng. Cô cười tươi rạng rỡ đón chúng em vào lớp, chờ chúng em ổn định chỗ ngồi, cô giới thiệu về bài hát ngày hôm nay chúng em được học, đó là bài “Quốc ca”.

Cả lớp chúng em ngồi im trật tự lắng nghe từng câu chuyện, lời kể về sự ra đời của bài hát này. Cô giảng bài thật say sưa, là cô giáo dạy hát nhưng ngay lúc đấy em cảm thấy cô giống như một giáo viên dạy lịch sử. Bởi cô am hiểu sâu rộng, biết những kiến thức lịch sử rất rõ ràng và chính xác. Khi cô hát bài hát này, giọng hát của cô đầy nội lực và sự tự hào. Từng câu hát ngân vang trầm bổng, luyến láy như chính chúng em đang đứng trước buổi thượng cờ, chào cờ trang trọng, uy nghiêm. 

Bài hôm học bài hát “Quốc ca” của cô Lan, giờ chào cờ nào lớp chúng em cũng hát to và rõ ràng nhất. Còn em luôn hát trong cảm xúc lâng lâng, tự hào và đầy hãnh diện khi được là một người Việt Nam.

5 tháng 2

Tiết đầu tiên của buổi học sáng nay là tiết chính tả. Nên khi vào giờ, cô Tuyết vào bài mới ngay mà không kiểm tra bài cũ.

Hôm nay, cô mặc áo sơ mi hồng nhạt và quần vải đen, tóc búi cao, trông rất nghiêm túc. Sau khi ổn định lớp, cô dặn chúng em mở vở chính tả ra và kiểm tra lại mực trong bút máy. Cô nhìn lướt qua bàn của cả lớp, chắc chắn rằng chúng em đã sẵn sàng thì mới mỉm cười vui vẻ. Rồi theo hướng dẫn của cô, chúng em viết tiêu đề của bài “Nghe thầy đọc thơ”. Vừa viết mẫu, cô vừa dặn dò chúng em về chữ N hoa sao cho thật đẹp. Rổi cô đi xuống lớp, nhìn vào vở từng bạn, xem chữ đã đẹp chưa, đã căn đúng giữa dòng chưa. Sau đó, cô đọc từng dòng thơ cho chúng em chép vào vở. Cô đọc hai đến ba từ một lần và nhấn đi nhấn lại. Bước chân của cô di chuyển nhẹ nhàng dọc cả lớp. Đôi mắt chăm chú nhìn cách chúng em ngồi, cầm bút để chỉnh lại cho đúng. Cô cũng không quên quan sát vở của chúng em, để bạn nào viết còn chưa đẹp, thì cô chỉ ngay. Cả lớp cứ thế im phăng phắc, tập trung viết theo giọng đọc ấm áp của cô. Kết thúc tiết học, cô gọi ngẫu nhiên năm bạn để chấm vở.

Trước lúc tan học, cô Tuyết âu yếm nhìn chúng em, dặn dò cho tiết học sau, rồi mới chào cả lớp để ra về.

5 tháng 2

Trong những năm học dưới mái trường tiểu học, em đã có rất nhiều kỷ niệm với những người bạn và với những thầy cô giáo đã dạy em người để lại cho em nhiều ấn tượng nhất đó là cô Mai. Cô Mai năm nay ngoài 30 tuổi nhưng trông cô trẻ hơn tuổi rất nhiều. Dáng người cô hơi thấp, khuôn mặt cô tròn nước da cô trắng hồng. Trên gương mặt ấy có một nụ cười tươi để lộ hàm răng trắng bóc và đều như hạt bắp. Cô có một đôi mắt rất đẹp. Trên đôi mắt ấy có thêm một cặp kính khiến cô trở nên dễ thương hơn. Giọng cô rất truyền cảm khiến cho chúng em như được hòa mình vào những bài thơ, bài văn. Mỗi ngày đến lớp cô thường mặc một chiếc áo dài với nhiều màu sắc khác nhau. Khi ấy nhìn cô thật dịu dàng, thướt tha. Em thích nhất là mái tóc của cô. Mái tóc dài mượt, luôn được cô chăm chút cẩn thận và được buộc gọn gàng phía sau lưng. Tính cách của cô Mai rất hiền và nhẹ nhàng. Mỗi khi chúng em không hiểu, cô lại nhiệt tình giảng lại. Khi chúng em mắc lỗi, cô không trách mắng mà chỉ nhẹ nhàng khuyên bảo. Không chỉ có học sinh mà các thầy cô trong trường cũng rất yêu quý cô Mai. Với tính cách hoạt bát năng động của mình cô được rất nhiều người yêu mến. Em rất yêu quý cô.

5 tháng 2

Tham khảo ( Chọn lọc ạ ):

Mỗi người từng bước từng bước chinh phục được con đường tri thức không chỉ bằng sự nỗ lực của chính mình mà trước hết là sự dìu dắt của những người thầy người cô. Cô Hạnh là một trong những người lái đò đã dạy dỗ và bảo ban em rất nhiều.

Ngày ngày được nhìn thấy cô trên bục giảng nên bóng hình cô đã in sâu vào tâm trí em. Cô năm nay đã gần bốn mươi tuổi nhưng vẫn toát ra nét trẻ trung và rạng ngời. Chúng em hay đoán hồi thiếu nữ cô hẳn rất xinh đẹp. Ấn tượng đầu tiên của em khi gặp cô chính là sự duyên dáng, điềm tĩnh thể hiện từ hành động, cử chỉ, giọng nói. Cô có dáng người thanh mảnh, cân đối. Cô không quá cao, khi đi giày thì hình dáng trở nên hài hòa và vừa vặn. Nước da cô trắng hồng, tràn đầy sức sống. Mỗi khi đến trường, trang phục cô hay mặc nhất là áo dài. Đó là những chiếc áo dài chính cô đặt may, không quá cầu kỳ nhưng thanh lịch, tao nhã, tôn lên đường nét và vẻ đẹp của cô. Cô đi rất chậm rãi, khoan thai, không việc gì có thể làm cô vội vàng cả. Bởi vậy hình ảnh cô mặc áo dài với tà áo bay bay và bước đi trên sân trường là kí ức khó quên với mỗi học sinh của cô. Khuôn mặt cô hình trái xoan với hai gò má đầy đặn. Dù phải đeo kính nhưng cặp kính cũng không che được sự ấm áp, hiền từ trong đôi mắt cô.

Khi giảng bài cho học sinh, đôi mắt ấy tràn đầy nhiệt huyết, say sưa. Thỉnh thoảng cô nhìn về phía em như muốn hỏi em có hiểu bài không. Em thấy được khát khao muốn truyền đạt thật nhiều tri thức cho học trò trong đôi mắt ấy. Cô hay cười, nụ cười tươi tắn và rạng rỡ, cùng với hàm răng đều tăm tắp. Nhưng mỗi khi cười cô lại để lộ vết chân chim trên khóe mắt. Mái tóc cô dài đến ngang lưng, đen nhánh, luôn được giữ thẳng và mượt mà. Cô thích mái tóc như thế vì đó là vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt. Đôi bàn tay cô gầy, lộ rõ những đường gân. Nó còn có đôi phần thô ráp vì ngoài là một cô giáo, cô cũng là một người mẹ, người vợ và người con. Bàn tay ấy đã cầm phấn viết bảng mấy chục năm, đã động viên vỗ về mỗi khi chúng em buồn bã, yếu đuối hay mệt mỏi. Giọng cô lúc trầm lúc bổng theo nhịp điệu của bài giảng, đầy sức cuốn hút.

Cô dạy môn Ngữ Văn và là giáo viên chủ nhiệm nên ngoài những bài giảng bổ ích, cô còn là một người bạn, người mẹ, người đi trước truyền dạy cho chúng em những bài học cuộc sống.

Người công dân gương mẫu mà hôm nay tôi muốn kể với mọi người đó chính là chú Ba. Chú quả là tấm gương sáng cho chúng ta học hỏi và noi theo. Chú Ba ở gần nhà tôi , nhà chú khá là nghèo. Thế nhưng khi cả nước đang rơi vào bệnh dịch Covid 19 nguy nan , chú cũng chẳng ngại góp  chút công sức của riêng mình. Chú tình nguyện tham gia đóng chốt ở đầu làng để kiểm soát người ra vào làng. Hơn thế, chú còn tặng cho UBNN xã số tiền tích cóp 10 triệu đồng của mình để phòng chống dịch. Hành động ấy của chú quả đáng để cho chúng ta ngưỡng mộ biết bao.

9 tháng 2

CN1: ông;VN1:trả lời đúng ngựa của ông đi một ngày được mấy bước
CN2:tôi;VN:sẽ nói cho ông biết trâu của tôi cày một ngày được mấy đường.

tick cko mik nke!

4 tháng 2

- Nước mắt chảy ra không cầm nổi : Giàn giụa

- Liên tiếp rất nhiều lần trong một thời gian ngắn : Dồn dập

Cho 1 like nhé

4 tháng 2

Xưa có một anh chàng tiều phu nghèo, cha mẹ anh bệnh nặng nên qua đời sớm, anh phải sống mồ côi cha mẹ từ nhỏ và tài sản của anh chỉ có một chiếc rìu. Hàng ngày anh phải xách rìu vào rừng để đốn củi bán để lấy tiền kiếm sống qua ngày. Cạnh bìa rừng có một con sông nước chảy rất xiết, ai đó lỡ trượt chân rơi xuống sông thì rất khó bơi vào bờ.

Một hôm, như thường ngày chàng tiều phu vác rìu vào rừng để đốn củi, trong lúc đang chặt củi cạnh bờ sông thì chẳng may chiếc rìu của chàng bị gãy cán và lưỡi rìu văng xuống sông. Vì dòng sông nước chảy quá xiết nên mặc dù biết bơi nhưng anh chàng vẫn không thể xuống sông để tìm lưỡi rìu. Thất vọng anh chàng tiều phu ngồi khóc than thở.

Bỗng từ đâu đó có một ông cụ tóc trắng bạc phơ, râu dài, đôi mắt rất hiền từ xuất hiện trước mặt chàng, ông cụ nhìn chàng tiêu phu và hỏi:

- Này con, con đang có chuyện gì mà ta thấy con khóc và buồn bã như vậy?

Anh chàng tiều phu trả lời ông cụ:

- Thưa cụ, bố mẹ cháu mất sớm, cháu phải sống mồ côi từ nhỏ, gia cảnh nhà cháu rất nghèo, tài sản duy nhất của cháu là chiếc rìu sắt mà bố mẹ cháu trước lúc qua đời để lại. Có chiếc rìu đó cháu còn vào rừng đốn củi kiếm sống qua ngày, giờ đây nó đã bị rơi xuống sông, cháu không biết lấy gì để kiếm sống qua ngày nữa. Vì vậy cháu buồn lắm cụ ạ!

Ông cụ đáp lời chàng tiều phu:

- Ta tưởng chuyện gì lớn, cháu đừng khóc nữa, để ta lặn xuống sông lấy hộ cháu chiếc rìu lên.

Dứt lời, ông cụ lao mình xuống dòng sông đang chảy rất xiết. Một lúc sau, ông cụ ngoi lên khỏi mặt nước tay cầm một chiếc rìu bằng vàng sáng loáng và hỏi anh chàng tiều phu nghèo:

- Đây có phải lưỡi rìu mà con đã làm rơi xuống không ?

Anh chàng tiều phu nhìn lưỡi rìu bằng vàng thấy không phải của mình nên anh lắc đầu và bảo ông cụ:

- Không phải lưỡi rìu của cháu cụ ạ, lưỡi rìu của cháu bằng sắt cơ.

Lần thứ hai, ông cụ lại lao mình xuống dòng sông chảy xiết để tìm chiếc rìu cho chàng tiều phu. Một lúc sau, ông cụ ngoi lên khỏi mặt nước tay cầm chiếc rìu bằng bạc và hỏi chàng tiều phu:

- Đây có phải là lưỡi rìu mà con đã sơ ý làm rơi xuống sông không?

Anh chàng tiều phu nhìn lưỡi rìu bằng bạc sáng chói, anh lại lắc đầu và bảo:

- Không phải là lưỡi rìu của con cụ ạ

Lần thứ ba, ông cụ lại lao mình xuống sông và lần này khi lên ông cụ cầm trên tay là chiếc rìu bằng sắt của anh chàng tiều phu đánh rơi. Ông cụ lại hỏi:

- Vậy đây có phải là lưỡi rìu của con không!

Thấy đúng là lưỡi rìu của mình rồi, anh chàng tiều phu reo lên sung sướng:

- Vâng cụ, đây đúng là lưỡi rìu của con, con cảm ơn cụ đã tìm hộ con lưỡi rìu để con có cái đốn củi kiếm sống qua ngày.

Ông cụ đưa cho anh chàng tiều phu lưỡi rìu bằng sắt của anh và khen:

- Con quả là người thật thà và trung thực, không hề ham tiền bạc và lợi lộc. Nay ta tặng thêm cho con hai lưỡi rìu bằng vàng và bạc này. Đây là quà ta tặng con, con cứ vui vẻ nhận.

Anh chàng tiều phu vui vẻ đỡ lấy hai lưỡi rìu mà ông cụ tặng và cảm tạ. Ông cụ hóa phép và biến mất. Lúc đó anh chàng tiều phu mới biết rằng mình vừa được bụt giúp đỡ.

                                      (Đề bài tham khảo, bạn tự chắt lọc ý nhé)

4 tháng 2

Xưa có một anh chàng tiều phu nghèo, cha mẹ anh bệnh nặng nên qua đời sớm, anh phải sống mồ côi cha mẹ từ nhỏ và tài sản của anh chỉ có một chiếc rìu. Hàng ngày anh phải xách rìu vào rừng để đốn củi bán để lấy tiền kiếm sống qua ngày. Cạnh bìa rừng có một con sông nước chảy rất xiết, ai đó lỡ trượt chân rơi xuống sông thì rất khó bơi vào bờ.

Một hôm, như thường ngày chàng tiều phu vác rìu vào rừng để đốn củi, trong lúc đang chặt củi cạnh bờ sông thì chẳng may chiếc rìu của chàng bị gãy cán và lưỡi rìu văng xuống sông. Vì dòng sông nước chảy quá xiết nên mặc dù biết bơi nhưng anh chàng vẫn không thể xuống sông để tìm lưỡi rìu. Thất vọng anh chàng tiều phu ngồi khóc than thở.

Bỗng từ đâu đó có một ông cụ tóc trắng bạc phơ, râu dài, đôi mắt rất hiền từ xuất hiện trước mặt chàng, ông cụ nhìn chàng tiêu phu và hỏi:

- Này con, con đang có chuyện gì mà ta thấy con khóc và buồn bã như vậy?

Anh chàng tiều phu trả lời ông cụ:

- Thưa cụ, bố mẹ cháu mất sớm, cháu phải sống mồ côi từ nhỏ, gia cảnh nhà cháu rất nghèo, tài sản duy nhất của cháu là chiếc rìu sắt mà bố mẹ cháu trước lúc qua đời để lại. Có chiếc rìu đó cháu còn vào rừng đốn củi kiếm sống qua ngày, giờ đây nó đã bị rơi xuống sông, cháu không biết lấy gì để kiếm sống qua ngày nữa. Vì vậy cháu buồn lắm cụ ạ!

Ông cụ đáp lời chàng tiều phu:

- Ta tưởng chuyện gì lớn, cháu đừng khóc nữa, để ta lặn xuống sông lấy hộ cháu chiếc rìu lên.

Dứt lời, ông cụ lao mình xuống dòng sông đang chảy rất xiết. Một lúc sau, ông cụ ngoi lên khỏi mặt nước tay cầm một chiếc rìu bằng vàng sáng loáng và hỏi anh chàng tiều phu nghèo:

- Đây có phải lưỡi rìu mà con đã làm rơi xuống không ?

Anh chàng tiều phu nhìn lưỡi rìu bằng vàng thấy không phải của mình nên anh lắc đầu và bảo ông cụ:

- Không phải lưỡi rìu của cháu cụ ạ, lưỡi rìu của cháu bằng sắt cơ.

Lần thứ hai, ông cụ lại lao mình xuống dòng sông chảy xiết để tìm chiếc rìu cho chàng tiều phu. Một lúc sau, ông cụ ngoi lên khỏi mặt nước tay cầm chiếc rìu bằng bạc và hỏi chàng tiều phu:

- Đây có phải là lưỡi rìu mà con đã sơ ý làm rơi xuống sông không?

Anh chàng tiều phu nhìn lưỡi rìu bằng bạc sáng chói, anh lại lắc đầu và bảo:

- Không phải là lưỡi rìu của con cụ ạ

Lần thứ ba, ông cụ lại lao mình xuống sông và lần này khi lên ông cụ cầm trên tay là chiếc rìu bằng sắt của anh chàng tiều phu đánh rơi. Ông cụ lại hỏi:

- Vậy đây có phải là lưỡi rìu của con không!

Thấy đúng là lưỡi rìu của mình rồi, anh chàng tiều phu reo lên sung sướng:

- Vâng cụ, đây đúng là lưỡi rìu của con, con cảm ơn cụ đã tìm hộ con lưỡi rìu để con có cái đốn củi kiếm sống qua ngày.

Ông cụ đưa cho anh chàng tiều phu lưỡi rìu bằng sắt của anh và khen:

- Con quả là người thật thà và trung thực, không hề ham tiền bạc và lợi lộc. Nay ta tặng thêm cho con hai lưỡi rìu bằng vàng và bạc này. Đây là quà ta tặng con, con cứ vui vẻ nhận.

Anh chàng tiều phu vui vẻ đỡ lấy hai lưỡi rìu mà ông cụ tặng và cảm tạ. Ông cụ hóa phép và biến mất. Lúc đó anh chàng tiều phu mới biết rằng mình vừa được bụt giúp đỡ.

                                      (Đề bài tham khảo, bạn tự chắt lọc ý nhé)

Hữu Nghĩa Cảm Ơn Bạn Nha I LOVE YOU 💗💓💞💋💌💘💝