Hãy tưởng tượng và tả lại một nhân vật trong truyện em dã đọc.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chiếc đồng hồ là người bạn không thể thiếu được của mỗi con người. Đồng hồ báo cho ta biết thời gian để ta làm việc, nhắc nhở ta biết đã đến giờ phải làm việc mà ta đã định làm. Chiếc đồng hồ càng có ý nghĩa hơn khi sinh nhật lần thứ 10 của em được mẹ tặng, nó là món quà vô giá mà mẹ đã dành cho em.
Ngày sinh nhật em, mẹ đặt chiếc đồng hồ trong một cái hộp hình trái tim rất đẹp. Chiếc đồng hồ không quá lớn, nó chỉ to hơn bàn tay một chút, mặt đồng hồ sáng bóng không một vết xước. Đồng hồ có 4 kim, là kim giờ, kim phút, kim giây và kim báo thức. Các kim đều có màu đen, nhưng kim báo thức là màu đỏ. Cạnh 4 cái kim là hai chú chó trông rất ngộ nghĩnh, xung quanh là những con số từ. Bốn kim dài ngắn, to nhỏ, di chuyển nhanh chậm khác nhau. Kim nhỏ nhất, mảnh mai là kim giây, chạy nhiều và nhanh nhất. Kim giây chạy nhiều nhất và phát ra những tiếng kêu tích tắc không mệt mỏi. Khi chị kim giây quay được một vòng thì kim phút mới nhích đi một chút. Kim giờ thấp nhất và cũng là người đi chậm nhất, phải chăm chú nhìn một lúc lâu ta mới phát hiện được sự di chuyển của chú. Kim báo thức thì không di chuyển, chỉ khi nào ta muốn hẹn đến giờ nào thì đặt kim báo thức chỉ vào giờ đó. Khi đồng hồ chạy đến giờ đó, chuông báo thức sẽ kêu để báo thức cho ta.
Quay sang mặt sau của đồng hồ, ta thấy có hai cái núm tròn cũng được mạ kền sáng bóng. Một núm để điều chỉnh giờ, núm kia là hẹn báo thức. Từ ngày có chiếc đồng hồ mới, em không lo đi học muộn vì ngủ quên, bố mẹ không lo đi làm muộn, ông ba muốn biết giờ chỉ cần vào ngó đồng hồ là biết ngay. Nhờ có đồng hồ, ông ba đã biết giờ giấc để chuẩn bị cơm nước trước khi em đi học về, em không phải chịu đói bụng vì phải chờ bà nấu cơm nữa
Chiếc đồng hồ đã giúp em biết giờ giấc và giúp em chăm chỉ hơn trong học tập. Nhìn chiếc đồng hồ chạy, em thấy thời gian trôi đi thật nhanh và tự nhắc nhở mình không nên lãng phí thời gian nữa. Em sẽ giữ gìn chiếc đồng hồ cẩn thận để nó luôn đi bên em, nhắc nhở em cố gắng nhiều hơn nữa trong cuộc sống.
Thời học sinh, ta luôn có một chiếc đồng hồ báo thức để có thể nhắc nhỏ về thời gian trong ngày. Việc dạy sớm đi học, ăn uống, đi ngủ, học bài,... tất cả điều được chiếc đồng hồ bào thức xin xắn ghi nhớ mà hẹn lịch giùm. Cùng xem bài văn tả chiếc đồng hồ báo thức của bạn học sinh dưới đây tả về ưu điểm gì của một chiếc đồng hồ báo thức nha.
Để giúp mọi người đi làm và em đi học đúng giờ, ba đi công tác về mua cho gia đình một chiếc đồng hồ báo thức.
Đây là chiếc đồng hồ của Nhật còn mới tinh. Nó được để trong một chiếc hộp vuông xinh xắn. Chiếc đồng hồ này chạy bằng pin, hiệu Sony.
Cả đồng hồ là một khối tròn, đường kính khoảng mười lăm cen-ti-mét. vỏ đồng hồ được bọc một lớp mạ kền sáng loáng. Phía trên có quai xách cong cong rất tiện cho việc di chuyển. Sau tấm mi-ka trắng là mặt đồng hồ. Mặt đồng hồ được phân định ra mười hai vạch chia đều cho các con số: mười hai, chín, sáu và ba. Riêng con số mười hai được ghi bằng màu đỏ. Các số khác màu đen. Giáp tâm đồng hồ có một ô nhỏ hình chữ nhật ghi ngày, tháng. Trên mặt đồng hồ có ba kim dài ngắn, to nhỏ, di chuyển nhanh chậm khác nhau. Kim nhỏ nhất, mảnh mai màu đỏ là cô em út có tên gọi là kim giây, chạy nhiều và nhanh nhất. To và ngắn hơn là anh kim phút, lâu lâu anh ta mới nhích một chút. Chị kim giờ thấp người hơn anh kim phút dường như đứng tại chỗ, nhưng thật ra chị ta quay rất chậm, từ tốn như bước đi của một bà già ngoài bảy mươi tuổi.
Mặt sau đồng hồ có hai cái núm tròn cũng được mạ kền sáng bóng. Một núm để điều chỉnh giờ, núm kia là hẹn báo thức để gọi em dậy đi học.
Hàng ngày, tiếng "tích tắc! tích tắc! " cứ đều đặn vang lên, trong nhà ai cần biết giờ chạy ra nhìn nó là biết ngay.
Sáng sớm, lúc năm giờ, đồng hồ vang lên một hồi chuông dài. Và tiếp sau là tiếng "cạp, cạp" của chú vịt Đô-nan khiến mọi người bừng tỉnh giấc.
Em rất thích chiếc đồng hồ này, nó không những giúp em đi học đúng giờ mà còn nhắc nhở em chuyên cần hơn nữa trong học tập. Em sẽ cố gắng làm bài, sinh hoạt đúng giờ, biết giữ gìn và quý trọng thời gian.
I. Lịch sử ngày 08/03
Lịch sử ngày 08/03 bắt đầu từ phong trào nữ công nhân nước Mỹ. Cuối thế kỷ 19, chủ nghĩa tư bản ở Mỹ đã phát triển một cách mạnh mẽ. Nền kỹ nghệ đã thu hút nhiều phụ nữ và trẻ em vào các nhà máy, xí nghiệp. Nhưng bọn chủ tư bản trả lương rất rẻ mạt, giờ giấc làm việc không hạn định cốt sao thu được nhiều sản phẩm cho chúng.
Căm phẫn trước sự bất công đó, ngày 8 tháng 3 năm 1857, nữ công nhân nước Mỹ đã đứng lên đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm. Phong trào bắt đầu từ nữ công nhân ngành dệt và ngành may tại hai thành phố Chi-ca-gô và New York. Mặc dù bị bọn tư bản thẳng tay đàn áp, chị em vẫn đoàn kết chặt chẽ, bền bỉ đấu tranh buộc chúng phải nhượng bộ. Cuộc đấu tranh của nữ công nhân Mỹ đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào phụ nữ lao động trên thế giới. Trong phong trào đấu tranh giai cấp lúc đó đã xuất hiện hai nữ chiến sỹ lỗi lạc, đó là bà Cla-ra Zet-kin (Clara Zetkin người Đức) và bà Rô-gia Lúc-xăm-bua (người Ba Lan). Nhận thức được sự mạnh mẽ và đông đảo của lực lượng lao động nữ và sự cần thiết phải có tổ chức, phải có lãnh đạo để giành thắng lợi cho phong trào phụ nữ, nên năm 1907 hai bà đã cùng phối hợp với bà Crup-xkai-a (vợ đồng chí Lê-nin) vận động thành lập Ban “Thư ký phụ nữ quốc tế”. Bà Cla-ra Zet-kin được cử làm Bí thư.
Buổi biểu tình lịch sử ngày quốc tế phụ nữ 8 tháng 3 năm 1899
Năm 1910, Đại hội phụ nữ quốc tế XHCN họp tại Cô-pen-ha-gen (Thủ đô nước Đan Mạch) đã quyết định lấy ngày 8/3 làm “Ngày Quốc tế Phụ nữ”, ngày đoàn kết đấu tranh của phụ nữ với những khẩu hiệu: Ngày làm việc 8 giờ. Công việc ngang nhau, tiền lương ngang nhau. Bảo vệ bà mẹ và trẻ em.
Từ đó đến nay, ngày 8/3 trở thành ngày hội của phụ nữ thế giới, đoàn kết đấu tranh để tự giải phóng, thực hiện quyền nam nữ bình đẳng và cũng từ đó, phụ nữ tiến bộ khắp năm Châu tổ chức ngày 8/3 với những nội dung và hình thức phong phú.
Nhiều người nghĩ rằng mùng 8/3 chắc xuất phát từ câu chuyện nhằm tôn vinh người phụ nữ nào đó. Tuy nhiên, nó lại có khởi điểm là một cuộc tuần hành biểu tình của công nhân dệt may chống lại những điều kiện làm việc khó khăn và tồi tàn tại Thành phố New York.
Tuy nhiên, phải mãi cho tới năm 1911, ngày Quốc tế phụ nữ đầu tiên mới được kỷ niệm và chỉ tại 4 quốc gia: Áo, Đan Mạch, Đức và Thụy Sỹ. Liên Hiệp Quốc cũng không công nhận đó là ngày lễ quốc tế mãi cho tới năm 1975.
Cuộc biểu tình của đòi quyền lợi của phụ nữ trên thế giới. Ảnh: Diván Inquieto
Cụ thể, từ cuối thế kỷ 19, chủ nghĩa tư bản phát triển tột bậc, nhất là ở nước Mỹ. Nền kỹ nghệ phát triển, thu hút nhiều phụ nữ và trẻ em vào làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp. Bọn chủ tư bản lợi dụng sức lực của phụ nữ, trẻ em, trả lương rẻ mạt làm cho đời sống của phụ nữ và trẻ em cực khổ, điêu đứng.
Căm phẫn trước sự áp bức tàn bạo đó, ngày 8/3/1899, tại Chicago và New York (Mỹ) đã nổ ra cuộc đấu tranh mạnh mẽ của nữ công nhân ngành dệt may, đòi tăng lương, giảm giờ làm.
Mặc dù bị thẳng tay đàn áp, bắt bớ, đuổi ra khỏi nhà máy nhưng chị em vẫn đoàn kết, bền bỉ đấu tranh, buộc bọn chủ tư sản phải nhượng bộ. Thắng lợi đó đã cổ vũ tinh thần đấu tranh của phụ nữ lao động Mỹ.
Lễ kỷ niệm Ngày Phụ nữ được tổ chức sớm nhất vào ngày 28/2/1909 tại New York. Đây là lần đầu tiên phụ nữ khắp nơi trên nước Mỹ đã tổ chức "Ngày phụ nữ" mít tinh, biểu tình rầm rộ đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ. Tại New York đã có 3.000 phụ nữ dự cuộc họp phản đối chính phủ công nhận quyền bầu cử của phụ nữ.
Những cuộc đấu tranh đầu tiên đó của nữ công nhân Mỹ đã có tiếng vang lớn, là nguồn cổ vũ mạnh mẽ cho phong trào đấu tranh của phụ nữ lao động trên toàn thế giới.
Trong phong trào đấu tranh lúc bấy giờ, đã xuất hiện 2 nữ chiến sĩ cách mạng lỗi lạc là bà Clara Zetkin (người Ðức) và bà Rosa Luxemburg (người Ba Lan). Hai bà đã phối hợp với bà Nadezhda Krupskaya (vợ của Lê-nin) vận động thành lập Ban Thư ký quốc tế phụ nữ để lãnh đạo phong trào.
Trước sự lớn mạnh về số lượng và chất lượng của phong trào phụ nữ trên thế giới. Ngày 26 và 27/8/1910, đại hội lần thứ 2 của những người phụ nữ thế giới đã được triệu tập ở Copenhagen (thủ đô Ðan Mạch), về dự có 100 nữ đại biểu của 17 nước, đã quyết định lấy ngày 8/3 làm ngày quốc tế phụ nữ với mục đích đấu tranh đòi các quyền lợi của phụ nữ và trẻ em, ngày làm việc 8 giờ, công việc ngang nhau, tiền lương ngang nhau, bảo vệ bà mẹ và trẻ em.
Từ đó đến nay, ngày 8/3 trở thành ngày hội của phụ nữ thế giới, đoàn kết đấu tranh để tự giải phóng, thực hiện quyền nam nữ bình đẳng và cũng từ đó, phụ nữ tiến bộ khắp năm Châu tổ chức ngày 8/3 với những nội dung và hình thức phong phú.
Nội dung ngày quốc tế phụ nữ 8/3 không chỉ dừng lại ở quyền bình đẳng mà được mở rộng thêm khái niệm mới "phát triển" và "giới". Vấn đề phụ nữ đã được đông đảo các quốc gia trên thế giới nhìn nhận và đánh giá một các đầy đủ trên những khía cạnh khác nhau thông qua một loạt các hội nghị thế giới.
Liên hợp quốc bắt đầu kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ trong Năm Quốc tế Phụ nữ - năm 1975. Năm 1977, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã mời các quốc gia thành viên tuyên bố ngày 8 tháng 3 là Ngày của Liên hợp quốc về quyền phụ nữ và hòa bình thế giới.
Tuy vậy, mùng 8/3 không phải ngày lễ được ăn mừng trên khắp hành tinh. Nó là ngày lễ chính thức tại 28 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Tuy vậy ở một số nước, nó cũng chỉ là ngày lễ chính thức cho nữ giới chứ không phải toàn dân (Trung Quốc, Nepal...).
Ngoài ngày quốc tế 8/3, còn có tháng và năm tri ân phụ nữ. Theo đó, năm 2011, Tổng thống Barack Obama đã ra tuyên bố toàn bộ tháng ba sẽ là "tháng lịch sử của phụ nữ" tại Mỹ.
Còn năm 1975 được coi là năm quốc tế phụ nữ do Liên hợp quốc công nhận. Đây cũng là năm Liên hợp quốc công nhận 8/3 là ngày quốc tế phụ nữ.
Hưởng ứng phong trào trồng cây, bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp, học sinh các khối lớp bốn, lớp năm của trường em trồng cây dọc theo đoạn đường 1A đi ngang qua huyện lị. Loại cây chúng em trồng là cây bạch đàn mới ươm.
Cây giống được hạt kiểm lâm chở tới trường và mỗi lớp lần lượt nhận số cây quy định của lớp mình. Mỗi học sinh trồng hai cây, mỗi cây trồng cách nhau ba mét. Chúng em đem cây trồng theo bờ lề. Cây con mới ươm hạt nhưng đã lên cao độ hai mươi lăm xăng-ti-mét.
Rễ cây ủ kín trong túi đất, thân cây mảnh dẻ bằng nửa ngón tay út của em. Cây có hai lá mầm màu xanh non, thuôn dài. Chúng em đào lỗ đúng chiều sâu quy định rồi đặt cây xuống, lấp đất vừa phủ bầu đất. Cây bạch đàn con trông yếu ớt làm sao. Để cây vững hơn, chúng em cắm que tre, cột nhẹ thân cây vàoque cho nó tựa vào để vững vàng bám đất. Một tuần sau, chúng em đi thăm cây. Tất cả cây đều bám đất, xanh tốt, không có cây nào bị chết. Chúng em tưới nước cho cây rồi vui vẻ ra về. Cây bạch đàn đã bám đất, bén rễ, tươi tắn. Hai lá mầm của cây lớn lên một chút, tươi giòn chứ không ẻo lả.
Chúng em trồng, chăm sóc cho cây được sống và phát triển tốt. Tiền công trồng cây mà Hạt Kiểm lâm trả cho nhà trường được hiến tặng cho Quỹ Ủng hộ trẻ em bị ảnh hưởng chất độc màu da cam. Em rất vui vì đã góp một phần bé nhỏ của mình vào công tác từ thiện, chia sẻ nỗi đau, kém may mắn của các bạn nhỏ phải gánh chịu hậu quả của chiến tranh.
Nhà em có một khu vườn rất rộng, trong đó có những luống rau của mẹ, cây cảnh của bố và những cây ăn trái của bà như: cây xoài, cây nhãn, cây vú sữa, và có rất nhiều cây cảnh của ông. Trong chuyến đi công tác Hà Giang vừa qua, khi về bố em đã mang theo rất nhiều những cây cam sành nhỏ, nó còn là những cây non nên bố em đã phải rất cẩn thận mới mang nó về được đến nhà. Bố em trồng nó ở một góc vườn, nơi đất rộng nhất và không có những chú gà vào kiếm ăn, bổ lá.
Cây non mà bố em mang là giống cam sành Hà Giang, đây là một loại cam nổi tiếng ở Hà Giang, khi chín quả sẽ rất mọng nước và ăn rất ngọt. Mẹ em cũng rất hay mua những quả cam này về ăn, nhưng bây giờ bố em đã mang cây non này về, tương lai nó sẽ rất ra nhiều quả ngọt, mẹ em cũng không cần phải mua nữa, em thì có thể thoải mái thưởng thức. Nghĩ đến việc cây cam sẽ lớn nhanh, đơm hoa kết trái thì em rất vui mừng. Bố em mang về hai cây cam non, vì còn nhỏ nên chúng cũng thấp hơn những cây cam bình thường rất nhiều, nó chỉ cao tầm năm mươi cen ti mét. Thân cây cũng rất nhỏ, lá mọc thưa và chưa có quả.
Vì bố em đi đường rất xa mới có thể về đến nhà nên cây cam được bọc rất cẩn thận, dưới rễ của cây cam non này có một túm đất nhỏ, bố em nói phải để đất trong bầu như vậy thì cây cam mới có thể sống được. Khi được mang về vườn, bố em cũng chỉ bóc lớp vỏ ni lông bên ngoài ra, còn đất ở rễ bố em để nguyên và cho xuống hố trồng. Trước khi trồng cây, em và bố đã phải ra vườn dọn xạch cỏ một khu đất, sau đó bố em xới chỗ đất ấy lên khoảng một gang tay, đất cũng được bố em dùng cuốc làm cho tơi ra. Sau khi đào hố và làm tơi đất thì bố em cho hai cây cam non xuống hố, sau đó cẩn thận đắp lại đất nền, giữ cho những cây non này không bị ngả sang các bên.
Hai cây cam được bố em trồng cách xa nhau, vì bố em nói nay mai hai cây này lớn lên rồi, cành lá um tùm sẽ cọ vào nhau, như thế sẽ không được nhiều quả. Sau khi đã trồng xong, em và bố cùng nhau dùng nước tưới cho hai cây non này. Lượng nước tưới cũng vừa đủ, vì cây non còn rất yếu, không thể tưới nhiều, như thế sẽ bị ngập úng, cây sẽ dễ chết hơn. Từ hôm cùng bố trồng hai cây cam ở vườn. Ngày nào em cũng ra vườn tưới cây cho chúng, em thấy vui lắm và mong sao cho hai cây cam này lớn thật nhanh, cho những trái quả thơm ngon, mọng nước, để em và mọi người trong gia đình có thể thưởng thức.
Ngày ngày chăm sóc của hai cây cam nhỏ em thấy rất vui và thú vị, mỗi ngày ra vườn là em lại thấy hai cây cam lớn hơn một chút. Nếu cứ phát triển nhanh như vậy thì không mấy chốc hai cây cam sẽ trưởng thành, phát triển to lớn và sẽ đơm hoa, kết trái. Những trái cam chín mọng, thơm ngon mà em vẫn tưởng tượng, hình dung sẽ trở thành sự thật.
Nhà em có một khu vườn rất rộng, trong đó có những luống rau của mẹ, cây cảnh của bố và những cây ăn trái của bà như: cây xoài, cây nhãn, cây vú sữa, và có rất nhiều cây cảnh của ông. Trong chuyến đi công tác Hà Giang vừa qua, khi về bố em đã mang theo rất nhiều những cây cam sành nhỏ, nó còn là những cây non nên bố em đã phải rất cẩn thận mới mang nó về được đến nhà. Bố em trồng nó ở một góc vườn, nơi đất rộng nhất và không có những chú gà vào kiếm ăn, bổ lá.
Cây non mà bố em mang là giống cam sành Hà Giang, đây là một loại cam nổi tiếng ở Hà Giang, khi chín quả sẽ rất mọng nước và ăn rất ngọt. Mẹ em cũng rất hay mua những quả cam này về ăn, nhưng bây giờ bố em đã mang cây non này về, tương lai nó sẽ rất ra nhiều quả ngọt, mẹ em cũng không cần phải mua nữa, em thì có thể thoải mái thưởng thức. Nghĩ đến việc cây cam sẽ lớn nhanh, đơm hoa kết trái thì em rất vui mừng. Bố em mang về hai cây cam non, vì còn nhỏ nên chúng cũng thấp hơn những cây cam bình thường rất nhiều, nó chỉ cao tầm năm mươi cen ti mét. Thân cây cũng rất nhỏ, lá mọc thưa và chưa có quả.
Vì bố em đi đường rất xa mới có thể về đến nhà nên cây cam được bọc rất cẩn thận, dưới rễ của cây cam non này có một túm đất nhỏ, bố em nói phải để đất trong bầu như vậy thì cây cam mới có thể sống được. Khi được mang về vườn, bố em cũng chỉ bóc lớp vỏ ni lông bên ngoài ra, còn đất ở rễ bố em để nguyên và cho xuống hố trồng. Trước khi trồng cây, em và bố đã phải ra vườn dọn xạch cỏ một khu đất, sau đó bố em xới chỗ đất ấy lên khoảng một gang tay, đất cũng được bố em dùng cuốc làm cho tơi ra. Sau khi đào hố và làm tơi đất thì bố em cho hai cây cam non xuống hố, sau đó cẩn thận đắp lại đất nền, giữ cho những cây non này không bị ngả sang các bên.
Hai cây cam được bố em trồng cách xa nhau, vì bố em nói nay mai hai cây này lớn lên rồi, cành lá um tùm sẽ cọ vào nhau, như thế sẽ không được nhiều quả. Sau khi đã trồng xong, em và bố cùng nhau dùng nước tưới cho hai cây non này. Lượng nước tưới cũng vừa đủ, vì cây non còn rất yếu, không thể tưới nhiều, như thế sẽ bị ngập úng, cây sẽ dễ chết hơn. Từ hôm cùng bố trồng hai cây cam ở vườn. Ngày nào em cũng ra vườn tưới cây cho chúng, em thấy vui lắm và mong sao cho hai cây cam này lớn thật nhanh, cho những trái quả thơm ngon, mọng nước, để em và mọi người trong gia đình có thể thưởng thức.
Ngày ngày chăm sóc của hai cây cam nhỏ em thấy rất vui và thú vị, mỗi ngày ra vườn là em lại thấy hai cây cam lớn hơn một chút. Nếu cứ phát triển nhanh như vậy thì không mấy chốc hai cây cam sẽ trưởng thành, phát triển to lớn và sẽ đơm hoa, kết trái. Những trái cam chín mọng, thơm ngon mà em vẫn tưởng tượng, hình dung sẽ trở thành sự thật.
Giữa sân trường tôi, đứng sừng sững một cây phượng đang nở rộ những đoá hoa đỏ thắm. Tôi không biết nó được trồng từ bao giờ, chỉ biết rằng, khi tôi mới đặt chân vào trường đã thấy nó đứng đấy như một chàng hiệp sĩ hiên ngang, che chắn nắng mưa cho tụi nhỏ trường tôi.
Cây phượng đã già lắm rồi. Thân cây đã chuyển sang gam màu xám có nhiều đốm trắng bạc vì cao tuổi. Nó giương những cánh tay che chở cho chúng tôi khỏi những tia nắng gay gắt cùa mùa hè đổ lửa. Dưới gốc cây, nổi lên những cái rễ lớn, ngoằn ngoèo, uốn lượn như những con rắn đang trườn vào bóng râm hóng mát. Phía trên là tán lá như một cái lọng khổng lồ. Tôi không biết ai đã đan những cành cây lại với nhau mà thành cái lọng khéo đến như vậy. Những chú ve thường ẩn mình trong vòm lá phượng và cất tiếng kêu ra rả suốt ngày.
Giữa khoảng trời mênh mông, những đoá hoa phượng đỏ rực nổi bật lên, rực thắm và dễ thương. Vào giờ ra chơi, những cánh hoa phượng được các bạn gái tách ra thành những chú bướm xinh xinh. Sau nhừng ưận mưa rào, hoa phượng rơi rải rác khắp sân trường tựa như cả mặt sân được trải lên một tấm thảm màu đỏ tươi, ánh lên dưới tia nắng mặt trời. Cây phượng thay lá quanh năm. Mùa đông, cây rụng hết lá, phô ra những cành trơ trụi, khẳng khiu. Nhưng sang xuân, chồi non lại nhú ra, phủ một màu xanh tươi mát cho cây. Mỗi lần như thế dường như tuổi thanh xuân lại trở về với cây phượng già, xoá đi sự già nua đã in hằn lên thân hình của nó. Sau đó không lâu, ở khắp sân trường hình ảnh của mùa hè lại được vẽ lên bằng những chùm hoa đỏ thắm. Cây phượng đem lại niềm vui sướng, háo hức cho tuổi học trò.
Mùa hè lại đến và những cánh phượng như những cánh bướm vẫn nằm trong những trang lưu bút của tụi nhỏ chúng tôi như một dấu ấn kỉ niệm đẹp mà trước lúc chia tay gửi lại cho nhau để nghỉ hè.
hok tốt~
Bài làm : Trong các cây cổ thụ, có lẽ cây đa là cây gắn bó thân thiết với dân làng em nhất. Vừa vào cổng làng được một đoạn, mọi người sẽ thấy cây đa sừng sững ven đường tỏa bóng mát một khoảng đường rộng. Một màu xanh biếc trên nền xanh da trời thật mát mẽ làm sao !
Dưới gốc đa là quán nước nhỏ. Trời nắng chang chang thế này làm mồ hôi ướt đẫm.Hễ ai đi đường mà vào quán làm cốc nước thì còn gì sướng bằng. Cây đa to đến chục người ôm. Rễ cây nổi như cồn trên mặt đất. Rễ phụ từ trên tán cây xõa cả xuống đất. Cây đa như một ông thần bên đường. Chim chóc không biết từ đâu tụ họp hót véo von rất nhộn nhịp trong vòm cây. Đám con nít nô đùa chạy giỡn dưới gốc đa.
Mấy cái lá đa còn non màu xanh dày. Khi lớn hơn một tí thì làm đồ chơi cho chúng em. Sừng trâu, sừng ngé bằng lá đa. Thân đa gần gũi có vài vết tích của chiến tranh để lại. Nó đã chứng kiến bao lớp người ra quân chiến trận, bao trận tác chiến oách liệt của dân làng em. Cây đa còn là nơi đầu tiên được treo cờ tự do, độc lập của quê nghèo.
Cây đa luôn gợi nhắc về lịch sử hào hùng của dân tộc ta. Dường như nó là hình ảnh đại diện cho nhân dân miền Bắc từ bao đời nay." Cây đa, giếng nước đầu đình" là nét văn hóa rất đỗi thân quen. Là cây cổ thụ không biết được bao nhiêu tuổi nhưng cây đa xứng đáng được vinh quang, công nhân và bảo tồn. Chúng em nên quét rác dưới gốc đa và làm những việc cần thiết để bảo vệ cây đa quê hương.
Đêm mùa hè, vầng trăng dịu dàng toả sáng khắp nơi. Ánh trăng chảy tràn qua kẽ lá, đọng từng giọt sáng lung linh trên chiếc chõng tre nơi bà cháu em đang nằm hóng mát. Bà em có cả một kho truyện cổ tích mà lúc nào em cũng háo hức đón nghe. Tiếng bà kể chậm rãi thủ thỉ bên tai; em thấy mình bồng bềnh lơ lửng trong thế giới thần kì...
Tiếng trống đồng rộn rã đâu đây. A, hôm nay là ngày vua Hùng mở hội chọn người kế vị. Hai mươi vị hoàng tử đã vào cung, các lễ vật lần lượt được dâng lên. Chao ôi, toàn những sản vật quý hiếm trên rừng dưới biển, những thức ngon của lạ mà em chưa từng thấy bao giờ. Vua Hùng vẫn như còn băn khoăn, ngần ngại điều gì. Vừa lúc đó, Lang Liêu bước vào. Khác với các anh, Lang Liêu vẫn mặc bộ quần áo thường ngày. Chàng kính cẩn mở mâm lễ vật dâng vua cha. Một mùi thơm vừa mộc mạc vừa tinh khiết dậy lên. Vua Hùng mỉm cười hài lòng và phán rằng:
- Đây mới chính là thứ lễ vật quý giá ta từng mong đợi! Lang Liêu, con xứng đáng là người nối ngôi ta.
Lạ lùng quá! Lễ vật gì đã khiến cho vua Hùng hài lòng đến thế?
Em vội vã bước tới gần Lang Liêu:
- Lang Liêu ơi, anh đã dâng vua cha lễ vật gì vậy?
Lang Liêu mỉm cười:
- Cô bé ơi, có gì đâu! Tôi đã dùng gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn để làm ra hai thứ bánh dâng lên vua cha. Bánh chưng vuông tượng trưng cho mặt đất, bánh giầy tròn là hình ảnh của bầu trời. Bằng chính sức lao động của mình, tôi muốn dâng lên Tiên Vương và vua cha cả trời đất này!
- Chà! Hay thật! Lang Liêu ơi! Anh sẽ là vị vua hiền tài nhất của muôn dân....
Bỗng em choàng tỉnh dậy. Bà vẫn nằm bên cạnh, miệng móm mém nhai trầu. Mùi trầu nồng ấm phảng phất xung quanh. Thì ra em vừa nằm mơ, một giấc mơ thật thú vị. Em ôm chặt lấy bà rồi thầm thì:"Bà ơi! Bà chính là bà tiên đầy phép màu nhiệm. Bà đã cho cháu những giấc mơ thật tuyệt vời!"
Chúc bạn học tốt!
Đề 1.
Hoán dụ là gọi tên sự vật,hiện tượng này bằng một tên sự vật,hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nhau để tăng sức gợi hình và gợi cảm cho sự diễn đạt.
Biện pháp tu từ trong câu thơ là Bàn tay
Bàn tay chỉ bộ phận con người dùng để lao động, cầm nắm, nó tượng trưng cho sức lao động, người lao động chân chính.
Đề 2.
Nội dung truyện : tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu của người em gái có tài năng đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế ở chính mình và vượt lên lòng tự ái. Từ đó hình thành thái độ và cách ứng xử đúng đắn, biết dừng lại sự ghen tị trước tài năng hay thành công của người khác.
Đề 3 mình không biết làm. Vì mình dốt Văn lém. -_-
Cây tre là một trong những loài cây quen thuộc đối với đời sống sinh hoạt, sản xuất của nhân dân Việt Nam. Không chỉ vậy, từ vai trò, công dụng cũng như đặc tính tốt đẹp của cây tre là tre đã trở thành một biểu tượng cho lòng dũng cảm, sự kiên cường, bất khuất của nhân dân, con người Việt Nam. Viết về biểu tượng cây tre, nhà thơ Nguyễn Duy đã viết nên những dòng thơ gây xúc động đến người đọc, đó chính là bài thơ “Tre Việt Nam”
“Tre xanh
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa …đã có bờ tre xanh”
Mở đầu bài thơ, tác giả nguyễn Duy đã thể hiện sự băn khoăn chưa có lời giải đáp về nguồn gốc cũng như thời điểm xuất hiện của cây tre. Trong những câu chuyện của bà, trong những lời ca dao đầy thiết tha của mẹ,hẳn trong chúng ta ai cũng từng biết đến cây tre. Nhưng, cây tre ra đời như thế nào, có xuất xứ ra sao thì không ai biết, chỉ biết một cách mơ hồ, ước lượng rằng tre ra đời từ rất lâu rồi. Đúng như nhà thơ Nguyễn Duy thể hiện sự cảm than “Chuyện ngày xưa…đã có bờ tre xanh”.
“Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên lũy nên thành tre ơi
Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi, đá vôi bạc màu”
Cây tre là loài cây có thân nhỏ, mọc thẳng, một cây tre trưởng thành có thể cao từ năm đến bảy mét. Lá tre mỏng và dài. Từ những đặc điểm của cây tre, tác giả Nguyễn Duy thể hiện sự xúc động khi hình dáng mỏng manh của cây tre vẫn vươn lên tươi tốt, vẫn có thể thành lũy, nên thành. Tre có thể sống ở mọi địa hình, ngay cả đất đai cằn cỗi là sỏi đá tre vẫn vươn lên xanh tốt “Cho dù đất sỏi, đá vôi bạc màu”. Từ đặc tính sinh sôi mạnh mẽ, mãnh liệt của cây tre, tác giả gợi cho người đọc hình dung về chính con người Việt Nam, đó chính là những người có khả năng thích nghi cao, có khả năng chinh phục những hoàn cảnh khó khăn để sinh tồn, phát triển.
Đầu năm học lớp bốn, chú Hưng ghé qua nhà em chơi, tặng em một cái hộp đựng bút. Chú bảo: “Chú mua cho cháu để cháu tiện dùng vì lên lớp lớn rồi.”.
Em sung sướng cảm ơn chú và mở giấy gói ra xem. Hộp bút hình chữ nhật, làm bằng nhựa tốt màu xanh lơ, dài hơn một gang tay em, rộng bảy xăng-ti-mét, dày độ hai xăng-ti-mét. Vỏ ngoài của hộp in hình búp bê màu tím nhạt thật xinh xắn, nổi bật trên nền xanh của vỏ hộp. Hộp bút có thể đóng mở nhờ một thanh thép trắng ở nắp hộp và hai thanh nam châm ở phần thanh của hộp. Khi mở nắp, nắp hộp lộ ra một tầng nhỏ bắc xếp nối với đáy hộp. Tầng bé nhỏ này có thể đựng bút chì, nhãn vở, tẩy... Phần đáy hộp có cái giắt bút ép bằng nhựa dẻo và một ô nhỏ để đựng cái gọt bút chì. Em lau bút viết sạch sẽ rồi đặt tất cả dụng cụ học tập của em vào hộp bút cẩn thận. Ngắm nghía cái hộp bút, em rất hài lòng và tự nhủ từ đây không phải để viết máy vào ngăn cặp nữa. Có hộp bút, em lấy dụng cụ học tập nhanh hơn, việc giữ gìn bút viết tốt hơn nhiều. Mỗi khi học xong, em đều lau hộp bút bằng một mảnh vải mềm và để nó vào cặp nhẹ nhàng, ngay ngắn. Em giữ gìn hộp bút cẩn thận để nó không bị sờn, trầy lớp nhựa bóng bên ngoài. Như một dũng sĩ cận vệ, cái hộp bút bảo vệ dụng cụ học tập của em bền, đẹp. Mỗi buổi học, em như nghe hộp bút thì thầm: “Tiến lên, cô học trò nhỏ. Chúng tôi sẽ giúp cô bước vào sự nghiệp mai sau.”.
Món quà của chú Hưng thật thực tế và hữu dụng. Hộp bút còn giữ thẻ thư viện của em không bị cong, nhăn góc. Mỗi lần mở hộp bút ra dùng em đều nhớ chú Hưng. Em cố gắng học giỏi để bố mẹ vui lòng và đền đáp lại sự quan tâm của chú Hưng dành cho em.
Chúc bạn học tốt!
Chắc hẳn các bạn vẫn còn nhớ câu chuyện Nàng tiên Ốc được học ở lớp Bốn. Nàng tiên hoá thân trong vỏ của con ốc và được một bà lão nông dân mang về nuôi.
Nàng tiên Ốc mới đẹp làm sao! Dáng người thanh mảnh, bước đi mềm mại, uyển chuyển. Làn da nàng trắng mịn như tuyết. Khuôn mặt trái xoan xinh đẹp, hiền hậu và dịu dàng. Dưới cặp mi cong vút là đôi mắt bồ câu sáng long lanh. Đôi môi hình trái tim lúc nào cũng đỏ mọng. Nàng mặc một bộ váy màu xanh nước biển, có thắt một chiếc đai màu trắng càng tăng thêm vẻ duyên dáng của nàng.
Hằng ngày, nàng từ trong vỏ ốc chui ra giúp bà lão quét dọn nhà cửa nấu cơm, nhặt cỏ vườn và cho lợn ăn. Động tác của nàng nhanh nhẹn, bước đi của nàng như lướt trên mặt đất. Những công việc nàng làm chẳng mấy chốc là xong. Cơm nàng nấu rất khéo và ngon. Đàn lợn dưới tay nàng chăm sóc lớn nhanh như thổi. Vườn rau tươi ngày càng xanh tốt.
Mỗi lần đi làm đồng về, bà lão nông dân vô cùng ngạc nhiên không biết ai đã giúp mình. Một lần bà giả vờ ra đồng rồi quay trở về, bà bắt gặp nàng tiên Ốc, bà sững sờ trước sắc đẹp lộng lẫy của nàng, bà vội chạy ngay ra chum nước và đập vỡ vỏ ốc đi. Thấy động, nàng tiên Ốc định chạy lại chum nước nhưng bà lão đã ôm chầm lấy nàng. Từ đó, nàng trở thành người con hiếu thảo, ngoan ngoãn của bà cụ. Hai mẹ con sống hạnh phúc bên nhau.
Chúc bạn học tốt!
Em rất thích đọc truyện cổ tích. Và trong tất cả những câu chuyện cổ tích em từng đọc thì em ấn tượng nhất với nhân vật cô Tấm.Một nhân vật trong câu chuyện cổ tích Tấm Cám.
Cô Tấm có hoàn cảnh vô cùng đáng thương. Mẹ mất sớm cha cô đi lấy vợ hai. Nhưng chẳng bao lâu cha cô cũng qua đời. Cô ở với dì ghẻ và con riêng của dì ghẻ là Cám. Hai mẹ con Cám không yêu thương gì Tấm mà luôn tìm cách hãm hại cô. Dù chịu nhiều tủi hờn nhưng Tấm vẫn hết sức xinh đẹp lại nết na thùy mị.
Tấm có thân hình mảnh mai. Khuôn mặt trái xoan với làn da trắng nõn căng mọng. Đôi mắt bồ câu đen láy, trong vắt như hòn bi ve. Cặp lông mày lá liễu càng làm nổi bật hơn vẻ đẹp của đôi mắt ấy. Tấm có chiếc mũi dọc dừa, rất cân đối với khuôn mặt. Bên dưới chiếc mũi nhỏ nhắn đó là một đôi môi đỏ chúm chím. Tấm có một mái tóc dài mượt và đen láy, luôn được cô vấn lên gọn gàng cột lại bằng một chiếc khăn mỏ quạ truyền thống. Nhìn tổng thể Tấm chẳng khác gì một tiên nữ với một vẻ đẹp trong sáng và thành thiện.
Sống với mẹ con Cám Tấm phải làm việc quần quật cả ngày. Từ sáng sớm tinh mơ cho đến khi tối muộn. Có những hôm cô phải đi chăn trâu ở tận bên làng xa. Rồi phải đi mò cua bắt ốc. Tấm còn phải làm cả những phần việc của Cám do Cám lười mà đùn đẩy cho cô. Thế mà Tấm vẫn rất chi là siêng năng chăm chỉ, chẳng khi nào than phiền tới nửa lời. Vận chiếc áo tứ thân màu nâu cũ đã sờn bạc, cô lặng lẽ quét nhà, quét sân, chăm sóc vườn tược, tới cây bắt sâu, nấu cơm giặt giữ, lau chùi sắp xếp nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp từ trong ra ngoài không có lấy một điểm gì chê được.
Tấm còn là một người có sức sống mạnh mẽ, sự sống của Tấm chính là sự sống của cái thiện trong xã hội, mặc dù bị mẹ con Cám hại chết hết lần này đến lần khác những Tấm vẫn hồi sinh, hóa thân thành cây con chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi và cuối cùng là quả thị. Và đến cuối cùng Tấm cũng có được hạnh phúc của chính mình khi được về sống với nhà vua. Và mẹ con Cám phải trả giá cho những hành động độc ác của chính mình.
Cô Tấm xinh đẹp, dịu hiền lại chịu thương chịu khó.Cô Tấm đẹp người đẹp nết ấy là biểu tượng của nhân dân Việt Nam. Qua truyện cổ tích Tấm Cám em càng hiểu hơn câu nói của dân gian “Ở hiền thì lại gặp hiền- Người ngay thì được Phật, Tiên độ trì”.