K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

(1.0 điểm) Ý nghĩa của câu tục ngữ số 1 và số 9 có đối lập nhau không? Em rút ra bài học gì từ hai câu tục ngữ đó?  Bài đọc:                                      TỤC NGỮ VIỆT NAM (Từ điển THÀNH NGỮ VÀ TỤC NGỮ VIỆT NAM – NXB Văn hóa, 1995)      1. Học một biết mười.      2. Học ăn học nói học gói học mở.      3. Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi.      4. Học khôn đến chết, học nết đến...
Đọc tiếp

(1.0 điểm) Ý nghĩa của câu tục ngữ số 1 và số 9 có đối lập nhau không? Em rút ra bài học gì từ hai câu tục ngữ đó? 

Bài đọc:

                                     TỤC NGỮ VIỆT NAM

(Từ điển THÀNH NGỮ VÀ TỤC NGỮ VIỆT NAM – NXB Văn hóa, 1995)

     1. Học một biết mười.

     2. Học ăn học nói học gói học mở.

     3. Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi.

     4. Học khôn đến chết, học nết đến già.

     5. Dao có mài mới sắc, người có học mới nên.

     6. Học chẳng hay cày chẳng biết.

     7. Dốt đặc còn hơn hay chữ lỏng.

     8. Học chẳng hay, thi may thì đỗ.

     9. Học như gà bới vách.

     10. Học thầy học bạn vô hạn phong lưu.

0
Bài tập 1: Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích và hiệu quả diễn đạt của nó.? b.                                             Năm qua đi, tháng qua đi                                                             Tre già măng mọc có gì lạ đâu                                                             Mai sau,                                                             Mai sau,                                                            ...
Đọc tiếp

Bài tập 1: Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích và hiệu quả diễn đạt của nó.?

b.                                             Năm qua đi, tháng qua đi

                                                            Tre già măng mọc có gì lạ đâu

                                                            Mai sau,

                                                            Mai sau,

                                                            Mai sau,

                                                            Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh.

 

c.                                             Trèo lên cây bưởi hái hoa

                                                            Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân

                                                            Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc

                                                            Em có chồng rồi anh tiếc lắm thay…

 

d.                                             Tiếng suối trong như tiếng hát xa

                                               Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

            e.                                               “Cháu chiến đấu hôm nay

                                                               Vì lòng yêu Tổ quốc

                                                               Vì xóm làng thân thuộc

                                                                Bà ơi cũng vì bà

                                                                Vì tiếng gà cục tác

                                                                Ổ trứng hồng tuổi thơ”

 

0
Phần I: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Sau khi đuổi sạch quân Minh ra khỏi bờ cõi, lên làm vua được khoảng một năm, một hôm Lê Lợi cưỡi thuyền rồng quanh hồ Tả Vọng trước kinh thành. Nhân dịp đó, Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Khi chiếc thuyền tiến ra giữa hồ, thì tự nhiên có một con rùa to lớn nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước. Theo lệnh vua, thuyền đi chậm lại. Vua...
Đọc tiếp
Phần I: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Sau khi đuổi sạch quân Minh ra khỏi bờ cõi, lên làm vua được khoảng một năm, một hôm Lê Lợi cưỡi thuyền rồng quanh hồ Tả Vọng trước kinh thành. Nhân dịp đó, Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Khi chiếc thuyền tiến ra giữa hồ, thì tự nhiên có một con rùa to lớn nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước. Theo lệnh vua, thuyền đi chậm lại. Vua đứng trên và nhận thấy lưỡi gươm đeo bên mình cũng đang động đậy. Rùa Vàng không sợ người, nhô đầu cao lên nữa và tiến sát về phía thuyền vua. Nó đứng nổi lên trên mặt nước và nói: - Bệ hạ hoàn gươm lại cho Long quân! Nghe nói thế, nhà vua bỗng hiểu ra, bèn thò tay rút gươm ra khỏi bao, cung kính cảm tạ thần linh. Chỉ một lát, thanh gươm thần rời khỏi tay vua bay đến phía Rùa Vàng. Nhanh như cắt, Rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước. Cho đến khi cả gươm và Rùa đã chìm sâu xuống nước, người ta vẫn còn thấy vệt sáng le lói dưới mặt hồ xanh. Khi thuyền của bá quan tiến kịp thuyền rồng, vua liền báo ngay cho họ biết: - Đức Long Quân cho chúng ta mượn thanh gươm thần để trừ giặc Minh. Nay đất nước đã thanh bình, Người sai Rùa lấy lại.Từ đó, hồ bắt đầu được mang tên là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.”

Câu 1: Em hiểu gì về tên gọi hồ Hoàn Kiếm

Câu 2: Tại sao Long Quân không tặng luôn thanh gươm cho Lê Lợi mà chỉ cho mượn? Việc Long Quân đòi lại gươm thần khi đất nước hoà bình có ý nghĩa gì?

Câu 3: Có một du khách nước ngoài đến Việt Nam và muốn tìm hiểu về Hồ Gươm. Nếu em là hướng dẫn viên cho du khách đó thì em sẽ giới thiệu những điều gì về địa danh này? 

 

0