đêm về khuya lặng gió. sương phủ trắng mặt sông . những bầy cá nhao lên đớp sương tom tóp,lúc đầu còn loáng thoáng,dần dần tiếng tũng toẵng xôn xao quanh mạn thuyền
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
nếu 1 ngày không có anh bảo vệ thì em phải cách giác với bọn súc vật biến thái nhé :)
ĐỀ 1
Mái nhà mến yêu của em chứa đựng trong lòng nó tất cả vật chất và tinh thần của một gia đình. Mọi tiện nghi trong nhà đều rất gần gũi với em nhưng em yêu thích nhất là bộ sa-lông phòng khách.
Bộ sa-lông màu cà phê sữa, đặt ở góc trái phòng khách, gồm một ghế dài và hai ghế chiếc rời nhau. Mỗi ghế rời hình vuông dọc xem nhau độ sáu mươi xăng-ti-mét có nệm ngồi và gối tựa. Nệm sa-lông bọc vải nỉ tốt màu nâu xám, gối tựa bọc vải gấm màu xám bạc. Tay vịn của sa-lông rộng khoảng mười lăm xăng-ti-mét, bọc nệm simili màu cà phê sữa. Ghế dài của sa-lông rộng sáu mươi xăng-ti-mét, ngang một phẩy chín mét. Ghế dài có hai gối tựa màu sắc và chất liệu đều giống ghế rời. Bàn sa-lông bằng gỗ, đánh vec- ni bóng loáng, mặt bàn rộng năm tấc, dài tám tấc, làm bằng kính tám li màu nâu nhạt. Mẹ em trải khăn bàn màu kem và đặt lên đó một bình hoa hồng vàng làm bằng vải lộng lẫy. Mặt bàn sáng hẳn lên.
Mỗi khi ngồi vào sa-lông, em có cảm giác êm ái như sa -lông đang ôm em vào lòng. Gối tựa của sa-lông rất êm, vừa sang trọng, vừa tiện dụng.
Hằng ngày, em quét dọn và lau sa-lông sạch sẽ bằng một mảnh vải mềm, cả nhà cũng giữ gìn, không đặt vật nhọn sắc lên để ghế được bền lâu. Thỉnh thoảng mẹ em tháo bao gối nệm đi giặt ủi rồi “mặc áo” sạch cho nó. Sa-lông lúc ấy trông mới và sạch, thoang thoảng mùi nước hoa. Bố mẹ em bàn bạc công việc bên ghế sa-lông. Đôi khi bố mẹ em đọc báo, đọc sách. Gia đình em quây quần bên sa-lông rất đầm ấm, hạnh phúc.
Sa-lông là đồ dùng nội thất tiện lợi và tân thời. Em rất yêu thích bộ sa-lông. Nhờ có nó, mỗi khi ngồi chơi hay tiếp khách, em thấy tự tin và chững chạc hẳn lên, thói quen cư xử lịch sự hình thành tự nhiên trong em, nói năng, thưa gửi với khách của ba mẹ em rất lễ phép. Phòng khách nhà em nhờ có bộ sa-lông trông gọn gàng và sáng hẳn
ĐỀ 2
Hồi ấy, em đang còn sử dụng chiếc cặp của chị Hai lúc chị học ở Tiểu học. Chiếc cặp vẫn còn sử dụng tốt, chi nứt một số đường may ở trong các ngăn cặp và miệng cặp. Sách vở và đồ dùng học tập thường bỏ lẫn với nhau vì chỉ còn lại có một ngăn. Nhưng không phải vì thế mà em buồn. Trái lại em rất quý và rất yêu chiếc cặp vì nó là vật kỉ niệm của chị em. Chị Hai bây giờ là sinh viên năm thứ nhất khoa Quản trị Kinh doanh rồi. Em muôn nâng niu vật kỉ niệm ấy bên mình như thầm hứa với chị Hai sẽ noi theo gương chị. Do vậy mà em không đòi hỏi bố phải mua cặp mới cho em. Nhưng rồi vào một buổi học cuối học kì II năm lớp Ba, tan học, mưa tầm tã sách vở và đồ dùng học tập ngày hôm ấy lại khá nặng, tất cả đều dồn vào cặp nên khi nước mưa thấm vào đã làm đường chỉ khâu dưới đáy cặp bị bung ra. Và thế là bao nhiêu sách vở, đồ dùng học tập của em bị rơi xuống mặt đường. Em nhặt sách vở và đồ dùng học tập lên gói chung vào tấm ni lông tất tả chạy về nhà. Thấy em ôm chồng sách vở trên tay, vai đeo chiếc cặp không, bố hỏi: “Sao con không bỏ vào cặp?”. Em vừa cởi quai đeo vừa nói với bố: “Cặp hỏng rồi bố ạ!”. Bố nhìn em, nhìn chiếc cặp đã thủng đáy, rồi quay sang âu yếm nói: “Đừng buồn nghe con! Bố bận công chuyện quá không để ý đến chiếc cặp của con. Mẹ con lại đi học xa, chắc cũng không biết chuyện này, thông cảm cho bố mẹ. Chiều nay, bố đưa con ra chợ thị xã, mua chiếc khác”. Thế là em đành phải từ biệt chiếc cặp, đế nó lên giá sách như lưu giữ lại một vật kỉ niệm của chị mình.
Chiếc cặp mà em có trong tay bây giờ là một chiếc cặp tuyệt đẹp! Có lẽ nó đẹp thuộc loại nhất, nhì trong lớp, bởi nó vừa mới lại vừa tốt, kiểu cặp trông rất xinh và rất tiện lợi. Chất liệu chiếc cặp được may bằng vải ni lông tổng hợp màu xanh lá cây. Chiều dài độ ba mươi lãm xăng-ti-mét, chiều rộng chừng hai mươi lăm xăng-ti-mét. Phía trên có quai xách. Đằng sau có hai quai đeo làm bằng chỉ dù to bản, vừa chắc lại vừa êm vai. Phía trước cặp có hai khoá móc láng bóng được mạ kền. Chỉ cần bấm nhẹ vào hai cái nút nhỏ lên như hai đầu đũa. móc bật ra là em có thể mở cặp một cách nhanh chóng, thuận tiện. Phía trong nắp cặp là một đường dây kéo tạo thành một cánh cửa đóng kín ba ngăn cặp. Nắp cặp được làm bằng một miếng mi-ca mỏng và được trang trí bằng một tấm hình chụp vị thuyền trưởng Sinbad trong bộ phim “Cuộc phiêu lưu của Sinbad” làm tăng thêm vẻ đẹp của chiếc cặp.
Chiếc cặp được cấu tạo ba ngăn. Ngăn giữa rộng hơn, em dùng để toàn bộ sách vở trong buổi học. Còn hai ngăn kia dùng để đồ dùng học tập và tấm vải mưa. Thật là tiện lợi. Đã gần một năm rồi mà chiếc cặp vẫn còn y như mới mua tuần trước. Đi học về, bao giờ em cũng dùng một miếng vải mỏng lau sạch bụi bặm hoặc nước mưa rồi mới để vào góc học tập của mình.
Chiếc cặp đã trở thành người bạn thân thiết của em từ dạo đó. Và bây giờ, ngày ngày, chiếc cặp lại cùng em tung tăng đến trường, rồi lại cùng em trở về nhà trong niềm vui vì những điểm mười mà em đạt được.
.
~T I C K ~ nha
ĐỀ1
Chiếc đồng hồ xinh xắn để trang trọng trên bàn học tại gia đình là quà tặng sinh nhật mẹ mua cho khi em vừa tròn 9 tuổi (10-10-2004). Đó là đồng hồ điện tử báo thức nhãn hiệu PEARL của Trung Quốc.
Chiếc đồng hồ vỏ bằng nhựa màu mận đỏ thẫm, mặt kính hình vuông. Các vạch phút, các con số chỉ giờ được bố trí trên đường tròn. Dưới con số 12 có hình vẽ trăng lưỡi liềm. Có 4 chiếc kim, to nhỏ, dài ngắn, màu sắc khác nhau. Kim ngắn nhất, to nhất chỉ giờ. Kim chỉ phút dài hơn, thanh mảnh hơn. Đầu kim giờ, kim phút có vệt lân tinh màu xanh nước biển để có thể nhìn rõ được trong đêm tối. Kim giây dài nhất, đen nhánh, thon dài như cái tăm, lúc nào cũng cần mẫn chuyển động theo vòng tròn. Kim chuông báo thức màu rêu, dài hơn kim giờ một tí, nhỉnh hơn kim giây. Bốn chiếc kim đính chung vào một cái chốt nằm giữa tâm vòng tròn; cái chốt đen nhánh xinh xinh như một cái cúc bằng kim cương, óng ánh.
Phía sau mật đồng hồ là một buồng máy hiện rõ trên vách nhựa trong, một cái khoang lắp pin tiểu "Con Thỏ". Có 2 cái núm bằng 2 chiếc cúc bạc để điều khiển giờ, phút và chuông báo thức. Có một gạt nhỏ bằng nhựa trong suốt để định giờ cho chuông reo. Cái Lý con chú Tâm học lớp 5 đã bày cho em cách lắp pin, cách điều chỉnh giờ phút, cách sử dụng chuông báo thức. Nó chê em là nhà quê, dễ ợt mà chẳng biết. Không biết thì hỏi, có chi mà tự ái, em nghĩ thế !
Trước đây, gia đình em cũng có một cái đồng hồ "Ba con mèo” nhưng lâu nay nó hay giở chứng, như con bò già ì à ì ạch. có hôm chạy chậm đến nửa tiếng ! Từ ngày có cái đồng hồ điện tử báo thức ngồi chễm chệ trên bàn học, em đến trường rất chủ động. 6h30' mỗi sáng, em khoác ba lô sách vở lên vai, đội mũ lên đầu, chào ông bà, chào bố mẹ, em đi bộ đến trường. Chiều nào cũng 13h30', em đi đến lớp. Chưa bao giờ đến muộn như một vài bạn khác. Việc học tập ở nhà, em làm đúng giờ bố mẹ dặn: 19h-21h30' học bài, làm bài. 21h45' đi ngủ. 6h nghe chuông reo, em thức dậy, rửa mặt, đánh răng, ôn lại bài độ 10-15 phút, rồi chuẩn bị đi học.
Chiếc đồng hồ báo thức nhỏ bé đối với em vô cùng thân thiết. Nó rèn luyện cho em đức tính chu đáo, khoa học trong cuộc sống, học tập, nghỉ ngơi và vui chơi hằng ngày. Em không còn phải chạy táo tác sang nhà chú Hy hỏi giờ như mọi khi nữa.
Chiếc đồng hồ là quà tặng chứa đựng bao tình thương của mẹ: "Lan ơi ! Con gái mẹ, ngày mai bước sang 10 tuổi rồi đấy nhé ". Mẹ vừa nói vừa âu yếm ôm con gái bé bỏng vào lòng.
Có nhiều hôm giữa đêm khuya thanh vắng, nghe tiếng kêu "tích tích", đều đều, em tưởng như cái đồng hồ nhỏ bé đang thầm thì với em: "Cố gắng ! Cố gắng !".
Mỗi sớm, trong tiếng gà gáy lao xao gần xa, tiếng chuông đồng hồ reo, đối với em đó là khúc ca bình minh, là hành khúc lên đường.
Nhiều lúc, ngắm chiếc đồng hồ bé nhỏ thân yêu, em khẽ thốt lên: "Chú mày ơi, ta yêu chú mày lắm ! Chú mày đã bảo cho ta biết: Thì giờ còn quý hơn vàng bạc ..
ĐỀ 2
Kỉ niệm về chiếc cặp mà em đựng sách vở đi học mãi mãi ở trong tâm trí em. Đã một năm trôi qua rồi, thế mà mỗi lần nghĩ đến, em vẫn còn cảm thấy nôn nao, bồn chồn đến lạ.
Hồi ấy, em đang còn sử dụng chiếc cặp của chị Hai lúc chị học ở Tiểu học. Chiếc cặp vẫn còn sử dụng tốt, chỉ nứt một số đường may ở trong các ngăn cặp và miệng cặp. Sách vở và đồ dùng học tập thường bỏ lẫn với nhau vì chỉ còn lại có một ngăn. Nhưng không phải vì thế mà em buồn. Trái lại em rất quý và rất yêu chiếc cặp vì nó là vật kỉ niệm của chị em. Chị Hai bây giờ là sinh viên năm thứ nhất khoa Quản trị Kinh doanh rồi. Em muốn nâng niu vật kỉ niệm ấy bên mình như thầm hứa với chị Hai sẽ noi theo gương chị. Do vậy mà em không đòi hỏi bố phải mua cặp mới cho em. Nhưng rồi vào một buổi học cuối học kì II năm lớp Ba, tan học, mưa tầm tã sách vở và đồ dùng học tập ngày hôm ấy lại khá nặng, tất cả đều dồn vào cặp nên khi nước mưa thấm vào đã làm đường chỉ khâu dưới đáy cặp bị bung ra. Và thế là bao nhiêu sách vở, đồ dùng học tập của em bị rơi xuống mặt đường. Em nhặt sách vở và đồ dùng học tập lên gói chung vào tấm ni lông tất tả chạy về nhà. Thấy em ôm chồng sách vở trên tay, vai đeo chiếc cặp không, bố hỏi: “Sao con không bỏ vào cặp?”. Em vừa cởi quai đeo vừa nói với bố: “Cặp hỏng rồi bố ạ!”. Bố nhìn em, nhìn chiếc cặp đã thủng đáy, rồi quay sang âu yếm nói: “Đừng buồn nghe con! Bố bận công chuyện quá không để ý đến chiếc cặp của con. Mẹ con lại đi làm xa, chắc cũng không biết chuyện này, thông cảm cho bố mẹ. Chiều nay, bố đưa con ra chợ thị xã, mua chiếc khác”. Thế là em đành phải từ biệt chiếc cặp, đế nó lên giá sách như lưu giữ lại một vật kỉ niệm của chị mình.
Chiếc cặp mà em có trong tay bây giờ là một chiếc cặp tuyệt đẹp! Có lẽ nó đẹp thuộc loại nhất, nhì trong lớp, bởi nó vừa mới lại vừa tốt, kiểu cặp trông rất xinh và rất tiện lợi. Chất liệu chiếc cặp được may bằng vải ni lông tổng hợp màu xanh lá cây. Chiều dài độ ba mươi lăm xăng-ti-mét, chiều rộng chừng hai mươi lăm xăng-ti-mét. Phía trên có quai xách. Đằng sau có hai quai đeo làm bằng chỉ dù to bản, vừa chắc lại vừa êm vai. Phía trước cặp có hai khoá móc láng bóng được mạ kền. Chỉ cần bấm nhẹ vào hai cái nút nhỏ lên như hai đầu đũa, móc bật ra là em có thể mở cặp một cách nhanh chóng, thuận tiện. Phía trong nắp cặp là một đường dây kéo tạo thành một cánh cửa đóng kín ba ngăn cặp. Nắp cặp được làm bằng một miếng mi-ca mỏng và được trang trí bằng một tấm hình chụp vị thuyền trưởng Sinbad trong bộ phim “Cuộc phiêu lưu của Sinbad” làm tăng thêm vẻ đẹp của chiếc cặp.
Chiếc cặp được cấu tạo ba ngăn. Ngăn giữa rộng hơn, em dùng để toàn bộ sách vở trong buổi học. Còn hai ngăn kia dùng để đồ dùng học tập và tấm vải mưa. Thật là tiện lợi. Đã gần một năm rồi mà chiếc cặp vẫn còn y như mới mua tuần trước. Đi học về, bao giờ em cũng dùng một miếng vải mỏng lau sạch bụi bặm hoặc nước mưa rồi mới để vào góc học tập của mình.
Chiếc cặp đã trở thành người bạn thân thiết của em từ dạo đó. Và bây giờ, ngày ngày, chiếc cặp lại cùng em tung tăng đến trường, rồi lại cùng em trở về nhà trong niềm vui vì những điểm mười mà em đạt được.
Tình cảm gia đình là một mảng đề tài quan trọng của văn học Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Viết về đề tài này, đã có những tác phẩm ngợi ca tình mẫu tử, tình phụ tử thiêng liêng. Và nhà thơ Bằng Việt đã góp phần làm phong phú thêm chủ đề bằng tình cảm bà cháu sâu đậm trong bài thơ “Bếp lửa”.
Bài thơ ra đời năm 1963, khi ấy nhà thơ đang học tập và sinh sống ở nước bạn Liên Xô. Trong nước, cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc đang dần đến hồi cam go. Nhớ về Tổ quốc trong những ngày tháng ấy, Bằng Việt gửi trọn niềm thương nỗi nhớ cho người bà tần tảo, vất vả mà giàu tình yêu thương của mình.
Bài thơ có tên là “Bếp lửa” nhưng một điều dễ nhận thấy là hình ảnh đầy sức gợi ấy được gợi cảm hứng từ người bà. Hay nói cách khác, bếp lửa trong kí ức nhà thơ được nhóm lên từ đôi tay của bà: sáng sáng chiều chiều bà nhen bếp lửa thổi gạo, nấu cơm một tay tảo tần nuôi cháu, Bởi thế, hình ảnh bếp lửa bập bùng trong bài thơ để hình ảnh thiêng liêng ấy gắn bó mật thiết với hình ảnh của bà. Nhắc về bà là nhớ về bếp lửa và nhớ về bếp lửa là nhớ về bà. “Bếp lửa” là bài ca về tình bà cháu ấm áp, cảm động.
Bài thơ mở đầu bằng những hình ảnh thơ đầy ám ảnh:
“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”.
Ngọn lửa “chờn vờn sương sớm” là ngọn lửa thực trong lòng bếp lửa được nhen lên trong mỗi sớm mai. Còn ngọn lửa “ấp iu nồng đượm” là ngọn lửa của yêu thương mà bà dành cho cháu. Bởi vậy nên nhắc đến bếp lửa là nhắc đến bà với bao tình thương và nỗi nhớ: “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”. Những nắng mưa ấy là gì?
Là cuộc đời đầy vất vả nhọc nhằn không chỉ nuôi con mà còn thay con nuôi cháu:
“Đó là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy”.
Nhà thơ nhắc lại những năm tháng khủng khiếp của nạn đói 1945. Ngày tháng ấy đến người cha đương sức trẻ phải “khô rạc ngựa gầy” mà không đủ ăn. Vậy mà bà đã già cả, ốm yếu lại một tay nuôi dạy cháu. Cái đói, cái chết rình mò nhưng bà vẫn dành tất cả yêu thương mang đến cho cháu những bữa ăn nhọc nhằn:
"Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói”
“Khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay”.
Cùng với hình ảnh bếp lửa, còn có một âm thanh tha thiết gắn với người bà: tiếng tu hú:
“Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế”
“Tu hú ơi chẳng đến ở cùng bà
Kêu chi hoài trẽn những cánh đồng xa”.
Tiếng tu hú thường gợi đến cảnh đồng vàng đầy lúa chín. Nhưng trong những năm tháng ấy, tiếng tu hú tha thiết thê lương là tiếng khóc, tiếng than cho những mất mát, nghèo đói. Được bà yêu thương, che chở, người cháu chạnh lòng mà mời gọi tiếng chim “đến ở cùng bà”. Vậy là đối với cháu, bà đã trở thành biểu tượng của sự đùm bọc, chở che đầy cao cả.
Cơ cực lên đến tận cùng khi:
“Giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
Làng xóm bốn bên trở về lầm lụi”.
Nhưng ngay cả khi ấy, khi mà mọi vật đã trở thành phế tích, hoang tàn, sự sống đã bị triệt tiêu thì ở bà vẫn ánh lên những tia lửa của tình yêu:
“Rồi sớm rồi chiều bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng”.
Thời thế có thăng trầm biến chuyển thì lòng bà vẫn như ngọn lửa, trước sau vẫn bùng lên trong bếp nhỏ “chứa niềm tin dai dẳng” vào cuộc đời. Nuôi cháu ăn, bà còn “dạy cháu làm, chăm cháu học” không muôn để cái đói, cái nghèo vùi dập đời sống văn hóa, tinh thần của cháu. Đó là tư tưởng vô cùng tiến bộ hiếm thấy ở những người mà tuổi tác đã như bà. Điều đặc biệt là bà đã âm thầm đón nhận gian khó và lại một mình chịu đựng những nhọc nhằn, không muốn những cực nhọc của bản thân làm con cái lo lắng:
“Bố ở chiến khu bố còn việc bố
Mày có viết thư chớ kể này kể nọ
Cứ bảo rằng nhà vẫn được bình yên”.
Hình ảnh bà hiện lên chẳng những ấm áp yêu thương mà còn đầy cao cả, vị tha và giàu đức hi sinh. Đó phải chăng là tấm lòng muôn thuở của những người bà, người mẹ trên mảnh đất Việt Nam này?
Suốt những phần đầu của bài thơ, nhà thơ vừa kể, vừa tỏ lòng thương nhớ, ngợi ca, biết ơn công lao của bà. Và đến đây, ông đúc kết lại về sự kì lạ và linh thiêng của hình ảnh bếp lửa và cũng là của bà:
"Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng! Bếp lửa!”
Mấy chục năm đã trôi qua, “niềm tin dai dẳng” trong bà chưa bao giờ lụi tắt, để đến tận bây giờ “bà vẫn giữ thói quen dậy sớm”. Bà vẫn tiếp tục nhóm lên ngọn lửa của yêu thương, của sẻ chia ấm áp, của bầu trời tuổi thơ đẹp đẽ trong cháu,... Bếp lửa nhóm lên hay tay bà gây dựng? Tất cả đều là những miền kì lạ và thiêng liêng không ai gọi tên được bao giờ. Nhà thơ chỉ có thể thốt lên một tiếng “Ôi!” đầy cảm động.
Những ân tình của bà theo cháu suốt cả cuộc đời. Để giờ đây:
"Giờ cháu đã đi xa
Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng chẳng lúc nào quên nhắc nhở
Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?...
Lời nhắc ấy là lời nhắc cháu đã mang theo từ bếp lửa của bà. Ngọn lửa ấy luôn cháy trong lòng cháu. “Chờn vờn”, “ấp iu” nhưng dai dẳng và bền bỉ dù là “khói trăm tàu, lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả” vẫn không thể nào khiến nó bị lụi tàn hay che khuất.
Tình bà cháu trong “Bếp lửa” của Bằng Việt là tình cảm thiêng liêng cảm động. Bà dành cho cháu những hi sinh thầm lặng của phần đời mong manh còn lại. Bà là mái ấm chở che, bao bọc tuổi thơ dại khờ, yếu đuối của cháu trước những mất mát, đau thương của cuộc sống. Và người cháu, những năm tháng cháu đi trong đời là những năm tháng cháu nhớ đến bà với lòng tin yêu và biết ơn sâu sắc. Ngọn lửa bà trao cho cháu đưạc cháu giữ vẹn nguyên để trở thành ngọn lửa trường tồn, bất diệt.
Nội dung tư tưởng của “Bếp lửa” được thể hiện sâu sắc hơn nhờ những hình ảnh thơ sinh động, giàu sức liên tưởng: “bếp lửa chờn vờn sương sớm”, “bếp lửa ấp iu nồng đượm”,…cùng với đó là điệp từ “nhóm” đặc biệt được sử dụng ở cuối bài thơ. Song quan trọng hơn tất thảy là cảm xúc trân thành và lòng yêu mến vô bờ của nhà thơ đối với người bà kính yêu của mình.
Đọc và cảm nhận tình yêu thương chan chứa trong bài thơ “Bếp lửa”, người đọc thấy yêu hơn, trân trọng hơn những ngọn lửa tỏa trong căn nhà mình cùng những người thân yêu ta có được trên đời.
Đúng rồi nhưng mk muốn 1 bài văn nghị luận chơ k phải p tích tình bà cháu trong bài thơ bếp lửa
chúc mừng sinh nhật bn!
chúc bn sang tuổi mới luôn xinh đẹp,học giỏi,hạnh phúc và luôn có những người thaan và bn tốt bên cạnh!
(Tả cây me tây)
Gốc cấy ước chừng hai vòng tay người lớn ôm không xuê. Những cái rễ to, nhỏ đủ cỡ bò lan trên mặt đất, dùng làm ghế tạm cho khách đi đường nay đã nhẵn bóng nằm phơi mình như những con trăn khống lồ trong bóng râm. Thân cây thẳng đứng từ mặt đất lên chừng ba, bốn mét chĩa thành ba nhánh lớn tạo nên cái vòm tròn như một cái dù phi công màu xanh lục. Vỏ cây xù xì màu nâu xám. Một vài vị khách muốn lưu lại đây một vài kỷ niệm nào đấy đã dùng dao khắc lên vỏ cây ngày tháng năm và chữ ký loằng ngoằng cùng họ tên của mình. Tít trên cao, tán lá xum xuê tỏa rộng là nơi những chu chich bông, chào mào, sáo sậu… thỉnh thoảng tụ hội về đây dự “hội diễn ca nhạc”. Đến mùa ra hoa, cái vòm xanh lục khổng lồ này điểm sáng vô vàn những chấm nhỏ li ti màu hồng tím, trông mới đẹp làm sao!
Cậu tham khảo thêm tại link này nhé:Viết đoạn văn tả lá, thân hay gốc của một cây mà em yêu thích
(Tả cây vú sữa ở vườn nhà em)
Gốc cây to như bắp vế người lớn với những chiếc rễ ăn sâu xuống đất, tạo cho cây vú sữa một dáng đứng vững chãi. Từ mặt đất lên chừng một mét, thân cây chia thành hai nhánh lớn, vươn thẳng lên ; cao, ước chừng gần bằng nóc nhà em. Vòm lá xum xuê tỏa bóng mát cả một góc sân rộng, tạo thành một chỗ vui chơi thoáng mát cho hai chị em em và lũ bạn cùng xóm. Mùa thứ ba này, nhìn cây vú sữa, em cảm tưởng như cây thấp xuống và xòe rộng ra hơn mọi năm. Các cành lớn, cành nhỏ lủng lẳng những trái là trái. Trái nào trái nảy căng tròn như những trái cam đường bóng láng. Có những cành chỉ nhỉnh hơn ngón chân cái của bố em chút xíu mà có đến bảy, tám trái thì chín mọng treo lủng lẳng từ trong ra ngoài, làm cho cành cây cong vòng hơn cả gọng vó. Nhiều lúc gặp gió chướng thổi qua tưởng như chúng sẽ bị gãy gập xuống cả nhưng cây vú sữa vẫn đứng đó dẻo dai, bền vững.
Chào bạn!
Mình xin tự giới thiệu, mình tên là: iMail – một bức thư điện tử thông minh từ thế kỷ 31 trên hành tinh Namêk – Một hành tinh trong truyền thuyết. Mình đã đi một quãng đường khá xa để đến được hành tinh thứ 8 trong Thái dương hệ này bằng bước nhảy Bpha của cỗ máy thời gian Gôcu.
Hôm nay mình đến đây để thông báo với bạn rằng: có một căn bệnh thế kỷ mới sắp hình thành. Nó làm cho loài người trên hành tinh này hoàn toàn tuyệt chủng. Có lẽ bạn không tin nhưng đó là sự thật lịch sử của thế kỷ 31.
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ và đặc biệt là trí tuệ của con người ngày càng được nâng cao. Khi đó họ nhìn thấy rằng: chiến tranh sẽ làm cho nhân loại bị huỷ diệt, ô nhiễm môi trường sẽ làm phát sinh nhiều loại bệnh tật làm tuổi thọ của con người giảm đi. Do đó, họ ký với nhau một hiệp ước “không vũ khí huỷ diệt, không làm ô nhiễm môi trường”. Nước nào vi phạm thì người đứng đầu bị cách chức và chịu hình phạt thích đáng. Vì thế, hành tinh thứ 8 trong những thế kỷ tới rất phồn vinh và thịnh vượng.
Tuy nhiên, sự phồn thịnh không đem lại nhiều lợi nhuận cho những kẻ muốn làm bá chủ. Nên họ đã bắt ép các nhà khoa học, ra lệnh cho họ âm thầm phát triển một loại siêu virus có khả năng làm tê liệt đối thủ. Đặc điểm của loại virus này khi xâm nhập vào cơ thể người nó sẽ làm não bộ tạm thời ngừng hoạt động, mặc dù tim vẫn đập bình thường. Nếu không được tiêm siêu kháng sinh thì sau 7 ngày người mắc sẽ bị tê liệt vĩnh cửu, không còn cách cứu chữa. Đường lây lan của virus này khá đơn giản, chỉ cần thổi vào không khí vài mili khí chứa virus thì có thể nhiễm bệnh cho một không gian lên tới 20km. Virus này tồn tại rất lâu trong không khí và rất hứng thú với động vật máu nóng. Nó có thể đi qua da, qua hơi thở, qua nước uống, … Nói chung là nó rất dễ lây lan.
Khi virus này phát tán rộng rãi khắp các nước trên thế giới, đã đem về nguồn thu khổng lồ cho kẻ tạo ra nó, vì bán được một lượng lớn siêu kháng sinh với giá cao. Nhưng có một điều các nhà khoa học không ngờ tới là virus này có thể tự biến đổi, tiến hoá nhanh chóng thích nghi với siêu kháng sinh do họ phát minh ra. Khi tiêm siêu kháng sinh thì siêu virus tạm thời ngưng hoạt động, trả lại các chức năng mà nó xâm chiếm, tự thu mình lại trong vỏ bọc một vết thâm rất nhỏ trên da đầu. Trải qua, 60 năm tiến hoá và trưởng thành theo đúng quy trình, cuối cùng nó cũng phá được siêu kháng sinh và xâm chiếm lại các chức năng trước đây nó từng ngự trị. Không những thế, thời gian làm tê liệt con mồi cũng nhanh hơn, chỉ cần trong 24 giờ là tê liệt vĩnh cửu. Tốc độ lây lan cũng tăng lên đáng kể, làm cho loài người và các loài động vật máu nóng rơi vào trạng thái nằm im chờ chết, không có thuốc chữa. Ngay cả hạt Senzu(*) và 3 điều ước cũng bó tay, vì họ chết vì bệnh.
Vì vậy, để thay đổi lịch sử thảm khốc của loài người, để cứu vớt loài người khỏi nạn tuyệt chủng thì ngay từ bây giờ bạn hãy truyền đi thông điệp“đừng làm giàu trên nỗi đau nhân loại” đến tất cả mọi người trên thế giới. Đừng bao giờ tạo ra một bệnh dịch để rồi bán vắc xin, hoặc tạo ra căn bệnh mới rồi bán thuốc trị. Đó là một sự độc ác không thể tha thứ. Hành tinh này vẫn còn các căn bệnh thế kỷ chưa có thuốc trị như: AIDS, ung thư, tham nhũng, chiến tranh,… vì vậy đừng gieo thêm cái ác vào thế giới này nữa. Đừng, đừng bao giờ nhé!
Mong rằng bạn ghi nhớ những gì mình đã cảnh báo và truyền bá mạnh mẽ thông điệp trên đến mọi người. Giờ mình phải đi thăm ông cố eMail của mình đây, chúc bạn mạnh khoẻ và thành công.
Chào thân ái và quyết thắng!
iMail
Xin chào các bạn của thế kỷ 21
Tôi là lá thứ đến từ tương lai của thần Demeter, một vị nữ thần thiên nhiên tôi có trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên của chúng ta. Tôi đến với các bác bằng cỗ máy siêu thời gian. Vũ trụ tôi đang sống là so với các bạn là 1000 năm. Nhưng hiện hữu, vũ trụ nơi tôi sống vẫn còn đó những gánh nặng không thể trút bỏ được đó là nạn đói nghèo và bệnh tật đeo đuổi cuộc sống của nhân loại chúng ta.
Nơi tôi đang sống, bệnh tật, chết chóc và hình ảnh những em bé vẫn đang hiện hữu ra hàng ngày.
Các bạn của thế kỷ 21 ạ, nếu chúng ta không bắt đầu từ ngày hôm nay, tôi lo lắng chúng ta có thể góp phần đẩy nhân loại vào tuyệt chủng trong tương lai. Môi trường bị tàn phá, biến đổi khí hậu và tất cả chỉ là sa mạc toàn cát, thiếu nước, thiếu mọi thứ.
Cách đây không lâu, ông Philip Alston - đặc phái viên Liên Hiệp Quốc (LHQ) về vấn đề cực nghèo và nhân quyền - đang có chuyến đi khảo sát tại Mỹ, với các chặng dừng chân tại 4 bang, thủ đô Washington và lãnh thổ Puerto Rico.
Theo báo Guardian (Anh), hành trình bắt đầu từ ngày 1/12 và tập trung vào những rào cản xã hội và kinh tế khiến giấc mơ Mỹ khó thành hiện thực đối với hàng triệu người dân nước này. Ông Alston cũng sẽ tìm hiểu nỗ lực chống nạn vô gia cư tại những nơi đặt chân đến.
Cục Thống kê dân số Mỹ cho biết có đến 41 triệu người dân nước này đang sống trong cảnh đói nghèo. Sứ mệnh của LHQ nhằm chứng minh rằng bất kỳ quốc gia nào, dù giàu đến đâu, cũng không tránh khỏi những tác động do tình trạng bất bình đẳng ngày càng tăng gây ra. "Nghèo đói và bất bình đẳng vẫn tồn tại ở Mỹ dù đây là nước giàu" - ông Alston nhận định.
Bài mẫu thư UPU lần 47: Hãy tưởng tượng bạn là lá thư du hành xuyên thời gian
Không chỉ riêng với nước mỹ, mà nạn đói đang đe dọa các nơi. So với tất cả các khu vực khác trên thế giới thì châu Phi là lục địa chịu nhiều thiệt thòi nhất. Lý do là bởi trong khoảng thời gian quá dài người dân phải sống trong chế độ nô lệ và thực dân. Như vậy, nguyên nhân lịch sử có thể được kể đến cho những vấn đề về sau này.
Vậy người dân ở châu lục này đang phải hứng chịu những gì?
Theo số liệu được công bố cách đây 2 năm, con số nạn nhân chết vì đói ở 3 nước châu Phi là Somalia, Ethiopia và Kenya đã lên tới khoảng 11 triệu người. Những trẻ em ở các khu vực này đến các trại tị nạn của Liên Hợp Quốc ở phía Đông Bắc Kenya yêu cầu cứu trợ nhân đạo như lương thực, nước uống, nhu yếu phẩm...
Không dừng lại ở dó, các quan chức quốc tế đã cảnh báo, 800.000 đứa trẻ có thể chết vì suy dinh dưỡng trên khắp các quốc gia Đông Phi như Somalia, Ethiopia, Eritrea, và Kenya.
Có xuất phát điểm thấp cộng với những ảnh hưởng chung của những diễn biến khủng hoảng toàn cầu đã đẩy những quốc gia này đến gần hơn với bờ vực của đói nghèo tột cùng.
Có thể nói, chưa một khu vực nào trên thế giới lại bị ảnh hưởng bởi nhiều loại đại dịch như ở châu Phi. Vào giữa năm nay, dịch bệnh Ebola bùng phát ở 5 nước Tây Phi và số người thiệt mạng đã vượt ngưỡng 5.000. Bệnh dịch có xu hướng lay lan nhanh đồng thời để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Các nước Tây phi đã đối mặt với bệnh dịch này từ rất lâu, nhưng đến năm nay, dịch bệnh bùng phát mới khiến người dân cực kỳ hoang mang và lo sợ
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã lên tiếng kêu gọi thế giới dành nhiều nguồn lực mới để thúc đẩy và khuyến khích nghiên cứu phát triển y tế, đặc biệt nhằm vào các bệnh hiện tác động nguy hại ở các nước đang phát triển. Bởi theo WHO, các nước đang phát triển, nhất là các nước chậm phát triển, sẽ phải trả cái giá rất đắt bằng sự hoành hành của những loại bệnh tật nguy hại với sức khỏe con người.
Trước khi WHO lên tiếng kêu gọi gia tăng nguồn lực y tế cho các nước đang phát triển thì cả thế giới đã biết tới khái niệm gọi là các bệnh dịch do nghèo đói. Đó là các bệnh dịch thường xuất hiện hơn ở những nước nghèo và người nghèo mà trong nhiều trường hợp nghèo đói là nguy cơ hàng đầu dẫn tới các bệnh dịch này, hay nói cách khác là bệnh dịch sinh ra từ nghèo đói.
Hiện có 3 loại bệnh dịch chủ yếu của sự nghèo đói, thiếu điều kiện chăm sóc y tế là HIV/AIDS, sốt rét và lao. Các quốc gia đang phát triển chiếm 95% bệnh nhân AIDS toàn cầu, 98% trường hợp lây nhiễm lao chủ động và 90% trường hợp tử vong vì sốt rét xảy ra tại châu Phi hạ Sahara. Tổng cộng, 3 bệnh dịch này chiếm tới 10% trường hợp tử vong trên toàn cầu.
Những loại bệnh dịch khác như sởi, viêm phổi, tiêu chảy... cũng liên quan tới nghèo đói. Trong khi đó, tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh và bà mẹ tại các nước đang phát triển chiếm tới 98%. Tính ra, các bệnh dịch vì sự nghèo đói giết hại xấp xỉ 14 triệu người mỗi năm trên thế giới.
WHO cũng ước tính rằng, hiện có khoảng 1 tỷ người nghèo nhất thế giới đang chịu đựng các bệnh mà tổ chức này gọi là “Bệnh nhiệt đới bị lãng quên” như sốt xuất huyết, bệnh dại, giun chỉ, bệnh phong... Điều đáng nói là mặc dù chi phí dự phòng chỉ có 0,5 USD/người nhưng do những người mắc bệnh là người nghèo ở nước nghèo nên không có điều kiện ngăn chặn và đẩy lùi dịch bệnh mà lẽ ra hoàn toàn có thể khống chế được.
Trong lúc này, tôi cho rằng việc kêu gọi sự giúp đỡ của xã hội là một việc làm dũng cảm và đúng đắn. Mỗi một cá nhân không nên sống tách biệt với xã hội loài người mà ngay từ hôm nay chúng ta hãy bắt tay hòa mình với công cuộc xóa đói, giảm nghèo, giảm bệnh tật từ chính trong nơi chúng ta đang sống.
Mỗi bạn nên học cách tiết kiệm không lãng phí, không xả rác ra môi trường, nói không với những hành vi hủy hoại môi trường. Ở tuổi của các bạn làm được điều đó chúng ta đã góp phần nhỏ bé làm giàu cho nhân loại của chúng ta, giảm bệnh tật, đói nghèo.
Chào thân ái!
Ký tên: Demete
Huỳnh Quang Sang
Để chuẩn bị vào năm học mới, ba mua cho em một bộ sách giáo khoa lớp Năm, trong đó có cuốn sách Tiếng Việt 5, tập hai.
Quyển sách Tiếng Việt mới xinh xắn làm sao, hình chữ nhật. Bìa sách được trang trí bằng một bức tranh với nhiều màu sắc khác nhau. Mặt bìa láng bóng. Sách mới nên có mùi thơm của giấy và mực in.
Quyển sách khá dày, gồm 176 trang. Ngoài bìa phía trên in chữ TIẾNG VIỆT 5, tập hai bằng mực xanh và đỏ. Phía dưới là bức tranh có các hạn nhỏ thuộc nhiều dân tộc khác nhau đang nói chuyện vui vẻ. Trước mặt các bạn, những cô chú xã viên đang miệt mài cấy lúa, cày bừa trên các thửa ruộng. Xa xa là một ngôi làng nhỏ, mái ngói đỏ tươi nấp dưới những rặng tre đang rì rào ca hát. Xa nữa là biển cả mênh mông, từng đoàn tàu căng buồm ra khơi đánh cá. Trên bầu trời trong xanh, đàn hải âu đang nghiêng mình chao liệng.
Lật sách ra, trang thứ nhất ghi tên các tác giả của quyển sách và một lần nữa chữ TIẾNG VIỆT 5, tập hai lại được lặp lại, có lẽ là để nhắc nhở chúng em hãy học tập tốt bộ môn Tiếng Việt. Trang 3 là chủ điểm Người công dân và một bức tranh vẽ cảnh các bạn thiếu niên khăn quàng đỏ thắm trên vai đang vui vẻ bỏ phiếu thể hiện vai trò và trách nhiệm của người công dân. Trang số 4 ghi chữ “Tuần 19” và bài tập đọc Người công dân số Một nói về tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành trong việc đi tìm con đường cứu nước, cứu dân. Bên trong các bài học sắp xếp theo tuần, xoay quanh năm chủ điểm: Người công dân, Vì cuộc sống thanh bình, Nhớ nguồn, Nam và nữ, Những chủ nhân tương lai. Những trang giấy đều thuộc loại tốt nên chữ đen nổi bật trên nền giấy trắng tinh. Để thuận tiện cho việc học tập, sách đã sắp xếp khéo léo các bài học theo từng chủ điểm từng tuần học, từng phân môn. Ngoài nội dung bằng chữ, sách còn ghép các bức tranh minh hoạ sinh động giúp các em hứng thú hơn trong học tập. Các phân môn học trong tuần gồm Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyện và Tập làm văn. Các phần ghi nhớ được đóng khung với nền màu xanh biếc, gây được sự chú ý nhất định cho người đọc. Trước mỗi chủ điểm sách đều dành hẳn một trang và hình minh hoạ cho chủ điểm đó. Mỗi bài học lại thường có hình minh hoạ rõ ràng, màu sắc hấp dẫn.
Quyển sách TIẾNG VIỆT 5, tập hai sẽ là người bạn đồng hành cùng em trong suốt học kì II giúp em mở mang kiến thức và học tốt môn Tiếng Việt. Em quý quyển sách của em lắm! Hằng ngày, sau khi học bài xong, em bỏ nó vào cặp sách. Mai này dù lên lớp 6, em vẫn xem quyển sách ấy là người bạn tri kỉ giúp em vững kiến thức bước vào ngưỡng cửa cấp II.
Sắp bước vào học kỳ mới, bố đã sắm cho em rất nhiều đồ dùng học tập mới trong đó có bộ sách giáo khoa tập hai. Quyển nào cũng hay và mới mẻ nhưng để lại ấn tượng nhất với em chính là quyển sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5, tập 2.
Quyển sách to, dày , kích thước y như quyển sách giáo khoa tập một, gồm 167 trang theo như thông tin ghi bên ngoài bìa cuối sách. Màu chủ đạo của sách là xanh dương nhạt cùng với bức tranh ngoài bìa rực rỡ sắc màu. Ngay đầu bìa sách là dòng chữ màu đen ngay ngắn “Bộ giáo dục và đào tạo”, giữa là tên sách được phóng to, in bằng mực xanh đậm “Tiếng Việt” cùng số “5” màu hồng thẫm nổi bật được gói gọn trong khung trắng cân đối. Ngay dưới số “5” là dòng chữ nhỏ “Tập hai” và phía dưới cùng của bìa sách là lô-gô của “Bộ giáo dục và đào tạo”. Tâm điểm cảu bìa có lẽ chính là bức tranh đầy màu sắc chính giữa kia. Bức tranh về một tốp các bạn học sinh cả miền núi dân tộc lẫn đồng bằng thành thị đang ngồi trên bờ đê, ngắm nhìn khung cảnh lao động của một làng quê. Khuôn mặt ai cũng rạng rỡ vui vẻ. Trước mặt các bạn là hình ảnh các bác nông dân đang cần mẫn cấy lúa, gieo mạ, dắt trâu ra đồng. Những ngôi nhà ngói đỏ ẩn hiện sau những rừng cây xanh mát,. Xa xa, từng dãy núi cao chót vót như lên đến cả bầu trời cao vời vợi, xanh thắm với những đám mây trắng dạo chơi trên bầu trời. Những cánh chim hải âu chao liệng trên mặt sông phẳng lặng. Bức tranh làng quê yên bình về nhịp sống làng quê tuy đơn giản nhưng tràn đầy niềm tin, hy vọng về cuộc sống. Hình ảnh các bạn nhỏ đang chỉ tay, tìm hiểu về phải chăng cũng hé lộ phần nào về nội dung mà chúng em sắp tìm hiểu trong học kỳ hai, về cuộc sống, về con người xung quanh ta.
Học kỳ hai nên sách bắt đầu từ tuần mười chín đến tuần kết thúc năm học. Lật mở những trang sách đầu tiên, qua mục lục, em thấy được những chủ điểm mà chúng em sẽ được học trong học kỳ mới như Người công dân, Vì cuộc sống thanh bình, Nhớ nguồn, Nam và nữ, Những chủ nhân tương lai. Ngoài tìm hiểu những chủ điểm, chúng em còn được rèn luyện những kĩ năng khi làm bài, đọc, viết qua các phần Tập làm văn, Luyện từ và câu, Kể chuyện,...Trang sách nào cũng được in bằng chất giấy trắng tốt, chữ đen rõ nét cùng những bức tranh minh họa sinh động rực rỡ sắc màu, tạo niềm hứng thú cho học sinh khi học tập. Sách giáo khoa này sẽ cung cấp cho chúng em những kiến thức hiểu biết bổ ích và nâng cao kỹ năng của chúng em, vậy nên em rất mong chờ đến ngày được học quyển sách giáo khoa này.
Quyển sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5, tập 2 không chỉ đẹp mà còn chứa nhiều những kiến thức bổ ích, lí thú. Em rất yêu thích quyển sách giáo khao ấy. Em sẽ luôn giữ gìn và trân trọng nó trong những ngày tháng học tập sau này.
Sau trận bão, quần đảo Cô Tô trở lên trong sáng, đẹp đẽ hơn, cây cối xanh thêm, nước biển đậm đà hơn. Cảnh mặt trời mọc trên biển quan sát từ đảo Cô Tô thật tráng lệ, hùng vĩ và tuyệt đẹp. Bên giếng nước ngọt, người dân tấp nập múc nước, gánh nước, chuẩn bị cho chuyến ra khơi.
đề yêu cầu gì v bn