K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

(4 điểm) Đọc văn bản sau:                       Trưa vắng     Hồn tôi đấy: căn trường nho nhỏ     Nước vôi xanh, bờ cỏ tươi non         Lâu rồi còn thoảng mùi thơm Chân đi nghe động tới hồn ngây thơ     Sâu rộng quá những giờ vui trước     Nhịp cười say trên nước chưa trôi         Trưa hè thưng thấy hai tôi Ném đầu chim chích, bắt đuôi chuồn chuồn     Đời đẹp...
Đọc tiếp

(4 điểm) Đọc văn bản sau:

                      Trưa vắng
    Hồn tôi đấy: căn trường nho nhỏ
    Nước vôi xanh, bờ cỏ tươi non
        Lâu rồi còn thoảng mùi thơm
Chân đi nghe động tới hồn ngây thơ

    Sâu rộng quá những giờ vui trước
    Nhịp cười say trên nước chưa trôi
        Trưa hè thưng thấy hai tôi
Ném đầu chim chích, bắt đuôi chuồn chuồn

    Đời đẹp quá, tôi buồn sao kịp?
    Trang sách đầu chép hết giây mơ
        Ngả mình trên bóng nhung tơ
Tôi nguyền: sau lớn làm thơ suốt đời

    Cỏ mấy bận xanh rồi lại tạ
    Gió lùa thu trong lá bao lần
        Bạn trường những bóng phù vân
Xót thương mái tóc nay dần hết xanh

    Hồn xưa dậy: chim cành động nắng
    Lá reo trên hồ lặng nước trong
        Trưa im im đến não nùng
Tôi ngờ trống học trong lòng trưa vang….

          (Hồ Dzếnh, Trích Tuyển tập thơ Việt Nam 1930 - 1945)

Chú thích: Hồ Dzếnh (1916 - 1991), tên thật là Hà Triệu Anh hay Hà Anh (ghi theo giọng Quảng Đông là Hồ Dzếnh) là một nhà thơ của Việt Nam. Ông được biết nhiều nhất qua tập thơ Quê ngoại với một giọng thơ nhẹ nhàng, phảng phất hương vị thơ cổ Trung Hoa. Ngoài ra, Hồ Dzếnh còn là một nhà văn với nhiều tác phẩm, tiêu biểu là tập truyện ngắn Chân trời cũ (1942), Thạch Lam đề tựa.

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1: Xác định thể thơ của văn bản.

Câu 2: Tìm những hình ảnh miêu tả về ngôi trường trong kí ức của nhân vật trữ tình ở khổ thơ thứ nhất.

Câu 3: Em hiểu như thế nào về câu thơ "Đời đẹp quá, tôi buồn sao kịp"?

Câu 4: Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:

Cỏ mấy bận xanh rồi lại tạ

Gió lùa thu trong lá bao lần

Bạn trường những bóng phù vân

Xót thương mái tóc nay dần hết xanh.

Câu 5: Bài thơ gợi cho em suy nghĩ gì về tình cảm với trường lớp đã gắn bó với mỗi con người trong thời học sinh.

0
12 tháng 2

Trong thế giới hiện đại ngày nay, điện thoại di động đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người. Tuy nhiên, việc lạm dụng điện thoại quá mức đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe, học tập, công việc và các mối quan hệ xã hội. Chính vì vậy, từ bỏ thói quen sử dụng điện thoại quá nhiều là điều cần thiết, không chỉ để bảo vệ sức khỏe mà còn để nâng cao chất lượng cuộc sống.

Đầu tiên, việc sử dụng điện thoại quá nhiều có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Nhiều người dành quá nhiều thời gian nhìn vào màn hình điện thoại, khiến cho mắt bị mỏi mệt, đau nhức, thậm chí có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng như cận thị, viễn thị. Bên cạnh đó, việc sử dụng điện thoại vào ban đêm, đặc biệt là trước khi đi ngủ, làm cho cơ thể không thể sản sinh ra melatonin - hormone giúp chúng ta thư giãn và dễ dàng đi vào giấc ngủ. Điều này dẫn đến tình trạng mất ngủ, gây mệt mỏi, suy giảm khả năng tập trung vào ngày hôm sau.

Ngoài ra, việc sử dụng điện thoại quá nhiều còn ảnh hưởng lớn đến tinh thần và khả năng giao tiếp. Mạng xã hội, game trực tuyến, hay những ứng dụng giải trí khác dễ dàng khiến người dùng trở nên mải mê, lơ là với cuộc sống xung quanh. Điều này dẫn đến việc con người ngày càng sống khép kín hơn, thiếu đi sự kết nối thật sự với gia đình, bạn bè và cộng đồng. Những cuộc trò chuyện trực tiếp bị thay thế bằng những tin nhắn nhanh chóng, không còn sự quan tâm, chia sẻ sâu sắc. Cảm giác cô đơn, trống rỗng dễ dàng xuất hiện khi con người quá lệ thuộc vào thế giới ảo.

Bên cạnh đó, thói quen sử dụng điện thoại quá nhiều cũng làm giảm hiệu quả công việc và học tập. Nhiều người trong chúng ta, đặc biệt là giới trẻ, dành quá nhiều thời gian cho các hoạt động trên điện thoại, bỏ qua những nhiệm vụ quan trọng như học tập, làm việc hay chăm sóc bản thân. Việc liên tục kiểm tra thông báo, lướt mạng xã hội, xem video, chơi game khiến chúng ta không còn đủ tập trung vào công việc hay học tập, dẫn đến năng suất giảm sút và kết quả không như mong đợi. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân mà còn gây thiệt hại cho xã hội.

Vì vậy, từ bỏ thói quen sử dụng điện thoại quá nhiều là điều cần thiết. Để làm được điều này, mỗi người cần tự nhận thức được tầm quan trọng của việc quản lý thời gian và cân bằng cuộc sống. Một trong những biện pháp hiệu quả là lập kế hoạch sử dụng điện thoại hợp lý. Hãy dành thời gian cho những hoạt động khác như đọc sách, thể thao, hoặc tham gia các hoạt động ngoại khóa để tăng cường sức khỏe và phát triển bản thân. Bên cạnh đó, cũng cần tạo ra những khoảng thời gian không sử dụng điện thoại, nhất là trong các buổi gặp gỡ bạn bè, gia đình hay khi làm việc, học tập.

Từ bỏ thói quen sử dụng điện thoại quá nhiều không chỉ giúp chúng ta cải thiện sức khỏe mà còn tạo ra những cơ hội để phát triển các kỹ năng sống, duy trì các mối quan hệ xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống. Hãy nhận thức và hành động ngay hôm nay để chúng ta có thể sống một cuộc sống hạnh phúc và ý nghĩa hơn.

12 tháng 2

Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ như hiện nay, việc sử dụng mạng xã hội như Facebook đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Tuy nhiên, việc lạm dụng Facebook có thể gây ra nhiều hậu quả tiêu cực đối với sức khỏe cũng như tinh thần của mỗi người. Do đó, tôi xin đưa ra một số lý do và khuyến nghị mọi người nên từ bỏ thói quen lạm dụng Facebook. Thứ nhất, việc lạm dụng Facebook có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta. Việc ngồi trước màn hình điện thoại hoặc máy tính quá lâu không chỉ gây mỏi mắt mà còn ảnh hưởng đến cột sống và cơ xương. Ngoài ra, việc sử dụng Facebook quá nhiều cũng khiến chúng ta ít vận động, dẫn đến tình trạng béo phì và các vấn đề về sức khỏe khác. Thứ hai, việc lạm dụng Facebook cũng ảnh hưởng đến tinh thần của mỗi người. Việc so sánh bản thân với những người khác trên mạng xã hội có thể tạo ra cảm giác tự ti, không hài lòng với bản thân. Ngoài ra, việc theo dõi thông tin không tích cực trên Facebook như tin đồn, tin tức giả mạo cũng có thể gây ra stress và lo lắng không cần thiết. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe cũng như tinh thần của mình, tôi khuyên mọi người nên từ bỏ thói quen lạm dụng Facebook. Thay vì dành quá nhiều thời gian cho mạng xã hội, hãy tìm kiếm những hoạt động khác để giải trí và thư giãn như đọc sách, tập thể dục, gặp gỡ bạn bè trực tiếp. Hãy sử dụng Facebook một cách hợp lý, chỉ dành thời gian cho những thông tin tích cực và hữu ích. Cuối cùng, việc từ bỏ thói quen lạm dụng Facebook không chỉ giúp chúng ta cải thiện sức khỏe mà còn giúp chúng ta tăng cường mối quan hệ xã hội và tạo ra một môi trường sống tích cực hơn. Hãy đồng hành cùng nhau để xây dựng một cộng đồng mạng xã hội lành mạnh và tích cực hơn.


12 tháng 2

1.Truyện Thỏ và Rùa thuộc truyện ngụ ngôn.

2.Nhân vật chính trong câu chuyện Thỏ và Rùa là chú Thỏ và chú Rùa.

3.Trong câu''Đồ chậm như sên''sử dụng biện pháp so sánh.

4.( mình k làm được=)))

5.Nguyên nhân là do Rùa đã biết mình chạy chậm nên đã không dừng lại và Thỏ thì nghĩ rằng mình chạy nhanh hơn nên cứ từ từ.

6.Em nghĩ rằng chú Thỏ đang khinh thường Rùa,cho rằng nếu thi thì chỉ có nó thắng thôi.Qua câu nói này có thể cho thấy Thỏ có thái độ kiêu căng,xem thường Rùa.

7.Qua câu chuyện em rút ra bài học: Không nên khinh thường,không tôn trọng người khác,bởi cũng sẽ có người khác giỏi hơn mình.

Chúc học tốt! Dù câu văn của mình chưa được hay lắm hoặc lủng củng nhưng cũng mong là giúp được phần nào đó cho bài tập của bạn.=)))

Hô mưa gọi gió :sức mạnh kì lạ có thể điều khiển mưa gió

Oán nặng thù sâu :sự hận thù, oán tức với cùng sâu sắc, không thể nào quên được

Phương diện thể hiện Chi tiết tiêu biểu Nhận xét Việc trồng hai cây phong non Tình cảm ................................. ................................. ................................. ................................. Ước mong ................................. ................................. ................................. ................................. Trước biến cố của An-tư-nai Ngôn ngữ đối...
Đọc tiếp

Phương diện thể hiện Chi tiết tiêu biểu Nhận xét Việc trồng hai cây phong non Tình cảm ................................. ................................. ................................. ................................. Ước mong ................................. ................................. ................................. ................................. Trước biến cố của An-tư-nai Ngôn ngữ đối thoại ................................. ................................. ................................. ................................. Cử chỉ, hành động ................................. ................................. ................................. ................................. Qua suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật khác (học trò) ................................. ................................. ................................. ................................. ................................. ................................. ................................. ................................. Nhận xét chung về nhân vật nghệ thuật thể hiện nhân vật. ................................. ................................. ................................. .................................

mình cảm gấp ạ

0
12 tháng 2

Một hoạt động thường xuyên được tổ chức nhằm khuyến khích học sinh tập luyện thể dục thể thao đó là hội thi hội khỏe Phù Đổng. Đây là một cuộc thi mang nhiều ý nghĩa nhân văn. Đồng thời giáo dục lòng yêu nước đối với thế hệ trẻ. Hội khỏe Phù Đổng là đại hội thể dục, thể thao trong nhà trường phổ thông dành cho học sinh Việt Nam do ngành giáo dục Việt Nam tổ chức. Tên gọi của hội thi có ý nghĩa rất lớn. Phù Đổng chính là tên gọi của một trong 31 xã thuộc huyện Gia Lâm thành phố Hà Nội. Phù Đổng nằm trong khu quần tụ của người Việt cổ thuở Vua Hùng dựng nước. Ngày nay tên gọi Phù Đổng gắn liền với truyền thuyết người anh hùng nào Thánh Gióng lừng lẫy, người có công đầu tiên giúp Vua Hùng đánh bại quân xâm lược nhà Ân. Hội khỏe Phù Đổng ra đời với mong muốn là hội thi biểu dương sức khỏe, lấy ý nghĩa từ truyền thuyết đánh giặc ngoại xâm của Thánh Gióng, một người có sức mạnh phi thường, lớn nhanh như thổi, vùng dậy vươn vai đã trở thành tráng sĩ cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt, mặc áo giáp sắt. Các trận đánh giặc dù quân giặc cỏ đông đến đâu cũng không hề khiếp sợ. Và làng Phù Đổng cũng chính là quê hương của Thánh Gióng. Đồng thời hội thi cũng giáo dục về lòng yêu nước, ý thức bảo vệ quốc gia cho thế hệ trẻ. Đồng thời khuyến khích thế hệ thanh thiếu niên rèn luyện sức khỏe. Trong kỳ thi này có rất nhiều bộ môn thể thao được thi đấu như bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền, bơi lội, cầu lông, đá cầu..... Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc được tổ chức 4 năm một lần. Cấp khu vực được tổ chức 4 năm một lần, cấp tỉnh tổ chức hai năm một lần, cấp huyện tổ chức hai năm một lần, cấp trường tổ chức mỗi năm một lần. Vì vậy trong 12 năm học học sinh Việt Nam chỉ có thể tham gia tối đa ba Kỳ Hội khỏe Phù Đổng cấp quốc gia và các khu vực 6 kỳ hội khỏe Phù Đổng cấp tỉnh và cấp huyện. Hội khỏe phù đổng được tổ chức để góp phần duy trì và đẩy mạnh của vận động toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại. Thường xuyên tập luyện và thi đấu các môn thể thao cho học sinh phổ thông để nâng cao sức khỏe, phát triển thể chất toàn diện cho học sinh. Hội thi này được tổ chức để phát hiện, bồi dưỡng và đào tạo những tài năng thể dục, thể thao cho đất nước, tổng kết đánh giá công tác giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong các trường học. Hội khỏe Phù Đổng là một hội thi rất có ý nghĩa đối với thế hệ học sinh. Hội khỏe Phù Đổng ra đời đã giúp nâng cao tinh thần yêu nước, đồng thời khuyến khích việc tập thể dục thể thao cho đối tượng là học sinh trong các nhà trường