K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 5 2019

bạn lên mạng tra đi,lên đây thì các bn ấy cx chép từ mạng mà ra đấy

hok tốt!

3 tháng 5 2019

đề 1 : Uống nước nhớ nguồn nghĩa là luôn luôn nhớ về quê hương của mình , cũng không bao giờ phải quên 

còn đề 2 thì bạn cứ tra trên mạng rồi bạn sẽ biết câu đó và đừng để cho cô giáo phát hiện là bạn đã tra trên mạng 

chúc bạn học tốt nhé !

cố gằng lên lóp để nên người 

bạn cũng có thể kết bạn với mình nếu bạn muốn nhé !
  chúc bạn ngủ ngon 

Trả lời : Để làm một bài văn nghị luận chứng minh, ta cũng cần tuân thủ quy trình bốn bước sau:

– Phân tích đề và tìm ý: Đọc kĩ đề bài để hiểu các yêu cầu của đề sau đó xác định vấn đề cần chứng minh (luận điểm chính, tổng quát của bài). Từ luận điểm chính, xác định các luận điểm phụ để làm rõ luận điểm chính. Tiếp tục xác định các luận cứ (dẫn chứng, lí lẽ) để làm rõ từng luận điểm phụ. Câu hỏi tìm ỷ đặc trưng của lập luận chứng minh là: như thế nào?

– Sắp xếp luận điểm chính, các luận điểm phụ với luận cứ đẩy đủ thành dàn bài gồm ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài.

– Hoàn chỉnh dàn ý thành bài văn lập luận chứng minh.

– Đọc lại bài và sửa lỗi nếu có.

Hệ thống luận điểm trong bài chứng minh phải được xếp theo trình tự hợp lí nhằm giúp người đọc (nghe) nắm được vấn đề. Có thể chọn trong những cách sau để sắp xếp luận điểm:

– Theo thứ tự thời gian: quá khứ

– hiện tại – tương lai; trước – sau; các mùa; các mốc thời gian…

– Theo thứ tự không gian: trong nước – thế giới; miền Bắc – miền Nam; miền xuôi – miền ngược…

– Theo các lĩnh vực hoặc phạm vi của cuộc sống: giới tính, tuổi tác, ngành nghề…

Mỗi luận điểm có thể trình bày thành một đoạn văn theo cách: diễn dịch, quy nạp hoặc tổng – phân – hợp…

Trong bài văn nghị luận giải thích, người viết có thể phối hợp linh hoạt các cách giải thích sau:

– Giải thích bằng cách định nghĩa: nêu ý nghĩa của câu chữ, hình ảnh quan trọng trong nhận định ở đề bài.

– Kể ra các biểu hiện của vấn đề; so sánh đối chiếu các hiện tượng; giảng giải các mặt lợi hại của vấn đề; những cách giải quyết vấn đề…

– Giải thích bằng cách dựa vào quy luật, mục đích, ý nghĩa của vấn đề được nêu ra…

Để giải thích vấn đề được thấu đáo, trong quá trình giảng giải vấn đề, ta cần biết đặt ra và trả lời hệ thống câu hỏi đặc trưng của giải thích: Tại sao? Như thế nào? Làm thế nào? Những câu hỏi này xoay quanh vấn đề được đặt ra và trả lời bằng sự vận dụng những hiểu biết của bản thân từ thực tế, từ văn học , ...

Hok_Tốt

#Thiên_Hy

I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

1. Lập luận chứng minh

Trong văn nghị luận, lập luận chứng minh là cách làm sáng tỏ vấn đề bằng các dẫn chứng hoặc lí lẽ đã được khẳng định trong thực tiễn. Khi lập luận chứng minh, ta có thể dùng dẫn chứng (sự việc, sự kiện, con số,…), dùng lí lẽ hoặc dùng cả dẫn chứng và lí lẽ.

Chứng minh nhằm mục đích tác động đến người đọc để họ tin vào ý kiến mà mình đã đưa ra đúng, là phải.

2. Những điều lưu ý khi lập luận chứng minh

Khi lập luận chứng minh, cần phải lưu ý một số điểm sau:

– Xác định rõ vấn đề cần chứng minh.

– Biết tập trung chứng minh điểm nào, mặt nào người đọc chưa tin hoặc chưa tin hẳn. Những gì người đọc đã tin, đã biết thì có thể chỉ cần lướt qua, không cần chứng minh nữa.

– Các dẫn chứng hoặc lí lẽ đưa ra phải phù hợp với vấn đề đang bàn, phải đủ để thuyết phục niềm tin của người đọc.

– Trong các bài nghị luận, lập luận chứng minh thường được dùng kết hợp với lập luận giải thích và ngược lại, lập luận giải thích thường được dùng kết hợp với chứng minh. Khi người đọc chưa hiểu vấn đề nào đó, ta cần phải giải thích để giúp cho họ hiểu. Còn khi họ chưa tin điều ta đưa ra, ta cần phải chứng minh để họ tin vào điều ấy. Khi họ hiểu, họ mới tin và càng tin, họ sẽ lại càng hiểu vấn đề ta trình bày một cách sâu sắc hơn.

Vì thế có thể thấy giải thích và chứng minh thường đi song hành với nhau trong quá trình lập luận.

3. Muốn làm bài văn lập luận chứng minh, phải thực hiện bốn bước:

a) Tìm hiểu đề và tìm ý ;

b) Lập dàn bài ;

c) Viết bài ;

d) Đọc lại và sửa chữa.

4. Dàn bài bài văn lập luận chứng minh:

– Mở bài: Nêu luận điểm cần được chứng minh.

– Thân bài: Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.

– Kết bài: Nêu ý nghĩa luận điểm đã đửợc chứng minh. Chú ý lời văn phần Kết bài nên hô ứng với lời văn phần Mở bài.

5. Giữa các phần và các đoạn văn cần có phương tiện liên kết.

II – LUYỆN TẬP

Đề bài: Ca dao thực sự là tiếng hát về lao động và tiếng hát tâm tình của người dân lao động. Em hãy chứng minh điều đó.

1. Tìm hiểu đề và tìm ý

Đề yêu cầu chứng minh nhận định về một nội dung của ca dao. Nhận định đề cập hai ý lớn:

– Ca dao là tiếng hát của người lao động về lao động.

– Ca dao là tiếng hát tâm tình của người lao động.

2. Lập dàn bài

a) Mở bài : Nêu luận điểm cần chứng minh.

b) Thân bài:

– Chứng minh nội dung thứ nhất:

Ca dao là tiếng hát của người lao động về. lao động. Ca dao là tiếng hát của người lao động về công việc của mình: cày bừa, chăm bón, gặt hái ; những niềm vui, nỗi buồn trong công việc.

– Chứng minh nội dung thứ hai:

Ca dao là tiếng hát tâm tình của người lao động. Tiếng hát tâm tình, thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, tình cảm bạn bè, tình cảm gia đình (với ông bà, bố mẹ, anh em, vợ chồng).

c) Kết bài: Ý nghĩa của vấn đề cần chứng minh.

4 tháng 5 2019

- Lòng yêu nước: tình cảm gần gũi mà thiêng liêng, là tình yêu quê hương đất nước, nơi mình sinh ra, lớn lên, trưởng thành.

- Lòng yêu nước của em không cần phải là những hành động xả thân vì nghĩa lớn như một thuở binh đao ngày trước. Ngày nay, yêu nước thể hiện ở những hành động nhỏ nhất như:

+ Yêu làng quê, ngõ xóm nơi mình sinh sống.

+ Yêu nơi chôn rau cắt rốn của mình, biết sống, học tập để dựng xây quê hương.

+ Biết chăm sóc cho nơi mình sinh sống, những mảnh đất mình đi qua được sạch đẹp.

+ Giới thiệu quê hương, đất nước mình với những người bạn ngoại quốc khi có điều kiện.

+ Lên án những hành động xâm phạm đến cảnh đẹp, giá trị văn hóa của quê hương.

- Với em, là một học sinh, hành động thiết thực nhất là cố gắng học tập, trau dồi để có nhận thức đúng đắn, rõ ràng, góp phần dựng xây quê hương. 

Từ xưa đến nay, đức tính giản dị là truyền thống của dân tộc Việt Nam. Con người giản dị thể hiện qua cách ăn mặc, giao tiếp và tính cách. Nhưng hiện nay, có rất nhiều người xa hoa, lãng phí vì họ có điều kiện ,mà không phải có điều kiện là xa hoa , lãng phí. Theo cách suy nghĩ của tôi, nếu mọi người cứ cầu kì mãi như thế rồi xã hội sẽ đi về đâu??? Đức tính giản dị luôn có trong mỗi con người nhưng họ không biết cách sử dụng nó. Xã hội hiện đại là tốt nhưng sẽ kéo theo những sự đua đòi, ăn chơi.... , vì thế, tôi khuyên mọi người hãy học tập và làm theo tấm gương của Bác Hồ để có một xã hội văn minh.

Tìm một câu bị động có trong đoạn trích sau và nêu mục đích của câu đó :" Xứ Huế vốn nổi tiếng với các điệu hò , hò khi đánh cá trên sông ngòi , biển cả , hò lúc cấy cày , gặt hái , trồng cây , chăn tằm . Mỗi câu hò huế dù ngắn hay dài đều được gửi gắm ít ra một ý tình trọn vẹn . Từ ngữ địa phương được dùng nhuần nhuyễn và phổ biến , nhất là trong các câu hò đối đáp...
Đọc tiếp

Tìm một câu bị động có trong đoạn trích sau và nêu mục đích của câu đó :

" Xứ Huế vốn nổi tiếng với các điệu hò , hò khi đánh cá trên sông ngòi , biển cả , hò lúc cấy cày , gặt hái , trồng cây , chăn tằm . Mỗi câu hò huế dù ngắn hay dài đều được gửi gắm ít ra một ý tình trọn vẹn . Từ ngữ địa phương được dùng nhuần nhuyễn và phổ biến , nhất là trong các câu hò đối đáp tri thức , ngôn ngữ được thể hiện thật tài ba , phong phú . Chèo cạn , bài thai , hò đưa linh buồn bã , hò giã gạo , ru em , giã vôi , giã điệp , bài chòi , bài tiệm , nàng vung náo nức nồng hậu tình người . Hò lơ , hò ô , xay lúa , hò nện gần gũi với dân ca Nghệ Tĩnh . Hò Huế thể hiện lòng khao khát , nỗi mong chờ hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế . Ngoài ra còn có các điệu lí như : lí con sáo , lí hoài xuân , lí hoài nam . "

1
4 tháng 5 2019

câu bị động: "Từ ngữ địa phương được dùng nhuần nhuyễn... phong phú".

Mục đích: chỉ ra vai trò của từ ngữ địa phương đối với dân ca xứ Huế.

3 tháng 5 2019

Viết sự thật về cr

3 tháng 5 2019

Lập dàn ý về Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết, Thành công thành công đại thành công

Suy nghĩ của em về lời dạy của bác hồ
" Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết
Thành công thành công đại thành công".

Lập dàn ý

1, Mở bài

– Dẫn vào đề.

– Nêu vấn đề nghị luận, trích dẫn câu thơ.

– Lịch sử nước ta là lịch sử dụng nước và giữ nước. Trải qua 4000 năm lịch sử nhiều thiên tai và địch họa nhân dân ta phải có sự đoàn kết. Và sự đoàn kết sẽ tạo nên thành công. Từ xa xưa ông cha ta đã ý thức được điều đó. Và Bác Hồ người lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam đã từng nói:

" Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết
Thành công thành công đại thành công".

doan-ket-doan-ket-dai-doan-ket-thanh-cong-thanh-cong-dai-thanh-cong

2, Thân bài

* Giải thích: Trong câu nói bác có sử dụng điệp ngữ, liệt kê, tăng cấp để nhấn mạnh ý, giữa hai vế có quan hệ nhân quả: Đoàn kết sẽ thành công. Đoàn kết càng lớn mạnh thì gặt hái càng được nhiều thành công.

– Đoàn kết: Tập hợp đông đảo nhiều lực lượng thành một khối lớn mạnh vì một mục đích chung.

– Thành công: Đạt được mục đích mà ta hướng tới.

=> Đoàn kết là yếu tố quan trọng dẫn đến thành công.

* Bình: Đó là một tư tưởng đúng đắn, chân lí của mọi thời đại.

– Tại sao đoàn kết dẫn đến thành công?

+ Cuộc sống không trải thảm đỏ để ta bước đi, khó khăn, thử thách luôn chờ đợi ta ở phía trước đòi hỏi con người phải tập hợp lực lượng để đối đầu mọi sự vượt qua.

+ Nếu một người, một cá nhân, lực lượng sẽ rất mỏng manh nhỏ bé yếu ớt dễ bị bẻ gãy nhưng đoàn kết lại thành khối vững chắc con người có thể đẩy lùi khoảng cách đi đến thành công.

– Cơ sở hình thành tinh thần đoàn kết.

+ Xuất phát từ tình yêu thương, từ ý thức của con người thấy được cái hạn chế của cá nhân thấy được sức mạnh của tập thể đó là cơ sở -> Thành công.

doan-ket-doan-ket-dai-doan-ket-thanh-cong-thanh-cong-dai-thanh-cong-1

– Biểu hiện

+ Trong chiến đấu: Dân tộc ta đoàn kết chống lại những kẻ thù sừng sỏi: Phong kiến phương bắc, thực dân Pháp, Đế quốc Mĩ.

– Dẫn chứng: " Bình Ngô Đại Cáo" Nguyễn Trãi viết:

Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới
Tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào
Ngày nay trong " lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" Bác viết:

" Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có súng có gươm thì dùng quốc thuổng, gậy gộc tất cả phải ra sức đánh Pháp".
Điều kiện-> Thành công.

+ Trong lao động: Chúng ta đoàn kết xây dựng đất nước như đào sông, quai đê lấn biển xây dựng hệ thống đường điện 500kv Bắc – Nam. Xây dựng nhiều công trình thủy điện, đường cao tốc…

+ Trong cuộc sống hàng ngày: Đoàn kết chính là biểu hiện của tinh thần tương thân tương ái " Lá lành đùm lá rách"… giúp đỡ đồng bào hoạn nạn, thiên tai,… Phát huy cao độ nét đẹp truyền thống dân tộc.

+ Trong học tập: Giúp đỡ nhau như giảng bài cho những bạn học yếu tấm gương cõng bạn đi học, giúp đỡ học sinh nghèo vượt khó.

– Vai trò: Đoàn kết là chất keo gắn kết con người trong xã hội tạo nên sức mạnh vượt mọi dào cản đi đến thành công tạo sự gắn bó bền vững giữa người với người đem lại niềm vui, hạnh phúc cho đối tượng mà nó hướng đến.

+ Đất nước: Đoàn kết tạo nên vị thế của đất nước dân tộc được thế giới tin cậy.

* Luận<MRVĐ>

– Phê phán: Những kẻ thiếu tinh thần đoàn kết luôn luôn có thái độ chia rẽ, phá vỡ khối đoàn kết đó là những kẻ kéo bè, kéo cánh trong tập thể gây mâu thuẫn. Đối với đất nước đó là bọn: Phản động, Việt gian, nói xấu chế độ.

– Xong chúng ta cũng cần hiểu đoàn kết không phải là bao che, triệt tiêu, đấu tranh mà ngược lại phải tích cực đấu tranh với những sai trái để củng cố sức mạnh khối đoàn kết tạo sự bền vững.

– Giải pháp: Bản thân mỗi chúng ta phải có ý thức xây dựng khối đoàn kết từ gia đình đến hàng xóm, cơ quan đoàn thể, rộng hơn là quan hệ đất nước, cộng đồng quốc tế vì một tương lai tốt đẹp, bền vững.

– Ông cha ta có nhiều câu tương tự: " Một cây làm chẳng lên non

Ba cây chụm lại lên hòn núi cao".

3, Kết bài

– Tóm lại lời dạy của Bác mãi mãi là lời khuyên chân thành, bổ ích đúng đắn.

– Là học sinh: Cần phải đoàn kết xây dựng đất nước…

@Như Ý

3 tháng 5 2019

de sồm

3 tháng 5 2019

Tại vị trí cũ tỉnh Lạng Sơn đã xây dựng mới hoàn toàn cầu kỳ

#Hk_tốt

#Ken'z

3 tháng 5 2019

"tỉnh lạng sơn xây dựng mới hoàn toàn cầu kỳ cùng tại vị trí cũ"

chuyển: tại vị trí cũ tỉnh lạng sơn được xây dựng hoàn toàn cầu kỳ

xin t i ck