K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Cảm xúc - với lời đề tặng Thế Lữ - là bài thơ của nhà thơ Xuân Diệu (1917 - 1985) in trong tập thơ thứ nhất của anh: Tập Thơ thơ (Nhà xuất bản Đời nay, Hà Nội - 1938). Cuối bài Cảm xúc, không thấy tác giả ghi thời gian sáng tác bài thơ này, nhưng vì đó là bài đầu tiên của tập thơ gồm những bài Xuân Diệu viết từ năm 1933 đến năm 1938, nên có thể đoán Cảm xúc được sáng tác vào năm 1933.

Đoạn đầu bài thơ có những câu:

Là thi sĩ, nghĩa là ru với gió, 
Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây, 
Để linh hồn ràng buộc bởi muôn giây 
Hay chia sẻ bởi trăm tình yêu mến
.

Năm 1942, tức là khá lâu sau khi bài thơ Cảm xúc của Xuân Diệu ra đời, nhà thơ Sóng Hồng (Trường Chinh) trong bài Là thi sĩ có nhắc lại những ý thơ Xuân Diệu và "nhại" theo cách viết của Xuân Diệu ở đoạn đầu bàiCảm xúc (và ở những bài thơ khác nữa của Xuân Diệu), cũng trong đoạn đầu bài thơ:

Nếu "thi sĩ nghĩa là ru với gió
Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây", 
Để tâm hồn treo ngược ở cành cây 
Hay lả lướt đìu hiu cùng ngọn liễu…

Mấy chục năm nay, nhiều người đọc và cả các nhà nghiên cứu thường cho rằng, nhà thơ Sóng Hồng viết bài này với mục đích phê phán bài thơ Cảm xúc của Xuân Diệu, tuyên chiến với các nhà thơ lãng mạn.

Gần đây nhất, trên Báo Sài Gòn giải phóng số 10.628 ra ngày 21/1/2007, trong bài Bút chiến thơ của Nhất Sinh, tác giả còn lấy hai bài thơ trên của Xuân Diệu và Sóng Hồng làm dẫn chứng tiêu biểu cho cuộc bút chiến của những nhà thơ theo khuynh hướng "Nghệ thuật vị nghệ thuật" và "Nghệ thuật vị nhân sinh".

Tác giả viết: "… Ở cuộc họa thơ giữa nhà thơ lãng mạn chủ nghĩa Xuân Diệu (Là thi sĩ) và nhà thơ Sóng Hồng, bút danh của đồng chí Trường Chinh khi làm thơ (Nếu thi sĩ)… ý thơ của Sóng Hồng là lời phân tích sâu sắc, động viên ân tình và kêu gọi thiết tha… Xin lưu ý: Là thi sĩ vàNếu thi sĩ mà tác giả dẫn ra chỉ là những chữ đầu ở những câu thơ đầu của hai bài thơ mang tên Cảm xúc (Xuân Diệu) và Là thi sĩ (Sóng Hồng).

Có điều, mục đích của tác giả bài thơ Là thi sĩ có phải là để bút chiến và đây có phải là việc họa thơ hay không?

Ta hãy nghe chính nhà thơ Sóng Hồng kể lại trong một bức thư gửi một bạn đọc:

"Năm 1942, tôi hoạt động bí mật ở ngoại thành Hà Nội. Các anh chị em vận động binh lính đang tìm cách tuyên truyền một anh thư ký của nhà binh Pháp. Anh này hay làm thơ lãng mạn, than mây khóc gió, tiếc ngọc thương hoa. Một hôm, đồng chí Hoàng Văn Thụ và tôi đến cơ quan binh vận Trung ương ở quận 6 ngoại thành.

Một chị binh vận đưa cho chúng tôi xem một bài thơ lãng mạn của anh thư ký nhà binh kia. Tôi bảo chị: "Anh này thích thơ, để tôi làm một bài thơ nói về nhiệm vụ của nhà thơ, rồi chị đưa cho anh ta xem, họa chăng có giúp các chị một phần nào để cảm hóa anh ta chăng".

Dĩ nhiên là chị binh vận kia hoan nghênh ý kiến của tôi và giục tôi làm mau bài thơ đó.

Vài hôm sau, tôi đưa cho chị bài Là thi sĩ. Chị nhảy lên vì sung sướng. Sau tôi được biết bài thơ đó đã có tác dụng nhất định trong công tác binh vận của Đảng và trước hết là trong việc giác ngộ anh thư ký nhà binh nói trên.

Bài thơ Là thi sĩ đã được đăng trên báo bí mật, ký là Sóng Hồng… sau Cách mạng Tháng Tám lại được đăng trên báo công khai ở Hà Nội". (Xem Trường Chinh - Tuyển tập văn học - tập II - Trang 295, 296, NXB Văn học - Hà Nội 1997).

Như vậy, đoạn văn này của đồng chí Trường Chinh cho ta thấy: Mục đích trước hết của tác giả khi viết bài thơ này là… làm binh vận và đối tượng trước hết của bài thơ là anh thư ký nhà binh Pháp "hay làm thơ lãng mạn, than mây khóc gió, tiếc ngọc thương hoa".

Nếu tác giả có nhắc lại những ý thơ và "nhại" cách viết của bài Cảm xúccủa Xuân Diệu (sau đó có đề dưới tên bài thơ là Tặng các nhà thơ Việt Nam) thì đó chỉ là cái cớ để tác giả thực hiện mục đích ấy, chứ không phải tác giả viết Là thi sĩ để bút chiến với Xuân Diệu, hay để họa thơ của Xuân Diệu - dù họa thơ với mục đích gì.

Thế là, từ một trường hợp rất cụ thể, rất riêng, vì nói được ý tưởng lớn của thời đại, nhiệm vụ lớn của mỗi người làm thơ cũng như mỗi người dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc ta, bài thơ Là thi sĩ của Sóng Hồng trở nên có một ý nghĩa rộng lớn hơn nhiều, rất có thể vượt ra ngoài ý định ban đầu của người viết

23 tháng 8 2018

Bạn tra trên google có đấy 

Mình thử rồi ~

22 tháng 8 2018

ngắn hơn càng tốt

Vua Hùng Vương thứ sáu muốn tìm trong số hai mươi người con trai một người thật tài đức để nối ngôi nên đã ra điều kiện: không nhất thiết là con trưởng, ai làm vừa ý nhà vua trong lễ Tiên vương sẽ được truyền ngôi.

Các lang đua nhau sắm lễ thật hậu, thật ngon. Lang Liêu, người con trai thứ mười tám, rất buồn vì nhà nghèo, chỉ quen với việc trồng khoai trồng lúa, không biết lấy đâu ra của ngon vật lạ làm lễ như những lang khác. Sau một đêm nằm mộng, được một vị thần mách nước, chàng bèn lấy gạo nếp, đậu xanh và thịt lợn làm thành hai thứ bánh, loại hình tròn, loại hình vuông dâng lên vua cha. Vua thấy bánh ngon, lại thể hiện được ý nghĩa sâu sắc nên lấy hai thứ bánh ấy lễ Trời, Đất và lễ Tiên vương, đặt tên bánh hình tròn là bánh giầy, bánh hình vuông là bánh chưng và truyền ngôi cho Lang Liêu.

Từ đó, việc gói bánh chưng và bánh giầy cúng lễ tổ tiên trở thành phong tục không thể thiếu trong ngày Tết của người Việt Nam

Tk mình nhé oke,

22 tháng 8 2018

Theo em, nếu đúng ra thì một phần cx là vì việc giáo dục tuy nhiên cái chính ở đây là ý thức những học sinh bây giờ đã thay đổi, cái cách mà bố mẹ dạy trẻ nhỏ đã khiến trẻ thay đổi, những sự chiều chuông và ham muốn của chúng đã lên rất cao khiến chúng trở thành những kẻ quá sỹ diện, cho rằng mình có mọi thứ. Trong nền giáo dục, cả lý thuyết với cả thực hành đều có tác dụng rất ít bỏi cái " tôi" trong chúng nay đã trở nên "khủng bố", ngay cả nếu chúng ta cung cấp thêm về mặt thực hành thì chúng cx chỉ bỏ lờ ngoài tai. Sự phát triển của chúng đã đi sai lệch hướng. Theo em, để thay đổi, chúng ta cần phải biết mình sai ở đâu, khi gặp những người có thể cung cấp cho ta cái hiểu biết về ý thức nhân loại, ko nên vì bất cứ lí do nào mà ghét bỏ, nói xấu những người dạy đó chỉ bởi họ quá khắt khe, ko giống như bản thân chúng ta. Hãy nhớ họ chính là cái gương, bất cứ điều j mà chúng ta nói ra bất luận đẹp hay xấu đều phản ánh lên CHÍNH BẢN THÂN MÌNH cx giống như soi gương , cái ta nhìn tháy là bản thân mik chứ ko phải ai khác cả.  

23 tháng 8 2018

Lạc đề rồi. Ý đề là bàn về chế độ giáo dục cơ, vụ ý thức chỉ là dẫn dắt .

21 tháng 8 2018

a. Kính già yêu trẻ

b. Trước lạ sau quen

c. Gần nhà xa ngõ 

d. Chân cứng đá mềm

21 tháng 8 2018

a Kính..già....yêu....trẻ....

b. Trước ...lạ ... sau ....quen ...

c. ......Gần...... nhà .........xa.... ngõ

d . Chân ......cứng ........ đá.....mềm......

21 tháng 8 2018

a.Chủ ngữ:Dòng suối;sông;con sông Vôn-ga

Vị ngữ:đổ vào sông;đổ vào dải trường giang Vôn-ga;đi ra biển.

Kiểu câu: Con gì?-làm gì?

b.Chủ ngữ:Lòng yêu nhà,yêu làng xóm,yêu miền quê 

Vị ngữ:trở nên lòng yêu Tổ quốc.

Kiểu câu:Cái gì?-thế nào?

19 tháng 8 2018

- Kể những chiến công của Thạch Sanh.

* Chằn tinh:

Lý Thông làm nghề bán rượu muốn lợi dụng sức lực của Thạch Sanh đã kết nghĩa anh em và đón Thạch Sanh về nhà.
 
Năm đó đến phiên đi nộp mạng cho Trăn Tinh, Lý Thông đánh lừa Thạch Sanh đi thế mạng. Giữa miếu thần vào lúc nửa đêm, Trăn Tinh xông đến chực nuốt sống chàng trai đang mơ màng trong giấc ngủ. Trăn Tinh gầm lên, giơ nanh nhọn hoắt, phun lửa đùng đùng.
 
Thạch Sanh hóa phép phun mưa dập tắt ngọn lửa rồi vung búa thần bổ xuống đầu quái vật. Một con rắn khổng lồ hiện ra quằn quại trên vũng máu. Thạch Sanh đốt xác Trăn Tinh thu được một cung tên vàng. Chàng dũng sĩ xách đầu quái vật trở về nhà họ Lý lúc gà vừa gáy sang canh.
 
Nhờ có chàng dũng sĩ Thạch Sanh tiêu diệt quái vật Trăn tinh mà dân làng từ nay có cuộc sống yên bình.

* Đại Bàng

Một hôm đang nằm nghỉ tại gốc đa, Thạch Sanh thấy một con Đại Bàng rất to quắp một con người bay qua. Chàng liền lấy cung tên vàng bắn trọng thương con ác điểu; rồi lần theo dấu máu tìm đến hang lạ cuối chân trời xa.

Nhà vua vô cùng đau xót trước tai hoạ: công chúa bị chim lạ bắt mất. Vua truyền lệnh: ai cứu được công chúa sẽ được trọng thưởng và cho làm phò mã. Lý Thông lúc bấy giờ đã là một vị quan to. Hắn tổ chức một lễ hội rất lớn tại Kinh đô kéo dài trong 10 ngày đổ tìm người tài giỏi cứu công chúa. Đến ngày thứ 9, Thạch Sanh mới đến dự hội. Lý Thông gặp lại Thạch Sanh, hắn vô cùng mừng rỡ khi hắn nghe Thạch Sanh kể lại chuyện bắn trúng Đại Bàng và biết rõ hang ổ của nó.

Dẫn Lý Thông đến hang ổ Đại Bàng, Thạch Sanh tay cầm búa thần, vai mang cung tên vàng leo vào hang núi. Còn Lý Thông đứng đợi ngoài cửa hang. Thấy người lạ xuất hiện, Đại Bàng với đôi cánh khổng lồ quạt thành dông bão, với mỏ nhọn vuốt sắc như giáo lao tới Thạch Sanh. Tiếng ác điểu rít lên vô cùng rùng rợn. Chàng dũng sĩ vung búa thần chém vào đầu chim lạ. Đại Bàng bay vút qua vút lại, lao vào cắn xé. Hang đá rung chuyển ầm ầm, ào ào. Mắt chim như hai cục lửa to đỏ rực. Thạch Sanh dùng cung vàng bắn gãy cánh Đại Bàng, rồi dùng búa thần chém nát đầu quái vật. Cứu được công chúa, Thạch Sanh dòng dây đưa công chúa ra ngoài cửa hang. Lý Thông vội sai quân lính vần đá to lấp kín cửa hang để hãm hại "đứa em kết nghĩa".

Hang bị lấp, Thạch Sanh đi sâu vào mọi ngóc ngách. Chàng ngạc nhiên khi nhìn thấy một thanh niên tuấn tú đang bị nhốt trong cũi sắt. Thạch Sanh phá tan cũi sắt cứu được Hoàng tử con vua Thúy Tể. Hoàng tử ân cần mời chàng dũng sĩ đến thăm Thủy cung để được đền ơn đáp nghĩa.

19 tháng 8 2018

18 nước chư hầu:

Thạch Sanh được nhà vua gả công chúa cho. Các nước chư hầu tức giận đem quân sang đánh. Thạch Sanh lại lấy đàn ra gảy khiến quân địch quy hàng. Ăn không hết niêu cơm nhỏ của Thạch Sanh, quân sĩ mười lăm nước kính phục rồi rút hết. Nhà vua nhường ngôi báu cho Thạch Sanh.

18 tháng 8 2018

công lý được người dân chúng ta tin tưởng và chuyền lại cho bao nhiêu đời chúng ta bởi vì công lý luôn đứng về phía lẽ phải , công lý giúp chúng ta được thanh minh một cách vô tội và trong sạch . cũng chính vì vậy trong hàng nghìn câu nói của những ngưởi lẽ phải luôn là câu " công lý chưa bao giờ khuất " . để cho người dân hiểu rằng , chúng ta làm đúng không làm sai thì chúng ta sẽ được cho là người trong sạch , không phải những loại người bẩn thỉu làm việc vì lợi ích cho chính mình .các bạn biết ko ! từ thời xa xưa con người chúng ta cũng ai có công lý bảo vệ nhưng có 1 số người cũng lợi dụng nó để chứng minh mình trong sạch nhưng trái lại với ý nghĩ đó , họ đã mất đi công lý của chính mình và lại quanh quẩn theo 1 vòng của quy luật tự nhiên , xấu xa thì bị bắt , tốt bụng thì trong sạch ! 

18 tháng 8 2018

linh day la gi

18 tháng 8 2018

Link này mở có tác dụng gì vậy bạn ?